Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn thi môn nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.56 KB, 10 trang )

Môn Nhà nước- Pháp luật
1. Vị trí tính chất, phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Ngay từ sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, nhận thức được sâu sắc vấn đề cơ bản
của mọi cuộc Cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay
mặt Quốc dân đồng bào thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước
CHXHCN Việt Nam, chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta. Đúng với mục tiêu xây
dựng nhà nước CHXHCH Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng luôn
coi trọng quyền làm chủ của nhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ
quan quyền lực Nhà nước. Chính vì thế, Hội đồng nhân dân đã được xây dựng như là
một hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Bản hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã giành 5 chương, 6 điều quy định vai trò và vị trí
của Hội đồng Nhân dân. Ngày 22/11/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63
về Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Hành chính các cấp. Lần đầu tiên, Hội đồng
nhân dân có một định nghĩa kể từ Hiến pháp 1959. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung (các
bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013), Hiến pháp đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất,
chức năng (được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ và quyền hạn) của Hội đồng nhân dân. Từ đó
đến nay, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệ thống các cơ quan dân cử ở địa phương
đã vượt qua không ít những khó khăn, thử thách để khẳng định vị trí của mình.
Khoản 1, điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Hội đồng nhân dân là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên.”
Khoản 1, điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “Hội
đồng nhân dân gồm các dại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ
quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên”.
Như vậy, về vị trí HĐND được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương. Đây là cơ quan nhà nước duy nhất ở địa phương được hình thành bằng con
đường bầu cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. HĐND
được nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.


Về tính chất, HĐND được xác định là cơ quan đại diện của nhân dân địa phương.
HĐND thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước, đại diện tâm tư,
nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương thực hiện quyền lực nhà nước,
đại diện tâm tư, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương
Về chức năng của HĐND, theo khoản 2, điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật quy định, giám sát việc tuân theo
Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân
dân”.
Như vậy HĐND có hai chức năng cơ bản đó là: chức năng quyết định và chức
năng giám sát.


HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng
của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa
phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát
việc thực hiện các nghi quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan
nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phương.
HĐND thực hiện quyền giám sát bằng các hoạt động:
Một là, xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân, Tòa
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và các báo
cáo khác theo quy định của Luật;
Hai là, xem xét việc trả lời chất vấn của những người bị chất vấn quy định của luật;
Ba là, Xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội
đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
Bốn là, Giám sát chuyên đề;

Năm là, Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND bầu.
HĐND thực hiện các hoạt động giám sát tại kỳ họp của HĐND, thông qua hoạt
động giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND ( đối
với HĐND ở đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện )
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị
quyết để quyết định chủ trương, biện pháp lớn và giám sát viêc thực hiện Nghị quyết.
Phương thức hoạt động của HĐND: HĐND hoạt động thông qua 4 phương thức sau:
Thứ nhất, HĐND hoạt động thông qua các kỳ họp của HĐND, HĐND họp thường
kỳ: 6 tháng một lần, mỗi năm 2 lần; Ngoài việc tổ chức các kỳ họp thường kỳ, Thường
trực HĐND phải triệu tập kỳ họp bất thường khi Chủ tịch HĐND yêu cầu hoặc khi Chủ
tịch UBND cùng cấp yêu cầu hoặc khi có ít nhất 1/3 trong số tổng đại biểu HĐND yêu
cầu. Riêng đối với HĐND cấp xã có thêm quy định khi có 1/10 cử tri yêu cầu thì
Thường trực HĐND phải triệu tập kỳ họp bất thường.
Thứ hai, HĐND hoạt động thông qua hoạt động của Thường trực HĐND. Thường
trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của HĐND, thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các quy định
khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng
nhân dân.
Thứ ba, HĐND hoạt động thông qua hoạt động của các ban của HĐND. Ban của
HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra, dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án
trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực
Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thứ tư, HĐND hoạt động thông qua hoạt động của các tổ chức đại biểu HĐND và các
đại biểu HĐND. Tổ đại biểu thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng nhân dân thực hiện
một số hoạt động theo quy định của pháp luật; tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị
của cử tri…Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của


Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân

dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Trong các phương thức hoạt động nói trên, kỳ họp là quan trọng nhất bởi kỳ họp
là phương thức hoạt động tập thể, thể hiện trí tuệ chung tất cả các đại biểu HĐND; thông
qua kỳ họp HĐND thực hiện được đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt Nghị quyế
của HĐND chỉ có thể thông qua tại kỳ họp của HĐND.
* Liên hệ với thực trang hoạt động của HĐND địa phương và đề xuất giải pháp
nâng cao hiêu quả hoạt động của HĐND
Hải Thanh thuộc xã Bãi ngang huyện Tĩnh Gia, kinh tế thuần ngư, tổng diện tích
tự nhiên 2,8 km², dân số năm 2018 là 18804 người. Xã gồm 2 vùng có tên gọi xưa là
Làng Do và Ba Làng bao gồm tất cả 7 thôn Quang Minh, Thượng Hải, Xuân Tiến,
Thanh Nam, Thanh Đình, Thanh Đông, Thanh Xuyên. Là một xã hình chiếc ủng có một
mặt bờ biển dài hơn 6km và mặt kia giáp với sông Lạch Bạng. Diện tích của xã Hải
Thanh tính từ chiều dọc bắt đầu cầu Đầu Bè đến đền Lạch Bạng. Nơi đây có nhiều thắng
cảnh tâm linh nổi tiếng như chùa Đót Tiên, đền Quang Trung, 4 nhà thờ công giáo đặc
biệt phải kể đến nhà thờ chính và góc quan sát đến Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn rất đẹp
khi về đêm. Bên cạnh đó Hải Thanh còn sở 1 hữu bãi biển và bãi đá rất thơ
Được chính phủ công nhận là "bãi ngang" nên cư dân có hộ khẩu trên Hải Thanh được
mặc định có bảo hiểm 3K và cũng được công nhận là khu kinh tế sau lần ghé thăm của
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Là nơi có mật độ dân số rất đông đúc nên Hải Thanh,Hải
Bình với Hải Hà, Biện Sơn là những xã có kinh tế phát triển nhất của cả tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù trình độ người dân của 4 xã này không cao. Kinh tế Hải Thanh được đa phần
góp bởi nghề câu biển, đánh bắt xa bờ và các dịch vụ kéo theo như buôn dầu, buôn hải
sản, làm nước chấm, giải trí... Cùng với những dòng tiền từ những người trẻ đi làm ăn
xa. Mặc dù sở hữu bãi biển và chùa chiền,nhà thờ nhưng Du lịch của Hải Thanh 100% là
du lịch tự phát. Được đánh giá là kinh tế rất vững chắc.
Thời gian qua, hoạt động của HĐND ở xã Hải Thanh nhìn chung đã có những
đóng góp tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều chủ
trương, quyết sách do HĐND xã thông qua đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của
đông đảo nhân dân và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần từng bước nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương. Việc thực hiện chức năng giám sát

của HĐND xã cũng đã gặt hái được nhiều kết quả, thông qua giám sát đã giúp UBND và
các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kịp thời khắc phục
những thiếu sót, hạn chế trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Qua theo dõi cho thấy hoạt động của HĐND xã có những điểm mạnh yếu nhất định,
nhưng nhìn chung đều đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật
Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005. Thể
hiện thông qua một số nét chính như sau:
Công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo
quy định. Xã tập trung chuẩn bị cho kỳ họp khá tốt, tổ chức điều hành khá linh hoạt,
sáng tạo đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND.
Công tác giám sát, khảo sát được HĐND cấp xã quan tâm. Nội dung giám sát của
HĐND cấp xã thường là những vấn đề cụ thể ở địa phương, như tình hình thực hiện thu,
chi ngân sách; thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở; việc bình xét, xây dựng nhà đại đoàn


kết… Thông qua giám sát, HĐND xã đã giúp UBND, các đơn vị phấn đấu hoàn thành
tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết của HĐND, cũng như chỉ tiêu, nhiệm vụ cấp trên
giao; kịp thời khắc phục những thiếu sót, rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn.
Mặt khác, thông qua hoạt động giám sát còn giúp đại biểu HĐND xã nhận thức đầy đủ
hơn về trách nhiệm của mình trước cử tri, có thêm thông tin để tham gia thảo luận, quyết
định các chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND xã.
Những kết quả trên chủ yếu là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể đại biểu
HĐND xã, nhất là vai trò của Thường trực HĐND. Qua theo dõi cho thấy, Thường trực
HĐND ở xã luôn chủ động, tích cực xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động, nhất là
trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND; đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ
họp HĐND (triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát; tổ chức tiếp công dân;
tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân ...). Bên cạnh đó, nhờ sự lãnh
đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy, sự hỗ trợ, hướng dẫn thường xuyên của Thường
trực HĐND các Ban HĐND cấp tỉnh, huyện cũng đã góp phần quan trọng giúp HĐND
xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng xuất phát từ đặc thù của HĐND
cũng như từ nhận thức về vị trí, vai trò của cơ quan dân cử thời gian qua nên trong tổ
chức và hoạt động của HĐND xã nhìn chung cũng còn không ít những khó khăn, hạn
chế, đáng quan tâm hiện nay là:
Chất lượng các nội dung trình kỳ họp nhìn chung còn thấp chủ yếu tập trung thực hiện
phần nghi thức, thủ tục và thông qua các nội dung trình kỳ họp, đại biểu HĐND ít tham
gia phát biểu thảo luận và chất vấn tại kỳ họp HĐND.
Hoạt động giám sát của HĐND xã chưa được tiến hành thường xuyên, có lúc còn lúng
túng về phương pháp, chất lượng và hiệu quả giám sát nhìn chung còn thấp. Các Tổ
giám sát đều có chương trình giám sát thông qua HĐND, tuy nhiên do chưa có cơ chế
pháp lý rõ ràng về tổ chức và hoạt động, nên hiệu quả hoạt động của Tổ giám sát nhìn
chung còn thấp.
Trong công tác tổ chức tiếp xúc cử tri, số lượng cử tri tham dự buổi tiếp xúc nhiều khi
còn chưa bảo đảm theo yêu cầu, có tình trạng đại biểu ngán ngại khi dự tiếp xúc cử tri.
Những khó khăn, hạn chế đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
HĐND xã. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Về chủ quan
Trình độ, năng lực của nhiều đại biểu HĐND xã nhìn chung còn hạn chế nên gặp
khó khăn khi tham gia hoạt động giám sát, nhất là đối với một số lĩnh vực giám sát đòi
hỏi phải có chuyên môn sâu như: thu chi ngân sách, xây dựng cơ bản,... Trong khi đó,
nhiều đại biểu cũng chưa dành thời gian nghiên cứu các văn bản quy định của pháp luật,
nên chưa phát huy tốt vai trò của người đại biểu theo quy định.
Do mối quan hệ của đại biểu HĐND xã với lãnh đạo chính quyền địa phương còn
mang tính cộng đồng rất cao, thường xuyên chịu sự chi phối, tác động qua lại lẫn
nhau (như trong một gia đình), nên không ít đại biểu HĐND ngại va chạm khi tham gia
thảo luận, chất vấn.


Về khách quan
1. Thông tin phục vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND còn rất thiếu, không ít đại biểu

chưa có điều kiện nắm bắt thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương, chính
sách pháp luật của nhà nước. Do thiếu thông tin nên đại biểu gặp nhiều khó khăn trong
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Ở một số địa phương, Thường trực HĐND xã chưa nhận được sự phối hợp tích cực,
có hiệu quả của UBND, các cơ quan, đơn vị có liên quan. Biểu hiện cụ thể là việc trả lời,
giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và kiến nghị qua giám sát của UBND xã và một số
ban, ngành, đoàn thể còn chưa đầy đủ và thường chậm, đây cũng là nguyên nhân chính
làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác giám sát của HĐND xã, từ đó ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của HĐND cấp xã.
3. Hiện nay, HĐND xã gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức bộ máy. Thực tế cho thấy,
công việc của HĐND xã chủ yếu do đồng chí Phó chủ tịch HĐND xã điều hành và trực
tiếp tổ chức thực hiện. HĐND xã chưa có bộ phận giúp việc, cán bộ phụ trách công tác
Văn phòng UBND xã thường chỉ có 01 người, hầu hết thời gian dành cho công tác phục
vụ
hoạt
động
của
UBND.
Muốn cho hoạt động của HĐND xã hoạt động có thực chất và hiệu quả, thì rất cần một
cơ chế phù hợp, một tổ chức bộ máy đủ mạnh và các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho
hoạt động của HĐND xã. Từ thực tiễn ở xã Hải Thanh, tôi có một số kiến nghị như sau:
Một là, Quán triệt, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng về vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp nói chung, nhất là HĐND cấp xã; trên cơ sở đó
tập trung lãnh đạo và tạo điều kiện thuận lợi để HĐND thực hiện và phát huy được chức
năng, nhiệm vụ của mình.
Các cấp uỷ Đảng cần quan tâm tăng cường cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực
công tác cho bộ máy hoạt động của HĐND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, chú trọng
công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND trong nhiệm kỳ tới vừa
đảm bảo cơ cấu thành phần, chú trọng về đạo đức, phẩm chất, năng lực chuyên môn,
nhiệt tình, tích cực trong hoạt động, nhất là số đại biểu chuyên trách để từng bước nâng

cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của HĐND.
Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại
biểu HĐND cấp xã để góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu
HĐND.
2. Quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ? Nội dung thực hiện dân chủ?
Liên Hệ?
• Quan điểm của Đảng về thực hiện dân chủ:
Dân chủ XHCN là một hình thức chính trị - Nhà nước của xã hội trong đó con
người, thành viên của xã hội có đầy đủ tư cách công dân. ( tư cách công dân là quyền
làm chủ của nhân dân).


Thực hiện daanc hủ ở cơ sở là việc thừa nhận và thực hiện thường xuyên các
quyền làm chủ của công dân, tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và
công dân nhằm bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của công dân ở cơ sở.
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là khâu quan trọng và cấp bách trước mắt cũng như
lâu dài ở nước ta nhằm giữ vững được bản chất tốt đẹp của Nhà nước như Hiến Pháp đã
quy định.
Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng quy chế dân chủ đã được Đảng Cộng sản Việt
Nam thể hiện rõ trong chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18-2-1998 của ban chấp hành Trung
ương Đảng về xây dựng và thự hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể gồm 5 quan điểm:
Một là, đặt việc phát huy dân chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của
hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trong cả
ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ hạ thấp các mặt khác.
Hai là, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt đông của Quốc hội, chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp vừa
thực hiện tốt chế độ dân chủ ở cơ sở để nhân dân bàn bac và quyết định trực tiếp những
công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình.
Ba là, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân
trí, tạo điêu kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả. Phân tích:

Kinh tế - xã hội phát triển tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện các quyền, lợi ích
chính đáng của công dân.
Bốn là, nội dung các quy chế dân chủ phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể
hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỷ cương, trật tự, quyền hạn gắn liền với trách nhiệm,
lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô
chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật.
Năm là, gắn quá trình xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải
cách hành chính sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp.
Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Ban bí thư trung ương Đảng ra kết luận số 65 về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 30 –CT/TW ngày 18-2-1998 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong đó xác đinh 6 nhiệm vụ,
giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30.
Liên hệ:
Hải Thanh là xã vùng ven biển, nằm ở phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia, Tỉnh
Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 4km.
Phía đông giáp biển, Phía Tây giáp sông Kênh Than, Phía nam giáp biển, Phía bắc
giáp xã Bình Minh, xã có 7 thôn. Với tổng số dân là 18.804 người.
Thực trạng: Những năm qua, việc thực hiện Quy chế Dân chủ (QCDC) ở cơ sở được
Đảng bộ, chính quyền xã Hải Thanh quan tâm, chú trọng. Việc thực hiện QCDC ở xã


được triển khai dưới nhiều hình thức như: Niêm yết công khai tại trụ sở, qua các cuộc
họp thôn, xóm, các cuộc tiếp xúc cử tri; UBND xã thực hiện tốt chế độ công khai để
nhân dân biết, như: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; kế hoạch phát triển KT- XH, các quy định, trình tự giải quyết thủ tục hành chính
tại bộ phận nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” liên thông tại trụ sở xã, thị trấn.
Các nguồn vốn Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm;
các chính sách hỗ trợ, vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; đối tượng, mức
thu các loại quỹ, các khoản phí, lệ phí, các khoản đóng góp khác... đều được công khai.
Xã triển khai thực hiện tốt những việc nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp như:

Mức đóng góp xây dựng Nhà văn hóa cộng đồng, đường giao thông liên thôn, bình chọn
các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, xây dựng công trình phúc lợi liên quan trực
tiếp đến người dân. Kết quả huy động nhân dân đóng góp, cùng với nguồn ngân sách
trong phong trào xây dựng Nông thôn mới.
Những vấn đề nhân dân tham gia đóng góp ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền
quyết định, được tiến hành thông qua các kỳ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp
HĐND, triển khai họp thôn để lấy ý kiến. Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên,
có bộ phận “một cửa” tiếp công dân, giải quyết và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành
chính đúng theo quy định. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng ở
xã được củng cố, kiện toàn; các ban đều xây dựng kế hoạch giám sát, trong đó tập trung
giám sát các nội dung như: Việc thực hiện dân chủ ở xã; giám sát và vận động nhân dân
cùng giám sát việc làm đường giao thông nông thôn, việc thu các loại phí, lệ phí; giám
sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, UBND xã trong công tác phát
triển KT – VH - XH trên địa bàn.
Quá trình thực hiện QCDC ở xã đã tác động tích cực đến chủ trương xây dựng và
chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, tạo ra động lực thúc đẩy
quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo không khí phấn khởi
trong hoạt động của cộng đồng dân cư và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương;
tăng cường và củng cố niềm tin đối với nhân dân.
Ngay từ đầu năm, 100% các cơ quan, đơn vị đã phối hợp với Công đoàn tổ chức hội
nghị cán bộ, công chức và phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua... gắn
với việc đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động; việc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo quản lý; việc đánh giá phân loại
cán bộ, công chức đều được thực hiện công khai, dân chủ, đơn vị đã tổ chức cho cán bộ,
công chức tham gia ý kiến bằng văn bản và bỏ phiếu kín để nhận xét, đánh giá dân chủ,
khách quan trên cơ sở kết quả rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức,
viên chức. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC trong cơ quan, việc thực thi
công vụ của cán bộ, công chức; việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính được cơ
quan, đơn vị thường xuyên quan tâm thực hiện.

Qua việc thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
công lập đã tạo nên không khí dân chủ, cởi mở, tăng cường đoàn kết nội bộ và nâng cao
vai trò làm chủ, phát huy tinh thần trách nhiệm, tuân thủ pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng
và nghiệp vụ trong giải quyết công việc, ngăn chặn và đấu tranh phòng ngừa hiệu quả
với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, lãng phí... góp phần hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh.


Như vậy, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã đạt được những kết quả quan
trọng, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị, các mục tiêu phát KT- XH của huyện, góp phần đổi mới phương thức, nội dung
hoạt động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở theo hướng “trọng dân, gần dân,
hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động
của bộ máy chính quyền, các cơ quan Nhà nước có chuyển biến tốt hơn…
PHẦN TRIẾT HỌC
Câu hỏi: Nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất; sự vận động quy luật đó ở nướ ta:
Trả lời:
Cho đến nay, con người đã trải qua 5 hình thái Kinh tế - xã hội; công xã nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa xã hội. Ứng
với mỗi hình thái kinh tế - xã hội đó là những phương thức sản xuất khác nhau. Phương
thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất(LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). Sự thay
thế kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử thể hiện sự phát triển của xã
hội loài người từ thấp đến cao. C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chứng minh cốt lõi của vấn đề
này chính là sự thống nhất biện chứng giữu LLSX ở một trình độ nhất định với QHSX
tương ứng. Đó chính là quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát
triển của LLSX. Trước tiên ta sẽ làm rõ khái niệm về LLSX và QHSX.
LLSX là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết
là công cụ lao động.

LLSX được cấu thành bởi các yếu tố: Người lao động, tư liệu sản xuất (đối tượng
lao động, phương tiện lao động, công cụ lao động) và khoa học.
Trình độ của lực lượng sản xuất là khái niệm chỉ năng lực, mức độ hiệu quả chinh
phục giới tự nhiên của con người, được biểu hiện chủ yếu ở trình độ người lao động và
trình độ công cụ lao động.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Quan
hệ sản xuất được cấu thành bởi ba mối quan hệ; quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan
hệ trong tổ chức, quản lý sản xuất; quan hệ trong phân phối sản phẩm. Trong đó quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin, LLSX và QHSX là hai mặt của
PTSX có quan hệ biện chứng với nhau. Đó là mối quan hệ khách quan, vốn có của mọi
quá trình SXVC.
Trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSX giữ vai trò quyết định. Cụ thể: Quá
trình sản xuất xã hội luôn biến đổi, bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản
xuất xã hội luôn biến đổi, bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, cụ
thể là từ sự biến đổi của công cụ lao động làm thau đổi trình độ, kỹ năng kinh nghiệm
của người lao động, thay đổi đối tượng, thay đổi tính chất sử dụng tư liệu sản xuất.
Nhuwg quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối thay đổi chậm hơn vì vậy tạo nên
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất phát triển với quan hệ sản xuất lạc hậu. Khi đó quan
hệ sản xuất hiện tại sẽ cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cho nên muốn lực
lượng sản xuất tiếp tục phát triển thì phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản
xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.


QHSX phù hợp với LLSX khi QHSX tạo ra những tiền đề, điều kiện cho các yếu tố của
LLSX (như người lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) kết hợp với nhau một
cách thuận lợi để cho sản xuất diễn ra bình thường.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất
QHSX luôn có sự tác động trở lại đối với LLSX vì QHSX quy định mục đích

chính của sản xuất, quy định cách tổ chức QLSX, quy định sự phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ, quy định cơ chế thực hiện lợi ích của con người trong sản xuất.
Nên hình thành các yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX thường diễn ra theo hai khuynh
hướng:
Nếu QHSX phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của LLSX thì sẽ trở thành động lực
thúc đẩy LLSX phát triển
Nếu QHSX không phù hợp (lạc hậu hoặc vượt trước quá xa) thì kìm hãm sự phát triển
của LLSX.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Phải nhận thức và vận dụng đúng quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, cụ
thể là phải xuất phát từ trình độ thực tế của LLSX để xây dựng, điều chỉnh QHSX cho
phù hợp.
Sử dụng vận dụng quy luật ở nước ta:
Trước đổi mới: Nhận thức và vận dụng quy luật mắc những sai lầm, biểu hiện:
- Về nhận thức:
Chủ trương xây dựng nền kinh tế XHCN thuần nhất với hai hình thức sở hữu (sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể) trong khi trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển
không đồng đều.
- Về chỉ đạo thực tiễn:
+ Nóng vội xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt (trong khi chế độ đó đang
tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX),
+ Xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách tràn lan.
+ Tuyệt đối hóa vai trò của QH sở hữu trong sự tác động trở lại LLSX, còn hình
thức tổ chức, quản lý và cách thức phân phối bị xem nhẹ.
Chúng ta nhận thức và vận dụng quy luật không đúng như: trong khi lực lượng sản
xuất ở trình độ thấp và không đều, tính chất phổ biến là cá nhân thì lại xây dựng một
quan hệ sản xuất quá tiên tiến, tức là xác lập QHSX không phù hợp với trình độ của
LLSX. Vì vậy đã cản trở sự phát triển của LLSX, đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình
trạng trì trệ, khủng hoảng, đời sống nhân dân rất khó khăn.

Trong đổi mới: điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ thực tế của lực
lượng sản xuất như:


Thực hiện nhiều hình thức sở hữu TLSX;
Thực hiện nhiều quy mô, hình thức tổ chức, quản lý (như các tập đoàn kinh tế, các
doanh nghiệp, các công ty,… HTX, hộ); thực hiện cơ chế thị trường;
Thực hiện đa dạng hoá hình thức phân phối (mức đóng góp vốn, hiệu quả sản xuất,
… );
Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ
phát triển của LLSX trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta có những
bước phát triển vượt bậc. Nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tạo đà cho sự
phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Hiện nay, Đảng ta đã xác định các giải pháp để phát triển mạnh mẽ hơn nữa LLSX,
như nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới QHSX;
hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường XHCN. Đồng thời đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển giáo dục đào tạo,...

Liên hệ ở địa phương:
Xã Hải Thanh là xã vùng ven biển, nằm ở phía Đông Nam huyện Tĩnh Gia, Tỉnh
Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 4km, có diện tích tự nhiên là 4km2 , Tổng số dân là
18.804 khẩu, với hơn 4 nghìn hộ, trong đó có



×