Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia công gà công nghiệp tại xã hòa thạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.01 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................vi
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
1.2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
1.3.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3
1.3.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể...................................................................................3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................4
2.1 Cơ sở lý luận............................................................................................................4
2.1.1 Lý luận về chăn nuôi gia công..............................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm về chăn nuôi gia công......................................................................4
2.1.1.2 Đặc điểm chăn nuôi gia công.............................................................................4
2.1.2 Lý luận về sản xuất nông nghiệp...........................................................................6
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất nông nghiệp........................................................................6
2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp.........................................................................7
2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân.............................................................................7
2.1.3.1 Khái niệm hộ......................................................................................................7
2.1.3.2 Hộ nông dân(nông hộ).......................................................................................7
2.1.3.3 Kinh tế hộ nông dân...........................................................................................8
2.1.3.4 Phát triển kinh tế hộ...........................................................................................8
2.1.4 Lý luận về chi phí.................................................................................................9
2.1.4.1 Chi phí khả biến.................................................................................................9
2.1.4.2 Chi phí bất biến..................................................................................................9
2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp...............................................................................................10
2.1.4.4 Chi phí cơ hội...................................................................................................10
2.1.5 Lý luận về thu nhập............................................................................................10

i




2.1.6 Lý luận về hiệu quả sản xuất...............................................................................10
2.1.6.1 Hiệu quả kinh tế...............................................................................................11
2.1.6.2 Hiệu quả kĩ thuật..............................................................................................11
2.1.6.3 Hiệu quả phân phối..........................................................................................11
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước............................................................11
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới......................................................................11
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................11
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....13
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................13
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................13
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................13
3.2 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................13
3.2.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu............................................................13
3.2.2 Các thông tin chung về nông hộ..........................................................................13
3.2.3 Chăn nuôi gia cầm..............................................................................................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................14
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra..........................................................................14
3.3.2 Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra.........................................................14
3.3.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu.................................................................14
3.3.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích..........................................................15
3.3.4.1 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí..............................................................15
3.3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.......................................................16
3.3.4.3 Các chỉ số tài chính..........................................................................................17
3.3.4.4 Phương pháp SWOT........................................................................................17
3.3.4.5 Phương pháp thống kê mô tả...........................................................................18
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..........................................................19
4.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu...............................................................19
4.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................................19

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................20
4.1.3 Hoạt động nông nghiệp của xã nói chung và hoạt động chăn nuôi gà nói riêng..22

ii


4.1.3.1 Hoạt động nông nghiệp của xã nói chung........................................................22
4.1.3.2 Hoạt động chăn nuôi gà nói riêng....................................................................22
4.2 Tổng quan về hộ chăn nuôi gà công nghiệp tại xã.................................................25
4.2.1 Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gà công nghiệp...................................25
4.2.2 Tình hình chăn nuôi gà công nghiệp của xã năm 2012.......................................28
4.2.2.1 Quy mô chăn nuôi gà công nghiệp của các hộ.................................................28
4.2.2.2 Về cách thức chọn giống..................................................................................29
4.2.2.3 Các yếu tố đầu vào trong chăn nuôi.................................................................30
4.2.3 Nguyên nhân nuôi...............................................................................................34
4.2.4 Kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở các nông hộ xã Hòa thạch.........34
4.2.5 Tình hình tiêu thụ trứng trong chăn nuôi.............................................................35
4.3 Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ xã Hòa thạch............36
4.3.1 Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia công gà công nghiệp.......................................36
4.3.1.1 Phân tích chi phí chăn nuôi..............................................................................36
4.3.1.2 Phân tích doanh thu..........................................................................................38
4.3.2 Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp đẻ trứng của các hộ chăn nuôi tư
nhân............................................................................................................................. 39
4.3.2.1 Phân tích chi phí chăn nuôi..............................................................................39
4.4 So sánh hiệu quả của những hộ chăn nuôi gia công và hộ chăn nuôi tư nhân tại xã
Hòa Thạch.................................................................................................................... 43
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia công gà công
nghiệp trên địa bàn Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội.....................................46
CHƯƠNG V: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH QUAN TRỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ
XUẤT.......................................................................................................................... 49

5.2 Phân tích SWOT đối với các hộ chăn nuôi gia công gà công nghiệp lấy trứng ở xã
Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây...................................................................50
5.3 Một số giải pháp nhằm phát triển đàn gà mang lại thu nhập cao cho hộ chăn nuôi
gia công gà công nghiệp tại xã Hòa Thạch..................................................................52
5.3.1 Một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chi phí trong chăn nuôi...........................52
5.3.2 Về kỹ thuật chăn nuôi.........................................................................................52

iii


5.3.3 Về tín dụng trong chăn nuôi................................................................................53
5.3.4 Đàm phán và ký kết hợp đồng............................................................................53
5.3.5 Xây dựng mô hình chăn nuôi..............................................................................53
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................54
6.1 Kết luận.................................................................................................................. 54
6.2 Kiến nghị...............................................................................................................55
6.2.1 Kiến nghị đối với người chăn nuôi gia công.......................................................55
6.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng và công ty thuê gia công..........................55
6.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng..............................................................................55

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh 2 mô hình chăn nuôi gia công và không gia công.............................25
Bảng 2: Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà công nghiệp tại xã Hòa Thạch.................26
Bảng 3: Số năm kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi.....................................................27
Bảng 4: Các loại gà công nghiệp nuôi tại xã đủ điều kiện chăn nuôi gia công.............28
Bảng 5: Quy mô hộ chăn nuôi gà.................................................................................28
Bảng 6: diện tích đất canh tác của các hộ chăn nuôi....................................................29

Bảng 7: Các giống gà đẻ trứng.....................................................................................30
Bảng 8: Lý do chọn giống nuôi gà đẻ trứng.................................................................30
Bảng 9: So sánh một số yếu tố đầu vào trong chăn nuôi..............................................31
Bảng 10: Tình hình vốn vay và sử dụng vốn vay của các hộ nuôi gà...........................33
Bảng 11: Chi phí chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của hộ gia công.......................36
Bảng 12: Kết quả từ hoạt động chăn nuôi gia công gà công nghiệp............................38
Bảng 13: Một số tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả chăn nuôi của hộ...........................38
Bảng 14: Chi phí chăn nuôi gà trứng của hộ chăn theo hình thức tự chăn nuôi...........40
Bảng 15: Kết quả từ hoạt động chăn nuôi của hộ tư nhân............................................42
Bảng 16: đánh giá 1 số chỉ số tài chính........................................................................42
Bảng 17: tình hình giá trứng các quý năm 2012..........................................................43
Bảng 18: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của hộ chăn nuôi gia công và hộ chăn nuôi tư nhân....45
Bảng 20 : Ma trận SWOT............................................................................................50

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình hoạt động của hình thức chăn nuôi gia công gà công gà công nghiệp 6
Hình 2: Số người chăn nuôi trong hộ chăn nuôi gà công nghiệp.................................26
Hình 3: Tỷ lệ học vấn của chủ hộ................................................................................27
Hình 4: quy mô đàn trung bình của từng đối tượng nuôi.............................................44

vi


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngoài
lợi nhuận mà nó mang lại ngành chăn nuôi còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng

nghìn lao động tại nông thôn. Sau khi gia nhập WTO ngành chăn nuôi nước ta có
nhiều sự thay đổi để có thể đáp ứng các yêu cầu của xã hội và thị trường thế giới trong
xu thế hội nhập. Ngày nay thay đổi cơ cấu chăn nuôi đang diễn ra mọi nơi để thích ứng
với kinh tế toàn cầu, nhiều nhà sản xuất phải đầu tư vốn để phát triển các hệ thống
chăn nuôi với năng suất cao, quay vòng vốn nhanh. Chăn nuôi công nghiệp ra đời từ
những ngày đó. Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 của nước ta chỉ rõ
“đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương thức trang
trại, công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và
xuất khẩu”. Như vậy chăn nuôi công nghiệp trở thành một hướng đi tất yếu trong chiến
lược phát triển chăn nuôi quốc gia. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ngành chăn nuôi đang cùng đất nước chuyển mình và khẳng định vị thế nước ta trên
trường quốc tế. Chỉ đạo định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất chăn nuôi gia cầm Bộ
Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi chỉ rõ mục tiêu đạt được “Tạo ra bước đột phá về
phương thưc sản xuất chăn nuôi gia cầm, theo đó tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi
trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Chăn nuôi nhỏ
lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng có kiểm soát đảm bảo an toàn sinh học và giảm
dần tỷ trọng. Dự kiến sản lượng thịt và trứng gà sản xuất theo phương thức trang trại,
công nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ trọng trên 80%, sản lượng trứng và thịt thủy cầm
sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ trọng trên
65%. Nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn
nuôi, đưa giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng lên 40% vào năm 2015 và 50% vào
năm 2020 trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi…”. Với mục tiêu đó, chăn
nuôi công nghiệp đang dự báo phát triển mạnh mẽ.
Bước vào hội nhập kinh tế trong viễn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu đã
trở thành thách thức mới cho chăn nuôi nuôi nước ta. Mở cửa đón các công ty nước

1


ngoài vào trong điều kiện hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ đã tạo cho các đại công ty

chiếm lĩnh thị trường. Giờ đây chăn nuôi nước ta có thêm một mô hình mới là chăn
nuôi gia công, trong đó các tập đoàn chăn nuôi lớn thực hiện khâu cung ứng và phân
phối sản phẩm. Chăn nuôi gia công đang ngày càng khẳng định tính bền vững của nó
khi mà số nông hộ chọn mô hình chăn nuôi này ngày càng tăng. Một ưu thế không thể
phủ nhận của chăn nuôi gia công là người chăn nuôi được đảm bảo trước sự bấp bênh
của thị trường và tình hình dịch bệnh bởi nhà cung ứng. Sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị
trường của các đại công ty đang tạo ra nguy cơ mất lợi thế trên thị trường của mô hình
chăn nuôi nông hộ. Để tránh bớt rủi ro và ổn định trong chăn nuôi người nông dân đã
chuyển từ hệ thống tự chăn nuôi sang hệ thống chăn nuôi gia công. Xã Hòa Thạch là
một xã có phong trào chăn nuôi gia cầm công nghiệp phát triển sớm và nhanh, do
những tác đông tiêu cực của nhiều yếu tố như dịch bệnh, giá cả thất thường … làm ảnh
hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bền vững của xã, do vậy đa số hộ nông dân trong xã
đã sớm chuyển sang chăn nuôi gia công cho Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi Việt
Nam (CP).
Tập đoàn CP ( Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa
ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực
công- nông nghiệp. Năm 1993 CP được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP tại Việt
Nam với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài. CP group xuất hiện và đưa những
công nghệ hiện đại vào nước ta đã đặt chăn nuôi nước ta trước thế đối đầu mới. Trước
những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp tư nhân nước ta phải lao
đao thì CP vẫn hoàn toàn đứng vững và ngày càng khẳng định ưu việt của công nghệ
chăn nuôi khi họ từng bước chiếm lĩnh thi trường thức ăn chăn nuôi và con giống. Xã
Hòa Thạch , quận Quốc Oai, Hà Nội là một trong những xã chăn nuôi gia công cho
CP sớm nhất trong toàn quận và tại đây nhiều trang trại gia công gà công nghiệp đã ra
đời và phát triển.
Với những quan tâm trên nhóm em tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học “ Giải
pháp nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi gia công gà công nghiệp tại xã Hòa
Thạch”

2



1.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình chăn nuôi gia công tại xã Hòa Thạch như thế nào?
- Nguyên nhân mà các hộ nông dân có thu nhập cao hoặc thấp trong chăn nuôi
gia công?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gia công?
- Hiệu quả mà chăn nuôi gia công mang lại cho các hộ nông dân nói riêng và
ngành chăn nuôi của xã như thế nào?
- Những hạn chế còn tồn tại là gì?
- Muốn nâng cao thu nhâp chăn nuôi gia công cần những giải pháp gì?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chăn nuôi gia công tại xa Hòa Thạch, huyện Quốc Oai. Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các hộ cải thiện hiệu quả chăn nuôi gia công tại
xã, đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
1.3.2.Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chăn nuôi gia công
 Đánh giá đúng thực trạng tình hình và hiệu quả chăn nuôi gia công từ đó thấy
được các tác động tích cực và hạn chế tồn tại ảnh hưởng tới thu nhập chăn nuôi gai
công của các hộ.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia công tại xã
Hòa Thạch, Huyện Quốc Oai.

3


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về chăn nuôi gia công

2.1.1.1 Khái niệm về chăn nuôi gia công
Chăn nuôi gia công là hình thức liên kết của các trang trại với các doanh nghiệp
như CP group, Japfa, Cargill. Proconco. Các doanh nghiệp sẽ lo toàn bộ các khoản con
giống, thức ăn, thuốc thú y và đầu ra. Gà được chăn nuôi theo phương thức liên hoàn
và kỹ thuật của công ty. Người nông dân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại, mua
các thiết bị chăn nuôi (máng ăn, máng uống, hệ thống làm mát, hệ thống sưởi, máy
phát điện…và tự túc các khoản liên quan đến chất độn chuồng, điện, nước, xăng chạy
máy phát điện, công lao động…Đến thời điểm thu sản phẩm công ty sẽ thu hồi sản
phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả của hộ nuôi gia công.
2.1.1.2 Đặc điểm chăn nuôi gia công
 Hình thức gia công:
 Công ty( Bên A), đầu tư con giống, thuốc thú y theo đúng công suất của chuồng
nuôi, cung cấp quy trình kỹ thuật và cử cán bộ theo dõi, quản lý về kỹ thuật, giúp cho nông
hộ thực hiện chăn nuôi, đảm bảo hiệu suất yêu cầu và thu sản phẩm đầu ra.
 Nông hộ( bên B) đầu tư chuồng trại, kho chứa thức ăn và các thiết bị có liên
quan, nhân lực chăn nuôi, bảo vệ và có trách nhiệm thực hiện tốt quy trình kỹ thuật
chăn nuôi, đảm bảo hiệu suất nuôi….
Như vậy, ở hình thức chăn nuôi này, con giống được công ty đầu tư, đảm bảo
hoàn toàn về chất lượng, thức ăn được sử dụng là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
 Đặc điểm chuồng trại: chuồng trại đồng bộ về kỹ thuật, tùy theo năng lực
đầu tư của từng nông hộ, xây dựng kiên cố, có thể là chuồng kín hoặc thông thoáng, tự
nhiên, kỹ thuật được thực hiện đảm bảo mọi chỉ tiêu, với hình thức này sản xuất chăn
nuôi hoàn toàn không phụ thuộc vào sản xuất trồng trọt. Nông hộ có thể mở rộng quy
mô khi đáp ứng được yêu cầu của bên đầu tư.
Mặt khác những nông hộ tham gia chăn nuôi gia công trong hệ thống hầu hết
xây dựng chuồng gà ở những đồi, gò, cách biệt với khu dân cư, theo quy định cuả công

4



ty, nông hộ chỉ được phép nuôi gà, không được nuôi bất cứ một loại gia súc, gia cầm
nào khác trong khu vực. Đây cũng là điểm rất quan trọng đảm bảo năng suất trong
chăn nuôi và cũng là một trong những tiêu chí đảm bảo an toàn dịch bệnh
 Thu nhập: nguồn thu của nông hộ chính là thu từ sản phẩm trứng hoặc thịt
mà công ty thu mua lại sản phẩm, ngoài ra hộ còn có thêm một khoản thu nữa là thu từ
sản phẩm phụ (phân) của gà.
 Xử lý chất thải (phân): Chất thải của gà được xử lý mới cung cấp cho các
hoạt động khác hoặc mang bán nên giảm được chi phí và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tóm lại: Chăn nuôi gia công của nông hộ ít chịu ảnh hưởng của thị trường cả
đầu vào và đầu ra, đây chính là ưu thế của hình thức này bởi vì nó đã giải quyết được
mặt khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ, ổn định việc làm, giả quyết vấn đề lao
động tại chỗ cho địa phương, cải tạo được đất đai ở những vùng đồi khô cằn, hoang
hóa. Tuy nhiên để tham gia chăn nuôi gia nông hộ cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố
kỹ thuật về môi trường như chuồng trại, các trang thiết bị, điều kiện về đất đai và đặc
biệt nhất là con người (chủ hộ và những người lao động ), đây lại là điểm hạn chế của
đa số nông hộ trong giai đoạn hiện nay. Do đó, muốn phát triển hình thức này cần có
sự tác động của môi trường kinh tế- xã hội, đó chính là những cơ chế, chính sách của
nhà nước về đất đai, về vốn và việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao tầm hiểu biết của
chính những người lao động tham gia chăn nuôi gia công.
Xét về mặt lý thuyết, hệ thống này chỉ mở ở đầu vào, nông hộ được nhận
đầu tư một chiều từ doanh nghiệp, ít có điều kiện va vấp với thị trường đầu ra. Năng
lực kỹ thuật của người chăn nuôi được bổ sung và ngày càng tiến bộ do được rèn luyện
thường xuyên, vì vậy việc tham gia vào chăn nuôi gia công là mội trường học tập thực
tiễn rất có giá trị với người đang và muốn phát triển chăn nuôi.

5


NTTS
Bioga


Gà thịt Giống gà
Gà trứng Kỹ thuật

Chất thải

HTTT

Thị trường

Các
DN
chăn
nuôi

HTSX khác

Hình 1: Mô hình hoạt động của hình thức chăn nuôi gia công gà
công gà công nghiệp
2.1.2 Lý luận về sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi
gia súc gia cầm…( Đinh Phi Hổ, 2008). Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của
mỗi nước, đặc biệt là trong thế kỉ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông
nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Hoat động nông nghiệp không những gắn
liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông
nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công
nghệ sau thu hoạch…
Trong nông nghiệp có hai loại chính:, thứ nhất đó là nông nghiệp thuần nông

tức là lĩnh vực nông nghiệp có đầu vào hạn chế không có sự cơ giới hóa trong sản
xuất, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của người nông dân, thứ hai
là nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có sự chuyên môn hóa

6


trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ mục
đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trương hay xuất khẩu. Ngày nay nông
nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, nó không những tạo
ra các sản phẩm lương thưc, thực phẩm mà còn tạo ra các loại khác như: chất đốt, chất
hóa học, sinh vật cảnh…
2.1.2.2 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối tượng của sản xuất
nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, chúng là những sinh vật. Trong sản xuất nông
nghiệp, sự hoạt động của lao động và tư liệu sản xuất có tính thời vụ. Sản xuất nông
nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn và mang tính khu vực.
2.1.3 Lý luận về kinh tế hộ nông dân
2.1.3.1 Khái niệm hộ
- Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành
kinh tế, các tác giả định nghĩa hô như sau: “ Hộ” là tất cả những người sống chung
trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và người làm công,
người cùng ăn chung.
Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “ Hộ” gồm những người sống
chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
2.1.3.2 Hộ nông dân(nông hộ)
Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra định
nghĩa về nông hộ , nông dân. Cụ thể : hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ
ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất , hộ luôn nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần

trong thị trường với một trình độ hoàn chỉnh không cao.
Theo Frank Ellis các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế để phân biệt gia
đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường là:
+ Thứ nhất là đất đai: Người nông dân với ruộng đất có được chính là một yếu
tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; đất đai là nguồn đảm bảo lâu dài
đời sống của gia đình nông dân trước những biến động ( thiên tai…)

7


+ Thứ hai là lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc
tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “ lao động gia đình” khác với lao động
xã hội) là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt hộ nông dân với các xí nghiệp tư
bản.
+Thứ ba là tiền vốn và sự tiêu dùng: Nhiều người đều cho rằng: “người nông
dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy”
(Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm
vốn chủ đầu tư và tích lũy , cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
2.1.3.3 Kinh tế hộ nông dân
Khái niệm: Kinh tế hộ nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản
xuát thuộc sở hữu của hộ gia đình , sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản
xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc
trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ
không hoàn hảo cao.
2.1.3.4 Phát triển kinh tế hộ
Từ trước tới nay và sau này kinh tế hộ tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng quy
mô sản xuất , đa dang hóa ngành nghề , góp phần chủ yếu tạo tăng trưởng kinh tế nhất là
trong nông nghiệp từ khi có nghị quyết 10(1988) trong nông nghiệp, thu nhập của nông dân
ngày một tăng cao, đời sống của nông dân ngày càng một ngày cải thiện rõ rệt. Đến năm
2007, cả nước có 13,7 triệu hộ giâ đình ở nông thôn. Trong đó, số hộ nông –lâm-thủy sản

chiếm 71%, công nghiệp chiếm 16%, dịch vụ chiếm 11,8% và nghề khác 1,2%. Thu nhập
bình quân hộ là 6,1% triệu đồng ( Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 2008)
Nhiều vùng nông thôn, cơ cấu kinh tế hộ được chuyển dịch theo chiều hướng
tích cực. Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế hộ ở ta trong thời gian qua chưa được
như sự trông đợi. Thu nhập của nông hộ vẫn còn thấp, nông thôn tiếp tục tụt hậu hốn
với thành thị. Đời sống của nông hộ còn nghèo, nhiều nơi nông dân bị ảnh hưởng nặng
nề bởi quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp. Trước tình trang đó ,
phương hướng phát triển kinh tế hộ ở nước ta tập trung vòa các vấn đề sau:
+ Tiếp tục trao quyền tài sản về đất đaicho hộ thông qua giấy chứng nhận quyền
sư dụng đất, giao đất lâu dài và ổn định, tạo diều kiện cho hộ nông dân yên tâm đầu tư.

8


Sử dụng cơ chế thị trường để đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển đổi thành
khu công nghiệp và đô thị.
+ Cung cấp các thông tin ,kiến thức, kỹ năng phù hợp để tạo diều kiện cho hộ tự
do ra quyết định sản xuất và tiêu dùng phù hợp với môi trường kinh tế-xã hội-tự nhiên
của mỗi địa phương.
+ Áp dụng linh hoạt hơn chính sách tín dụng( tăng mức vay, linh hoạt thế chấp
và tín chấp, qua nhóm tín dụng tiết kiệm, qua đoàn thể xã hội) , gắn tín dụng với tiết
kiệm, tăng thời hạn vay.
+ Hỗ trợ chuyển nghề và đào tạo nghề, nhất là ở vùng chuyển đổi làm khu công
nghiệp, hỗ trợ đi lao động xuất khẩu nước ngoài.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng cho vúng nông thôn.
+ Tôn trọng sự dịch chuyển lao động để tìm việc làm.
Tuy nhiên, tùy theo đặc của từng vùng, từng địa phương để lựa chọn phương hướng
phát triển kinh tế hộ cho phù hợp với từng ngành, từng nơi cụ thể.
2.1.4 Lý luận về chi phí
Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong chăn nuôi

gà công nghiệp nói riêng các nhà quản lý thường chia theo mức độ hoạt động kinh
doanh, đó là cách ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử của chi phí
người ta chia toàn bộ chi phí ra làm 3 loại:
2.1.4.1 Chi phí khả biến
Là những chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng lên, giảm theo sự tăng giảm về mức
độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tawng và
ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả
biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến phát sinh khi có hoạt động.
Trong chăn nuôi gà công nghiệp chi phí khả biến bao gồm chi phí con giống , chi phí
thức ăn, chi phí thuốc thú y , chi phí điện nước, và một số chi phí khác…
2.1.4.2 Chi phí bất biến
Là những chi phí có tổng số của nó không thay đổi khi có mức độ hoạt động
thay đổi . Chi phí bất biến có thể chia làm 2 loại: chi phí bất biến bắt buộc và chi phí
bất biến không bắt buộc.

9


Trong chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng chi phí bất biến là các chi phí chuồng
trại, chi phí lồng nuôi, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí trang thiết bị và một số chi phí
cố định khác… phục vụ cho chăn nuôi như thiết bị vận chuyển thức ăn, máng ăn,
máng uống, dụng cụ làm vệ sinh, quạt, moteur dùng phun xịt nước cho gà khi trời
nóng…
2.1.4.3 Chi phí hỗn hợp
Là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến
2.1.4.4 Chi phí cơ hội
Ngoài ra đối với các nhà kinh tế , một trong những chi phí quan trọng nhất là
chi phí cơ hôi. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là: mọi đầu vào hay yếu tố sản xuất đều
có một cách sử dụng thay thế ngay cả khi nó không được sử dụng. Khi đầu vào được
sử dụng cho mục đích cụ thể đó, thì nó không thể sẵn sang để sử dụng cho bất kì

phương án nào khác và thu nhập từ phương ansthay thế này sẽ bị mất đi. Chi phí cơ
hội có thể được định nghĩa theo hai cách:
Thứ nhất: chi phí cơ hội là giá trị của sản phẩm không được sản xuất vì một đầu
vào đã được sử dụng cho một mục đích khác.
Thứ hai: chi phí cơ hội là thu nhập sẽ nhận được nếu nguồn lực đầu vào này
được sử dụng cho phương án khác và đem lại lợi nhuận cao nhất.
2.1.5 Lý luận về thu nhập
Thu nhập là phần nông hộ thu được trong quá trình sản xuất bao gồm nhiều
nguồn thu khác nhau
Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt , chăn nuôi nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ các hoạt động
này. Bên cạnh đó một số hộ còn có một số nguồn thu nhập từ các nguồn khác như từ
các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán, tiền lương và các khoản trợ cấp…
2.1.6 Lý luận về hiệu quả sản xuất
Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử
dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các
hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật
ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một

10


thuật ngữ tương đối và luôn lien quan đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kì quá
trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ
bản đó là : hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phâ phối.
2.1.6.1 Hiệu quả kinh tế: tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự
thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả,
2.1.6.2 Hiệu quả kĩ thuật: đồi hỏi nhà kỹ thuật tao ra một số lượng sản phẩm nhất định
xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thật ra hiệu quả kỹ thuật được
xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Trong trường hợp tối đâ hóa lợi nhuận

đòi hỏi nhà sản xuất phải sản ra mức sản lượng tối đa tương ứng với mức nguồn lực
đầu vòa nhất định hay nói cách khác hiệu kĩ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các
nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
2.1.6.3 Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người
tiêu dùng cần nhất hay nói cách khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của
người sử dụng nó đạt được cao nhất.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chăn nuôi gia công công nghiệp là hình thức có mức độ an toàn sinh học cao,
được bố trí ở cách xa các thành phố lớn,bến cảng và các sân bay. Đây là hình thức
chăn nuôi gia công hợp đồng giữa các doanh nghiệp sản xuất thức ăn, cung cấp con
giống và các nông hộ. Số lượng gia cầm được nuôi trong các trang trại thuộc hệ thống này
có sự khác nhau giữa các nước nghiên cứu. Ở Việt Nam các trang trại chăn nuôi gia công có
quy mô từ trên 2000 gà thịt thường xuyên một lứa. Ở Indonesia, quy mô chăn nuôi gia cầm
hợp đồng từ 20.000-500.000 gia cầm/trại. Sản phẩm đầu ra của hệ thống này thường để
xuất khẩu hoặc cung cấp cho các thành phố lớp theo một hệ thống khép kín từ chăn nuôi tới
các lò giết mổ tới hệ thống phân phối là các cửa hàng, siêu thị.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Cục Chăn nuôi(2006), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chăn
nuôi gia cầm được phân loại như sau:

11


* Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ: Là phương thức chăn nuôi truyền thống của nông
thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả tự do, tự tìm
kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình, đồng thời tự sản xuất
con giống. Các giống gà bản địa có chất lượng thịt, trứng thơm ngon được lựa chọn
chăn nuôi trong phương thức này. Theo cục Thống kê (2004), có tới 65% hộ gia đình

nông thôn chăn nuôi gà theo phương thức này(trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia
cầm) với tổng số gà từ phương thức này khoảng 110-115 triệu con, chiếm khoảng 5052% tổng số gà xuất chuồng của cả năm.
* Chăn nuôi bán công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên
tiến, nuôi nhốt trong chuông thông thoáng tự nhiên với hệ thống máng ăn, uống bán tự
động. Giống gia cầm chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng như Lương Phượng,
Sacsso, Kabir… và chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp. Là hình thức chăn nuôi
hàng hóa, quy mô đàn thường từ 200-500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi
cao; thời gian nuôi rút ngắn (70-90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng
10-15% số hộ nuôi theo phương thức này với số lượng gà sản xuất hàng năm chiếm tỷ
lệ 25-30%.
* Chăn nuôi công nghiệp: chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng
hơn 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu
là các giống cao sản ( Isa, Lomann, Ross, Hyline …). Hệ thống này sử dụng hoàn toàn
thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng,
chủ động điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, cho ăn uống tự động…Năng suất chăn nuôi đạt
cao, gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2 – 2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2 – 2,3 kg thức ăn/10 quả
trứng. Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18 – 20% trong tổng số gà thịt
hàng năm.
Tuy nhiên, chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của
các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như CP.Group, Japfa, Cargill, Proconco
và phát triển mạnh ở các tỉnh như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng
Nai, Bình Dương… Bên cạnh đó rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính
và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tự chủ đầu tư tự chăn nuôi theo phương thức công
nghiệp này.

12


CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu là chăn nuôi gia công, trong đó đối tượng điều tra là các
hộ, trang trại trên địa bàn xã Hòa Thạch.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
* Không gian
 Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi về thời gian
 Số liệu thu thập: 2010-2012
 Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2012 đến tháng 6/2013
 Phạm vi nội dung: chăn nuôi gia công gà lấy trứng
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu
- Điều kiện tư nhiên điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội của xã Hòa Thạch
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện Yên Dũng
- Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và xã hội của các thôn điều tra
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của các thôn điều tra.
3.2.2 Các thông tin chung về nông hộ
- Số hộ, số khẩu, số lao động chính, trình độ văn hóa, tuổi của chủ hộ
- Hoạt động trồng trọt: diện tích đất nông nghiệp, diện tích ao, vườn
- Hoạt động chăn nuôi: kinh nghiệm chăn nuôi, số lao động trong chăn nuôi,
thời gian chăn nuôi, các loài vật nuôi khác trong nông hộ, số lượng đàn gia súc gia
cầm trong nông hộ.
3.2.3 Chăn nuôi gia cầm
- Số gia cầm nuôi hàng năm
- Các giống gia cầm được nuôi
- Nguồn gốc giống gia cầm, thức ăn, chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm

13



- Năng suất chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống
- Hiệu quả chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống
- Tình hình dịch bệnh của gia cầm tại vùng nghiên cứu
- Những khó khăn và căn trở chủ yếu trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Dựa vào nguồn số liệu thứ cấp thu thập tài liệu tại Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Phòng Địa chính, Phòng thống kê của xã, báo địa phương, báo Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Các tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên
cứu trước đó. Số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển chăn nuôi
gia cầm của xã Hoà Thạch. Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp cần thiết, kết
hợp phỏng vấn cán bộ địa phương và đi thăm thực địa, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều
tra để các mẫu được chọn là các mẫu đại diện. Dựa vào mức độ phát triển và sự đa dạng
hoạt động chăn nuôi gà, có sự tư vấn của cán bộ xã và bạn bè chúng tôi chọn được 13 hộ
chăn nuôi gia công và 7 hộ tự chăn nuôi, trong số các hộ đã chọn có những hộ chọn ngẫu
nhiên để cho mẫu có tính khách quan. 20 hộ được chọn có quy mô tương đối lớn.
3.3.2 Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra
Chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, dựa
vào các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất chăn nuôi của nông hộ như: tình hình diện
tích đất đai, thu nhập vốn vay, hoạt động phi nông nghiệp,… Hoạt động chăn nuôi gà
như chuồng trại, thức ăn sử dụng, năng suất, giá bán, lợi nhuận, hình thức nuôi. Chủ
yếu trong bộ câu hỏi sử dụng hệ thống câu hỏi ngắn có tham khảo cán bộ khuyến nông
cơ sỏ và những người có kinh nghiệm ở địa phương.
3.3.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Đề tài được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Thu thập số liệu thứ cấp
Các thông tin thứ cấp được nhóm thu thập tại phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, ủy ban nhân dân xã, phòng thống kê của xã và từ các tài liệu đã được công
bố của địa phương, các tạp chí chuyên ngành và các công trình nghiên cứu trước đó và
có đi thăm thực địa kiểm chứng nhờ sự hướng dẫn của cán bộ xã và bạn bè thân quen.


14


Bước 2: Thu thập số liệu sơ cấp (phương pháp điều tra chính thức)
Cuộc điều tra này được thực hiện tại các nông hộ đã được lựa chọn thông qua
bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và kết hợp với một số thông tin mà chủ hộ đưa thêm và tài
liệu của kế toán công ty gia công cung cấp, từ đó có những số liệu sát thực, phản ánh
đứng tình hình chăn nuôi và thu nhập của hộ.
Một số chỉ tiêu chăn nuôi gà như:
 Số lượng gà nuôi hàng năm
 Cơ cấu đàn giống
 Cơ cấu thức ăn và giá cả
 Cơ cấu và chất lượng chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia công và không gia công
 Năng suất chăn nuôi của các hộ gia công và không gia công
 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ không gia công, tình hình tiêu thụ sản
phẩm của công ty CP và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
 Hiệu quả trong chăn nuôi gia công và không gia công
 Tình hình phòng trừ dịch bệnh gia cầm của hộ
3.3.4 Các phương pháp sử dụng trong phân tích
3.3.4.1 Phương pháp phân tích lợi ích chi phí
Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn
tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng
giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội.
Phương pháp này tìm sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ
một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi
ích đó. Theo cách này đây là phương pháp ước lượng đánh đổi thực giữa các phương án, và
nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựa chọ ưu tiên kinh tế của mình.
Phân tích lợi ích- chi phí là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê
những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên

quan, và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế. Vì thế phân tích
lợi ích- chi phí là một phương thức để thực hiện sự lựa chọn chứ không chỉ là một
phương pháp để đánh giá sự ưa thích.

15


3.3.4.2 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Phương pháp hồi quy tuyến tính là phương pháp dùng để dự đoán, ước lượng
giá trị của một biến ( được gọi là biến dự báo hay biến phụ thuộc ) theo giá trị của một
hay nhiều biến khác ( được gọi biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến mô tả). Mô
hình tổng quát hàm hồi quy tuyến tính có dạng:
Yi = α0 + α1X1i + α2X2i + α3X3i + α4X4i +…+ αkXki + ui
= f(X1i, X2i,…, Xki) + ui
Kí hiệu Xki biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát thứ i. Các hệ số α
là các tham số chưa biết và thành phần ui là các biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn với trung bình là 0 và phương sai giống nhau σ2 và độc lập với nhau.
Các biến số X1…X7 được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi gia cầm, bởi vì thu nhập là hiệu số giữa doanh
thu và chi phí chưa tính công lao động nhà
Kết quả in ra tử phần mềm Excel có các thông số sau:
Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lập X i . Hệ số tương quan bội R càng lớn thể hiện mối liên hệ
càng chặt chẽ.
Hệ số xác định R2 ( R square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi các
biến độc lập Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y , phần còn lại do các yếu tố khác mà
chúng ta chưa nghiên cứu R2 càng lớn càng tốt.
Adjusted R2 : Hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem có nên
thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R 2 tăng lên thì ta quyết
định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.

+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy , càng
lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.

16


( H0 : Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 ( β 1=β2=β3=…=βk=0 ) hay các Xi
không liên quan tuyến tính với Y. H1 ≠ 0, tức là các Xi có lien quan tuyến tính với Y)
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H 0 càng cao. Bác bỏ khi F> Ftra bảng Significace
F: Mức ý nghĩa
+ Sig. F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig. F càng nhỏ càng tốt, độ
tin cậy càng cao ( Sig.F ≈α ). Thay vì tra bảng F, Sig. F cho ta kết luân ngay mô hình
hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F< mức ý nghĩa α nào đó.
+ Coefficients: Hệ số
+ t- Stat: giá trị thống kêt, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt ( X i ) ;
nếu t- Stat =0 thì Xi không ảnh hưởng đến Y.
+ P – value: giá trị xác suất P , là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H 0
bị bác bỏ.
3.3.4.3 Các chỉ số tài chính
+ Doanh thu = số lượng sản phẩm (chính, phụ) * giá bán tương ứng với loại sản phẩm đó.
+ Chi phí = chi phí cố định + chi phí lao động+ chi phí biến đổi khác
Trong đó:
 Chi phí cố định = chi phí chuông trại+ chi phí trang thiết bị+ chi phí dụng cụ
chăn nuôi + chi phí cố định khác
 Chi phí biến đổi= chi phí thức ăn+ chi phí thuốc thú y + chi phí điện + Chi phí
nước + các loại chi phí biến đổi khác.
 Chi phí lao động = ( số lao động nhà + số lao động thuê) * công nhật
 Đối với chăn nuôi gia công không phải tính chi phí khấu hao con giống, tuy

nhiên chăn nuôi tư nhân cần tính chi phí khấu hao con giống.
Giá gà hậu bị ban đầu- giá trị đào thải
CPKHCG

=
Thời gian sử dụng

+ Doanh thu/ chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư.
+ Lợi nhuận/ chi phí đo lường lợi nhuận của hộ thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu
tư.

17


+ Lợi nhuận/ doanh thu đo lường trong 1 đồng daonh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
3.3.4.4 Phương pháp SWOT
Nội dung trong phân tích ma trận SWOT:
- Các điểm mạnh (S) : Những ưu điểm từ trong ngành đang được sử dụng và có
tác động tích cực đến hiệu quả chăn nuôi.
- Các điểm yếu (W) : Các nhược điểm từ trong nganhfvaf có ảnh hưởng không
tốt đến chăn nuôi, do đó chúng ta phải tìm cahs khắc phục và cải thiện.
- Các cơ hội (O): những cơ hôi có được từ môi trường vĩ mô nhằm tạo điều kiện
phát huy tốt hiệu quả chăn nuôi.
- Các đe dọa (T) : những yếu tố từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng, hạn chế
đối với hiệu quả chăn nuôi.
- Phối hợp S-O: sử dụng mặt mạnh để sử dụng tốt cơ hội.
- Phối hợp S-T: sử dụng mặt mạnh để khắc phục, hạn chế đe dọa.
- Phối hợp W-O: khắc phục yếu kém tận dụng cơ hội đang có bên ngoài hay sử
dụng những cơ hội để khắc phục những yếu kém.
- Phối hợp W-T: khắc phục yếu kém, giảm nguy cơ

3.3.4.5 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình chung của
các hộ nuôi gia cầm.
- Thống kê mô tả là tông hợp các phương pháp đo lường , mô tả và trình bày số
liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu thập trong điều kiện
không chắc chắn.
- Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và
lập bảng phân phối tần số.
- Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát , tần số của một tổ là số quan sát rơi
vào giới hạn của tổ đó.
- Cách tính cột tần số tích lũy: Tần số tích lũy của cột thứ nhất chính là tần số của
nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần
số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của chính nó và tần số
của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai.

18


- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thống kê và thông tin
đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Bản đồ địa giới hành chính xã Hòa Thạch :

Xã Hòa Thạch nằm ở phía Tây của huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện 10km.
- Phía Bắc giáp với xã Phú Cát và xã Tuyết Nghĩa.
- Phía Nam giáp với xã Đông Yên.

- Phía Đông giáp xã Cấn Hữu.
- Phía Tây giáp với xã Phú Mãn
- Các thành phố lân cận: Thành Phố Hà nội, thành phố Hải Phòng, Thành phố
Cẩm Phả.
- Tọa độ: 20o56’42’’N đến 105o33’36’’E

19


×