Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.03 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
1.  Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của  
khoa học và công nghệ trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp GD ­  
ĐT. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có nền giáo dục tiên 
tiến để đào tạo những con người có đức, có tài, có bản lĩnh, có sự  năng động 
và sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ­ xã hội của đất nước. Đảng và  
Nhà nước ta luôn xác định GD – ĐT là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc 
đẩy xây dựng thành công chủ  nghĩa xã hội  ở  nước ta.   Trong Thông báo kết 
luận của Bộ Chính trị số 242­TB/TW ngày 15 tháng 4 năm 2009 đã khẳng định: 
“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ  bản lối truyền thụ 
một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời 
gian giảng lý thuyết tăng cường thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, sinh  
viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên 
cứu khoa học, sản xuất và đời sống”. Luật giáo dục năm 2005 (Điều 5) khi nêu 
về phương pháp giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính 
tích cực, tự  giác, chủ  động, tư  duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho  
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí  
vươn lên”. Như vậy, để  thực hiện chiến lược phát triển giáo dục thì đổi mới 
giáo dục  là một yêu cầu tất yếu đang đặt ra với tất cả các ngành học, cấp học 
của hệ thống giáo dục  ở nước ta hiện nay.
Trong nội dung và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng tích cực hoá hoạt động của dạy và học thì phương pháp kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập của sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng, bỏi vì nó 
là khâu cuối cùng không những đánh giá độ  tin cậy kết quả  học tập của quá  
trình dạy và học mà còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với  
quá trình đào tạo.
Vì vậy, thực hiện việc chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo do Đảng 
1



và Nhà nước tiến hành, Trường Chính trị  tỉnh Sơn La đã thường xuyên tiến 
hành đổi mới phương pháp dạy học đối với tất các các môn học và đã thu  
được những kết quả nhất định. Nhưng đối với phương pháp kiểm tra, đánh giá  
mặc dù là rất quan trọng, bởi nó là khâu cuối cùng của một chu trình dạy học  
khép kín, kiểm tra, đánh giá đóng vai trò kiểm chứng kết quả của sự  đổi mới 
nội dung, phương pháp dạy học theo mục tiêu đã đề ra trong những thời điểm 
học tập nhất định, đồng thời giúp cho việc định hướng, điều chỉnh kế  hoạch  
dạy học tiếp theo phù hợp và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đổi mới là phương 
pháp kiểm tra, đánh giá trong ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La lại chưa được coi 
trọng đúng mức trong đó đặc biệt là phương pháp kiểm tra, đánh giá môn kinh  
tế chính trị Mác ­ Lênin, chính điều này đã làm cho việc dạy học kinh tế chính 
trị Mác – Lênin chưa đạt kết quả cao. 
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên và từ  yêu cầu của việc  
đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi chọn vấn đề:  “Đổi mới phương  
pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị Mác – Lênin  
ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của 
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phương pháp kiểm tra, đánh giá các môn học nói chung và môn Kinh tế 
chính trị Mác ­ Lênin nói riêng đã sớm có nhiều các tác giả nghiên cứu và đã có 
những công trình nghiên cứu có giá trị. Tiêu biểu như:
Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài viết “Một số vấn đề  đánh giá, kiểm tra  
tri thức học sinh” đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản của kiểm tra, đánh  
giá tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo của học sinh, đã xác định rõ vị  trí, chức năng và  
các quan điểm về kiểm tra. 
Tác giả  Hà Thị  Đức với:  “Cơ  sở  lý luận thực tiễn và hệ  thống biện  
pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức của  
sinh viên sư  phạm” đã đưa ra nhận định: đánh giá dựa trên đơn vị  tri thức là  
2



một phương pháp đánh giá khách quan nhất, trong tương lai đơn vị  tri thức  
phải là chuẩn để giáo viên dựa vào đó mà “cân, đong, đo, đếm” trình độ, mức 
độ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Tác giả Trang Thị Lân trong cuốn: “Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập” đã 
viết: “Trong lý luận dạy học kiểm tra là một giai đoạn kết thúc của một quá trình  dạy 
học... Đánh giá trong quá trình dạy học là một vấn đề phức tạp, luôn chứa đựng 
nguy cơ không chính xác, dễ sai lầm. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học đòi 
hỏi phải đổi mới kiểm, tra đánh giá”.
Tác giả  Trần Thị  Tuyết Oanh trong cuốn:   “Đánh giá và đo lường kết  
quả  học tập” đã viết: “bất cứ  một quá trình nào, lĩnh vực nào mà con người  
tham gia vào cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định. Muốn biết những  
biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thì cần phải đánh giá”
Tác giả  Trần Bá Hoành trong cuốn:   “Đổi mới phương pháp dạy học,  
chương trình và sách giáo khoa”  đã viết: “lần đầu tiên trong lịch sử  Đảng 
cộng sản Việt Nam, Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khóa  
VII (Tháng 1/ 1993) đã ra một nghị quyết riêng về giáo dục: “tiếp tục đổi mới 
sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo”, với 4 quan điểm chỉ đạo trong đó quan điểm 
thứ  nhất ghi rõ: “cùng với khoa học và công nghệ  GD ­ ĐT đã được Đại hội  
VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều  
kiện cơ  bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế  ­ xã hội, xây 
dựng và bảo vệ  đất nước. Phải coi đầu tư  cho giáo dục là một hướng chính 
của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực  
sự phát triển kinh tế­ xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các  
tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự  quản lí 
của Nhà nước”.
Nhìn chung, các tác giả  đã thẳng thắn phê phán một cách nghiêm khắc 
các yếu tố  tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá tri thức, đặc biệt là những biểu 
hiện vi phạm tính khách quan. Đồng thời, các tác giả  cũng chỉ  ra một số  vấn  
3



đề  cần điều chỉnh, đổi mới có tính chất định hướng cho công tác kiểm tra,  
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Đối với môn Kinh tế chính trị đã có một số  tác giả đề cập đến đổi mới 
kiểm tra, đánh giá kết quả  học tập của học sinh đăng trên các tạp chí chuyên  
ngành, các vấn đề khoa học. Tuy nhiên, các bài viết này chưa nhiều, vẫn nằm  
trong một phạm vi nhỏ, mang tính lý thuyết, chưa bàn tới việc đổi mới trong 
phần cụ thể, từng khâu của quá trình kiểm tra đánh giá.
Nói tóm lại, các chương trình nghiên cứu, các bài viết đã trình bày những 
lý luận cơ bản về kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, đã 
phân tích khá sâu sắc ý nghĩa, vị trí, chức năng và các quan điểm kiểm tra đánh  
giá tri thức của học sinh với góc độ lý luận dạy học hiện đại. Đã đề  xuất đổi 
mới kiểm tra, đánh giá thông qua nội dung kiểm tra, các hình thức tổ  chức và  
phương pháp kiểm tra, đánh giá... xem kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt 
cuối cùng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Những lý luận trên là  
cơ  sở  quý báu để  chúng tôi nghiên cứu đề  tài đổi mới phương pháp kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị 
tỉnh Sơn La.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu lí luận và thực tiễn của phương pháp kiểm tra, 
đánh giá kết quả học tập môn kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị 
tỉnh Sơn La. Trên cơ  sở  đó đề  tài nghiên cứu, đề  xuất hướng đổi mới nhằm  
mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
môn kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La . Từ đó, góp 
phần đổi mới phương pháp dạy học ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm 
vụ sau:

4


­ Hệ thống những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
­ Khảo sát thực trạng việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kinh 
tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
­ Xác lập quy trình đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá dạy học môn 
Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
 ­ Đề  xuất một số  kiến nghị nhằm nâng cao việc kiểm tra, đánh giá dạy  
học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kinh tế chính 
trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá  kết quả  học tập môn Kinh tế 
chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
­ Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu  sự  đổi mới kiểm tra, đánh giá 
của các bài kiểm tra điều kiện và bài kiểm tra kết thúc môn học và  thông qua 
thực nghiệm sư  phạm để  rút ra quy trình, biện pháp trong  đổi mới kiểm tra, 
đánh giá môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở 
­ Thời gian bắt đầu từ tháng 12 năm 2012 đến tháng  9 năm 2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
­ Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ 
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng ta về giáo  
dục và đào tạo.
­ Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp: phân tích ­ tổng hợp,  
hệ thống ­ cấu trúc, so sánh ­ đối chiếu, lôgíc ­ lịch sử, v.v..
6. Ý nghĩa của đề tài


5


­ Đề  tài góp phần làm sảng tỏ  thêm vấn đề  đổi mới phương pháp dạy 
học nói chung và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nói riêng trong dạy 
học môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
­ Kết quả  nghiên cứu của đề  tài có thể  làm tài liệu tham khảo trong  
nghiên cứu và giảng dạy các môn Lý luận chính trị  ở các trường đại học, cao  
đẳng và các trường chính trị.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 
với 9 tiết.

Chương 1

Cơ sở lý luận và thực trạng của phương pháp kiểm tra, đánh 
giá kết quả học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở 
Trường Chính trị tỉnh Sơn La
1.1. Cơ  sở  lí luận  của phương pháp kiểm tra, đánh giá phương pháp  
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở 
Trường Chính trị tỉnh Sơn La
1.1.1. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
1.1.2. Kiểm tra, đánh giá trong học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin 
1.1.3. Vai trò của kiểm tra, đánh giá học tập  môn Kinh tế  chính trị   ở  Trường 
Chính trị tỉnh Sơn La
1.2.   Thực   trạng   kiểm   tra,   đánh   giá   học   tập  môn   Kinh   tế   chính   trị   ở 
Trường Chính trị tỉnh Sơn La

6



1.2.1. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học  môn Kinh tế chính trị 
ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La
1.2.3. Vị trí và vai trò của môn Kinh tế chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La
1.2.4. Những hướng đổi mới cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá dạy học  môn 
Kinh tế chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La
Chương 2
Thực nghiệm đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La
2.1. Kế hoạch thực nghiệm
2.1.1. Mục đích thực nghiệm
2.1.2. Nội dung thực nghiệm
2.1.3. Đối tượng thực nghiệm
2.1.4. Cách thức tổ chức thực nghiệm
2.2. Tiến hành thực nghiệm
2.2.1. Sự  phối hợp giáo viên trường THPT Chiềng Sinh chọn thực nghiệm,  
tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch
2.2.2. Các đề bài và đáp án
2.3. Thu thập thông tin
2.4. Phân tích kết quả thu được so sánh, phân tích rút ra kết luận
2.4.1. Kết quả thực nghiệm
2.4.2. So sánh kết quả  thực nghiệm các bài kiểm tra theo hướng đổi mới và  
kết quả kiểm tra thông thường
Chương 3

Quy trình và điều kiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường 
Chính trị tỉnh Sơn La
3.1. Quy trình xây dựng đề kiểm tra
7



3.1.1. Xác định nội dung và mục tiêu kiểm tra
3.1.2. Thiết kế câu hỏi kiểm tra
3.1.3. Xây dựng đáp án và biểu điểm
3.1.4. Xây dựng các câu hỏi, đề kiểm tra, đánh giá dạy học môn Kinh tế chính 
trị Mác – Lênin dưới dạng tự luận
3.2. Điều kiện việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh dạy môn dạy học  
môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Chính trị tỉnh Sơn La.
3.3.1. Về tổ chức và cơ chế đảm bảo
3.3.2. Về cơ sở vật chất
3.3.3. Về giảng viên và học viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tích tự học, tính sáng tạo của học sinh  
trong quá trình dạy học, Bộ GD ­ ĐT, vụ giáo dục.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giáo trình Kinh tê chính trị  Mác­Lênin, NXB Chính 
trị quốc gia, 2006.
3. Nguyễn Hữu Châu, (2004), Những vấn đề cơ  bản về chương trình và quá  
trình dạy học, Nxb giáo dục.
4. Vương Tất  Đạt (2007),  Phương pháp giảng dạy môn GDCD  ở  trường 
THPT, Nxb Hà Nội.
5. Phan Ngọc Đăng, (2002),  Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà  
trường, Nxb Đại học Sư phạm.
6. Hà Thị  Đức (2002), Cơ  sở  lý luận và thực tiễn đảm bảo tính khách quan  
trong quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức của học sinh, Nxb Hà Nội.
7. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, Nxb chính trị 
quốc gia

8



8. Lê Thị  Lệ  Hoa, Phương pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn  
Chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp, 
Luận văn Thạc sỹ khoa học giáo dục, 2007.
9. Trần Bá Hoành (2007),  Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và 
sách giáo khoa, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
10. I. F. KhaLaMôp (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào? 
Nxb giáo dục
11. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, 
Nxb chính trị quốc gia.
12. Trang Thị Lân (2002), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Nxb Giáo dục.
13. Trần Thị Tuyết Oanh (2007),  Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb 
Đại học sư phạm Hà Nội
14. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII  (1996), Nxb Chính trị quốc 
gia.
15. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X  (2006), Nxb Chính trị quốc gia.

9



×