Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu phân loại chi trám (canarium l ) thuộc họ trám (buseraceae kunth) ở việt nam (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

ĐẶNG HẢI YẾN

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI TRÁM (CANARIUM L.) THUỘC
HỌ TRÁM (BUSERACEAE KUNTH) Ở VỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

ĐẶNG HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI TRÁM (CANARIUM L.) THUỘC
HỌ TRÁM (BUSERACEAE KUNTH) Ở VỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Quốc Bình

TS. Hà Minh Tâm

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp
đỡ rất nhiệt tình của TS. Nguyễn Quốc Bình và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp
này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thực vật – Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều
tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm
ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Phòng Tiêu bản thực vật – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà
Nội; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu.

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đặng Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Nghiên cứu phân loại chi Trám (Canarium L.) thuộc họ
Trám (Buseraceae Kunth) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quốc Bình và
TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.


Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Đặng Hải Yến


MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu
1.1. Các nghiên cứu về chi Trám (Canarium L.) trên thế giới ......................... 3
1.2. Các nghiên cứu về chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam .......................... 4
Chương 2: Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
2.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.......... 11
3.2. Đặc điểm phân loại chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam....................... 11
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Trám (Canarium L.)ở Việt Nam……12
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Trám (Canarium L.)ở Việt Nam. 13
3.4.1. Canarium album (Lour.) Raeusch. ....................................................... 13
3.4.2. Canarium bengalense Roxb.................................................................. 16
3.4.3. Canarium littorale Blume ..................................................................... 19
3.4.4. Canarium parvum Leenhouts................................................................ 22
3.4.5. Canarium subulatum Guillaumin.......................................................... 24

3.4.6. Canarium tonkinense Engler in Engler & Prantl .................................. 27


3.4.7. Canarium pimela K. D. Koenig ............................................................ 28
3.4.8. Canarium lyi Dai & Yakvol.................................................................. 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng như
ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật.
Trong đó, phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một
cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên
quan.
Chi Trám (Canarium L.) còn gọi là Bùi, Cà na, thuộc họ Trám
(Buseraceae Kulth). Hiện nay đã ghi nhận được hơn 100 loài, phân bố chủ
yếu ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam hiện
nay có 8 loài, tuy là một chi nhỏ, nhưng chúng có mặt trong hầu hết các hệ
sinh thái rừng thứ sinh. Một số loài cho gỗ tương đối bền và đẹp, thường được
dùng trong xây dựng nhà cửa và đóng đồ thông thường. Một vài loài còn
được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, đa số Trám cho quả ăn được, có
thể làm mứt, ngoài ra còn được dùng trong công nghiệp sơn và in (C. album,
C. pimela). Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, các loài thuộc chi này còn
có giá trị về kinh tế.
Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Trám ở Việt Nam,
nhưng vẫn chưa thật đầy đủ và có hệ thống. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc
nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Trám ở Việt Nam và góp
phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này,

chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phân loại chi Trám
(Canarium L.) thuộc họ Trám (Buseraceae Kunth) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu:
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Trám (Canarium L.) ở
Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đầy đủ họ
Trám (Buseraceae Kulth) ở Việt Nam, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật
chí Việt Nam và cho những nghiên cứu liên quan khác.
1


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí
Việt Nam về họ Trám (Buseraceae Kunth) ở Việt Nam, bổ sung kiến
thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những
nghiên cứu sau này về chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành
ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, thực phẩm, sinh thái và tài nguyên
sinh vật,…
Điểm mới của đề tài:
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Trám
(Canarium L.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra
cứu thông tin nhanh chóng, chính xác.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Linnaeus là người công bố chi Canarium trong công trình Amoenitates
Academicae, năm 1759 với mẫu chuẩn là loài Canarium indicum. Trong công

trình này, ông xếp chi Canarium vào nhóm 6 nhị với 3 vòi nhụy.
Sau Linnaeus, một số tác giả công bố thêm một số loài mới, như:
Loureiro (1790) [26] công bố loài Pimela alba (sau này được coi là tên đồng
nghĩa của Canarium album); Roxburgh công bố loài hai loài Canarium
bengalense và Canarium strictum (1832), theo Peng Hua & Mats Thulin [18];
Guillaumin công bố loài Canarium subulatum (1908) [23]… Các tác giả vẫn
sắp xếp giống Linnaeus. Sau này, Leenhouts công bố loài Canarium parvum
(1959) [17]; Dai & Yakovl công bố 2 loài Canarium lyi và Canarium pimela
(1985), theo Peng Hua & Mats Thulin.
Năm 1824, Kunth khi công bố họ Trám (Burseraceae) đã xếp chi
Canarium vào họ này, gần với Anacardiaceae.
Trong công trình của Bentham & Hooker (1862) [25], tác giả coi
Burseraceae là 1 họ độc lập và xếp chi Canarium vào họ này.
Takhtajan (1997, 2009) [20] [21] cũng coi Burseraceae là 1 họ độc lập
và xếp chi Canarium vào tông Canarieae.
Ở các nước lân cận Việt Nam, cũng đã có một số công trình nghiên cứu
phân loại chi Canarium như:
Li Hen (1997) [24] đã nghiên cứu xây dựng bản mô tả chi, khóa định
loại và mô tả 7 loài thuộc chi Canarium ở Trung Quốc, trong đó 6 loài có ở
Việt Nam. Tác giả coi Burseraceae là 1 họ độc lập.

3


Peng Hua & Mats Thulin (2008) [18] đã nghiên cứu xây dựng bản mô tả
chi, khóa định loại và mô tả 7 loài thuộc chi Canarium ở Trung Quốc, trong
đó 6 loài có ở Việt Nam. Tác giả cũng coi Burseraceae là 1 họ độc lập.
1.2. Ở Việt Nam
Loureiro (1790) [26] là người đầu tiên nghiên cứu phân loại chi Trám ở
Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu năm 1790, ông đã công bố loài

Pimela alba (sau này được coi là tên đồng nghĩa của Canarium album).
Lecomte (1912) [23] trong công trình Thực vật chí đại cương Đông
Dương đã mô tả chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 11 loài thuộc chi
Canarium ở khu vực Đông Dương, trong đó có 4 loài ở Việt Nam.
Phạm Hoàng Hộ (1970) trong công trình Cây cỏ miền Nam Việt Nam đã
mô tả tóm tắt kèm theo hình vẽ 4 loài là: Canarium pimela, Canarium
subulatum, Canarium album và Canarium throlianum. Trong công trình Cây
cỏ Việt Nam (1991 tái bản năm 2003) [12], ông không xếp loài Canarium
throlianum thuộc chi này và bổ sung thêm 4 loài. Như vậy, chi Canarium có
tất cả 8 loài là: Canarium album, Canarium bengalense, Canarium littorale
Bl. var. rufum, Canarium littorale Bl. var. purpurascens, Canarium lyi,
Canarium parvum, Canarium tramdenum (= Canarium pimela), cùng hình vẽ
sơ bộ kèm theo. Công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: Bản
mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu,...
nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài
thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [6], trong bộ “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” khi chỉnh lý và liệt kê các loài thuộc chi Canarium L. ở nước ta, về cơ
bản vẫn theo quan điểm của Phạm Hoàng Hộ, nhưng có bổ sung thêm
Canarium tonkinense Engl. và coi Canarium littorale var. rufum, Canarium
littorale var. purpurascens là tên đồng nghĩa của Canarium littorale Blume.
4


Như vậy theo Nguyễn Tiến Bân thì chi Canarium L. ở Việt Nam hiện nay vẫn
có 8 loài. Tác giả đã cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và
sinh thái, cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi Trám (Canarium L.).
Nguyễn Thế Cường & al. (2015) [15] đã mô tả chi Trám ở Việt Nam
kèm theo các thông tin về phân bố, giá trị sử dụng và khóa định loại các loài
thuộc chi này ở Việt Nam…

Ngoài các công trình phân loại nêu trên, còn có một số công trình nghiên
cứu về giá trị tài nguyên cũng đề cập đến chi Trám ở Việt Nam như: Đỗ Tất
Lợi (2003) [14] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô tả một
số đặc điểm của loài Canarium album và chỉ rõ được nơi phân bố, cách chế
biến, thành phần hóa học và một số đơn thuốc, công dụng - liều dùng. Võ Văn
Chi (1997) trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [4] đã giới thiệu về
7 loài trong chi Trám được sử dụng làm thuốc; Trong công trình này tác giả
đã cung cấp thông tin về: đặc điểm nhận biết, bộ phận dùng, nơi sống và thu
hái, công dụng, có kèm theo hình ảnh sơ bộ về loài… Ngoài ra trong “Sách đỏ
Việt Nam” [7] và “Danh lục đỏ Việt Nam” [6] cũng có đề cập đến mức độ
nguy cấp và tính cần thiết trong việc bảo vệ loài C. pimela……
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu phân loại chi Trám
(Canarium L.) thuộc họ Trám (Buseraceae Kunth) ở Việt Nam” là công
trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi
Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.

5


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Trám (Canarium L.) trên thế giới
và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về chi này.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Trám (Canarium L.) ở Việt
Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam) và một số mẫu thu được trong các chuyến đi thực tế. Ngoài
ra, mẫu lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Dược liệu (HNPM), Viện
điều tra quy hoạch rừng (HNF), trường Đại học Dược khoa Hà Nội (HNIP)
cũng được nghiên cứu.
Tổng số mẫu nghiên cứu là 42 số hiệu với 72 tiêu bản.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Bắc Việt Nam
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2016 - 4/2017
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các hệ thống phân loại chi Trám (Canarium L.) trên thế
giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc
chi Trám ở Việt Nam.
- Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Trám (Canarium L.) ở
Việt Nam.

6


- Xây dựng bản mô tả chi, các loài và tìm hiểu giá trị tài nguyên của
các loài thuộc chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Trám (Canarium L.), chúng tôi sử dụng
phương pháp hình thái so sánh. Đây là phương pháp truyền thống nhưng cho
đến nay vẫn là phương pháp phổ biến nhưng vẫn bảo đảm độ chính xác.
Phương pháp này dựa trên đặc điểm hình thái ngoài, nhất là cơ quan sinh sản
vì cơ quan sinh sản ít biến đổi bởi các điều kiện sinh thái, môi trường. Việc so
sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong
cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành,

các bộ phận của hoa, quả …).
Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của các loài qua sự tham khảo các
tài liệu trong nước và nước ngoài, kết hợp với việc thu thập các thông tin
trong dân gian trong quá trình ngoại nghiệp. Giá trị khoa học của các loài dựa
trên kết quả về nghiên cứu phân loại mẫu vật thu thập được và phân tích mẫu
vật lưu trữ ở các phòng tiêu bản trong nước.
Quá trình nghiên cứu được tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp và ngoại
nghiệp
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tự nhiên, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các
thông tin về giá trị sử dụng các loài trong dân gian và các thông tin khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật
được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình (nếu có thể) và mô tả, sau đó dựa vào các

7


bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật
chí để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Trám (Canarium L.) được tiến hành theo
các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi
Trám (Canarium L.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc
phân loại chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Trám (Canarium L.)
hiện có
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của
chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần
danh pháp theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và cuối cùng hoàn chỉnh các
nội dung khoa học khác của đề tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực
vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công
bố, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam
đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả,
loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên
đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
8


chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy
ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả những đặc điểm cơ bản, theo trình tự từ cơ quan
dinh dưỡng (dạng thân, cành, lá, ...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc
của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích
về loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu
có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài.
Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các
loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài

liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có
những ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại: Khóa định loại các loài được xây dựng trên
cơ sở các đặc điểm của các loài,
Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng
phân, cách làm được tiến hành như sau:
Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp
đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải
ổn định, dễ nhận biết và thể hiện sự phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi
nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm
khác.
– Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế
hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam

9


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Trám (Canarium L.) và họ
Trám (Burseraceae) tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước lân cận
như Lecomte (1912) và các công trình nghiên cứu về họ Trám Việt Nam như:
Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (2003),…. chúng tôi nhận thấy hệ
thống phân loại chi Trám (Canarium L.) là tương đối đồng nhất ở hầu hết các
tác giả nghiên cứu.
Trong công trình này, chúng tôi dựa theo quan điểm của Takhtajan
(2009) để xác định vị trí và giới hạn chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam.
Trên cơ sở của hệ thống này, chi Trám (Canarium L.) thuộc họ Trám
(Burseraceae), bộ Cam (Rutales), lớp phụ Cam (Rutanae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc

lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae).
Đối với loài Canarium tramdenum Dai & Yakovl., theo Yunfei Deng &
Guanghua (2005) [22], Zhu The Plant List [30], loài Canarium tramdenum
Dai & Yakovl. hiện được xác định là tên đồng nghĩa của Canarium pimela K.
D. Koening, 1804. Chúng tôi nhất trí với quan điểm này. Theo đó, chi này ở
Việt Nam có 7 loài, 2 thứ và 1 loài hiện biết chưa đầy đủ.
3.2. Đặc điểm phân loại chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam
3.2.1. Dạng thân
Cây thân gỗ, rụng lá, sống nhiều năm, mọc thẳng, chiều cao tới 30 m.
Cành mang hoa có đường kính nhỏ, có lông măng (C. album, C. bengalense,
C. tonkinense,…) hoặc không lông (C. littorale).
3.2.2. Lá

10


Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, không có lá kèm (C. parvum, C. pimela)
hoặc có lá kèm (C. album, C. bengalense, C. subulatum, C. tonkinense), lá
kèm sớm rụng (C. album, C. bengalense); cuống có lá kèm hẹp (C. album), lá
kèm hình bán nguyệt hay hình thận (C. littorale); mép nguyên (C. album, C.
littorale, C. parvum,…), lượn sóng ( C. bengalense) hay có răng

nhỏ

(Canarium littorale var. rufum ), hình dạng và kích thước của lá chét thay đổi
tùy loài; chóp nhọn; gốc tròn (C. bengalense) hoặc lệch và nhọn (C. album),
gốc nhọn (C. pimela), gốc tù hay hình tim hơi lệch (Canarium littorale var.
rufum), gốc tròn hoặc dạng trứng ngược (C. parvum, C. subulatum); Gân hình
lông chim, gân chính thường nổi rõ ở mặt dưới lá; mặt dưới lá nhẵn hoặc có
lông.

3.2.3. Cụm hoa
Cụm hoa chùy, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá.
3.2.4. Hoa
Hoa đơn tính, khác gốc, nhỏ, đều. Đài hợp ở gốc thành hình chén, phía
trên chia 3 thùy hoặc xẻ sâu, xếp van. Tràng gồm 3 cánh hoa, xếp lợp ở dưới
hoặc xếp van, thường dài hơn đài. Nhị 6, chỉ nhị dính ở gốc; bao phấn 2 ô, mở
dọc. Tuyến mật hình khuyên, ở bên trong nhị. Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn hợp
thành bầu thượng 2-3 ô tương ứng với số lá noãn; mỗi ô có noãn 2; vòi nhụy
hình trụ, ngắn đến dài; núm nhụy hình đầu.
3.2.5. Quả và hạt
Quả hạch; vỏ quả giữa dày và nạc (C. album) hoặc mỏng (C.tonkinense);
vỏ quả trong (hạch, nhân) rất cứng, có ba góc, 1-3 ô, mặt cắt ngang qủa hạch
thường có hình tam giác (C. Parvum, C.tonkinense,…), tròn hoặc gần tròn (C.
album, C. pimela…). Hạt 1-3; lá mầm thường xẻ sâu.
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Trám (Canarium) ở Việt Nam

11


1A. Mặt cắt ngang quả hạch có 3 cạnh hoặc 3 cánh ...... 2. C. bengalense
1B. Mặt cắt ngang quả hạch không có cạnh hoặc cánh.
2A. Cây không có lá kèm.
3A. Phiến lá chét cỡ 3-6 x 2-4 cm. Mặt cắt ngang quả hạch hình tam giác ..
...............................................................................................4. C. parvum
3B. Phiến lá chét cỡ 6-17 x 3-7,5. Mặt cắt ngang quả hình tròn hay gần
tròn.......................................................................................... 7. C. pimela
2B. Cây có lá kèm.
4A. Lá kèm hình bán nguyệt hay hình thận................................3. C. littorale
4B. Lá kèm hình kim.
5A. Mép lá có răng cưa ........................................................ 5. C. subulatum

5B. Mép lá nguyên.
6A. Cụm hoa ở ngoài nách lá. Mặt cắt ngang quả hạch tròn hình tam giác
................................................... …………………….6. C. tonkinense
6B. Cụm hoa ở nách lá. Mặt cắt ngang quả hạch tròn hay gần tròn............
............................................................................................... 1. C. album
Loài biết chưa đầy đủ: 8. C. lyi
3.4. Đặc điểm các loài thuộc chi Trám (Canarium L.) ở Việt Nam
3.4.1. Canarium album (Lour.) Raeusch. - Trám trắng
Raeusch. 1797. Nomencl. Bot. 287; DC. 1825. Prodr. Nat. Reg. Veget. 2: 80;
Guillaum. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 714; Chen S. & al. 1997. Fl. Reip. Pop.
Sin.
43(3): 25; N. T. Ban. 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 954; Phamh. 2003.
Illustr. Fl. Vietn. 2: 360; Hoogland R. D. 1951. Fl. Males. Ser. I. Vol. 6(6):
926; Hua Peng & Mats Thulin. 2008 Fl. China. 11: 108.
12


– Pimela alba Lour. 1790. Fl. Cochinch. 2: 408.
– Cà na.

Hình 3.1. Canarium album (Lour.) Raeusch.
1. cành mang hoa; 2. cụm hoa; 3. lá kèm; 4. hoa đực (bổ dọc);
5. hoa cái (bổ dọc); 6. quả; 7. quả (cắt ngang); 8. hạt; 9. hạt (cắt ngang)
(Hình theo Chen & al. 1997)
Cây gỗ cao 7-25(-35) m. Thân mọc thẳng, cành mang hoa có lông măng
màu vàng nâu, nhưng sớm rụng. Lá kèm dài khoảng 1 cm. Lá chét 3-6 cặp;
hình bầu dục hoặc hình trứng; cỡ 6-14 × 2-5,5 cm; chóp nhọn đến có mũi

13



nhọn dài tới 2 cm; mép nguyên; gốc lệch, tròn hoặc nhọn; mặt dưới nhẵn hoặc
có lông cứng ở gân chính; gân bên 12-16 cặp; cuống lá chét dài 5-7 mm. Cụm
hoa mọc ở nách lá, có lông măng hoặc không lông; cụm hoa đực dạng chùy,
dài 15-30 cm; cụm hoa cái dạng chùm, có ít hơn 8 hoa. Hoa có lông tơ thưa
thớt đến không lông. Đài tồn tại ở quả, dài 2,5-3 mm, xẻ 3 thùy ở hoa đực,
gần như cụt ngang ở hoa cái. Nhị (ở hoa đực) 6; chỉ nhị hợp ở dưới tới 1/2
chiều dài, không có lông. Tuyến mật chia 6 thùy nông hoặc chia thành 6 thùy
hình cầu rời nhau ở hoa đực; ở hoa cái có hình vành khuyên, dày và nạc, chia
3 răng nông và hơi có lông ở mặt trong. Bầu (ở hoa cái) có lông màu nâu; vòi
nhụy ngắn; núm nhụy chia 3 thùy. Cụm quả dài 1.5-15 cm, mang 1-6 quả; gốc
quả có đài tồn tại; đài cỡ 5 mm, thùy đài uốn ngược lại. Quả hạch, hình trứng
hoặc hình thoi, hai đầu tù, cỡ 25-35 mm, màu vàng-xanh; vỏ quả dày, nhăn
nheo khi khô, không có lông; hạt cứng và nhọn, mặt cắt ngang của hạch tròn
hay gần tròn (Hình 3.1; ảnh 3.1).
Loc. class.: Vietnam (Cochinchine: Cana)
Sinh học và sinh thái: Mọc hoang trên các sườn núi hoặc thung lũng;
mọc rải rác trong các rừng thứ sinh, ở độ cao khoảng 500 m trở xuống; đôi
khi được trồng. Mùa hoa tháng 1-2; mùa quả tháng 4-7.
Phân bố: Sơn La (Mộc Châu, Xuân Nha), Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo, Mê Linh), Hòa
Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai (Biên
Hòa), Bà Rịa- Vũng Tàu (Bà Rịa), Thái Nguyên, Gia Lai. Còn có ở Trung
Quốc, Lào, Campuchia.
Mẫu nghiên cứu: SƠN LA (Mộc Châu), Nguyễn Bá 001981 (HNU);
Sine loc. sine num. (HNU). THÁI NGUYÊN (Đại Từ), Sine loc. & sine coll.
216 (HN). - LẠNG SƠN (Hữu Lũng, Chi Lăng), V. X. Phương 3126 (HN),
Lê Kim Biên 3031 (HNU); VĨNH PHÚC (Tam Đảo), Đào Minh Thái Đ555
14



(HNU). - HÀ NỘI (Sơn Tây, Đá Chông), Petelot 0455 (HNU). - PHÚ THO, Phan
Chung sine num. (HNU).– GIA LAI (Chư Pá), LX – VN 2123 (HN). - ĐĂK LĂK
(Đăk Mil), T. D. Lý 728 (HN).

Ảnh 3.1. Canarium album (Lour.) Raeusch.
Cành mang quả
(Nguồn: Nguyễn Quốc Bình)
Giá trị sử dụng: Gỗ màu xám, thớ mịn, dùng trong xây dựng nhà cửa, xẻ
ván hoặc làm gỗ dán. Nhưạ trám làm hương, chế tinh dầu trám và tùng hương
dùng trong công nghiệp sơn và in. Rễ, quả và lá đều có vị ngọt, chua, tính
bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu, sinh tân. Hạt trị giun và
dùng chữa hóc xương; trái kiện vị, dùng để ép dầu. Quả thường muối làm ô
mai, chữa viêm họng, ho; quả tươi nhai có tác dụng giải độc, giải rượu. Vỏ
cây dùng chữa dị ứng sơn, đau nhức răng.
3.4.2 Canarium bengalense Roxb. 1832 - Trám hồng
Roxb. [1814, nom. nud.] 1832. Hort. Bengal. 49; Fl. Ind. 3: 136; Chen S. &
al. 1997. Fl. Reip. Pop. Sin. 43(3): 25; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn.
2: 954; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn.2: 360; Hua Peng & Mats Thulin. 2008
Fl. China. 11: 108.
15


– Trám ba cạnh, Cà na bengal.

Hình 3.2. Canarium bengalense Roxb.
1. cành mang quả; một phần cành mang lá; 3. quả có 1 ô không phát
triển và lát cắt ngang hạch; 4. quả phát triển và lát cắt ngang hạch;
5. quả
(tách một phần vỏ)

(Hình theo Chen & al. 1997)
Cây gỗ, cao tới 25 m. Cành mang hoa có lông tơ thưa thớt màu xám khi
còn non; nhánh non có lông sét; chồi đầu có lông tơ màu vàng. Lá dài đến 60
cm, có lông tơ. Lá kèm hình kim nhưng sớm rụng. Lá chét 6-8(-10) cặp; hình
thuôn dài hoặc dạng trứng ngược đến hình mác, cỡ 10-20 × 4,5-6 cm; chóp có
16


mũi nhọn, dài khoảng 10-15 mm; mép nguyên hoặc lượn sóng; gốc tròn;
mặt

17


dưới nhẵn, có lông tơ; gân bên gồm 18-25 cặp; cuống lá chét dài 2 mm. Cụm
hoa mọc ở nách lá; cụm hoa đực dạng chùy, dài 30-40 cm, gần như nhẵn,
nhánh 3-4 cm. Đài hoa hình chén có 3 răng, kích thước khoảng 2 mm; Nhị (ở
hoa đực) nhẵn; chỉ nhị hợp ở dưới tới 1/2 chiều dài. Tuyến mật có lông, hình
ống, cao 1,5-1,8 mm; mép và mặt dưới nhiều lông ở hoa đực, hình khuyên,
xẻ
3 thùy; có lông ở mép của hoa cái. Cụm quả dài 5-8 cm, mang 1-3 có quả; gốc
quả có đài tồn tại, chia 3 thùy nông, đường kính khoảng 10 mm. Quả hạch,
màu xanh, hình thoi có 3 gờ hoặc dạng trứng ngược và 3 hoặc 4 gân; cỡ 4,5-5
× 1,8-2 cm; vỏ nhẵn, chóp sắc, cắt vát hoặc lõm xuống; hạch nhọn 2 đầu, có 3
cạnh, dày, cứng; mặt cắt ngang của hạch hình tam giác (Hình 3.2; ảnh 3.2).
Loc. class.:
Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng thứ
sinh đang phục hồi, ven chân núi đá vôi, ở độ cao khoảng 300- 500m. Mùa
hoa tháng 5-6, mùa quả tháng 7-12
Phân bố: Cao Bằng (Hạ Lang, Thái Đức), Ninh Bình (Cúc Phương),

Thanh Hóa, Nghệ An (Pù Mát). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Lào
Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN (Pù Mát), sine coll. M.152 (HNU).

2
18


1

19


×