Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đề cương Hệ thống Quản lý Chất lượng Môi Trường ISO HUNRE 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.52 KB, 40 trang )

Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Chương 1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ GIỚI THIỆU ISO 14000
1. Những lợi ích của việc áp dụng ISO 14.000
Trả lời:
a. Lợi ích về mặt kinh tế
- Tiết kiệm chi phí đầu tư;
- Phá bỏ các hàng rào mậu dịch trong thời kì hội nhập quốc tế;
- Củng cố uy tín và hình ảnh của tổ chức tại thị trường trong và ngoài nước;
- Góp phần kiểm soát hiệu quả các chi phí và lợi ích thu được trong quá trình
hoạt động tại tổ chức.
b. Lợi ích về mặt môi trường
- Đảm bảo tính hệ thống trong công cuộc quản lý môi trường mà tổ chức tham
gia xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
- Đề cao tầm quan trọng của công tác phòng ngừa so với hành động khắc phục
- Có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các tác động môi trường;
- Giảm thiểu các sự cố nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới tài
sản của tổ chức và tính mạng con người;
- Nâng cao nhận thức, ý thức BVMT của toàn bộ cán bộ công nhận viên trong
tổ chức
- Tạo niềm tin với đối tác trong các cam kết BVMT của tổ chức.
c. Lợi ích về mặt luật pháp, chính sách
- Đảm bảo nhân lực trong ban ISO mà tổ chức thành lập để xây dựng và duy
trì HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
- Giảm bớt các thủ tục pháp lý rườm rà;
- Thiết lập, củng cố mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức
xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Dễ dàng đăng ký các chứng chỉ khác như nhãn môi trường, đánh giá vòng đời
sản phẩm,...
- Dễ dàng được luật pháp công nhận sự ủy quyền của tổ chức “mẹ” đối với các


tổ chức thành viên.
d. Lợi ích về mặt quản lý rủi ro
- Tạo điều kiện tốt cho tổ chức làm việc với bảo hiểm về bồi thường thiệt hại;
- Triển khai hiệu quả công tác phòng ngừa rủi ro, sự cố có thể xảy ra.
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

2. Những trở ngại khi xây dựng EMS đạt ISO 14.000 và giải pháp
a. Trở ngại bởi thiếu ý thức, trách nhiệm
- Việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 còn là khái niệm mới mẻ
đối với nhiều tổ chức nhỏ bởi nhận thức về BVMT của cán bộ công nhân viên trong
các tổ chức đó còn bị hạn chế.
- Tồn tại không ít các tổ chức chưa tiếp cận được với hệ thống thông tin về ISO
14001 bởi sự eo hẹp về thời gian và sự hạn chế về trình độ chuyên môn.
- Tồn tại không ít các tổ chức chưa có hoặc có ít kinh nghiệm về việc xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Xuất hiện một số doanh nghiệp đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc
xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhưng cố tình trốn tránh thực hiện,
áp dụng.
b. Trở ngại bởi sự eo hẹp tài chính
- Tốn kém trong việc thực hiện: do không phải bất cứ tổ chức nào cũng có đủ
năng lực chuyên môn để thực hiện việc xây dựng HQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001, vì vậy họ cần chi phí chi trả khi thuê tư vấn thực hiện; chi phí cho công tác
đánh giá cấp chứng chỉ chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng/chi phí đầu tư các hạng mục
xử lý chất thải; chi phí cải tiến quy trình/sản xuất sạch hơn;...
c. Trở ngại bởi thiếu kỹ năng quản lý hệ thống
Kỹ năng quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng đòi hỏi tư duy hệ
thống. Vì vậy, khả năng bao quát, tổng hợp kết hợp với khả năng phân tích, phán

xét tỉ mỉ sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác BVMT nói chung và công tác
xây dựng HQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại tổ chức.
3. Tình hình xây dựng và áp dụng EMS theo ISO 14.000 tại Việt Nam và xu
hướng trong thời gian tới
Trả lời:
Việt Nam với đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tham
gia tổ chức ISO từ năm 1977 và đã có những đóng góp nhất định. Tại Việt Nam, bộ
tiêu chuẩn ISO 14001:1996 được chính thức áp dụng và lần đầu tiên được cấp cho
một số tổ chức vào năm 1998. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử xuất hiện
và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn trong tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc xây dựng
hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) tại nước ta.
Ban đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các tổ chức
nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. Số lượng các công ty Nhật Bản được
cấp chứng chỉ ISO 14001 chiếm tỉ số áp đảo so với các công ty có vốn hoặc liên
doanh với nước khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi các công ty Nhật vào Việt Nam từ
rất sớm với số lượng đông đảo, đồng thời các công ty này rất chú trọng tới vấn đề
BVMT. Các công ty tiên phong của Nhật về chứng chỉ ISO đó là: Panasonic, Honda,
Yamaha, Toyota,... Cùng với sự gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp nước
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

ngoài (Anh, Pháp, Hàn Quôc, Trung Quốc, Đài Loan,.... ) được cấp chứng chỉ ISO
14001, các doanh nghiệp trong nước cũng tiến tới việc tiếp cận xây dựng HTQLMT
theo ISO 14001. Động thái này giúp xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với các tổ
chức/doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài.
Vào năm 2004, Việt Nam áp dụng đánh giá và xây dựng HTQLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004. Kết quả thu được từ quá trình khá khả quan: Tính tới cuối
năm 2013 đã có trên 4000 tổ chức/doanh nghiệp tại Việt Nam được cấp chứng chỉ

ISO 14001. Theo thống kê trên chỉ ra rằng: có tới 15% tổ chức/doanh nghiệp sản
xuất thiết bị quang học, điện tử được khảo sát được cấp chứng chỉ ISO 14001.
Tương tự vậy, con số này đối với ngành sản suất và chế biến cao su và nhựa chiếm
13%; đối với ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản chiếm 12%;
đối với ngành sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá chiếm 11%; đối với
ngành sản xuất hóa chất chiến 7%.
Ngày 31/12/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN
ISO 14001:2015. Cho tới ngày 29/12/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
công văn hướng dẫn áp dụng TCVN 9001:2015, TCVN 14001:2015 và tiêu chuẩn
liên quan số 5335/BKHCN-TĐC.

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Chương 2. CÁC YÊU CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015
Khía cạnh MT: Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức
tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường.
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa phải được chính tổ chức xác định bằng việc áp
dụng một hoặc nhiều chuẩn mực.
Mục tiêu MT: Mục tiêu được tổ chức thiết lập nhất quán với chính sách MT của
mình.
Chính sách môi trường: Ý đồ và định hướng của tổ chức liên quan đến kết quả
hoạt động môi trường, được lãnh đạo cao nhất của tổ chức công bố một cách chính
thức.
Thông tin dạng văn bản: Thông tin và phương tiện chứa đựng nó đòi hỏi tổ chức
kiểm soát và duy trì.
CHÚ THÍCH 2: Thông tin dạng văn bản có thể đề cập tới:
- Hệ thống quản lý môi trường, bao gồm cả các quá trình liên quan;

- thông tin do tổ chức tạo lập để thực hiện (có thể coi là các tài liệu)
- Bằng chứng về các kết quả đạt được (có thể coi là các hồ sơ).
Sự không phù hợp: Sự không đáp ứng một yêu cầu
- Nội dung các yêu cầu: nghĩa vụ tuân thủ (6.1.3), hoạch định hành động (6.1.4)
, mục tiêu môi trường (6.2.1), trao đổi thông tin (7.4), thông tin dạng văn bản
(7.5), chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp (8.2), đánh giá sự
tuân thủ (9.1.2), cải tiến liên tục (10.3)
• Nghĩa vụ tuân thủ:
Tổ chức phải:
a) xác định và tiếp cận các nghĩa vụ tuân thủ liên quan đến các khía cạnh môi trường
của tổ chức;
b) xác định cách thức thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ này đối với tổ chức;
c) có tính đến các nghĩa vụ tuân thủ này khi thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến
liên tục hệ thống quản lý môi trường của tổ chức.
Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản về các nghĩa vụ tuân thủ của mình.
CHÚ THÍCH: Các nghĩa vụ tuân thủ có thể dẫn đến các rủi ro và cơ hội đối với tổ
chức.
• Hoạch định hành động:
Tổ chức phải hoạch định:
a) thực hiện các hành động để giải quyết:
1) các khía cạnh môi trường có ý nghĩa;
2) các nghĩa vụ tuân thủ;
3) các rủi ro và cơ hội được nhận biết tại;
b) phương pháp để:
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

1) tích hợp và thực hiện các hành động vào các quá trình của hệ thống quản lý môi

trường, hoặc các quá trình hoạt động chủ chốt khác;
2) đánh giá tính hiệu lực của các hành động này (xem 9.1).
Khi hoạch định các hành động này, tổ chức phải cân nhắc việc lựa chọn công nghệ
và các yêu cầu về hoạt động chủ chốt và tài chính của mình.
• Mục tiêu môi trường:
Phải thiết lập ở từng cấp và các bộ phận chức năng liên quan, có tính đến các khía
cạnh môi trường có ý nghĩa và các nghĩa vụ tuân thủ liên quan và cân nhắc đến các
rủi ro và cơ hội của tổ chức.
Các mục tiêu môi trường phải:
a) nhất quán với chính sách môi trường;
b) đo lường được (nếu có thể);
c) được theo dõi;
d) được trao đổi;
e) được cập nhật khi thích hợp.
Tổ chức phải duy trì các thông tin dạng văn bản về các mục tiêu môi trường.
• Trao đổi thông tin:
1. Khái quát:
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết cho việc trao
đổi thông tin nội bộ và bên ngoài thích hợp với hệ thống quản lý môi trường, bao
gồm:
a) trao đổi thông tin gì;
b) trao đổi thông tin khi nào;
c) trao đổi thông tin với ai;
d) trao đổi thông tin như thế nào.
Khi thiết lập (các) quá trình trao đổi thông tin, tổ chức phải:
- tính đến các nghĩa vụ tuân thủ của mình;
- đảm bảo thông tin môi trường được trao đổi nhất quán với thông tin phát sinh
trong hệ thống quản lý môi trường và thông tin phải đáng tin cậy.
Tổ chức phải đáp ứng các trao đổi thông tin liên quan về hệ thống quản lý môi
trường của mình.

Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về trao đổi thông tin
của mình, khi thích hợp.
2. Trao đổi thông tin nội bộ:
Tổ chức phải:
a) trao đổi thông tin nội bộ liên quan đến hệ thống quản lý môi trường giữa các cấp
và các bộ phận chức năng khác nhau, bao gồm cả những thay đổi của hệ thống quản
lý môi trường, khi thích hợp;
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

b) đảm bảo (các) quá trình trao đổi thông tin cho phép (những) người làm việc dưới
sự kiểm soát của tổ chức có khả năng đóng góp nhằm cải tiến liên tục.
3. Trao đổi thông tin với bên ngoài:
Tổ chức phải trao đổi với bên ngoài các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý
môi trường, theo (các) quy trình trao đổi thông tin đã thiết lập của tổ chức và theo
yêu cầu nghĩa vụ tuân thủ của mình.
• Thông tin dạng văn bản:
1. Khái quát:
Hệ thống quản lý môi trường của tổ chức phải bao gồm:
a) thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) thông tin dạng văn bản được tổ chức xác định là cần thiết để đảm bảo tính hiệu
lực của hệ thống quản lý môi trường.
2. Tạo lập và cập nhật:
Khi tạo lập và cập nhật thông tin dạng văn bản, tổ chức phải đảm bảo sự thích hợp
của việc:
a) nhận biết và mô tả (ví dụ: tiêu đề, thời gian, tác giả, hoặc số tham chiếu);
b) định dạng (ví dụ: ngôn ngữ, phiên bản phần mềm, đồ họa) và phương tiện trao
đổi thông tin (ví dụ: giấy, điện tử);

c) xem xét và phê duyệt sự phù hợp và thỏa đáng.
3. Kiểm soát thông tin dạng văn bản:
Thông tin dạng văn bản theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường và của tiêu
chuẩn này phải được kiểm soát để đảm bảo:
a) sẵn có và phù hợp cho việc sử dụng đúng nơi và đúng lúc;
b) được bảo vệ một cách thỏa đáng (ví dụ: để tránh mất tính bảo mật, sử dụng sai
mục đích, hoặc mất tính toàn vẹn).
Đối với việc kiểm soát thông tin dạng văn bản, tổ chức phải giải quyết các hoạt động
sau đây, khi có thể áp dụng:
- phân phối, tiếp cận, truy cập và sử dụng;
- lưu trữ và bảo quản, bao gồm cả giữ gìn để có thể dễ dàng xem được;
- kiểm soát các thay đổi (ví dụ; kiểm soát phiên bản);
- lưu giữ và hủy bỏ.
Thông tin dạng văn bản có nguồn gốc bên ngoài mà tổ chức xác định là cần thiết
cho việc hoạch định và vận hành hệ thống quản lý môi trường phải được nhận dạng
thích hợp và được kiểm soát.
• Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp:
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các quá trình cần thiết để chuẩn bị sẵn
sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn được nhận biết tại 6.1.1.
Tổ chức phải:

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

a) chuẩn bị để ứng phó bằng cách hoạch định các hành động để ngăn ngừa hoặc
giảm nhẹ các tác động môi trường bất lợi từ các tình huống khẩn cấp;
b) ứng phó với các tình huống khẩn cấp thực tế;
c) thực hiện các hành động để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các hậu quả của các tình

huống khẩn cấp, thích hợp với mức độ nghiêm trọng của tình huống khẩn cấp và
tác động môi trường tiềm ẩn;
d) thử nghiệm định kỳ các hành động ứng phó đã hoạch định, khi có thể;
e) định kỳ xem xét và chỉnh sửa (các) quá trình và các hành động ứng phó đã hoạch
định, đặc biệt là sau khi xảy ra các tình huống khẩn cấp hoặc các lần thử nghiệm;
f) cung cấp thông tin phù hợp và đào tạo liên quan đến sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng
phó với trường hợp khẩn cấp, khi thích hợp, cho các bên quan tâm, bao gồm cả
những người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức.
Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản ở mức độ cần thiết để có sự tin cậy
rằng (các) quá trình được thực hiện theo hoạch định.
• Đánh giá sự tuân thủ:
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì (các) quá trình cần thiết để đánh giá việc
đáp ứng các nghĩa vụ tuân thủ của mình.
Tổ chức phải:
a) xác định tần suất đánh giá sự tuân thủ;
b) đánh giá sự tuân thủ và thực hiện hành động, khi cần thiết;
c) duy trì tri thức và hiểu biết về tình trạng tuân thủ của mình.
Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản để làm bằng chứng về (các) kết quả
đánh giá sự tuân thủ.
• Cải tiến liên tục:
Tổ chức phải cải tiến liên tục sự phù hợp, sự thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống
quản lý môi trường nhằm nâng cao kết quả hoạt động môi trường.

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Chương 3: BT
XD HTQLCLMT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG SÔNG ĐÀ YALY

Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá Công
ty xi măng Sông Đà - doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Tên giao dịch: SONG DA YALY CEMENT JSC
Địa chỉ: Thôn 9, Xã Nghĩa Hưng, Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Ngày cấp giấy phép: 22/07/2003
Ngày hoạt động: 22/07/2003 (Đã hoạt động 16 năm)
A. Các vấn đề nội bộ:
a) Ngành nghề kinh doanh:
Công ty cổ phần xi măng sông Đà Yaly là doanh nghiệp cung ứng chủ yếu
các sản phẩm từ xi măng cho khu vực Gia Lai và Kon Tum. Hoạt động kinh doanh
của công ty bao gồm:
Sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng Sông Đà Yaly (tên mới là xi măng
Elecem)
Nghiền, đóng bao xi măng lò quay PCB30, PCB40, PC40.
Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
Sản xuất và kinh doanh vỏ bao xi măng, vật liệu xây dựng
Vận chuyển xi măng và vật liệu xây dựng bằng phương tiện cơ giới đường
bộ theo các hợp đồng kinh tế chi tiết với khách hàng
b) Vốn điều lệ:
Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá
Công ty xi măng Sông Đà - doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà
- theo Quyết định số: 936 QĐ/BXD ngày 03/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập Công ty là 15 tỷ đồng, vốn điều lệ tại thời điểm
hiện nay là 45 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà)
giữ cổ phần chi phối, chiếm tỷ lệ 53,3%.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt là tháng 02 thực hiện
chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015, Tổng công ty
Sông Đà đã thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Công ty cổ xi măng Sông Đà
Yaly,nắm bắt lấy cơ hội nhà đầu tư chiến lược đã đầu tư mua và nắm cổ phần chi
phối, chiếm tỷ lệ 65% vốn điều lệ.


Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

c) Nguồn nhân lực:
Tổng số CBCNV tính đến ngày 31/12/2018 là: 94 người trong đó:
- CBCNV lao động trực tiếp: 66 người
- CBCNV quản lý và NV phục vụ: 28 người
(Báo cáo thường niên công ty cổ phần xi măng sông Đà Yaly năm 2018)
d) Sản phẩm: xi măng Elecem đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2008
đ) Quy mô sản xuất: 132,000 tấn xi măng/năm
e) Tình hình máy móc, cơ sở vật chất
-

Máy đào: 2 chiếc

-

Máy xúc: 4 chiếc

-

Máy ủi: 1 chiếc

-

Dây chuyền sản xuất xi măng: 2 dây chuyền


-

Trạm cân 100 tấn :1 trạm

-

Trạm nghiền 75T/h :1 trạm

-

Lò quay (Công suất 1000 tấn/ngày)

-

Máy sấy

-

Máy nghiền

B. Các vấn đề bên ngoài:
Công ty cổ phần xi măng sông Đà Yaly hiện không nằm trong khu công
nghiệp hay khu chế xuất, khu công nghệ cao nào của tỉnh Gia Lai
Điều kiện tự nhiên:
Đất: thổ nhưỡng đất đỏ bazan, có tầng phân hóa sâu, tơi xốp, giàu chất dinh
dưỡng. Trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác
Khí hậu: khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. Mùa mưa từ tháng 5
đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4
là hai tháng nóng và khô nhất. Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hàng năm
240-250 kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình 2.200-2.700 giờ/năm. Lượng mưa trung

bình hàng năm khoảng 1.900-2.000mm, tập trung chủ yếu trong mùa mưa.
Rừng và khoáng sản: còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng,
trữ lượng khoáng sản phong phú
C. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm:
❖ Cơ quan công ty
❖ 02 xí nghiệp và phân xưởng sản xuất trực thuộc
❖ Chi nhánh xí nghiệp 3
❖ Xí nghiệp khai thác đá
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

❖ Xưởng sản xuất xi măng
Trong đó:
Cơ quan công ty bao gồm:
❖ HĐQT công ty
❖ Ban kiểm soát công ty
❖ Ban Tổng giám đốc điều hành
❖ Các phòng chức năng của công ty
Các khu của công ty gồm:
❖ Khu văn phòng
❖ Khu bãi chứa vật liệu
❖ Khu sản xuất: các nhà xưởng
❖ Kho chứa thành phẩm
Chức năng của các phòng trong công ty:
• Phòng Tổ chức hành chính
- Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, ....
- Quản lý hồ sơ sử dụng đất, đăng ký kinh doanh, sổ BHXH, con dấu, văn

thư,...
- Đề xuất mua sắm, cấp phát, quản lý trang thiết bị văn phòng,...
- Tổ chức tiếp khách, xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
• Phòng Kỹ thuật - Hoá nghiệm
- Đảm bảo chất lượng xi măng PCB 30 theo TCVN 6260-97.
- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 bằng văn bản, theo dõi
kiểm soát việc ban hành và áp dụng.
- Đề xuất giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất.
- Thiết kế, giám sát, nghiệm thu các hạng mục xây dựng cơ bản của công ty;
kiểm tra, giám sát kỹ thuật, chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang bị bảo hộ lao động, đôn đốc kiểm tra
việc thực hiện các phương án an toàn lao động trong công ty.
• Phòng cơ điện
- Xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo quản sửa
chữa máy móc thiết bị
- Quản lý hồ sơ sáng kiến, cải tiểns kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật về thiết bị máy
móc.
- Quản lý xe, máy, thiết bị xây dựng, tài sản cố định, ...
- Lập kế hoạch dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng, ...
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

• Phòng kinh tế - kế hoạch
- Tham mưu giám đốc ký Hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư,
nguyên liệu và sản phẩm của công ty.
- Lập kế hoạch và thanh toán tiền lương, thưởng, ...
- Xây dựng, điều hoà kế hoạch sản xuất kinh doanh; Lập và trình duyệt các
kế hoạch định hướng của công ty.

- Theo dõi, lập báo cáo tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất; theo dõi việc
kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Lập kế hoạch đầu tư, tái đầu tư; theo dõi, tổ chức thực hiện đúng trình tự
về công tác đầu tư,...
• Phòng vật tư - tiêu thụ
- Dự trữ, cấp phát các loại nguyên, nhiên vật liệu, vật tư bảo hộ lao động;
quản lý, điều hành thủ kho và kho thành phẩm, tổ bốc xếp, tổ vận tải trự thuộc
phòng quản lý đáp ứng cho yêu cầu tiêu thụ sản phẩm.
- Quản lý, điều hành các đại lý tiêu thụ xi măng
- Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
• Phòng Tài chính - kế toán
- Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật
tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và sử dụng kinh phí của công ty.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành SXKD, lập báo cáo kế toán,
thống kê, quyết toán của công ty.
- Lập phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng.
lợi nhuận,...
- Tính toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách nhà nước, các loại quỹ, phân
phối lợi nhuận,....
- Quản lý tiền mặt, chi lương, chi thưởng,...

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

2.1.2. Nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Bảng 2.1. Nhu cầu mong đợi các bên quan tâm và nghĩa vụ tuân thủ
Nội bộ/Bên ngoài


Nhu cầu, mong đợi

Ban lãnh đạo - Sự thống nhất ý kiến, làm việc có
(Tập
hợp hệ thống giữa các ban ngành theo
người đứng những nhiệm vụ đã đặt ra.
đầu công ty,
các
phòng,
ban)

Nghĩa vụ tuân thủ
Người đứng đầu các
phòng ban có nhiệm vụ
quản lý, kiểm soát các
hoạt động thuộc thẩm
quyền chuyên môn của
phòng ban mình để đáp
ứng các nhu cầu về
nguồn hàng và chất
lượng sản phẩm.
Công ty cần có nghĩa vụ
tuân thủ các quy định
của pháp luật về BVMT
và an toàn lao động.

Người
lãnh - Sự thống nhất và đoàn kết trong
đạo
(Giám nội bộ công ty ở tất cả các khâu

đốc)
của quá trình sản xuất, từ nhập
khẩu, sản xuất, thành phẩm, bảo
quản, kiểm kê, phân phối,…

Công ty cần có trách
nhiệm và nghĩa vụ thực
hiện theo quy định đã
ký kết trong hợp đồng
đối với khách hàng, giao
- Nâng cao sự uy tín và chất lượng hàng đúng thời hạn và
đối với khách hàng. Xem xét đầy giải quyết các khiếu nại
đủ các yêu cầu, xử lý các đơn hàng của khách hàng.
và các khiếu nại của khách hàng Công ty cần có nghĩa vụ
kịp thời.
tuân thủ các quy định
- Nhận được phản hồi, đánh giá về của pháp luật về BVMT
chất lượng sản phẩm và dịch vụ từ và an toàn lao động.

Nội bộ

khách hàng.
- Sự hỗ trợ từ các nguồn lực: Nhân
viên, người lao động, các tổ chức
doanh nghiệp chi nhánh trực
thuộc Tổng công ty Sông Đà và các
đối tác bên ngoài trong quá trình
hoạt động cũng như phân phối sản
phẩm.
- Sự tuân thủ các quy định pháp

luật trong lĩnh vực môi trường và
an toàn sức khỏe.
Nhân viên

- Có nhu cầu được hướng dẫn và Công ty cần có nghĩa vụ
huấn luyện rõ ràng về cách thức và trách nhiệm trong

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Người
động

lao làm việc, quy trình công nghệ. việc thực hiện hợp đồng
Được đào tạo thuần thục.
với nhân viên, trả lương
- Môi trường làm việc ổn định, an đúng hạn và có văn bản
toàn đối với sức khỏe, tính mạng. thông báo kịp thời cho
nhân viên về những
- Tự do ngôn luận, giải quyết các thay đổi (nếu có).
khiếu nại, than phiền (nếu có).
- Dễ dàng làm việc với bảo hiểm
khi có sự cố xảy ra.
- Trả lương chính xác, đúng hạn.


QLNN


quan - Sự tuân thủ các quy định của Tuân thủ pháp luật
pháp luật về BVMT của công ty:
Nhập liệu, quy trình sản xuất, xứ
lý chất thải,…
- Báo cáo đầu đủ theo quy định: Kế
hoạch thanh tra, kiểm tra; báo cáo
quan trắc, xả thải, kiểm toán chất
thải.

Cộng
đồng - Hạn chế khói bụi.
Tuân thủ pháp luật
xung quanh
- Nước thải cần xử lý trước khi
thải ra sông. Cần có biện pháp xử
lý nước sông ô nhiễm.
Khách hàng
Bên
ngoài

- Giá cả phù hợp, sản phẩm uy tín, Nghĩa vụ tuân thủ các
chất lượng.
yêu cầu trong hợp đồng
của khách hàng
- Đơn hàng thực hiện chính xác.
- Sản phẩm giao đúng thời gian.
- Sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu
chuẩn kỹ thuật.
- Giải quyết khiếu nại về chất
lượng sản phẩm, đơn hàng và các

yêu cầu trong hợp đồng.

Bảo hiểm

- Tạo được sự an tâm cho nhân Nghĩa vụ tuân thủ các
viên và khách hàng
hợp đồng với bên bảo
- Được hỗ trợ, giúp đỡ, bồi hiểm
thường, khi có vấn đề xảy ra.

Nhà cung cấp

- Đơn hàng mua hàng chính xác.
- Thanh toán đơn hàng đúng hạn.

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

Nghĩa vụ tuân thủ các
hợp đồng với bên nhà
cung cấp


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Tổng công ty - Nâng cao uy tín và chất lượng Nghĩa vụ tuân thủ các
Sông Đà (Tập của xi măng Yaly trong nước và quy định chung của hệ
đoàn Sông Đà) đáp ứng các nhu cầu của thị thống Tập đoàn Sông Đà
trường quốc tế.
- Ngày càng khẳng định vị thế của
mình trong ngành sản xuất xi

măng ở Việt Nam.
2.1.3. Phạm vi của hệ thống QLMT
Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà Yaly (Tây Nguyên) là công ty con (chi
nhánh) thuộc Tổng Công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn Sông Đà). Dựa vào bối cảnh
của tổ chức, nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm, các sản phẩm và dịch vụ
của tổ chức có thể xác định phạm vi hệ thống quản lý môi trường của Công ty Cổ
phần xi măng Sông Đà bao gồm: Bộ máy lãnh đạo công ty và hệ thống các phòng
ban trong cơ cấu tổ chức của công ty từ hoạch định kinh doanh, marketing, nghiên
cứu và thiết kế sản phẩm phù hợp với các yêu cầu theo hợp đồng của khách hàng.
Công ty Cổ phần xi măng Sông Đà Yaly hiện không nằm trong khu công
nghiệp hay khu chế xuất, khu công nghệ cao nào của tỉnh Gia Lai. Công ty sản xuất
xi măng này sẽ phân phối cho các đại lý lớn, vừa và nhỏ. Sản phẩm xi măng của công
ty phát triển ngày càng ổn định và đã chiếm được phần lớn thị trường không chỉ ở
Tây Nguyên mà ở cả khu vực Tây Bắc, khu vực Hà Nội, Hà Tây.
1. Khía cạnh MT
Khía cạnh MT của công ty được xác định như sau
STT
1.
1

2

Hoạt
động
Hoạt
động văn
phòng
In ấn giấy
tờ


Quản lý
nhân sự

Bảng 2.2. Xác định các khía cạnh MT
Đánh giá tác động tới môi trường của các
KCMT
KCMT
Tài
Sinh
Đất
Nước
Khí
nguyên
vật
Điện năng
tiêu thụ
Giấy thừa,
qua sử
dụng
Vỏ bút, vỏ
ống mực
Ghim, kẹp
qua sử
dụng
Băng dính
thừa
Giấy tờ
hỏng

X

X

X

X
X
X
X

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

X


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

3

2.
1.

Lưu trữ
tài liệu

Khu vực
sản xuất
Sơ chế
vật liệu
thô


Thiết bị
máy tính
hỏng
Mực in
thừa
Giấy tờ
hỏng
Kẹp ghim
hỏng
Đĩa vi tính,
board
mạch
hỏng

Điện năng
tiêu thụ

Phát sinh
bụi
Phát sinh
tiếng ồn
Phát sinh
đất đá
thừa
Phát sinh
nhiệt thải
Sử dụng
quặng
khoáng
sản

Phát sinh
Nung vật
vụn vật
liệu trong
liệu thải

bỏ
Phát sinh
bụi
Phát sinh
nhiệt thừa
Làm
Phát sinh
nguội và
vỏ bao
đóng bao
thừa
Phát sinh
bụi
Phát sinh
nước thải

X

X

X
X

X


X
X

X

X

X

X
X

X
X

X

X

X

X

X

X

X
X


X

X
X
X

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

X
X


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

tẩy rửa và
làm mát
Tiêu tốn
điện năng
3.

4.

Khu bãi
chứa
nhiên
liệu
Vận
chuyển
nguyên

liệu

Kho
chứa
thành
phẩm
Bảo quản
sản phẩm

X

X

Tiêu tốn
xăng dầu

X

X

Phát sinh
khí thải và
nước thải

X

Tiêu tốn
điện năng
Phát sinh
sản phẩm

hỏng
Phát sinh
bụi

X

X

X

X

X

X

X

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

X


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

2. Khía cạnh MT ý nghĩa
Để xác định các khía cạnh MT có ý nghĩa, chúng tôi xin đưa ra cách đánh giá theo các yếu tố và trọng số dưới đây:
Bảng 2.3. Đánh giá theo các yếu tố
Yếu tố


Đánh giá
Có (1 điểm)

Không (0 điểm)

Yêu cầu pháp luât (PL)

Có yêu cầu phải kiểm soát

Không yêu cầu kiểm soát

Bản chất của KCMT (BC)

Độc hại nguy hiểm

Không độc hại nguy hiểm

Tần suất tác động đến MT (TS)

Xảy ra thường xuyên

Ít xảy ra

Mức độ tác động đến MT (MĐ)

Nghiêm trọng

Không nghiêm trọng

Các biện pháp quản lý (QL)


Không hoặc có biện pháp quản lý
nhưng không hiệu quả

Có các biện pháp quản lý

Bảng 2.4. Đánh giá theo trọng số:
Tình trạng

Mô tả

Trọng số

Bình thường Các yếu tố gắn với các hoạt động xảy ra trong điều kiện bình thường hoặc thường xuyên
xảy ra như: dùng nhiệt độ, nước, tiếng ồn do chạy máy, …

0,5

Bất thường

Các yếu tố gắn với các hoạt động định kỳ không liên tục, đột xuát hoặc trong điều kiện
không mong muốn xảy ra như rò rỉ, máy bị chảy dầu, …

1

Khẩn cấp

Là tình huống bất thường, ngoài dự kiến, gây ra tác động rất tiêu cực tới MT và con người
như: rò rỉ hóa chất độc hại, hỏa hoạn, sự cố hệ thống xử lý, …


2

Dựa vào công thức đánh giá theo trọng số và yếu tố nêu trên, chúng tôi xin đưa ra bảng đánh giá như sau:
Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Bảng 2.5. Đánh giá khía cạnh MT theo trọng số và các yếu tố
Đánh giá theo yếu tố
Khu
vực

Khu
vực
văn
phòng

Hoạt động

In ấn giấy
tờ

Quản lý
nhân sự
Lưu trữ
tài liệu
Khu
vực
sản

xuất

Sơ chế vật
liệu thô

KCMT

Tình
trạng

PL

BC

TS

MD

QL

01

02

03

04

05


Tổng
cộng

Trọng
số

Tổng
điểm

Kết luận

Tiêu thụ điện

Bình
thường

1

0

0

0

1

2

1


3

Không
đáng kể

Giấy thừa, qua
sử dụng

Bình
thường

0

0

1

0

1

2

1

3

Không
Đáng kể


Vỏ bút, vỏ
ống mực
thừa

Bình
thường

1

1

1

0

1

4

1

5

Đáng kể

Sự cố cháy nổ

Khẩn
cấp


1

1

1

1

1

5

2

7

Đáng kể

Băng dính
thừa

Bình
thường

1

0

1


0

1

3

0.5

3.5

Không
Đáng kể

Nguy cơ chập
điện

Bất
thường

1

1

1

1

1

5


2

7

Đáng kể

Thiết bị máy
tính hỏng
Đĩa vi tính,
board mạch
hỏng

Bất
thường

1

1

1

1

1

5

0.5


5.5

Đáng kể

Bất
thường

1

1

1

1

1

5

1

6

Đáng kể

Tiêu thụ điện

Bình
thường


0

1

0

0

1

2

1

3

Không
đáng kể

Phát thải
nhiệt

Bình
thường

1

1

0


0

0

2

0.5

2.5

Không
Đáng kể

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Nung vật
liệu trong


Làm nguội
và đóng
bao

Phát sinh bụi

Bình

thường

1

0

1

1

1

4

1

5

Đáng kể

Sự cố cháy nổ

Khẩn
cấp

1

1

1


1

1

5

2

7

Đáng kể

Sử dụng
nhiên liệu
hóa thạch

Bình
thường

0

1

0

1

1


3

2

5

Đáng kể

Phát sinh
tiếng ồn

Bình
thường

0

0

1

1

0

3

0.5

3.5


Không
đáng kể

Tiêu thụ năng
lượng điện

Bình
thường

1

1

0

0

0

2

0.5

2.5

Không
Đáng kể

Phát sinh bụi


Bình
thường

1

1

1

1

0

4

1

5

Đáng kể

Tiêu thụ nhiên
liệu

Bình
thường

1

1


0

1

0

3

0.5

3.5

Không
Đáng kể

Nguy cơ
chập, nổ

Bất
thường

1

1

1

1


1

5

1

6

Đáng kể

CTR. CTNH

Bình
thường

0

1

1

1

1

4

1

5


Đáng kể

Phát sinh bụi

Bình
thường

1

1

1

1

0

4

1

5

Đáng kể

Phát sinh xả
nước thải

Bình

thường

0

1

1

1

1

4

1

5

Đáng kể

Nhiệt thải

Bình
thường

0

1

0


0

1

2

1

3

Không
Đáng kể

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Khu
bãi
chứa
nhiên
liệu

Kho
chứa
thành
phẩm


Vận
chuyển
nguyên
nhiên liệu

Bảo quản
sản phẩm

Nguy cơ
Bất
cháy, chập,nổ thường

1

0

1

1

1

4

2

6

Đáng kể


Tiêu thụ năng
lượng

Bình
thường

1

1

0

0

0

2

1

3

Không
Đáng kể

Sử dụng phụ
gia hóa chất
công nghiệp

Bình

thường

1

0

1

1

1

4

1

5

Đáng kể

Tiệu thụ xăng,
dầu

Bình
thường

0

1


0

0

1

2

0.5

2.5

Không
Đáng kể

Xả khí thải,
bụi

Bình
thường

1

1

1

1

1


5

1

6

Đáng kể

Tiếng ồn

Bình
thường

0

0

1

1

0

2

0.5

2.5


Không
đáng kể

Sử dụng điện

Bình
thường

1

1

0

0

0

2

1

3

Không
Đáng kể

Sử dụng xăng,
dầu


Bình
thường

1

1

0

0

1

3

1

4

Không
Đáng kể

Phát sinh sản
Bình
phẩm hỏng thường

1

1


0

1

1

4

1

5

Đáng kể

Bình
thường

1

0

1

1

1

4

2


6

Đáng kể

Bụi

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

Kết luận: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa bao gồm:
1. CTR

2. CTNH

3. Nguy cơ chập điện, cháy nổ

4. Bụi, khí thải

5. Sử dụng nhiên hóa thạch

6. Sử dụng phụ gia hóa chất công nghiệp

7. Xả nước thải
3. Chính sách môi trường
1.
Cam kết giảm gánh nặng ÔNMT thông qua việc kiểm soát chặt chẽ ÔNMT từ các hoạt động của công ty như: giảm thiểu
tối đa lượng khí thải, nước thải, CTR từ các nhà máy sản xuất có khả năng gây ÔNMT cho khu vực xung quanh

2.

Cam kết sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhiên liệu không tái sinh

3.
Cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về BVMT của cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên
quan
4.
Liên tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, đồng thời cải tiến liên tục hệ
thống quản lý môi trường nhằm nâng cao các kết quả hoạt động môi trường của công ty
5.

Trao đổi một cách trung thực với cộng đồng và các bên có liên quan các vấn đề về môi trường.

Tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ đầy đủ nội quy về chính sách của công ty.
Chính sách này được phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và được công bố công khai đến cộng và các
biên tham hữu liên quan.

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

4. Mục tiêu MT và hoạch định để đạt được mục tiêu MT
Bảng 2.7. Mục tiêu MT và hoạch định

STT

KCMT


Mục tiêu MT

Chỉ tiêu
MT

Hành động

- Di chuyển bãi vật
liệu gần với xưởng
Giảm được
- Tối giản hóa các
10% CTR ở
khâu vận chuyển
khu vực sản
- Thuê công ty
xuất so với
chuyên dụng về xử lý
năm 2017
CTR
1

CTR

Giảm CTR
phát sinh
Giảm được
3% lượng
CTR ở khu
văn phòng
so với năm

2017

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

- Tái chế các loại giấy
thải, chai lọ
- Bán thanh lý đồ
điện tử cũ hỏng
- Hạn chế gửi công
văn đến bộ phận
cùng công ty bằng
giấy, ưu tiên dùng
mail

Nguồn
lực

Người
chịu
trách
nhiệm
- Công
nhân
trực tiếp
tại
xưởng

- Công
nhân
viên

trong
công ty
- Ban
lãnh đạo

Thời gian
hoàn
thành

- 1 năm

- Ban
quản lý
phân
xưởng
- Trưởng
phòng
- 3 tháng
các
(trước kì
phòng
họp tổng
ban của
kết quý 2
công ty năm 2018)

Cách thức
đánh giá
kết quả


- Quan trắc,
đo lường,
phân tích,
đánh giá
- So sánh
với kết quả
năm 2017

- Quan sát,
theo dõi
- Đo lường
bằng
phương
pháp thủ
công
- So sánh,
đối chiếu
báo cáo


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

thường niên
năm 2017

2

3

CTNH


- Nâng cao
hiệu suất thu
gom CTNH

Hạn chế tối
đa các nguy
Nguy
cơ cháy nổ
cơ chập
trong mọi
điện,
cháy nổ giai đoạn của
quá trình sản
xuất

- Phân loại rõ CTNH
- Đào tạo, tuyên Ban lãnh
truyền ý thức nhân đạo công
viên
ty
- Hiệu suất
- định ký kiểm tra - Toàn
thu gom
máy móc tránh thải thể công
đạt 80-85%
ra lượng lớn các
nhân
CTNH trong sản xuất viên của
-Thuê công ty ngoài công ty

xử lý
- Duy trì, bảo chữa
các thiết bị , máy
- Ban
móc
lãnh đạo
- Định kì kiểm
công ty
tra,thay, sửa lại hệ
- Cán bộ
thống điện cho toàn
Số vụ cháy
của ban
bộ các khu
nổ do chập
kiểm
- Áp dụng những quy
điện <1
soát
định về PCCC tại mọi
vụ/năm
- Toàn
phòng ban
thể công
- Thường xuyên
nhân
kiểm tra các thiết bị
viên của
phòng cháy, chữa
công ty

cháy tại cơ sở

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

- Cán bộ
môi
trường

- Ban
quản lý
chất
lượng và
an toàn
lao động
- Cán bộ
kỹ thuật

- 6 tháng
đầu năm
2018

- 1 năm

- Quan trắc,
đo lường,
phân tích,
đánh giá

- Quan trắc,
đo lường,

phân tích,
đánh giá


Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

4

Bụi,
khí
thải

- Giảm nồng
độ bụi tổng
từ
1500mg/m3Giảm nồng độ > 1300mg/3
bụi trong
- Giảm nồng
không khí
độ bụi tổng
từ
1300mg/m3
->800mg/m3
- Giảm nồng
độ các khí SO2
và NO2 có
trong không
khí

5


Sử
dụng
nhiên
liệu
hóa
thạch

- Tiết kiệm
nhiên liệu
đầu vào và
giảm thất
thoát năng
lượng

- Giảm nồng
độ còn
<500mg/m3

- Giảm thất
thoát được
2% nguồn
nhiên liệu
hóa thạch
từ các hoạt
động so với
cùng kì hàng
năm

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1


- Nghiên cứu thay mới
một số máy lọc bụi đã
cũ ở trong quá trình
sấy
- Công
- Lắp đặt một số máng nhân
thu bụi ở sau dây
viên
truyền máy nghiền, trong
đập
công ty
- Xây dựng lò thu khí
thải sau nung
- Ban
- Thực hiện đậy che
lãnh
vật liệu
đạo
-Trồng cây xanh dọc
lối vào công ty

- Sử dụng các lò nung
công nghệ mới
- Giản tiện các bước
trong quá trình sản
xuất
- Thực hiện che đậy,
tái sử dụng nhiệt thải
làm năng lượng

- Giảm sử dụng năng
lượng hóa thạch tại
các khu văn phòng

Ban
lãnh
đạo
- Cán
bộ của
ban
kiểm
soát
- Toàn
thể
nhân
viên
của
công ty

- 6 tháng
(Trước quý
3 năm
2018)

- Ban
- Quan
kiểm
trắc, đo
soát chất - 6 tháng
lường,

lượng
(Trước quý phân tích,
Cán bộ
đánh giá
1 năm
kỹ thuật
So sánh
2019)
- Cán bộ
với kết quả
môi
năm 2017
trường
- 6 tháng

- Ban
kiểm
soát
- Cán bộ
MT

- 6 tháng
đầu năm
2018

Quan trắc,
đo lường,
phân tích,
đánh giá



Made by NGUYỄN LÊ KIM NGÂN – DH6QM1

6

7

Sử
dụng
phụ
gia hóa
chất
công
nghiệp

Xả
nước
thải

Giảm 3%
lượng phụ
gia thêm vào
sản phẩm so
với lô sản
phẩm sản
xuất từ
2017

- Sử dụng các loại phụ
gia đạt tiêu chuẩn phá

luật quy định
- Tăng hàm lượng
khoáng vật, giảm hàm
lượng phụ gia

- Giảm nồng
độ COD tại
cống thải
- Xử lý nước
của công ty
thải đầu ra
xuống còn
đạt QCVN 40:
150 mg/l
2011/BTNMT - Hàm lượng
TSS tối đa
đạt 100mg/l

- Nghiên cứu xây dựng
hệ thống xử lý nước
thải công suất 8001000m3/ngày
- Hoặc xây dựng bể
chứa nước thải và
thuê đơn vị ngoài xử


- Giảm lượng
phụ gia thêm
vào trong 1
kg sản phẩm


Giảm lượng
nước thải từ
quá trình rửa
máy và các
hoạt động cá
nhân của
nhân viên

- Lượng
nước thải
giảm từ
50m3/ngày
còn
40m3/ngày

Edited by NGUYỄN QUANG THẮNG – DH6QM1

Ban
lãnh
đạo
- Cán
bộ của
ban
kiểm
soát
- Toàn
thể
nhân
viên


Ban
lãnh
đạo
- Cán
bộ của
ban
kiểm
soát
- Toàn
thể
- Tuyên truyền, vận
động nâng cao ý thức nhân
viên
nhân viên
của
- Xử lý hoặc tái sử
công ty
dụng

- Ban
kiểm
soát
- Cán bộ
môi
trường

Cán bộ
kỹ thuật
Cán bộ

môi
trường

- Quý 1,2
năm 2018

- Quan
trắc, đo
lường,
phân tích,
đánh giá
- So sánh
với kết quả
năm 2017

- 6 tháng
( Quý 2,3
năm 2018)

- 3 tháng

Quan trắc,
đo lường,
phân tích,
đánh giá
- So sánh
với kết quả
năm 2017



×