Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Người kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.67 KB, 17 trang )

Người kể chuyện trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp
Bùi Thị Đức Thiện
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lí Hồi Thu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Khái lược về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp. Nghiên cứu về người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Phân tích ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện
trong truyện ngắn của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
Keywords. Lý luận văn học; Văn học Việt Nam; Truyện ngắn

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học Việt Nam
những năm sau đổi mới.
Nguyễn Huy Thiệp trải nghiệm ngịi bút của mình ở khá nhiều thể loại song thành
công hơn cả là sáng tác truyện ngắn.
“Nếu kể được xem là “thiên chức” của người viết văn xi thì Nguyễn Huy Thiệp
là nhà văn đã hồn thành “thiên chức” đó trong truyện ngắn một cách xuất sắc”.
Việc ứng dụng nghiên cứu về người kể chuyện theo lí thuyết tự sự học ở Việt Nam
đã thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu và từng bước khẳng định hiệu quả
của hướng tiếp cận này. Trên cơ sở đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu về người kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn có được cái nhìn cụ
thể về người kể chuyện trong truyện ngắn của ông. Đồng thời góp phần tìm hiểu
phong cách độc đáo cũng như những đóng góp của tài năng Nguyễn Huy Thiệp trong
sáng tác truyện ngắn Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trước hết chúng tôi nghiên cứu hầu hết các bài viết về Nguyễn Huy Thiệp trong
khoảng mười lăm năm từ khi Nguyễn Huy Thiệp trình làng và được tập hợp trong


tuyển tập có tựa đề Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp của tác giả Phạm Xuân Nguyên sưu tầm
và biên soạn. Chúng tôi nhận thấy rằng, trong phạm vi đề tài của các bài viết được lựa
chọn tuy không nghiên cứu sâu về người kể chuyện nhưng các tác giả cũng đã đề cập
ít nhiều về người kể chuyện trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp.
Nhìn chung, những nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp trong thời kỳ đầu ông mới xuất
hiện tuy chưa có bài viết nghiên cứu hệ thống về người kể chuyện, nhưng những phát
hiện về người kể chuyện trong một số truyện ngắn tiêu biểu bước đầu cho ta hình dung
về kiểu người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.

1


Về sau các nhà nghiên cứu trên cơ sở khảo sát hàng loạt các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp cũng đã có những nhận định mang tính chất hệ thống hơn về người
kể chuyện. Đó là người kể chuyện với cái nhìn dân chủ hóa (Hình thức đa thanh mới
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - Châu Minh Hùng); giọng điệu riêng và thái
độ khách quan của người kể chuyện (Những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi- La
Khắc Hịa); những đúc rút về đặc điểm cơ bản nhất của nghệ thuật kể chuyện xưng
“ tôi” ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Vấn đề kể chuyện trong truyện ngắn
đương đại (Một khía cạnh thi pháp thể loại)- Bùi Việt Thắng); các kiểu người kể
chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Một số nguyên tác tự sự của
Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn - Nguyễn Mạnh Hà), (Tổ chức trần thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - Phùng Gia Thế )…
Bên cạnh đó cịn phải kể đến rất nhiều thành quả trong các cơng trình khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà chúng tôi chưa có
dịp thống kê.
Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những nghiên cứu trước đó, chúng tơi đi sâu vào
nghiên cứu các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
với mong muốn có cái nhìn tổng hợp trên những phương diện biểu hiện tiêu biểu, có

tính ổn định về người kể chuyện trong truyện ngắn của ông. Đồng thời thấy được
phong cách độc đáo của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Chúng tơi xác định đối tượng nghiên cứu cho luận văn là "người kể chuyện trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp".
- Phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi tập trung khảo sát ở một số truyện ngắn tiêu biểu của ông trong cuốn "
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp " do Nhà xuất bản văn hóa Sài Gịn, xuất bản q III
năm 2007.
- Mục đích nghiên cứu:
Lựa chọn đề tài về người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
chúng tôi mong muốn đem lại cái nhìn có tính khái qt, khoa học và khách quan về
hình tượng người kể chuyện trong hệ thống truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Đồng
qua đó góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo cũng như những đóng
góp của ơng trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số biện pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Phương pháp loại hình, Phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp so sánh,
Phương pháp thống kê.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo cấu trúc luận
văn bao gồm 03 chương:
- Chương 1. Khái lược về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp

2


- Chương 2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp
- Chương 3. Ngôn ngữ và giọng điệu người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp
Chương 1: Khái lược chung về người kể chuyện và hành trình truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp.
1.1 Người kể chuyện và một số vấn đề xung quanh người kể chuyện
1.1.1 Người kể chuyện.
Người kể chuyện (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự sự học, được xem là
khái niệm trung tâm nhất trong phân tích trần thuật. Khi tiếp cận về vấn đề người kể
chuyện, chúng tôi cho rằng người kể chuyện chính là chủ thể của những lời kể về câu
chuyện nào đó trong tác phẩm văn học. Chủ thể đó là một nhân vật đặc biệt do nhà văn
sáng tạo ra để dẫn dắt, gợi mở hay sắp đặt câu chuyện được kể, là người kể lại câu
chuyện trong tác phẩm bằng một chỗ đứng, một điểm nhìn phù hợp với ý đồ sáng tạo
của nhà văn. Đó là “kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể”.
Khi tìm hiểu về người kể chuyện ngồi việc xem xét người kể chuyện như một
hình thức nghệ thuật nhằm mang lại hiệu quả cho tác phẩm chúng tôi cho rằng cần
xem xét nó trong mối quan hệ với tác giả văn bản.
1.1.2 Một số vấn đề xoay quanh người kể chuyện.
Trong cuốn Tự Sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử Trần Đình Sử có nhận xét
tổng quát về người trần thuật: “Người trần thuật trong văn bản văn học là một hình
tượng nghệ thuật phức tạp, mà ngơi kể chỉ hình thức biểu hiện ước lệ. Người trần thuật
vốn khơng có gì là ngơi kể, mà chỉ là chủ thể kể. Sự khác biệt của “ngôi thứ nhất”,
“ngôi kể thứ ba” chỉ là khác nhau về mức độ bộc lộ và ẩn giấu của người trần thuật mà
thôi. Sự ẩn giấu của ngôi kể thứ ba làm cho nó gần như vơ nhân xưng. Ngơi kể là yếu
tố tạo thành tiếng nói, giọng điệu. Điều quan trọng nữa là kể theo điểm nhìn nào. Đây
là vấn đề tiêu cự trần thuật, là vấn đề phân biệt các hình thức tự sự khác nhau”. Như
vậy trong sự lý giải về hình tượng người kể chuyện của Trần Đình sử đã đồng thời chỉ
ra các vấn đề liên quan xoay quanh hình tượng người kể chuyện đó là: ngơi kể, điểm
nhìn, ngơn ngữ, giọng điệu. Đó cũng chính là nhữnng vấn đề mà luận văn chúng tơi có
đề cập đến khi khi tìm hiểu về người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

1.1.2.1 Ngôi kể - hình thức cơ bản của người kể chuyện
Có rất nhiều đề xuất khác nhau về hình thức cơ bản của người kể chuyện. Giới
nghiên cứu thường dựa trên ngôi phát ngôn khi phân loại người kể chuyện. Trên cơ sở
đó có người kể chuyện ở ngơi thứ và người kể chuyện ở ngôi thứ ba, một số trường
hợp đặc biệt xuất hiện dạng người kể chuyện ở ngôi thứ hai.
Các nhà nghiên cứu phương Tây khác tiêu biểu là G.Genette với xu hứng nghiên
cứu lớp ngôn từ của người trần thuật lại cho rằng có hai hình thức cơ bản của người kể
chuyện: người kể chuyện ngoại sự và người kể chuyện nội sự. Cũng theo G.Genette
người kể chuyện ngoại sự sử dụng hình thức kể là chủ đạo tương đương với ngơi thứ
ba trong kể chuyện. Cịn người kể chuyện nội sự hiện diện sử dụng hình thức kể chủ
đạo là hình thức diễn ngơn với ngơi kể thứ nhất mà mang ấn tượng chủ quan rõ nét.

3


Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu tự sự học
chúng tôi lựa chọn khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở ngơi kể với tư cách
là hình thức cơ bản của người kể chuyện.
1.1.2.2 Điểm nhìn trần thuật
Điểm nhìn là một khái niệm đặc thù của trần thuật học trong thế kỉ XX và được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Điểm nhìn cùng với người trần thuật là hai yếu tố cơ
bản tạo nên cái gọi là “trần thuật”. Khi xem xét về điểm nhìn trong văn bản trần thuật
chúng tôi cho rằng dù xem xét ở phương diện vật lý, tâm lý hay trường nhìn… thì
điểm nhìn cũng ln ln mang trong mình khuynh hướng nhận thức nhất định, khẳng
định tầm quan trọng của nó trong sáng tác văn học. Điểm nhìn đó có thể là điểm nhìn
của người trực tiếp kể chuyện cũng có thể là điểm nhìn của người kể chuyện được
khúc xạ bởi điểm nhìn của một nhân vật nào đó trong truyện. Đó cũng chính là quan
điểm tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp.
Việc lựa chọn một điểm nhìn bao giờ cũng ghi nhận dấu ấn của người sáng tác và

tất nhiên luôn mang tới một hiệu quả nghệ thuật nhất định.
1.1.2.3 Giọng điệu
Trong trần thuật học người kể chuyện là khái niệm trung tâm, còn giọng điệu được
xem là vấn đề “trung tâm của trung tâm”. Giọng điệu chính là những sắc thái tình cảm
được bộc lộ qua việc lựa chọn và tổ chức ngơn ngữ.
Trong q trình sáng tác vấn đề tạo ra dấu ấn trong giọng điệu rất quan trọng.
Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi xem xét về giọng điệu của người kể chuyện
với tư cách như là một yếu tố tạo nên phong cách của nhà văn.
1.2 Hành trình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn. Các truyện ngắn của ông có thể
tạm phân loại theo những đề tài sau:
Các truyện ngắn viết về đề tài lịch sử và văn học: Kiếm sắc,Vàng lửa, Phẩm tiết,
Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút thoáng Xuân Hương ...
Các truyện ngắn mang hơi hướng huyền thoại hoặc "cổ tích": Những ngọn gió Hua
Tát, Con gái thủy thần, Giọt máu, Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Trương Chi …
Các truyện ngắn lấy đề tài từ thực tế cuộc sống xã hội: Khơng có vua, Tướng về
hưu, Cún, Sang sông, Tội ác và trừng phạt ...
Các truyện ngắn về đề tài đồng quê và những người dân lao động: Thương nhớ
đồng quê, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ…
Truyện ngắn của ông được khai thác trên rất nhiều đề tài khác nhau nhưng hầu hết
các truyện ngắn đều hướng tới phản ánh hiện thực của con người trong xã hội với sự
nảy sinh cái xấu và cái ác, sự đảo lộn các giá trị trong cuộc sống. Thế nhưng cái nhìn
của ơng khi đề cập đến những vấn đề này không phải là sự thích thú với cái xấu, cái ác
mà là thái độ nhìn thẳng vào sự thật, lột trần sự thật để lý giải: “Đừng trách họ thế”;
“Có ai yêu thương họ đâu...Họ đói mà ngu muội lắm...”(Chảy đi sơng ơi) và để hiểu,
thương cảm: “chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự sáng suốt
đạo đức, lịng cao thượng, tình người”(Những ngọn gió Hua Tát). Chính vì thế một
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những suy tư, trăn trở về một vấn đề nào đó của

4



cuộc sống: về ý nghĩa của cuộc sống, về cái chết, về tình u… Do đó các sáng tác
của ơng thường giàu tính triết lý và chiêm nghiệm.
Nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là người nông dân và
tiểu thị dân thành thị với đủ mọi lứa tuổi,“tồn những con người góc cạnh gân guốc.
Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không xây dựng theo xu hướng
phản diện hay chính diện. Họ là những con người tồn tại chân thực với tất cả sự phức
tạp của nó. Ở họ có xấu xa đốn mạt đan cài với những điều tốt đẹp, ranh giới giữa cái
thiện và cái ác rất mong manh trong mỗi con người.
Ở phương diện nghệ thuật, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ghi nhận nhiều
sáng tạo mang cá tính trong việc xây dựng tình huống. Các truyện ngắn của ơng hầu
hết đều khai thác những tình huống trong đời sống thường nhật song khá đa dạng và
giàu kịch tính (Khơng có vua, Giọt máu, Sang sơng, Huyền thoại phố phường…).
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp góp phần làm phong phú diện mạo cho truyện
ngắn hiện đại với các kiểu truyện ngắn: “giả lịch sử” (Vàng lửa, Kiếm Sắc, Phẩm
tiết…); truyện ngắn mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát);
truyện ngắn trong truyện ngắn (Chút thống Xn Hương, Con gái thủy thần, Những
ngọn gió Hua Tát, Thương nhớ đồng quê); truyện ngắn mang dáng dấp phóng sự (Tội
ác và trừng phạt); truyện ngắn nhật ký (Mưa); truyện ngắn dịng chảy ý thức (Khơng
khóc ở Califocnia)…
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ghi nhận nhiều đóng góp trong nghệ thuật kể.
Đó là giọng điệu sắc lạnh khi nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày cái xấu cái ác, những
mảng hiện thực u tối của cuộc đời được xen lẫn với giọng điệu trữ tình khi diễn tả
những trớ trêu của cuộc đời, của số phận con người. Và mỗi câu chuyện Nguyễn Huy
Thiệp mang tới cho người đọc đều ẩn chứa những chiêm nghiệm suy tư về con người
và cuộc đời.
Nguyễn Huy Thiệp tạo cho mình giọng điệu riêng trong lối kể chuyện. Đó là giọng
điệu sắc lạnh khi nhìn thẳng vào sự thật, phơi bày cái xấu cái ác, những mảng hiện
thực u tối của cuộc đời được xen lẫn với giọng điệu trữ tình khi diễn tả những trớ trêu

của cuộc đời, của số phận con người. Và mỗi câu chuyện Nguyễn Huy Thiệp mang tới
cho người đọc đều ẩn chứa những chiêm nghiệm suy tư về con người và cuộc đời.
Ngôn ngữ trần thuật giàu cá tính với việc sử dụng phổ biến dạng câu đơn, ngơn
ngữ ngắn gọn, ít sử dụng các tính từ khiến ngôn ngữ nhiều khi trở nên trơ trụi nhưng
vẫn hàm súc, chứa đựng nhiều thông tin và mang ý vị triết lý; đưa ngôn ngữ đời sống
và ngôn ngữ thông tục vào trong lối kể chuyện cũng như những đối thoại giàu kịch
tính của nhân vật; nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trần thuật theo nguyên tác đa thanh là
những đặc điểm cơ bản trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Nhìn chung các truyện ngắn của ơng có cách dựng truyện của tiểu thuyết chương
hồi Á Đông được kết hợp chặt chẽ, hài hòa lối viết ngắn gọn của nghệ thuật hiện đại.

5


Chương 2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp
2.1 Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
2.1.1 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất.
Nguyễn Huy Thiệp khá thành công với những truyện ngắn viết ở ngôi thứ nhất:
Tướng về hưu. Chảy đi sông ơi, Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Con
gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Chuyện tình kể trong đêm mưa….Người kể chuyện
ngơi thứ nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là kiểu người kể
chuyện thuộc dạng cố định.
Người kể chuyện xưng “tôi” trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khơng phải
là cái “tơi” mang tính chất tự truyện mà là cái “tôi” đội lốt trong nhiều con người với
nhiều vị trí khác nhau trong xã hội cho phép chúng ta cảm nhận và cùng trải nghiệm
cuộc sống với nhiều cái nhìn phong phú và đa dạng. Điều đó dường như là bức thông
điệp mà truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp muốn mang tới cho người đọc: tôi mang
tới cho bạn cuộc sống hiện thực như nó đang tồn tại chứ khơng phải là cái nhìn cuộc
sống hay là những trải nghiệm của riêng tôi.

Đứng ở ngôi thứ nhất xưng “tơi” người kể chuyện có khi xuất hiện với tư cách là
hình tượng tác giả trong vai trị người kể chuyện: Kiếm sắc,Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa
nhã Nam, Trương Chi, Cún, Sống dễ lắm, Tội ác và trừng phạt, Chú Hoạt tôi…Người
kể chuyện với tư cách là tác giả thường xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm dẫn dắt
người đọc đến với câu chuyện của mình. Tuy nhiên phần nội dung của câu chuyện chủ
yếu được kể bằng người kể chuyện hàm ẩn. Người kể chuyện dạng này trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang tính dân chủ khơng địi hỏi người đọc phải tin theo
những gì mình kể mà mang tính chất giới thiệu đến người đọc những thơng tin để bạn
đọc tự lựa chọn hoặc mang thông tin ra để đối thoại với người đọc, không đưa ra phán
xét hay kết luận mang tính cá nhân cho nhân vật hay sự kiện được kể. Điều này đã tạo
nên gương mặt mới cho người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
khác với kiểu kể chuyện truyện thống ở ngôi thứ nhất vốn chịu sự chi phối mang tính
chủ quan của người kể chuyện. Vì vậy có thể nói người kể chuyện ngơi thứ nhất trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã có sự dịch chuyển từ người kể chuyện mang
tính độc thoại đến xu hướng của người kể chuyện đối thoại với bạn đọc. Đó là kiểu
hình tượng tác giả đồng hành cùng bạn đọc.
2.1.2 Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba
Kể chuyện ở ngôi thứ ba tức người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể hay
là người kể chuyện khơng có mặt trong câu chuyện. Kiểu người kể chuyện này xuất
hiện trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như: Khơng có vua, Những ngọn
gió Hua tát, Giọt máu, Thương cả cho đời bạc, Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân
Hương, Nguyễn Thị Lộ, Mưa, Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Sang sông…
Trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba
hiện diện với tư cách người đứng ngồi cuộc và trình bày lại sự việc khơng có bình
luận khiến cho câu chuyện có cảm giác như tự kể ra. Người kể chuyện giữ vai trò như
chiếc máy quay ghi lại mọi góc độ của sự việc cùng với lời nói hành động của nhân
vật. Với kiểu kể chuyện như vậy người kể chuyện khơng lấy vai trị của người kể

6



chuyện ở ngơi thứ ba để kiểm sốt, tổ chức lại câu chuyện được kể. Vì vậy, người kể
chuyện ngơi thứ ba trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp giữ được khoảng cách khá
xa với nhân vật và sự kiện.
Người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp gần hơn
với thế giới nhân vật trong: Tâm hồn mẹ, Chút thoáng Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ,
Huyền thoại phố phường, Trương Chi, Đời thế mà vui, Bài học Tiếng Việt… Ở những
truyện ngắn này có sự ngắt mạch trong kể chuyện khi chủ thể của hành động kể vẫn là
người kể chuyện ở ngơi thứ ba song đã có sự chuyển hóa điểm nhìn vào nhân vật. Vì
vậy câu chuyện được kể gần hơn như là sự cảm thấy của nhân vật. Tuy nhiên chúng tôi
nhận thấy người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba này không biết nhiều hơn nhân vật của
mình.
Người kể chuyện đứng ở ngơi thứ ba trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là
kiểu người kể chuyện thứ ba mang tính hạn chế. Khác với văn học truyền thống, người
kể chuyện thứ ba thường là người kể chuyện thuộc dạng thấu suốt, biết tất cả mọi việc,
có thể đi sâu vào từng góc khuất của thế giới nhân vật, sự kiện và nắm giữ mạch phát
triển của truyện cũng như số phận của nhân vật; thì người kể chuyện ở ngơi thứ ba
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn mất đi thực quyền của người kể
chuyện toàn tri này. Điểm khác và cũng là điểm riêng biệt của Nguyễn Huy Thiệp
trong những truyện kể dạng này là người kể không can thiệp hay tổ chức lại câu
chuyện, khơng lấy quyền năng của mình để phán xét nhân vật, hay mổ xẻ vấn đề mà
người kể chuyện chỉ kể với vai trò là cầu nối cung cấp những thơng tin tới người đọc
trình cịn cảm nhận như thế nào tin hay không tin, muốn phán xét hay khơng là ở
người đọc.
Tóm lại, dù xuất hiện dưới hình thức của người kể chuyện ở ngơi thứ nhất hay
người kể chuyện ở ngơi thứ ba thì người kể chuyện trong truyện ngắn của ông cũng
luôn luôn tạo cho người thấy được hình ảnh của người kể chuyện dân chủ, gần gũi với
bạn đọc. Có lẽ với Nguyễn Huy Thiệp người kể chuyện giỏi không nhất thiết phải là
người làm cho người đọc tin theo những gì mình kể mà là kể chuyện như thế nào. Như
Nguyễn Huy Thiệp đã có lần tâm đắc “…nhà văn sinh ra là để kể chuyện. Kể chuyện

hay! Có thế thơi”
2.2 Điểm nhìn trần thuật
2.2.1 Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật.
Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể là kiểu người kể chuyện
nhìn và kể những thông tin tương đương với một nhân nhân vật nào đó trong câu
chuyện. Điều đó có nghĩa là người kể chuyện dùng điểm nhìn của nhân vật để quan sát
và kể lại sự việc. Người kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật để kể lại câu
chuyện xuất hiện khá phổ biến trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp mà người
kể chuyện là nhân vật có mặt trong câu chuyện được kể. Câu chuyện được kể lại theo
tri giác của nhân vật.
Kể chuyện dựa vào điểm nhìn của nhân vật khơng có nghĩa là người kể chuyện
phải là nhân vật trong câu chuyện trần thuật lại các sự kiện. Trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp ngay ở cả những truyện ngắn được kể bằng người kể chuyện ngôi

7


thứ ba cũng dựa vào điểm nhìn của nhân vật. Và lúc này điểm nhìn của người kể
chuyện trở thành “điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật”
Dựa vào điểm nhìn của nhân vật cịn xuất hiện khi người kể chuyện di chuyển
điểm nhìn sang nhân vật trong truyện với mức độ đậm nhạt khác nhau trong tác phẩm.
Ở quan điểm này chúng tôi chú trọng xem xét điểm nhìn ở cấp độ thấp hơn văn bản.
Như nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa đã chỉ ra: “Ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn
văn, hồi, cảnh v.v.), điểm nhìn nghệ thuật thể hiện ở từng câu hay phát ngôn hay từng
diễn ngôn: lời kể, lời thoại của nhân vật”. Dạng thức kể chuyện này tạo ra sự di
chuyển điểm nhìn trong cách kể chuyện
2.2.2 Người kể chuyện kể với điểm nhìn bên ngồi
Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện với điểm nhìn bên ngồi tương ứng với
kiểu người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện được kể. Với điểm nhìn này người kể
chuyện chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách khách quan các diễn biến bên ngoài của sự

việc mà không đi sâu vào khắc họa tâm lý nhân vật. Khơng có nhận xét hay bình luận,
người kể chuyện có chức năng như chiếc máy quay chỉ ghi lại lời nói, hành động của
thế giới nhân vật. Điểm nhìn của người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp phần lớn là điểm nhìn từ bên ngồi. Điểm nhìn này phổ biến trong các truyện
như: Khơng có vua, Huyền thoại phố phường, Những ngọn gió hua tát, Giọt máu, Chút
thống Xn Hương, Sang sơng…
Người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngồi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chỉ
là người cung cấp các thông tin chứ không phải là người lựa chọn thông tin để công bố.
Người kể chuyện đưa ra nhiều nguồn thông tin về một vấn đề, kể cả những nguồn
thông tin chưa được kiểm chứng. Vì thế những thơng tin người kể chuyện đưa ra
thường xuất hiện dưới dạng lời đồn hoặc nhiều thông tin khơng được cung cấp đầy đủ,
khơng chính xác hoặc bị bỏ trống. Với lối viết tung tin nhiều chiều và mơ hồ như vậy
nên truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường có kiểu kết thúc mở (Sang sơng;
Trương Chi; Khơng khóc ở Califocnia), thậm chí có nhiều kết thúc khác nhau, hay có
khi câu chuyện như khơng có kết thúc (Lịng mẹ )…
Điểm nhìn bên ngồi thường xuất hiện phổ biến khi người kể chuyện ở ngôi thứ ba.
Tuy nhiên trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp điểm nhìn từ bên ngồi cịn xuất
hiện ngay cả trong những truyện ngắn kể ở ngơi thứ nhất vốn mang tính chủ quan.
Người kể chuyện xưng “tơi” lúc này đóng vai trị người kể chuyện nhưng khơng tham
gia hành động.
Ngồi ra trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cịn có sự xuất hiện của kiểu
hình tượng tác giả xưng “tơi” giữ vai trị là người kể chuyện nhưng lại không tham gia
hành động kể, khơng bày tỏ quan điểm. Đây là điểm nhìn bên ngồi có tính chất đối
thoại của Nguyễn Huy Thiệp. Điểm nhìn này giúp tác giả bao quát giới thiệu về sản
phẩm sáng tạo của mình. Đứng từ điểm nhìn này tác giả có thể giới thiệu về câu
chuyện, bày tỏ quan điểm của mình cũng như đối thoại với bạn đọc.
Với điểm nhìn bên ngồi người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp bao quát trên diện rộng những biểu hiện bề ngoài cũng như đưa người đọc đến
được với nhiều nguồn thông tin về sự kiện được kể. Hạn chế của dạng tổ chức điểm


8


nhìn này là người đọc ít có cơ hội để tiếp cận đến chân lý của sự thật một cách rõ ràng
và rành mạch, nhưng lại mở ra khả năng nhiều mặt trong cách cảm thụ của người đọc.
2.2.3 Sự di chuyển và đa dạng hóa điểm nhìn
Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sự di chuyển điểm nhìn xuất hiện khi có
sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện chính thức sang các nhân vật. Dạng tổ
chức này thể hiện khá rõ trong truyện ngắn Vàng lửa. Chút thống Xn Hương,
Nguyễn Thị Lộ…
Di chuyển điểm nhìn được tao ra khi có sự dịch chuyển từ cái nhìn bên ngồi sang
cái nhìn bên trong, tức từ lời kể của tác giả sang lời nội tâm của nhân vật. Trong truyện
ngắn Nguyễn Thị Lộ, Chăn trâu cắt cỏ Thiên văn, Sống dễ lắm Cún, Con gái thủy thần,
Những người thợ xẻ, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt,…Di chuyển điểm nhìn từ bên
ngồi vào bên trong là thủ pháp cho phép tác giả đi sâu và thế giới nội tâm nhân vật
đồng thời tạo ra tiếng nói đa thanh trong lời kể.
Ngồi ra cịn có sự di chuyển điểm nhìn trong không gian và thời gian. Tuy nhiên
đáng chú ý là kiểu chuyển hóa điểm nhìn thời gian trong một số truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp. Lối trần thuật dựa trên điểm nhìn hiện tại và điểm nhìn thời gian
của quá khứ được đồng hiện trong thời gian hiện tại, tạo nên sự quy chiếu đánh giá quá
khứ từ điểm nhìn hiện tại để khám phá quá khứ và hé lộ những giá trị mang tính bài
học kinh nghiệm cho hiện tại.
Sự đa dạng hóa điểm nhìn – xuất hiện nhiều điểm nhìn khác nhau về một vấn đề.
Đa dạng hóa điểm nhìn cịn được tổ chức ở cấp độ thấp hơn văn bản.
Ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp các điểm nhìn thường được đặt trong thế đối
lập nhau, tự phản biện nhau và không tuân theo một quy trình lý giải nào của người kể
chuyện. Các điểm nhìn cứ nghiễm nhiên tồn tại trong sự phán xét lẫn nhau tạo nên
tiếng nói đa thanh, đồng thời là cơ hội thể hiện tính đối thoại của người kể chuyện với
người đọc. Sự xuất hiện của kiểu tổ chức trần thuật đa dạng hóa điểm nhìn trong văn
của Nguyễn Huy Thiệp khiến cho điểm nhìn của người kể chuyện bị lu mờ, thậm chí

mất đi thực quyền của mình. Đó cũng là lối kể chuyện đặc trưng trong rất nhiều các
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp
3.1 Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1 Các kiểu lời phát ngôn của người kể chuyện
Lời kể: là lời của người kể chuyện. Đọc truyện của Nguyễn Huy Thiệp thấy chức
năng kể của người kể chuyện được phát huy tối đa. Các truyện ngắn với nhiều câu kể.
Tuy nhiên ông không quá dụng công cầu kỳ trong lối dẫn truyện. Cái gì xảy ra trước
kể trước, xảy ra sau kể sau, rất hiếm khi có những khúc rẽ quanh co trong lối kể
chuyện. Lời kể trong truyện ngắn của ông thường ngắn gọn và được gọt tỉa tới mức
tối đa, hạn chế sử dụng các trạng từ, tính từ. Trong lời kể có sự tăng cường các động từ
chỉ hành động nói năng, gạt bỏ đối thoại trực tiếp. Cứ như thế câu chuyện được dựng
lên tự nhiên bằng việc kể những hành động nói năng của các nhân vật. Đây là lối kể
chuyện rất phổ biến trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Với lối kể chuyện này

9


lời kể vì thế tỏ ra khách quan, dửng dưng, lạnh lùng. Hơn nữa trong lời kể Nguyễn
Huy Thiệp hay sử dụng cấu trúc câu đơn hai thành phần khiến cho lời kể trở nên ngắn
gọn, giản dị nhưng vẫn đảm bảo nội dung thông tin tới người đọc. Hầu như cấu trúc
câu đơn là cấu trúc phổ biến trong lời trần thuật của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Nó xuất hiện với mức độ đậm nhạt khác nhau trong mỗi đoạn văn song vẫn là kiểu cấu
trúc chủ đạo trong lời kể.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng được hạn chế đến mức tối đa lời tả trong
kể chuyện. Nếu có tả cũng khơng q cầu kỳ cho việc tả. Miêu tả trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp thường tập trung vào những điểm nhấn cơ bản.Với tính chất
hạn chế miêu tả và tăng cường lời kể, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp lời tả thường lẫn
với lời kể.

Nếu như lời kể và lời tả có thể đan xen trong lời nhân vật hay được khúc xạ qua cái
nhìn của nhân vật khác, thì lời bình luận lại là lời phát biểu trực tiếp lại của chính
mang người kể chuyện. Lời bình luận là phần bày tỏ quan điểm những nhận định của
người kể chuyện về sự kiện và nhân vật được kể. Dạng lời người kể chuyện bình luận
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với dung lượng khơng lớn, hầu hết
là những lời bình luận rất ngắn. Nhìn chung kiểu bình luận của người kể chuyện trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ln ln có xu hướng hạn chế sự định giá của
mình mặc dù người kể chuyện có rất nhiều thực quyền trong vấn đề này. Xu hướng
chủ yếu là bình luận ngắn và trong bình luận thường chỉ kết luận riêng phần mình và
dành riêng chỗ trống cho người đọc. Đó cũng là mặt biểu hiện của người kể chuyện
khách quan khơng có ý định dạy dỗ chỉ bảo người đọc trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp.
Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp đã cho thấy việc sử dụng ngôn ngữ trần thuật
một cách chủ động, có cá tính trong lối kể chuyện.
3.1.2 Tính chất khẩu ngữ, thông tục:
Văn của Nguyễn Huy Thiệp là thứ văn chương gần gũi với đời sống và mang hởi
thở của cuộc sống. Ngôn ngữ của đời sống được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng sinh
động trong các truyện ngắn của mình.
Trước hết chúng tơi xem xét đến các yếu tố ngơn ngữ mang tính chất dân gian mà
người kể chuyện đưa vào sử dụng trong quá trình kể chuyện. Các yếu tố ngôn ngữ này
rất đa dạng: tục ngữ, thành ngữ, ca dao, hị vè, đồng dao, hát nói…Những yếu tố ngôn
ngữ này không phải là dạng ngôn ngữ thô nhám nhưng do nguồn gốc phát sinh nó lại
chứa đựng hơi thở tự nhiên của cuộc sống, và lâu nay nó vẫn được vận dụng gắn liền
với ngơn ngữ đời sống. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy
người kể chuyện đưa nhiều câu nói, câu hát dân gian khi kể chuyện.
Bên cạnh việc vận dụng các yếu tố ngôn ngữ gần gũi trong đời người kể chuyện
cịn đưa cả thứ ngơn ngữ thơ nhám, góc cạnh không gọt giũa, những yếu tố ngôn ngữ
tục cũng không hề được giấu diếm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy
nhiên đây khơng phải là khơng có tính chắt lọc ngôn ngữ trong cách kể mà là một chủ
ý của Nguyễn Huy Thiệp.


10


3.1.3 Tính chất đa thanh
Theo lý thuyết của Bkhatin ngơn ngữ trần thuật có thể mang tính một giọng hoặc
hai giọng. Lối viết hai giọng được xem là cái tạo nên tính đa thanh cho tác phẩm.
Tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là tạo ra nhiều tiếng nói
của nhiều quan điểm tư tưởng khác nhau. Hiện tượng đa thanh ngôn ngữ người kể
chuyện trong truyện ngắn của ông được chúng tôi xem xét dưới một số phương diện
sau:
Tính chất đa thanh của ngơn ngữ người kể chuyện được tạo ra khi người kể chuyện
đưa được tính chất đối thoại vào trong lời kể của mình. Trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp người kể chuyện đã xóa bỏ tính chất đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật
và đưa lời của nhân vật vào lời kể của mình bằng cách thêm những lời dẫn ai nói vào
trước những câu thoại Hay cũng có khi người kể chuyện kể lại nhân vật đã nói gì. Lời
nhân vật được nhìn nhận từ phía người kể chuyện xâm nhập vào lời người kể chuyện
và biến thành lời kể. Điều đó cho phép Nguyễn Huy Thiệp cùng một lúc có thể tái hiện
tiếng nói của nhiều cái tơi có tính độc lập và ngang hàng nhau thậm chí đối lập nhau.
Tính chất đa thanh trong ngơn ngữ tạo ra khi người kể chuyện dùng lời nửa trực
tiếp.
Bên cạnh đó sự di chuyển điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật cũng là một trong
những cách thức để tạo nên tính đa thanh trong ngôn ngữ của người trần thuật
3.2 Giọng điệu
3.2.1 Giọng điệu khách quan lạnh lùng
Để tạo nên giọng điệu khách quan lạnh lùng người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp dùng lối dẫn truyện nghiêm túc, ngắn gọn thường sử dụng những
dạng câu có cấu trúc đơn khi kể chuyện. Lối trần thiên về liệt kê, mạch truyện nhanh
dồn dập, khơng có chỗ trống, khơng có khoảng lặng, khơng có chỗ cho sự miêu tả, giãi
bày, bình luận. Khi kể, người kể chuyện có đưa đối thoại của nhân vật vào nhưng các

đối thoại này được đặt trong chuỗi ngôn từ của người trần thuật. Các câu hỏi và lời đáp
ngắn gọn hoặc khơng có lời đáp khiến cảm xúc của ngôn từ bị khước từ. Giọng điệu
khách quan lạnh lùng còn được thể hiện trong thái độ với vấn đề miêu tả. Người kể
chuyện luôn giữ khoảng cách với thế giới nhân vật và sự kiện được kể bằng cái nhìn
của người ngồi cuộc. Khơng đi vào phân tích tâm lý, tái hiện dịng ý thức nhân vật,
người kể chi chỉ thuật lại những sự việc bên ngồi theo kiểu ghi lại, sao chép lại khơng
có kèm theo bình luận hoặc đánh giá mang tính chủ quan của mình. Cuộc sống cứ thế
trơi chảy tự nhiên như chuyến đị hàng ngày đưa khách sang sơng, như thế giới
“ khơng có vua”, cuộc sống khơng có cha. Ngay một số vấn đề miêu tả có tính chất
nhạy cảm như: cái chết, đời sống tình dục, nói tục... Nguyễn Huy Thiệp cũng ln duy
trì cách kể hết sức bình thường và khách quan.
Giọng điệu khách quan lạnh lùng của người kể chuyện trở thành giọng nói chủ đạo
trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp .
3.2.2 Giọng điệu trữ tình
Chất trữ tình trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khơng phô bày lồ lộ trên
trang viết mà ẩn sâu bên trong lớp vỏ ngôn từ dửng dưng lạnh lùng. Nguyễn Huy
Thiệp viết nhiều về cái ác, cái xấu và kể về cái ác cái xấu một cách tự nhiên không

11


ngại ngùng che đậy. Điều này khiến nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp thích
thú với cái ác. Đằng sau những sự thật trần trụi là một cái tâm luôn muốn cố gắng mổ
xẻ lý giải và thương cảm: “Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng
thương lắm”. Chất trữ tình khơng phải là giọng điệu chủ âm trong các truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp nhưng luôn phảng phất trong các sáng tác và đặc biệt sâu lắng
trong một số tác phẩm như: Chảy đi sông ơi, Trong lịng mẹ… Ở những tác phẩm này
chất trữ tình sâu lắng được bộc lộ khi người kể chuyện ở ngơi thứ nhất tự bày tỏ nỗi lịng,
tự cảm nhận cuộc sống bằng những trải nghiệm cuộc sống của chính mình. Đồng thời
khai thác lối kể chuyện mang đậm tính chất truyền thống Á Đông, Nguyễn Huy Thiệp

sử dụng khá đa dạng và nhiều thơ với mức độ đậm nhạt khác nhau trong các tác phẩm
tạo nên dư âm trữ tình sâu lắng trong truyện. Đó có thể là những câu thơ Nguyễn Huy
Thiệp đặt ra, những bài thơ của các nhà thơ khác, những bài ca dao… Đặc biệt có một
số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có sự xuất hiện của lời thơ, lời hát liên tục được
duy trì như là yếu tố tạo thành của kết cấu câu chuyện. Dạng này xuất hiện trong:
Những bài học nông thôn, Trương Chi, Kiếm sắc, Thương nhớ đồng quê, Phẩm tiết,
Thiên văn…Lối kể chuyện bằng việc tái hiện các lời thơ cho phép Nguyễn Huy Thiệp
diễn tả được ý và tình mà vốn dĩ lời văn xi khơng thể diễn đạt hết được.
3.2.3 Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý.
Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ẩn chứa nhiều ý vị triết lý về cuộc sống, về
văn chương. Triết lý về văn chương trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không
phải là những tun ngơn có tính phổ qt, những chân lý tuyệt đối, chất triết lý trong
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là những đúc rút mang tính bài học có được từ sự
trải nghiệm trên chính hành trình viết văn của mình. Đó là sự hồi nghi, trăn trở, cật
vấn lương tâm của người cầm bút về thiên chức của mình.
Đó là những trăn trở về lẽ sống, về cuộc đời qua những triết lý được người kể
chuyện phát biểu một cách trực tiếp: có thể là những đúc rút về đời người; là những
khái quát về số phận hay có khi chỉ là những bài học giản đơn trong chính cuộc sống
thường nhật. Nhưng hầu hết những lời phát biểu đều khá ngắn gọn nhưng thấm thía.
Tính triết lý chiêm nghiệm trong truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp còn
được tạo ra khi người kể chuyện sử dụng lời trữ tình ngoại đề trong câu chuyện kể.
Những lời trữ tính ngoại đề vốn dĩ đã mang trong mình tính triết lý sẵn có và Nguyễn
Huy Thiệp vận dụng nó vào những câu chuyện kể của mình khơng chỉ tạo nên tính
khái quát cho câu chuyện được kể, là lời gửi gắm thay cho những lời kết mà nó cịn có
tác dụng mở ra nhiều suy tư về lựa chọn cho người đọc trên phương diện nhận thức,
đánh giá. Đó cũng là cách Nguyễn Huy Thiệp làm mới lại những chân lý, tạo ra nhiều
suy tư và trăn trở hơn cho chính những câu chuyện của mình.
Bên cạnh đó Nguyễn Huy thiệp sử các dạng lời nửa trực tiếp để tạo ra âm hưởng
chiêm nghiệm, triết lý
KẾT LUẬN

Người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp khá linh hoạt. Khi thì
xuất hiện dưới bóng dáng của người kể chuyện hàm ẩn, khi thì quyền năng của người
kể chuyện được trao cho nhân vật, khi thì xuất hiện trực tiếp với tư cách là tác giả dẫn
dắt người đọc tới câu chuyện bằng ý đồ của mình. Dù trong vai trò của người kể

12


chuyện ở ngôi thứ nhất hay ngôi kể chuyện thứ ba, người kể chuyện trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp cũng mang lại cho mình gương mặt người kể chuyện với diện mạo
khó có thể trộn lẫn. Khơng cịn là kiểu người kể chuyện mang tính độc thoại, khơng
lấy quyền năng của người kể chuyện để dạy bảo trong mỗi câu chuyện, khước từ thực
quyền của người kể chuyện toàn tri; người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp dịch chuyển sang tinh thần của người đối thoại, người đồng hành với bạn
đọc. Sự thay đổi đó trong gương mặt người kể chuyện mở ra cái nhìn mới trong quan
niệm tiếp nhận văn học.
Với kỹ thuật xử lý câu chuyện từ điểm nhìn bên ngồi cộng với việc vận dung linh
hoạt điểm nhìn: từ di chuyển điểm nhìn cho đến đa dạng hóa các điểm nhìn trong trần
thuật, Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra trong các truyện ngắn của mình cái nhìn cuộc sống
nhiều chiều đa dạng và phong phú, góp phần mang lại khơng khí dân chủ mang tính
đối thoại giữa người kể chuyện và bạn đọc.
Hấp dẫn người đọc không chỉ bằng diện mạo mới mẻ ngay trong những lối kể
truyền thống, người kể chuyện lôi kéo người đọc bằng chính giọng điệu rất riêng của
mình. Đó là giọng điệu khách quan lạnh lùng khi phơi bày những góc khuất u tối của
cuộc sống xã hội; là tiếng nói trữ tình ẩn giấu đằng sau về lạnh lùng dửng dưng, trong
những khoảng lặng hiếm hoi của cuộc sống thường nhật; là những chiêm nghiệm về
cuộc đời và con người hết sức gần gũi có được từ những trải nghiệm cuộc sống trong
chính những câu chuyện kể. Thành cơng trong lối kể chuyện của Nguyễn Huy thiệp
cịn có được từ lối tổ chức ngôn từ nghệ thuật của nhà văn. Đó là lối hành văn đơn
giản, câu văn ngắn gọn, giản dị nhưng hàm chứa nhiều thông tin. Ngôn từ được tổ

chức theo nguyên tắc trần thuật đa thanh khiến truyện ngắn của ơng tạo ra tiếng nói đa
thanh của nhiều chủ thể độc lập ngang quyền nhau, thậm chí đồi lập nhau. Vì vậy
khơng có sự tồn tại của chân lý tuyệt đối trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
Luận án Tiến sĩ Văn học, Học viện Khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
2. Thái Phan Vàng Anh, Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại,
/>7:tiu-thuyt-vit-nam-u-th-k-xxi-t-goc-nhin-hu-hin-i&catid=1:-nhanvt-vnskin&Itemid=2
3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn – Lý luận, tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
4. M. Bakhtin ( 1993), Những vấn đề thi pháp Ddooxxtoiepxki ( Trần Đình Sử dịch),
Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13


5. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch
và giới thiệu), Nxb Bộ Văn hóa thơng tin và thể thao Trường Viết Văn Nguyễn Du, Hà
Nội.
6. Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
7. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
8. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Đăng Điệp – Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức ( chủ biên) – Phạm Thành Hưng – Đỗ Văn Khang – Phạm Quang
Long – Nguyễn Văn Nam – Đoàn Đức Phương – Trần Khánh Thành – Lý Hoài Thu
(2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Mạnh Hà (2009), Một số nguyên tắc tự sự của Nguyễn Huy Thiệp trong
truyện ngắn, Tạp chí ngơn ngữ và đời sống, số 10,Tr33 – 39.
12. Phùng Hữu Hải, Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn VN hiện đại từ sau 1975,
/>19/06/2006.
12. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thu Hiền (2001), Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn
thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Vũ Thị Thu Hiền (1999), Những đổi mới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội.
16. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Đà
Nẵng
17. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
18. La Khắc Hòa, Những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt
Nam

qua

sáng

tác

của

Nguyễn

Huy

Thiệp




Phạm

Thị

Hồi,

/>19. Nguyễn Thái Hịa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
20. Châu Minh Hùng, Hình thức đa thanh mới qua truyện Nguyễn Huy Thiệp,

14


03/03/2006
21. Đỗ Việt Hùng – Nguyễn Thị Ngân Hoa (2003), Phân tích phong cách ngơn ngữ
trong tác phẩm văn học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
22. Jahn Manfred (2005), Trần thuật học: nhập mơn lí thuyết trần thuật (Nguyễn Thị
Như Trang dịch), tài liệu ở dạng bản thảo.
23. Trần Thiện Khanh, Một cách nhìn thực tiễn về văn chương hậu hiện đại,
/>24. M. Khrapchenkơ (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê
Sơn, Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
25.Cao

Kim

Lan,

Mối


quan

hệ

giữa

người

kể

chuyện



tác

giả,

/>26. Cao Kim Lan, Lịch sử trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ
hình thi pháp Hậu hiện đại, />27. Cao Kim Lan, Lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg,
/>28. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Long, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử... ; Ch.b.: Nguyễn Văn
Long, Lã Nhâm Thìn ( 2009), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu
và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách,
Nxb Trẻ TP Hồ Chí Minh.
31. Nhiều tác giả (1989), Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sơng
Hương, Nxb Trẻ, Hà Nội.

32. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn) ( 2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp,
Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
33. Mai Hải Oanh, Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới, />34.

Phạm

Phú

Phong,

Giọng

điệu

văn

chương

Nguyễn

Huy

Thiệp,

/>&shname=Gi-ng-dieu-van-chuong-Nguyen-Huy-Thiep, 29/07/2008.
35. Trần Đình Sử (2005), Trần Đình sử tuyển tập, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15



36. Trần Đình Sử (2007), Tự sự học những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
37. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học những vấn đề lí luận và lịch sử , phần 2, Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
38. Trần Đình Sử, Cần sửa lại một thuật ngữ dịch sai trong lí luận và nghiên cứu văn
học của ta, />39. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
40. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiền thể loại,
Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
41. Phùng Gia Thế, Tổ chức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
/>26/03/2010.
42. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Giăng lưới bắt chim (tạp văn, tiểu luận, phê bình, giới
thiệu), Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
43. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Trò chuyện với hoa thủy tiên hay những nhầm lẫn của
nhà văn, trong cuốn “ Giăng lưới bắt chim” ( Phê bình, tiểu luận, giới thiệu), Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội.
44. Nguyễn Huy Thiệp (2007), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa Sài Gịn,
TPHồ Chí Minh.
45. Nguyễn Văn Thuấn, Nguyễn Huy Thiệp-Đưa nhân vật vào lập trường đối Thoai,
/>&shname=Nguyen-Huy-Thiep-Dua-nhan-vat-vao-lap-truong-doi-thoai, 10/07/2008.
46. Lộc Phương Thủy (2007), Lí luận – Phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
47. Nguyễn Thị Thu Thủy (2003). Ngôn Ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện), Luận án TS. Hà Nội.
48. Tzvetan Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
49. Bùi Thanh Truyền, Song đề truyền thống - hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật
của

truyện


giả

cổ

tích



truyện



viết

lại

thời

đổi

mới,

/>50. Phùng Văn Tửu, Người kể chuyện xưng “tôi” trong văn chương hiện đại,
/>
16


51. Phong Tuyết (2008), Người kể chuyện trong văn xuôi, Tạp chí văn học nước ngồi,
số 5, Tr 120 - 136


17



×