Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Sử dụng sơ đồ suy luận ngược hướng dẫn giải bài tập vật lý THPT, nhằm nâng cao hiệu quả học tập bộ môn của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.56 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ SUY LUẬN NGƯỢC HƯỚNG DẪN
HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ THPT, NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HỌC TẬP BỘ MÔN CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Phạm Văn Tiến
Chức vụ:

Tổ phó CM

SKKN thuộc lĩnh mực: Vật lý

THANH HOÁ NĂM 2017


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

2


1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

3

1.5. Những điểm mới của SKKN

2

2. Nội dung

3

2.1. Cơ sở lý luận

3

2.1.1. Vai trò của bài tập vật lý

3

2.1.2. Phương pháp chung để giải một bài tập vật lý

4

2.1.3. Hình thức tổ chức tiết dạy giải bài tập vật lý


4

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng phương pháp
dạy học bằng sơ đồ suy luận ngược

5

2.3. Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề

6

2.3.1. Xây dựng sơ đồ suy luận ngược để giải bài tập vật lý

6

2.3.2. Các bước tiến hành để nghiên cứu hiệu quả của đề tài

7

2.3.3. Một số ví dụ về sơ đồ suy luận ngược

7

2.4. Kết quả áp dụng đề tài vào thực tế dạy học

10

3. Kết luận và kiến nghị

11


3.1. Kết luận

11

3.2. Kiến nghị

12

Tài liệu tham khảo

13

2


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
Vật lí nói riêng, việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng
bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để phát huy tính tích cực, phát
triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học của học sinh.
Bài tập vật lí phổ thông thường là những vấn đề không quá phức tạp, có
thể giải được bằng những suy luận logic, bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa
trên cơ sở những quy tắc vật lí, phương pháp vật lí đã biết. Nhưng bài tập Vật lí
lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học, có vai trò tác động tới tư
duy, nhận thức, tình cảm khoa học môn vật lí của học sinh.
Việc giải bài tập vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng kiến thức, xây dựng
củng cố kỹ năng kỹ xảo vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu
để phát triển năng lực tư duy của học sinh. Vì thế trong việc giải bài tập vật lí

mục đích không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần
thiết, mục đích chính của việc giải bài tập là ở chỗ người làm bài tập hiểu được
sâu sắc hơn các khái niệm, định luật vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề
thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THPT, tôi nhận thấy học sinh còn
gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng khi giải các bài tập vật lí, điều này ít nhiều
ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Xuất phát từ những lí do trên, năm học 2009- 2010 tôi quyết định chọn đề
tài: "Sử dụng phương pháp suy ngược để hướng dẫn giải bài tập vật lý" tại
trường THPT Lang Chánh làm đề tài nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được áp
dụng đã cho nhiều tín hiệu tốt, tuy nhiên đề tài vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Trong các năm lại đây việc điều chỉnh mức độ câu hỏi ở các đề thi đã làm cho đề
tài này ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn tới các dạng bài tập trong các đề thi. Do
vậy, trong năm học 2016 - 2017 tôi quyết định nâng cấp đề tài trên thành đề tài:
“Sử dụng sơ đồ suy luận ngược hướng dẫn giải bài tập vật lý THPT, nhằm
nâng cao hiệu quả học tập bộ môn của học sinh” làm đề tài nghiên cứu của
mình, với hy vọng kết quả nhiên cứu sẽ làm cơ sở, phương pháp để học sinh áp
dụng tốt hơn trong quá trình học tập, qua đó nâng cao chất lượng học tập bộ
môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng tới việc tìm ra một phương pháp, cách thức, nhằm giúp học
sinh nắm chắc, hiểu sâu kiến thức, có tư duy suy luận logic, có kỹ năng sử dụng
kiến thức toán học để giải bài tập vật lý, đặc biệt là các dạng bài tập có các bước
3


suy luận theo một chuổi đang rất phổ biến trong chương trình học cấp THPT
hiện nay, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vật lí ở các
trường THPT nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc giải một số dạng bài tập vật lý lớp 12, ưu và nhược
điểm của các cách tiếp cận khác nhau, từ đó tổng kết nên sơ đồ tổng quát về
phương pháp suy luận ngược, nhằm áp dụng để dẫn dắt quá trình tiếp cận, giải
bài tập vật lý đạt hiệu quả cao nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứ đề tài này bản thân tôi đã áp dụng một số phương pháp sau
đây:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
1.5. Những điểm mới của SKKN
Phát triển trên nền SKKN của bản thân đã được xếp loại trước đó, tôi chú
trọng vào khắc phục hai hạn chế của đề tài trước, cụ thể là:
- Thay vì chỉ dừng lại ở việc nêu các quy tắc thực hiện giải toán, thì đề tài
này đã nêu rõ các bước cụ thể nhất phải thực hiện để giải một bài toán vật lý,
đồng thời sơ đồ hóa phương pháp thành sơ đồ tư duy, nhằm giúp học sinh tiếp
cận nhanh, chính xác và đặc biệt là khả năng hơn khắc sâu về quy tắc chung.
- Thay vì chỉ dừng lại ở phạm vi chương 1, vật lý lớp 10, thì đề tài này
hướng dẫn áp dụng cho nhiều chương trong chương trình vật lý THPT và có thể
áp dụng rộng hơn nữa cho tất cả các chương, các phần.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Việc dạy học vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy được
hết vai trò của bài tập vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinh
giải bài tập vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của
người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động nhận thức, tư duy của học sinh.
2.1.1. Vai trò của bài tập vật lý
Bài tập vật lý có vai trò quan trọng không kém so với khái niệm vật lý,
định luật vật lý, hiện tượng vật lý, thí nghiệm vật lý... Khả năng học sinh giải
được các bài tập vật lý là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học một bài

học. Bài tập vật lý có vai trò sau:
4


- Bài tập Vật lí giúp cho học sinh ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức
Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi
giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng
tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình.
- Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn đến kiến thức mới
Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những
suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích
hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra.
- Giải bài tập vật lý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng lý thuyết vào
thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến thức khái quát.
- Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học
sinh
Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài,
tự xây dựng những lập luận nên từ duy của học sinh được phát triển năng lực
làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển.
- Giải bài tập góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh
Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những
kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt
là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm.
- Giải bài tập vật lý là một phương tiện để kiểm tra mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh
Tùy theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững
kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác
2.1.2. Phương pháp chung để giải một bài tập vật lý
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
Đọc kỹ đầu bài, vừa đọc vừa tóm tắt các dữ kiện bài cho, những cái cần

phải tính. Trong bước này, chú ý phân tích kỹ để hiểu rõ những thuật ngữ đặc
biệt của bài.
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lý
Trong bước này phải vẽ hình, điền các thông số trên hình vẽ, phân tích
xem quá trình vật lý xảy ra như thế nào, liên quan đến hiện tượng, định luật nào
đã học.
Bước 3: Lập các phương trình liên quan và giải
Dựa vào các hiện tượng, định luật mà bài toán liên quan ta thiết lập các
phương trình tương ứng.
5


Bước 4: Biện luận
Xét xem các nghiệm toán học tìm được có phù hợp với ý nghĩa vật lý
không, loại bỏ những nghiệm không phù hợp với vật lý
2.1.3. Hình thức tổ chức tiết dạy giải bài tập vật lý
Hình thức 1: Gọi học sinh lên bảng trình bày lời giải
Đây là hoạt động thường được giáo viên áp dụng nhiều nhất trong các giờ
bài tập. Ở hoạt động này giáo viên sẽ nêu bài tập, gọi học sinh lên bảng tóm tắt
và trình bày lời giải, gọi học sinh khác nhận xét lời giải, giáo viên tổng kết bài
giải và kết luận.
Hình thức 2: Hướng dẫn cả lớp giải chung một bài tập
Đây là một hoạt động cũng khả phổ biến trong các giờ bài tập. Ở hoạt
động này giáo viên hướng dẫn học sinh cả lớp cùng giải chung một bài tập thông
qua hệ thống câu hỏi. Hoạt động này thường được tiến hành khi có những bài
tập phức tạp, phải giải qua nhiều bước, ở trong lớp chỉ có một số ít học sinh giải
được.
Hình thức 3: Giao phiếu học tập và chia nhóm để học sinh giải bài tập tại
lớp
Ở hoạt động này, GV chuẩn bị các bài tập trong phiếu học tập, chia lớp

thành các nhóm để làm bài tập.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ
suy luận ngược
Trước khi thực hiện đề tài qua giảng dạy ở trường THPT Lang Chánh, qua
tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp, qua kết quả của các tiết bài tập, qua điểm
số các bài kiểm tra cho thấy rằng đa số học sinh còn ngại học bộ môn vật lí. Bởi
vì chương trình vật lí có nhiều công thức, nhiều định luật, đơn vị, bài tập vật lí
đòi hỏi nhiều sự tư duy, khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong
việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như
trình bày lời giải. Từ những biểu hiện cụ thể đó có thể đúc kết lại rằng học sinh
gặp phải một số khó khăn sau đây khi giải bài tập vật lý:
- Học sinh không hiểu được ý đồ của bài toán, tóm tắt bài toán không
được. Do đó không nhận thấy bài toán đã cho những giả thiết nào, cần đi xác
định đại lượng nào.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức toán học cho việc giải bài tập còn hạn chế
đối với một bộ phận không nhỏ học sinh.
- Học sinh không nhớ các kiến thức vật lý đã học.
- Học sinh không định hướng được hướng giải quyết vấn đề, có thể rơi
vào trường hợp bế tắc hoặc lòng vòng.
6


- Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh cách tự đặt câu hỏi suy luận một
cách logic để học sinh tìm ra công việc giải bài tập bắt đầu từ đâu.
2.3.Giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng sơ đồ suy luận ngược để gải bài tập vật lý
Từ những khó khăn của học sinh trong quá trình giải bài tập, cần thiết
người dạy phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp suy luận để tìm hướng giải
quyết vấn đề. Một trong các cách đó là hướng dẫn cho học sinh xây dựng Sơ đồ
suy luận ngược để giải một bài tập vật lý.

Một cách tổng quát, sơ đồ suy luận ngược (SĐSLN) là mô hình hóa các
bước cụ thể, các phép toán cụ thể để giải bài tập. Xây dựng SĐSLN là quá trình
xác định hệ thống các biểu thức cần thực hiện, từ đại lượng là ẩn số cần xác định
đến biểu thức cuối cùng không chứa ẩn và thực hiện giải toán theo trình tự
ngược lại với quá trình xác định các biểu thức, cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở
để xác định các nhiệm vụ cụ thể trong quá trình giải bài tập. Hệ thống câu hỏi
dẫn dắt, gợi mở trong quá trình xây dựng SĐSLN có vai trò rất quan trọng. Giáo
viên phải tập cho học sinh có thói quen đặt câu hỏi định hướng. Các nhiệm vụ cụ
thể, các công thức, định luật để xác định các đại lượng trung gian được thể hiện
thành SĐSLN theo quy ước kí hiệu chung.
- Các bước thực hiện phương pháp:
+ Bước 1: Viết biểu thức số 1 xác định đại lượng cần tìm. Trong
biểu thức này xuất hiện đại lượng mới là ẩn trung gian.
+ Bước 2: Viết biểu thức số 2 thích hợp để xác định ấn trung gian.
+ Bước 3: Thay số nếu đủ dữ liệu; nếu tiếp tục xuất hiện ẩn trung gian
mới, thì thực hiện bước tiếp theo tương tự quy trình bước 2. Trình bày bài toán
theo trình tự đánh số ngược lại (từ lớn đến nhỏ).
- Mô hình hóa sơ đồ suy luận ngược:
a = f(x)

x = g(y)

y = p(z)

z = q(t)

<1>

<2>


<3>

<4>

Thay số nếu đủ dữ kiện

7


2.3.2. Các bước tiến hành để nghiên cứu hiệu quả của đề tài
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài nghiên cứu, tác giả đã dùng phương
pháp thực nghiệm tác động lên đối tượng là lớp 12A2 gồm có 36 HS và 12A3
gồm có 35 HS của trường THPT Lang Chánh. Phương pháp tiến hành:
+ Bước 1: Kiểm tra chất lượng 2 lớp trước khi tiến hành tác động bằng
cách cho HS 2 lớp cùng làm một bài kiểm tra 45 phút.
+ Bước 2: Tác động lên đối tượng bằng cách hướng dẫn cho HS lớp 12A2
giải bài tập vật lí bằng phương pháp dùng sơ đồ suy luận ngược và gữi nguyên
hình thức cũ đối với HS hớp 12A3.
+ Bước 3: Kiểm tra tính hiệu quả của đề tài sau khi đã tác động lên đối
tượng bằng cách cho HS 2 lớp làm một bài kiểm tra 45 phút.
+ Bước 4: Thống kê số liệu và rút ra nhận xét về tính khả thi của đề tài.
2.3.3. Một số ví dụ về sơ đồ suy luận ngược
Ví dụ 1: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v 0 = 2
(m/s). Sau thời gian t = 10 (s) thì đạt vận tốc v = 12 (m/s). Tìm quãng đường vật
đi được trong thời gian đó.
- Ta có sơ đồ:
Thay số vì đã
đủ dữ kiện

<2>


<1>
- Giải:
+ Gia tốc của vật là (2): a =

v − v0 12 − 2
=
=1
t
10

(m/s 2 )

+ Quãng đường vật đi được trong thời gian trên là (1):
s=

v 2 − v02 12 2 − 2 2
=
= 70 (m)
2.a
2.1

Ví dụ 2: Một vật m = 2 kg được kéo bằng lực F = 4 (N) theo phương ngang, trên
sàn nhà phẳng. Vật chuyển động nhanh dần đều từ nghỉ, sau khi đi được quãng

8


đường s = 8 (m), thì đạt vận tốc v = 4 (m/s). Lấy g = 10 (m/s 2). Xác định hệ số
ma sát giữa vật và mặt sàn.

- Ta có sơ đồ:
Thay số vì đã

<1>

<2>

đủ dữ kiện

<3>

- Giải:
+ Gia tốc của vật là (3):

a=

v 2 − v02
42 −0
=
=1
2.s
2. 8

(m/s 2 )

+ Độ lớn lực ma sát giữa vật và sàn là (2):
F ms = F − m.a = 4 - 2.1 = 2(N)

+ Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là:
µ=


Fms
2
=
= 0,1
mg
2.10

Ví dụ 3: Vật m = 1 kg chuyển động thẳng đều với vận tốc v 0 = 2 (m/s), thì chịu
tác dụng của ngoại lực phát động sinh công tổng cộng cho vật là A = 16 (J). Xác
định vận tốc của vật đạt được khi nhận công đó.
- Ta có sơ đồ:
Thay số vì đã
<3>

<1>

đủ dữ kiện

<2>

- Giải:

1
2
+ Động năng ban đầu của vật là (3): Wd 0 = .m.v0 = 2( J )
2
+ Áp dụng liên hệ giữa biến thiên động năng và công ngoại lực ta có (2):
Wd = Wd 0 + A = 2 + 16 = 18( J )


+ Vận tốc vật đạt được cuối quá trình là (1):
9


v=

2.Wd
2.18
=
= 6(m / s )
m
1

Ví dụ 4: Một vật m = 100 (g) đồng thời tham gia 2 dao động điều hòa cùng
π
3

π
6

phương, cùng tần số x1 = 3.cos(2.π .t - )(cm) và x 2 = 4.cos(2.π .t + )(cm) . Xác định
cơ năng của vật.
- Ta có sơ đồ:
Thay số vì đã
<2>

<1>

đủ dữ kiện


- Giải:
+ Biên độ dao động của vật là (2): A = A12 + A22 = 3 2 + 4 2 = 5(cm)
+ Cơ năng của vật là (1):
W =

1
1
m.ω. A 2 = .0,1.0,05 2 = 0,125( mJ )
2
2

Ví dụ 5: Mạch chọn sóng gồm cuộn cảm L và tụ điện điện dung C0, thu được
sóng có bước sóng 2m, để thu được sóng có bước sóng 6m thì phải ghép thêm
vào mạch tụ điện có điên dung C bằng bao nhiêu lần C0 và ghép như thế nào?
- Vì bước sóng tăng nên điện dung phải tăng. Vậy phải ghép C song song với C0.
- Ta có sơ đồ:
Thay số vì đã

C = Cb - C 0
<2>

đủ dữ kiện

<1>
- Giải:
+ Điện dung của bộ tụ là (2): Cb =

λb2
λ20
=

9
= 9C0
4.π 2 L
4.π 2 L

+ Điện dung của tụ ghép thêm là (1): C = Cb - C0 = 8 C0
+ Vậy phải ghép song song với C0 một tụ C = 8C0.

10


Ví dụ 6: Hạt nhân

238
92

U phân rã phóng xạ thành hạt nhân

234
90

Th và hạt α. Sau t =

2T bán rã người ta thu được 6.72 lít H e (đktc). Xác định khối lượng

238
92

U ban


đầu.
- Ta có sơ đồ:
Thay số vì
đã

<2>

<3>

<1>

đủ dữ kiện

- Giải:
+ Vì tỉ lệ số hạt He tạo ra và số hạt U mất đi là 1:1, nên số mol U mất đi là
∆n = n H e =

(3):

V
= 0,3(mol )
22,4

+ Số mol U ban đầu là (2):

n0 =

∆n
0,3
=

= 0,4( mol )
1
1
(1 − t )
(1 − 2 )
2
2 T

+ Khối lượng U ban đầu là (1): m0 = n0. A = 0,4.238 = 95,2 (g)
2.4. Kết quả áp dụng đề tài vào thực tế dạy học
Sau khi hướng dẫn HS xây dựng SĐLG trong quá trình giải bài tập vật lý,
kết quả cho thấy đa số HS giảm bớt tâm lý e ngại khi học bộ môn vật lý, không
khí lớp học bớt căng thẳng hơn. Chất lượng của HS thông qua điểm số bài kiểm
tra có cao hơn so với trước.
Kết quả thông qua điểm số bài kiểm tra
Trước khi tác động
Điểm 10
9
8

7

6

5

4

3


2

1

12A2

0

1

2

5

8

11

5

3

1

0

12A3

0


1

3

6

10

7

4

2

2

0

Sau khi tác động lên HS 12A2
Điể

10

9

8

7

6


5

4

3

2

1

12A2

2

2

5

8

11

7

1

0

0


0

12A3

0

1

4

6

8

7

4

3

2

0

m

11



Sau khi tác động lên đối tượng, kết quả các bài kiểm tra, chất lượng học
tập bộ môn vật lý của HS lớp 12A2 có sự tiến bộ rõ rệt, còn HS lớp 12A3 gần
như không có biến chuyển . Qua thống kê các bài kiểm tra của học sinh, có thể
nhận định như sau:
- Chất lượng nắm vững kiến thức của các lớp tốt hơn, qua đó giúp học
sinh có một cách học mới, tư duy mới trong việc tiếp cận kiến thức.
- Kết quả kiểm tra đúng với năng lực học sinh từ đó giúp cho giáo viên
phân hóa được học sinh.
- Giúp học sinh phát huy được tính tích cực nhận thức, niềm yêu thích học
môn vật lí, tăng cường tính sáng tạo trong học tập, vận dụng kiến thức vào giải
bài tập.
Vậy đề tài có tính khả thi và có thể áp dụng cho các đối tượng HS khối
khác hoặc môn học khác.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài cho đối tượng HS khối 12
trường THPT Lang Chánh tôi nhận thấy kết quả học tập, tư duy suy luận, kĩ
năng trình bày, kĩ năng đặt câu hỏi của HS được cài thiện tích cực. Có thể tóm
lược nội dung cơ bản về tác động tích cực của đề tài đến quả trình học tập của
học sinh bằng một số ý sau đây:
- Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung được các bước
giải bài tập.
- Kích thích sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh rèn thói quen tìm
tòi lời giải hay cho một bài toán Vật lí.
- Khắc sâu kiến thức vật lí cho học sinh đồng thời nắm chắc các kiến thức
bổ trợ khác.

12



- Khả năng ứng dụng của đề tài là rất cao, triển khai đơn giản, không đòi
hỏi kinh phí và thời gian, nên có thể triển khai trên diện rộng nhiều khối, nhiều
trình độ, đối tượng học sinh khác nhau.
3.2. Kiến nghị:
Phát triển đề tài này trên nền đề tài "Sử dụng phương pháp suy ngược để
hướng dẫn giải bài tập vật lý" tại trường THPT Lang Chánh, đã được hội đồng
khoa học Sở GD và ĐT Thanh Hóa xếp loại C, tuy nhiên trong thời gian qua
chưa thực sự được nhân rộng, hy vọng rằng đề tài này sẽ tối ưu hơn và được
đánh giá tốt một lần nữa, qua đó làm cơ sở để đề tài tiếp cận gần hơn với các
đồng chí, đồng nghiệp cùng bộ môn, góp phần nhỏ trong cải thiện chất lượng bộ
môn Vật lý tại các trường THPT, đặc biệt là tại các huyện vùng cao, vùng sâu.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phạm Văn Tiến

13


Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Tiến- GV trường THPT Lang Chánh- Lang Chánh- Thanh Hóa:
"Sử dụng phương pháp suy ngược hướng dẫn giải bài tập vật lý" tại trường
THPT Lang Chánh, năm 2009-2010.
2. Bộ GD&ĐT (2006), Vật lí 12, NXB Giáo dục.
3. Bộ GD&ĐT (2006), Bài tập Vật lí 12, NXB Giáo dục.
4. Bộ GD&ĐT (2006), Sách giáo viên Vật lí 12, NXB Giáo dục.
5. PGS.Nguyễn Đức Thâm, TS.Nguyễn Ngọc Hưng, TS.Phạm Xuân Quế

(2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐH Sư phạm
6. Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí, NXB
Giáo dục.
7. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục, NXB ĐH Sư phạm.
8. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục Việt Nam.

14


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:

Phạm Văn Tiến

Chức vụ và đơn vị công tác: TPCM - Trường THPT Lang Chánh

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng phương pháp suy


Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

ngược trong việc giải bài tập
Sở

vật lý

GD và ĐT

C

2009 - 2010

C

2010 - 2011

( Vật lý 10- Cơ bản - tại

trường THPT Lang Chánh)
2.

Một phương pháp thống nhất
các phương trình phức tạp
phần ghép dụng cụ, mạch, hệ

Sở

dao động thành một phương

GD và ĐT

trình đơn giản, nhằm nâng
cao hiệu quả làm trắc nghiệm
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

15



×