Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã hưng long, huyện ninh giang, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.93 KB, 110 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan trong khóa luận của tôi có sử dụng các thông tin từ
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin trích dẫn sử dụng đều được tôi
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Bùi Mạnh Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu
nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa KT&PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình rèn
luyện và học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của cô giáo
Bùi Thị Khánh Hòa, cùng toàn thể Quý thầy cô giáo trong Khoa KT&PTNT
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các bác, các anh (chị) trong ủy ban
nhân dân xã Hưng Long và các hộ nông dân ở xã Hưng Long, huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công
việc trong thời thực tập tại xã.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi cả về mặt vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này.
Hà nội, ngày tháng năm 20
Sinh viên


Bùi Mạnh Hà

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đối với sản suất nông nghiệp, đất đai là môi trường sống của các loại
cây trồng, vật nuôi, là tư liệu sản suất duy nhất không thể thay thế. Ngày nay
khi mà tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cộng
thêm việc khai thác và sử dung không hợp lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường, thoái hóa đất làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp vốn đã hạn
chế lại ngày càng bị thu hẹp hơn. Do vậy việc đánh giá đúng thực trạng của
việc sử dụng đất để sử dụng đất một cách có hiệu quả đã trở nên hết sức quan
trọng, không chỉ ở hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai.
Trước tình hình đó, trong bài khóa luận tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng
Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long. Để từ những thực trạng đó, tiến hành
phân tích đánh giá về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã. Qua
các kết quả mà quá trình phân tích đánh giá đạt được, đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long,
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Hưng Long là một xã nằm ven bờ sông Luộc thuộc hệ thống sông
Hồng, với vị trí thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, thông tin mua bán, điều
kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Xã Hưng Long có dân
số đông và nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ dân trí chưa caogây nên
một số khó khăn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật.Hoạt động sản xuất của
người dân trong xã chủ yếu đến từ nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã đang có xu hướng phát triển

nhanh.Để thực hiện được các mục tiêu trên, tôi sử dụng các phương pháp
nghiên như là chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu, phân tích kinh

iii


tếvà chuyên gia chuyên khảo. Phương pháp thu thập thông tin như thu thập số
liệu đã công bố và thu thập số liệu mới thông qua phương pháp khảo sát
nhanh có sự tham gia (PRA). Phương pháp xử lý thông tin qua Excel, các
phương pháp phân tích định tính.
Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếutrên địa bàn xã Hưng
Long như:2 lúa, 2 lúa 1 màu,2 màu.Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã, chúng tôi đánh giá qua hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả môi trường.
Hiệu quả kinh tế được chúng tôi nhận định trên từng loại cây trồng và
từng loại hình sử dụng đất. Qua đó, tôi thấy được cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế lớn nhất là cây Dưa chuột, loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất là 1 lúa mùa- dưa lê- dưa chuột.Hiệu quả xã hội được xét cho
các loại hình sử dụng đất về mức độ thu hút lao động, giải quyết viêc làm, giá
trị ngày công lao động, mức độ phù hợp năng lực sản xuất và đảm bảo an ninh
lương thực. Dựa trên các chỉ tiêu trên thì cây lúa và loại hình kết hợp giữa 2
vụ lúa và 1 vụ màu là mang lại hiệu quả xã hội hơn cả.Hiệu quả môi trường
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đề cập tới một số
chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất mang tính
chất chủ quan dựa vào đánh giá của bản thân trong quá trình điều tra.Qua đó
mô hình chuyên lúa là mang lại hiệu quả môi trường cao nhất còn cây dưa
chuột và loại hình 1 lúa mùa – dưa lê – dưa chuột là loại hình kém hiệu quả
môi trường nhất.
Sau quá trình nghiên cứutôi đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long như các giải pháp về cơ chế

chính sách, về cơ sở hạ tầng, vốn, thị trường, khoa học kỹ thuật, nhân lực.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN...............................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................xx
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ......................................................................xxii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................xxiii
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...........................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................3
PHẦN II...........................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI XÃ HƯNG LONG, HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI
DƯƠNG............................................................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...................................4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản.........................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm về đất đai.............................................................................4
2.1.1.3 Khái niệm về sử dụng đất.....................................................................5
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
và đất đai trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.

Mục tiêu của con người là sử dụng đất đai khoa học và hợp lý. Căn cứ vào
quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và

v


bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử
dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất
nhằm đạt tới hiệu quả sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất
thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản
xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần
căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của của sức
sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía
cạnh sau:............................................................................................................5
2.1.2 Phân loại đất nông nghiệp.......................................................................6
2.1.3 Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp...................................7
2.1.4 Cơ sở lý luận về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............9
2.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp...9
b. Hiệu quả xã hội................................................................................16
c. Hiệu quả môi trường........................................................................17
2.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp18
2.1.6 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp...................................................24
2.2 Cơ sở thực tiễn..........................................................................................25
2.2.1Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới.....................................25
2.2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới................................25
2.2.1.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam..............................................28
2.2.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam.................................28
PHẦN III........................................................................................................31
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP.....................31
NGHIÊN CỨU...............................................................................................31

3.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.............................................................31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................31
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo, tài nguyên khoáng sản..........................................31
3.1.1.3 Điều kiện khí hậu...............................................................................32

vi


3.1.1.4 Chế độ thủy văn, nguồn nước.............................................................33
3.1.1.5 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Hưng Long, huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương....................................................................................33
3.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội.....................................................................34
3.1.2.1 Tài nguyên đất....................................................................................34
3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động.............................................................34
Xã Hưng Long là xã có đông dân số, lao động trong độ tuổi lao động là khá
cao, tuy nhiên vì là xã thuần nông nên phần lớn đại đa số người dân làm nông
nghiệp, ngành nghề khác rất ít, nhân dân cần cù lao động sản xuất, hăng say
trong lao động..................................................................................................34
Chủ yếu làm nông theo kinh nghiệm, phần lớn lao động trong xã chưa qua
đào tạo nên việc áp dụng các ứng dụng về tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất còn hạn chế, việc này cũng ảnh hưởng tới việc phát triển những ngành
nghề khác. Mặt khác, lượng lao động nhàn rỗi là không nhỏ vào lúc nông
nhàn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của xã. Tình hình lao động
của xã qua các năm 2011-2013 được thể hiện qua bảng 3.1...........................34
Dân số xã Hưng Long đến năm 2013 là 4269 người với tổng số hộ là 1217
hộ, mật độ dân số đạt 1041 người/km², tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,45%.
Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 2690 người chiếm 63,01% trong
tổng dân số. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1725 chiếm
64,12% trong tổng số lao động........................................................................34
Lao động của xã Hưng Long tương đối dồi dào tuy nhiên lượng lao động

trong nông nghiệp còn chiếm đa số, nguyên nhân là do trình độ chưa cao. Như
vậy, cần phải có các giải pháp giải quyết việc làm cho người dân trong xã.
Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp hợp lý để tăng cường trình độ cho
người lao động, từ đó phát triển các ngành nghề đòi hỏi trình độ cao nhằm
nâng cao thu nhập cho người dân....................................................................35
(Nguồn: UBND xã Hưng Long).....................................................................36

vii


3.1.2.3 Tài nguyên nhân văn..........................................................................37
3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng của xã Hưng Long.......................................................37
3.1.2.5 Tình hình phát triển kinh tế của xã Hưng Long.................................39
a. Tình hình chung..........................................................................................39
Xã Hưng Long là một xã có diện tích tương đối rộng lớn, xã có 1 HTX DV
NN với 3 thôn, nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp ngoài ra còn một số
ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại
nông thôn. Tình hình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như thiên tai, giá cả thị
trường không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của
người dân trong xã...........................................................................................39
Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn xã đang có xu hướng tăng. Tổng giá
trị sản xuất tăng qua các năm, năm 2012 tổng giá trị sản xuất là57512,99 triệu
đồng tăng so với năm 2011 là 7,97%, năm 2013 tổng giá trị sản xuất là
61892,58 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 7,61%. Cụ thể được thể hiện qua
bảng 3.6...........................................................................................................39
(Nguồn: UBND xã Hưng Long).....................................................................40
Giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp có tốc độ phát triển
bình quân các năm 2011 – 2013 là4,45% (chủ yếu là nông nghiệp). Trong
những năm gần đây, do diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do
chuyển sang dùng cho một số mục đích khác như đất ở, đất chuyên dùng,…

nhưng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn tăng là do có sự cố gắng của
các cấp, các ngành và nhân dân trong xã nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đưa một số loại cây trồng có giá trị cao vào trong sản xuất..................40
Công nghiệp- xây dựng cơ bản đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng giá trị
năm 2013 đạt 13211,06 triệu đồngtăng 16,89% so với năm 2012. Đây là
những con số đáng ghi nhận đối với nỗ lực của cũng như chính quyền địa
phương cùng nhân dân trong xã......................................................................40

viii


Những năm gần đây chính quyền xã đã tận dụng được thế mạnh về du lịch
trên địa bàn để phát triển kinh tế khiến cho ngành thương mại - dịch vụ có tốc
độ phát triển giữa năm 2013 với năm 2012 là 8,91%......................................40
Nhìn tổng thể, các lĩnh vực ngành nghề của xã đều phát triển với tốc độ khá,
tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn nhờ các
chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh
nghề thủ công, làng nghề phát triển du lịch khu di tích lịch sử. Đó đang là một
thế mạnh được nhân dân tận dụng một cách hiệu quả để tăng mức sống hiện
tại.....................................................................................................................41
So với mặt băng chung thu nhập của cả nước thì mức thu nhập của người dân
trên địa bàn xã Hưng Long là khá và đang được cải thiện qua các năm trở lại
đây nhờ vào các mô hình kinh tế mang lại. Cụ thể tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân hàng năm của người dân trong xã đạt9,46% trong giai đoạn 2011 2013.................................................................................................................41
Xét về cơ cấu, các ngành kinh tế của xã đang dần theo hướng Nông – CôngDịch vụ, đó cũng là xu thế chung của cả nước khi tăng dần tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trong đó, ngành công
nghiệp – xây dựng chiếm 18,56% năm 2011 đã tăng lên 21,35% năm
2013.Tiếp theo đó, ngành dịch vụ cũng tăng từ 26,97% năm 2011 lên 27,52%
năm 2013. Ngành nông nghiệp lại đang giảm tỷ trọng với mức giảm từ
54,47% năm 2011 xuống còn 51,14% năm 2013. Cơ cấu ngành kinh tế của xã

Hưng Long được thể hiện qua bảng 3.7 sau đây.............................................41
(Nguồn: UBND xã Hưng Long).....................................................................41
Cơ cấu các ngành kinh tế trong xã đang có xu hướng tăng nông nghiệp, dịch
vụ và giảm ngành công nghiệp – xây dựng . Giá trị sản xuất tăng cũng như tỷ
trọng của nhóm nông – lâm - ngư nghiệp tăng nhưng không mạnh mẽ. Bên
cạnh sự giảm tỷ trọng của nhóm công nghiệp xây dựng là sự tăng mạnh mẽ

ix


của nhóm ngành dịch vụ. Đây là kết quả của chính sách phát triển hợp lý mà
chính quyền địa phương đưa ra theo xu thế chung của đất nước....................41
Qua các chỉ tiêu phát triển cho thấy kinh tế của xã Hưng Long liên tục tăng
qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của xã tương đối cao và sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của xã theo chiều ngày càng phát triển theo hướng CNH-HĐH.
Nhìn chung, tình hình kinh tế trên địa bàn xã Hưng Long đang ngày càng phát
triển, đời sống nhân dân đang từng bước được cải thiện, tình hình an ninh
chính trị cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, tình hình phát triển trong những năm
trước mắt của xã cần sự nỗ lực hơn nữa của nhân dân trong xã và chính quyền
địa phương.......................................................................................................42
b. Tình hình ngành nông nghiệp.....................................................................42
3.1.2.6 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế – xã hội của xã Hưng Long.....44
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................45
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra...................45
3.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................45
Xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là một xã nông nghiệp
điển hình. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đang có ảnh hưởng rất lớn
tới việc sản xuất nông nghiệp. Do vậy, xã Hưng Long rất thích hợp cho mục
tiêu của đề tài nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành
chọn điểm nghiên cứu là các thôn trên địa bàn xã Hưng Long gồm 3 thôn:...45

Hào Khê với vị trí trung tâm của xã, có địa hình tương đối phù hợp với cây
lúa nước và các cây ngắn ngày........................................................................45
Hán Lý với địa hình cao hơn so với hai thôn còn lại, đất đai phù hợp với các
loại cây rau và cây xen canh ngắn ngày..........................................................45
Trại Hào là thôn có địa hình thấp nhất so với hai thôn còn lại, đất phù sa là
chủ yếu do phần lớn diện tích trải dài theo sông Luộc. Do địa hình thấp nên
đất nông nghiệp của thôn phù hợp cho canh tác theo hình thức chuyên lúa.. .45
3.2.1.2 Chọn mẫu điều tra..............................................................................45

x


Chọn mẫu khảo sát điều tra dựa vào đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, mỗi
thôn đều có diện tích canh tác đất nông nghiệp khác nhau. Với số hộ tiến hành
phỏng vấn là 62 hộ: thôn Hán Lý 11 hộ, thôn Hào Khê 42 hộ, thôn Trại Hào 9
hộ.....................................................................................................................45
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin............................................................45
3.2.2.1 Thu thập thông tin số liệu sơ cấp........................................................45
3.2.2.2Thu thập số liệu thứ cấp......................................................................46
Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như:Báo cáo kinh tế xã
hội của xã Hưng Long; Báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình kinh tế xã hội
của xã Hưng Long.Ngoài ra, còn thu thập thông tin, số liệu từ các công trình
khoa học và các nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất của huyện
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: Báo, tạp chí, Internet….46
3.2.3 Các phương pháp khác..........................................................................46
3.2.3.1 Phương pháp nghiên cứu kinh tế........................................................46
Trong quá quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh
giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về
chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu
chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp là

mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có
hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối
lượng nông sản nhất định................................................................................46
Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...............................47
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nói chung, hiệu quả kinh tế sử
dụng đất nông nghiệp nói riêng phải đáp ứng yêu cầu sau:............................47
+ Đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền
kinh tế quốc dân và ngành sản xuất nông nghiệp............................................47
+ Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống tức là có cả chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu
bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu phụ…........................................................47

xi


+ Đảm bảo tính khoa học đơn giản và tính khả thi........................................47
+ Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nền lúa nước ở nước ta,
đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ kinh tế, nhất là những
sản phẩm có khả năng xuất khẩu.....................................................................47
+ Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường mức độ ứng dụng các
tiến bộ sản xuất................................................................................................47
3.2.3.2 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo và phương pháp dự báo dự tính
.........................................................................................................................47
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................48
3.3.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp..............................................................................................................48
3.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................48
+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được
tạo ra trong một thời gian nhất định - thường là 1 năm. Trong sản xuất của
nông hộ, giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, phụ sản xuất ra
trong năm.........................................................................................................49

+ Chi phí trung gian (IC) là tòan bộ các khoản chi phí thường xuyên về vật
chất (không kể khấu hao) và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra
sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian
bao gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ làm đất, thủy lợi,
bảo vệ thực vật.................................................................................................49
+ Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành
(hộ, cây trồng…) sáng tạo ra trong 1 năm hay 1 chu kỳ sản xuất. Trong nền
kinh tế thị trường, người ta rất quan tâm đến giá trị gia tăng, nó phản ánh trình
độ đầu tư chi phí vật chất, lao động và khả năng tổ chức quản lý của chủ thể
sản xuất. Tuy vậy, đối với nông hộ việc tính giá trị gia tăng là khó xác định. 49
PHẦNIV: KẾTQUẢNGHIÊNCỨUVÀTHẢOLUẬN...................................51
4.1Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long...............51

xii


4.1.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Hưng Long............................................51
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hưng Long.......................................52
4.1.2 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở xã Hưng Long..........................53
Xã Hưng Long là một xã nông thôn có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp,
người dân có thu nhập phần lớn dựa trên việc sử dụng đất nông nghiệp. Vì
vậy việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả kết hợp với các biện pháp
bảo vệ đất là rất quan trọng nhằm duy trì đất sản xuất cho tương lai..............53
Biểu đồ 4.2 Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp xã Hưng Longnăm 2013......53
Từ biểu đồ ta thấy đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được sử dụng để
trồng cây hàng năm với diện tích 223,96 ha chiếm tỉ trọng 87,05 % trong diện
tích đất nông nghiệp, nhưng cơ cấu không đa dạng mà chủ yếu là đất chuyên
trồng lúa nước với diện tích 219,68 ha chiếm tỉ trọng 85,38 % trong diện tích
trồng cây hàng năm. Còn lại, các loại cây trồng hàng năm khác như ngô, dưa
lê, dưa chuột chỉ có 4,28 ha chiếm tỉ trọng 1,67 % trong diện tích trồng cây

hàng năm.........................................................................................................54
Trong quỹ đất nông nghiệp, diện tích trồng cây lâu năm là 6,57 ha, chiếm tỉ
trọng 2,55% trong diện tích đất nông nghiệp. Còn lại, diện tích nuôi trồng
thủy sản là 26,7 ha, chiếm tỉ trọng 10,4 % trong diện tích đất nông nghiệp.
Điều này cho thấy, cây lúa là cây trồng hàng năm phổ biến nhất trong số các
loại cây trồng hàng năm khác của xã Hưng Long...........................................54
Trong điều kiện vốn và kỹ thuật của nông dân còn hạn chế thì việc trồng cây
hàng năm là một hướng đi đúng vì người dân có kinh nghiệm sản xuất, chi phí
đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, một cơ cấu cây trồng
nghèo nàn sẽ làm gia tăng rủi ro trong thu nhập của người dân khi xảy ra thiên
tai như hạn hán và lũ lụt..................................................................................54
Bảng 4.2Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Hưng Longgiai
đoạn 2011-2013...............................................................................................54

xiii


4.1.3 Mô tả các loại hình và kiểu sử dụng đất nông nghiệp phổ biến của xã
Hưng Long.......................................................................................................55
Các loại hình sử dụng đất của xã Hưng Long................................................55
Bảng 4.3Các loại hình sử dụng đất (LUT) chính của xã Hưng Long năm 2013
.........................................................................................................................56
Mô tả các loại hình sử dụng đất của xã Hưng Long.......................................56
4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long 58
4.2.1Đánh giá hiệu quả kinh tế.......................................................................58
4.2.1.1 Hiệu quả của cácloại cây trồng nông nghiệp chính (Tính trên 1
sào/vụ, 1 sào = 360 m²)...................................................................................58
Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa...................................................................58
Xã Hưng Long là một xã nông nghiệp điển hình với lúa là cây trồng hàng
năm chính mang lại hiệu quả kinh tế chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông

nghiệp. Hiệu quả kinh tế của 2 vụ lúa chính được thể hiện qua bảng 4.5.......58
Lúa mùa thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ
105 – 120 ngày chủ yếu là BC15, RVT,… Do đó chất lượng sản phẩm của lúa
vụ mùa thường cao hơn và thường ít chịu những rủi ro về tự nhiên mang lại
nên giá trị sản xuất của lúa mùa đạt cao hơn so với lúa đông xuân. Giá trị sản
xuất của lúa mùa đạt 1,368 triệu đồng, giá trị thu nhập thuần đạt 598 nghìn
đồng đồng........................................................................................................58
Lúa đông xuân phải làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động.
Đầu vào giứa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải
chọn giống có khả năng chịu rétnhư Q5, QR21, P6…Với các giống này thì
lúa đông xuân đạt giá trị sản xuất là 1,134 triệu đồng, giá trị thu nhập thuầnlà
484 nghìn đồng................................................................................................58
Hiệu quả kinh tế của các cây trồng xen vụ.....................................................58
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, các hộ trên địa bàn xã Hưng Long đã đưa vào
khai thác một số cây trồng xen vụ dưới sự hướng dẫn của chính quyền địa

xiv


phương. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng màu chủ yếu trên địa bàn xã
được thể hiện rõ qua bảng 4.4.........................................................................58
Các loại cây xen canh chủ yếuthường được người dân trong xã gieo trồng là
các loại cây ngắn ngày như dưa lê, dưa chuột, khoai lang. Ta thấy giá trị sản
xuất cao nhất là dưa lê đạt 5,59 triệu đồng, thu nhập thuần đạt 3,79 triệu đồng.
Khoai langlà cây xen canh ngắn ngày có giá trị sản xuất thấp nhất là 2,6 triệu
đồng, thu nhập thuần là 1,62 triệu đồng..........................................................59
Tuy nhiên, xét về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đồng vốn thì dưa chuột lại là cây
đạt giá trị cao nhất trong các loại cây xen vụ là 4,46 lần. Dưa chuột thường
cho sản lượng thu hoạch cao hơn so với dưa lê trong cùng một vụ tuy nhiên
do giá dưa lê cao hơn nên mang lại hiệu quả hơn.Hiệu quả sử dụng đồng vốn

thấp nhất là cây ngô chỉ đạt 2,41 lần...............................................................59
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của xã Hưng Long
năm 2013.........................................................................................................60
(Tính trên 1 sào/vụ, 1 sào = 360 m²)..............................................................60
4.2.1.2 Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính
trên địa bàn xã Hưng Long (Tính trên 1 sào/năm, 1 sào =360 m²).................61
Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả kinh tế đó là loại cây và giống cây trồng
trên các loại đất. Kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử
dụng đất (LUT) chính tại xã Hưng Long được thể hiện trong bảng 4.5 dưới
đây...................................................................................................................61
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh củacác loại hình sử dụng đất chính xã Hưng Long
năm 2013.........................................................................................................62
(Tính trên 1 sào/năm, 1 sào = 360 m²)...........................................................62
4.2.2 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội...........................................................64
.........................................................................................................................65
Biểu đồ 4.3 Các chỉ số về hiệu quả xã hội của một số LUT chính trên địa bàn
xã Hưng Long(Tính trên 1 sào/năm, 1 sào = 360 m²).....................................65

xv


Biểu đồ 4.4 Mức độ sử dụng lao động của các LUT trên địa bàn xã Hưng
Long(Tính trên 1 sào/năm, 1 sào = 360 m²)....................................................66
4.2.3 Đánh giá hiệu quả môi trường...............................................................67
Bảng 4.6Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên địa bàn xã Hưng
Long.................................................................................................................69
Qua quá trình điều tra tôi thấy quỹ đất nông nghiệp của xã Hưng Long là
tương đối lớn. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã đưa vào sử dụng
hết, không có diện tích nào bị bỏ trống. Từ các kết quả ở phần trên về hiệu
quả của các loại hình sử dụng đất ta có thể thấy:............................................70

Loại hình sử dụng đất chuyên lúa là loại hình sử dụng đất chủ yếu tại xã
Hưng Long, được người dân chấp nhận do nó đảm bảo được vấn đề lương
thực, yêu cầu về lao động không đòi hỏi trình độ cao.....................................70
Loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu được sử dụng phổ biến nhất trên địa bàn
xã Hưng Long. Loại hình này có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện
đất đai, cơ sở hạ tầng, gia tăng sản phẩm và khai thác tốt tiềm năng lao động.
.........................................................................................................................70
Loại hình sử dụng đất 1 lúa – 2 màu mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giải
quyết được vấn đề thu hút lao động và thu nhập của người dân. Tuy nhiên,
loại hình này gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường...................................70
Trong thời gian vừa qua, chính quyền xã đã kết hợp cùng bà con nông dân
trong xã thực hiện tốt việc khai thác quỹ đất này để sử dụng một cách hiệu
quả. Có sự chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng hợp lý, mở rộng quy mô sản
xuất, tích cực thâm canh tăng vụ làm cho hệ số sử dụng đất tăng lên hàng
năm, năng suất và sản lượng cây trồng luôn có sự tương đồng giữa các vụ
gieo trồng, năm sau cao hơn năm trước. Từ đó đã giúp người nông dân tăng
thu nhập trong việc canh tác đât nông nghiệp.................................................70
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương................................71

xvi


4.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên................................................................71
Như vậy, các điều kiện về kinh tế xã hội đã gây ra những ảnh hưởng không
nhỏ tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long. Những ảnh hưởng
tích cực mà nó mang lại đã giúp thúc đẩy hiệu quả sản xuất nông nghiệp lên
cao...................................................................................................................74
4.4 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp....74
4.4.1 Quan điểm khai thác sử dụng đất..........................................................74

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đang được tiến hành một cách
khẩn trương, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ diễn ra nhanh hơn bao
giờ hết, do đó diện tích đất dành cho nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp với
tốc độ nhanh. Chính vì vậy, việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi cần được xác
định rõ những quan điểm như sau:..................................................................74
Sử dụng đất đai phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất,
đây là biện pháp quan trọng để thực hiện Luật đất đai và các chính sách của
Nhà nước về đất đai nhằm hạn chế tình hình sử dụng đất không đúng mục
đích, lãng phí đất. Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý quan trọng
trong việc tổ chức sử dụng đất của từng ngành và từng địa phương...............74
Sử dụng đất đai phải đạt được hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường. Sử dụng
tối đa diện tích đất hiện có, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, tạo
công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, xóa đói giảm nghèo,
bảo vệ, cải tạo đất, tăng diện tích che phủ.......................................................74
Sử dụng đất phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung chỉ đạo
khai thác thế mạnh của xã và huyện trong phát triển kinh tế là quy hoạch các
trung tâm kinh tế, xác định các tiềm năng về đất đai, nguồn khoáng sản… tiếp
tục phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, gắn liền
với phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, quan điểm khai thác và sử dụng đất nông

xvii


lâm ngư nghiệp phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, sản xuất nông lâm ngư nghiệp nói riêng cho từng vùng cụ thể...........74
Sử dụng đất nông lâm ngư nghiệp phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển
đầu tư theo hướng thâm canh, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ
vào trong sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản

xuất hàng hóa nhằm tạo sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị
trường..............................................................................................................75
Phương hướng sản xuất phải dựa trên cơ sỏ kinh tế nông hộ và nông trại là
con đường cơ bản và lâu dài, nhằm khuyến khích các hộ nông dân khai thác
tối đa tiềm năng đất đai, lao động, vốn của chính họ.Sử dụng các loại phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa
tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm môi trường. Trong quá
trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ môi trường nói chung và
môi trường đất nói riêng..................................................................................75
4.4.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiêp...................................................75
4.4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã
Hưng Long.......................................................................................................76
4.4.3.1 Nhóm giải pháp chung.......................................................................77
4.4.3.2 Nhóm các giải pháp cụ thể.................................................................78
PHẦN V.........................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................81
5.1. Kết luận...................................................................................................81
5.2 Kiến nghị..................................................................................................82
5.2.1 Đối với các cấp chính quyền.................................................................82
5.2.2 Đối với người nông dân.........................................................................82
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................83
PHỤ LỤC.......................................................................................................84

xviii


xix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã Hưng Long đến 31/11/ 2013
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Hệ thống đường giao thông xã Hưng Long năm 2013...............Error:
Reference source not found
Bảng 3.3 Hiện trạng hệ thống thủy lợi của xã Hưng Long.......Error: Reference
source not found
Bảng 3.4 Công suất các trạm bơm trên địa bàn xã Hưng LongError: Reference
source not found
Bảng 3.5 Hiện trang hệ thống lưới điện của xã Hưng Long.....Error: Reference
source not found
Bảng 3.6 Tình hình phát triển kinh tế xã Hưng Longnăm 2011 – 2013....Error:
Reference source not found
Bảng 3.7 Cơ cấu các ngành kinh tế ở xã Hưng Long năm 2011-2013......Error:
Reference source not found
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hưng Long.....Error: Reference source
not found
Bảng 4.2 Biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Hưng Longgiai
đoạn 2011-2013............................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Các loại hình sử dụng đất (LUT) chính của xã Hưng Long năm 2013
......................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chính của xã Hưng Long
năm 2013......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh củacác loại hình sử dụng đất chính xã Hưng Long
năm 2013......................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT trên địa bàn xã Hưng
Long..............................................................Error: Reference source not found

xx



xxi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Hưng Long năm 2013....Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.2 Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp xã Hưng Longnăm 2013. Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3 Các chỉ số về hiệu quả xã hội của một số LUT chính trên địa bàn
xã Hưng Long...............................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.4 Mức độ sử dụng lao động của các LUT trên địa bàn xã Hưng
Long..............................................................Error: Reference source not found

xxii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
LUT

Bảo vệ thực vật
Các loại hình sử dụng đất

HTX DV NN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp



Lao động


NLN
PRA

Nông – Lâm - Ngư
Phương pháp điều tra có sự tham gia

FAO
UBND

Tổ chức nông - lương Liên Hợp Quốc
Ủy ban nhân dân

xxiii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt
động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản
xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với ngành sản xuất nông nghiệp,
đất là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất đất nông
nghiệp, đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra những lương thực
thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả đang trở thành
vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho
hiện tại và cho tương lai. Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải
được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với
độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua một thời kỳ
phong hóa đất đai rất dài có thể nên đến hàng ngàn năm. Đối với Việt Nam,

một đất nước đang trên đà phát triển từ nền sản xuất nông nghiệp đất chật
hẹp, người đông nên đất đai càng quý giá. Thế nhưng do áp lực của quá trình
gia tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ
thuật nên cơ cấu đất nông nghiệp có xu hướng giảm. Mặt khác do tác động
tiêu cực trong sản xuất - sinh hoạt của nhân dân nên đất nông nghiệp đã và
đang bị sử dụng lãng phí, thoái hoá, ô nhiễm, rửa trôi xói mòn, suy thoái chất
lượng đất dẫn tới việc giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và
nhiều hậu quả khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp
đến phần lớn diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là
thách thức to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Bởi
vậy việc bảo vệ, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất nông nghiệp có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường đối với nước ta
hiện nay.

1


Hưng Long là một xã đồng bằng thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương, là một xã nằm bên bờ sông Luộc, tiếp giáp với tỉnh Thái Bình, có vị
trí giao thương thuận lợi. Đây là một xã điển hình của vùng Đồng Bằng Sông
Hồng, với truyền thống thâm canh lúa nước lâu đời.
Tuy nhiên, do đa số người dân ở đây sống bằng nông nghiệp trong khi
thu nhập từ nông nghiệp không cao, điềuđó gây áp lực lên việc sử dụng đất
đai ngày càng lớn. Thực tế cho thấy,để nâng cao thu nhập thì đầu tư thâm
canh trên một đơn vị diện tích là biện pháp hữu hiệu. Mặc dù vậy, nếu không
có đầu tư trở lại cho đất hợp lý sẽ dẫn đến sự suy giảm độ phì của đất và ô
nhiễm môi trường đất. Hơn nữa, ở xã Hưng Long, do chịu ảnh hưởng của nền
sản xuất nông nghiệp cũ, người dân thường sử dụng đất theo thói quen và
kinh nghiệm, yếu tố tâm lí làm họ ngại thay đổi các tập quán canh tác. Các
nghiên cứu về đánh giá đất nông nghiệp để bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lí

chưa được tiến hành ở địa phương. Chính vì vậy,đã làm cho hiệu quả sử dụng
đất đạt thấp và chưa tương xứng với tiềm năng đất đai.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trêntôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hưng Long,
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã và đề xuất
hướng sử dụng đất có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của xã Hưng Long,huyện Ninh Giang,tỉnh Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềđất đai,hiệu quả,
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
- Tìm hiểu về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn xã Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

2


×