Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.08 KB, 68 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng các số liệu trong luận văn là quá trình khảo sát thực tế
tại địa điểm nghiên cứu.
Em cũng xin cam đoan mọi tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội ngày 26 tháng 04 năm 2013
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thu Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước hết em xinh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới giảng viên PGS.TS Kim Thị Dung và Th.S Nguyễn Thị Tân Lộc đã định hướng,
trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Bộ môn Kinh tế và thị trường thuộc
Viện nghiên cứu rau quả đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành
bài luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, gia đình và những người
thân đã là điểm tựa tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2013
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thu Thảo



ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................v
DANH MỤC ĐỒ THỊ..................................................................................................vi
BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT...........................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
1.4B Kết quả nghiên cứu dự kiến...................................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............4
2.1 Tổng quan tài liệu....................................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý luận.........................................................................................................4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn....................................................................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................18
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu.............................................................18
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin...........................................................19
2.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................20
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.........................................21

3.1 Đặc điểm cơ bản của thành phố Hà Nội.................................................................21
3.1.1 Vị trí địa lý và địa hình.......................................................................................21
3.1.2 Khí hậu...............................................................................................................21
3.1.3 Dân số................................................................................................................. 23
3.2 Tình hình chung về hoạt động bán rong rau, quả trên địa bàn thành phố Hà Nội............25

iii


3.2.1 Thống kê số lượng NBR rau, quả trên địa bàn Hà Nội........................................25
3.2.2 Số lượng rau, quả bán rong.................................................................................28
3.2.3 Một số quy định ban hàng trong thời gian gần đây.............................................29
3.3 Kết quả khảo sát người bán rong...........................................................................30
3.3.1 Thông tin cơ bản về những người bán rong được phỏng vấn..............................30
3.4 Hoạt động của người bán rong...............................................................................35
3.4.1 Thời gian họ làm nghề bán rong.........................................................................35
3.4.2 Chủng loại sản phẩm rau, quả bán rong của NBR...............................................36
3.4.3 Phương tiện bán hàng rong.................................................................................36
3.4.3 Thời gian bán hàng và lượng hàng bán của NBR................................................37
3.4.4 Thời gian bán hàng trong ngày...........................................................................38
3.4.8 Thu nhập của hộ gia đình người bán rong...........................................................39
3.4.5 Nguồn gốc sản phẩm, địa điểm bán và tiêu chí khi mua hàng.............................40
3.4.7 Đánh giá của NBR về biến động số lượng khách hàng của họ............................42
3.5 Những khó khăn và mong muốn của NBR............................................................43
3.5.1 Những khó khăn trong hoạt động của NBR........................................................43
3.5.2 Những mong muốn của người bán rong..............................................................46
3.6 Một số giải pháp nhằm hỗ trợ và quản lý hoạt động của NBR...............................48
3.6.1 Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................48
3.6.2 Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho NBR nói chung và NBR rau, quả nói riêng
có cơ hội hoạt động mang lại hiệu quả.........................................................................50

PHẦN 4. KẾT LUẬN................................................................................................54
4.1 Kết luận.................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56
PHỤ LỤC...................................................................................................................58

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Số lượng mẫu điều tra...................................................................................19
Bảng 3.1 Khí hậu Hà Nội (1898–2011).......................................................................22
Bảng 3.2 Mật độ dân số Hà nội so với khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước, 2009.....23
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố Hà Nội..........................24
Bảng 3.4. Số lượng người bán rong rau, quả trên địa bàn thành phố Hà Nội...............25
Bảng 3.5: Số lượng người bán rong rau, quả theo địa bàn nội và ngoại thành.............26
Bảng 3.6: Tỷ lệ người bán rong rau, quả ngồi tạm thời và di chuyển..........................26
Bảng 3.7 Lượng rau, quả mà NBR bán được...............................................................28
Bảng 3.8 Giới tính của những người tham gia bán hàng rong......................................31
Bảng 3.9 Độ tuổi của những người bán rong...............................................................31
Bảng 3.11 Trình độ học vấn của những người bán rong..............................................32
Bảng 3.12. Nghề nghiệp của những người bán rong....................................................32
Bảng 3.13. Nơi cư trú của những người bán rong........................................................33
Bảng 3.14. Bình quân số người và lao động trong gia đình của những người bán rong........33
Bảng 3.15. Nghề nghiệp của chủ hộ của những người bán rong được phỏng vấn.......34
Bảng 3.16. Thông tin về ruộng đất của các hộ làm ruộng............................................35
Bảng 3.17. Thời gian những người bán rong đã từng tham gia bán rong.....................35
Bảng 3.18. Thời gian bán hàng và trung bình lượng rau bán được..............................37
Bảng 3.19. Thời gian bán hàng và trung bình lượng quả bán được..............................37
Bảng 3.20. Thời gian hoạt động trong ngày của những người bán rong rau, quả.........39
Bảng 3.21. Cơ cấu thu nhập của các hộ bán rong........................................................40

Bảng 3.22. Số lượng và tỷ lệ NBR trả lời về nguồn gốc của sản phẩm rau, quả bán của
họ................................................................................................................................. 41
Bảng 3.23. Số lượng và tỷ lệ NBR trả lời về đánh giá lượng khách hàng của người bán
rong trong thời gian qua...............................................................................................43
Bảng 3.24. Số lượng người bị bắt phạt và chưa bị bắt phạt..........................................44
Bảng 3.25. Thông tin về những người đã từng bị bắt phạt...........................................45

v


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Số lượng NBR rau, quả trong giai đoạn 2004-2014 tại Hà Nội....................27
Đồ thị 2: Số lượng NBR rau qua các thời kì................................................................27

vi


BẢNG DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

MALICA

Markets and Agriculture Linkages for Cities in Asia

NBR

Người bán rong




Nghị định

NTD

Người tiêu dùng



Quyết định

SX

Sản xuất

TB

Trung bình

TT

Thông tư

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dù trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng hay phát triển thì mọi nỗ lực thúc
đẩy tăng trưởng đều đáng ghi nhận. Với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế mà kinh
doanh nhỏ lẻ là đặc trưng thì đóng góp vào con số tăng trưởng ấy, hoạt động bán hàng
rong đã góp phần không nhỏ. Thực tế, trải qua quá trình phát triển lâu dài, hoạt động
bán hàng rong đã có tác động tới mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Một
mặt nó giúp tăng trưởng kinh tế, nuôi sống một bộ phận không nhỏ người dân, đồng
thời theo một khía cạnh nào đó, hàng rong cũng được đánh giá là một nét văn hóa đặc
trưng. Mặt khác hoạt động bán hàng rong vẫn tồn tại một số hạn chế như gây ô nhiễm
môi trường, mất trật tự xã hội… Nghị định số 39/2007/NĐ-CP và Quyết định số
46/2009/QĐ-UBND được ban hành và đã có hiệu lực nhằm điều chỉnh hoạt động bán
hàng rong, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Hàng rong tại Hà Nội
vẫn nằm trong tình trạng quản lý thiếu hệ thống, nhiều tiêu cực như tham ô, hối lộ, tạo
ra lỗ hổng trong nền kinh tế.
Mâu thuẫn giữa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản
sắc dân tộc, không gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân luôn là bài toán khó cho
công tác phát triển đô thị. Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả
nước cũng phải đối mặt với bài toán hướng đi cho hoạt động bán hàng rong. Hiện nay,
nhiệm vụ đặt ra không chỉ là giải quyết vấn đề hàng rong một cách hợp tình hợp lý mà
còn phải tạo dựng bộ mặt văn minh cho thủ đô.
Với những lý do trên , tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : “ Nghiên cứu hoạt
động của người bán rong rau, quả trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Từ những phân
tích về vai trò, tác động, thực trạng hoạt động bán hàng rong rau, quả, em đề xuất các
giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đô thị thủ đô.

1



1.2
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1
Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý hoạt động của
người bán rong rau, quả trên địa bàn Hà Nội.
1.2.2
Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động của người bán
-

rong rau, quả trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đánh giá được thực trạng hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn

-

Thành phố Hà Nội.
Đề xuất những giải pháp phát triển và quản lý hoạt động của người bán rong

rau, quả trên địa bàn Hà Nội.
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
- Đối tượng thu thập số liệu : Người bán rong rau, quả trên địa bàn Hà Nội.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi không gian

Bao gồm 4 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội: Long Biên, Hoàn Kiếm,
Cầu Giấy, Gia Lâm
b) Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện khóa luận : 16/01/2013 -> 28/05/2013
- Các số liệu sử dụng để tìm hiểu và nghiên cứu: Số liệu trong năm 2012 vừa qua.
-

Số liệu điều tra thực tế.
Số liệu tham khảo để rút ra ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hiện nay: Số liệu tiêu
thụ của một số giai đoạn, năm trong quá khứ. ( năm 2004, năm 2009, năm
2012..)

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến
- Tổng quát về thực trạng tình hình hoạt động của người bán rong rau, quả trên
-

địa bàn Hà Nội.
Phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp về phát triển và quản lý hoạt
động của người bán rong rau, quả trên địa bàn Hà Nội.
.

2


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của hình thức bán rong rau, quả
a) Khái niệm
Theo điều 2, chương I, Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý
hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nêu rõ:
- Bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động bán rong không có địa điểm cố định,
bao gồm cả việc mua nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được
phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
- Người bán hàng rong là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,
thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định
và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
[Nguồn: Điều 2, chương I, Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND]
Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không
thuộc đối tượng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng kí kinh
doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
Quy định về hàng rong, Điều 5, Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định: “Các cá
nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
b. Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng
không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng
không đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng
nhiễm độc và động , thực vật bị dịch bệnh.
c. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh
theo quy định của pháp luật.

4



[Nguồn: Điều 5, chương II. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP]
b) Vai trò của hoạt động bán rong
- Bán rong giúp cho việc mua bán hàng hóa của người thành thị trở nên dễ
dàng, thuận tiện hơn.
Hàng rong bán ở những nơi công cộng như cổng cơ quan, trường học…nên rất
tiện ích cho người đi làm, học sinh, sinh viên,….Khi có nhu cầu, họ không phải mất
công đi xa đến các cửa hàng, chợ, siêu thị để mua hàng. Do vậy, NTD có thể tiết kiệm
được rất nhiều thời gian. Thay vào đó, NTD có thể làm được nhiều việc khác hữu ích
trong khoảng thời gian đó. Hàng rong bán di động khắp nơi, đi bán ở mọi ngõ ngách,
do vậy chỉ cần ngồi ở nhà họ vẫn có thể mua được đủ thứ cần thiết.
- Bán rong tạo ra việc làm, giảm nghèo.
Những gánh hàng rong là nguồn mưu sinh của những người dân quê giúp họ
trang trải cuộc sống. Trong hoàn cảnh đất nước ta, nền kinh tế tư nhân nhỏ lẻ, lực
lượng tham gia vào bán hàng rong là rất lớn. Những gánh hàng rong có ý nghĩa cần
thiết tới đời sống kinh tế của rất nhiều con người. Hầu hết những người bán hàng rong
là từ nông thôn ra, họ đi bán hàng rong vì những lý do khác nhau: do thu nhập thấp
không ổn định, do không có công ăn việc làm, do đất đai hạn hẹp, do mất nghề truyền
thống, họ không còn con đường mưu sinh nào khác…Trong khi đó Nhà Nước hay các
tổ chức phi Chính phủ cũng chưa thể đủ khả năng trợ giúp.
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, việc kiếm được một công việc
ngày càng trở nên vô cùng khó khăn với nhóm người nghèo không có trình độ chuyên
môn như ở nông thôn, rõ ràng, bán hàng rong không hẳn là vấn đề mà đúng hơn là một
giải pháp cứu cánh trước nhất. Điều dễ thấy nhất là bán hàng rong cung cấp rất nhiều
việc làm. Vì bán hàng rong không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao, chủ yếu lấy công
làm lãi nên phù hợp với một bộ phận không nhỏ những người nông nhàn, đặc biết là
phụ nữ… Bán hàng rong là nghề kiếm sống của một lực lượng đông đảo những người
dân nghèo thành thị, những người dân nhập cư và những người nông dân bị mất đất
qua chuyện “đền bù, giải tỏa”. Đành rằng bán hàng rong là một nghề nhọc nhằn, vất vả
và ít có tương lại nhưng đó lại đang là nghề duy nhất để kiếm sống của rất nhiều

người.

5


- Bán rong một phần nào góp phần vào việc phân phối thực phẩm một cách
hiệu quả trên địa bàn thành phố.
Hàng rong đã trở thành một nguồn cung cấp thực phẩm tươi đặc biệt quan trọng
cho người tiêu dùng, đặc biệt là với người nghèo. Thực tế mức thu nhập của người dân
Hà Nội chưa được đạt vào mức cao và không phải gia đình nào cũng có điều kiện để
mua đồ trong các siêu thị. Bán rong với mức giá vừa tầm và với sự tiện lợi của nó
khiến người dân Hà Nội thoải mái trong việc mua bán của mình. Việt Nam nằm trong
nhóm những nước có thu nhập thấp nhất trên thế giới, chất lượng cuộc sống người dân
còn hạn chế. Người bán rong là một bộ phận cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng
với giá tương đối thấp đến tất cả mọi người ở các tầng lớp kinh tế xã hội và phù hợp
với những người có thu nhập bình dân. Có hàng rong, họ không phải vào nhà hàng tiêu
dùng những thứ đắt tiền.
- Giảm tệ nạn xã hội
Một phần lớn các tệ nạn xã hội hầu hết đều có nguyên nhân kinh tế, chủ yếu là
thiếu hụt về tiền bạc. Hoạt động bán hàng rong tạo ra nguồn thu nhập tuy không ổn
định nhưng ít nhiều vẫn đủ trang trải cho cuộc sống của các gia đình. Khi người dân
được đảm bảo về cơm ăn , áo mặc, về nhu cầu cơ bản cũng như được đảm bảo về sự
an toàn, được nâng cao sự hiểu biết….tất yếu sẽ tránh được nhiều tệ nạn xã hội như ăn
xin, trộm cướp, mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc….Ngoài ra, các cơ quan an ninh, công
an có thể thông qua mạng lưới bán rong để truy tìm tội phạm nhanh và hiệu quả.
- Hàng rong là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế
Từ góc độ kinh tế, hàng rong gắn với đời sống của những người nghèo, kể cả
của người bán, cũng như của người mua. Đối với người bán, đó là nguồn thu nhập
chính hàng ngày để trang trải cuộc sống. Với số vốn trung bình khoảng 200.000 –
300.000đ, họ có thể kiếm được khoảng 50.000đ mỗi ngày. Nguồn thu này không lớn

nhưng nó đang đảm bảo tiền ăn, tiền học, tiền khám chữa bệnh cho hàng vạn người
dân. Số tiền ấy nhân với số người tham gia vào công việc này lên tới hàng vạn người
thì con số đóng góp vào GDP cũng không hề nhỏ.
Trong nền kinh tế, hàng rong tạo việc làm với chi phí đầu tư rất thấp, hiệu quả
sử dụng vốn cao và đáp ứng nhu cầu hàng hóa nhỏ lẻ, phân tán…Số tiền lãi mà những

6


người bán hàng tạo ra cũng không biến mất mà lập tức được quay vòng vào thị trường.
Đội ngũ bán hàng này cũng là những người vô cùng có kinh nghiệm trong việc phân
phối hàng hóa đến tận tay NTD. Một đồng vốn không có giá trị lớn nhưng khi quay
vòng 365 lần một năm sẽ cho hiệu quả không hề nhỏ.
Đối với người mua, hàng rong là nguồn hàng hóa, thực phẩm giá rẻ. Nguồn
hàng hóa, thưc phẩm này có thể không có chất lượng bằng các nguồn ở các cửa hàng
và siêu thị. Thế nhưng, chúng hợp với túi tiền của những người nghèo. Thiếu chúng,
nhiều người nghèo sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng, sẽ không thể tìm cách giật gấu, vá vai
được nữa.
c) Phân loại hoạt động bán hàng rong
Theo Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bán hàng rong bao gồm các hoạt động
thương mại:
 Buôn bán rong (buôn bán dạo) là cá hoạt động mua, bán không có địa điểm cố
định (mua rong, bán rong hoặc là vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc
nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh
doanh các sản phẩm này theo qui định của pháp luật để bán rong;
 Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có
địa điểm cố định;
 Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc
không có địa điểm cố định;
 Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để

bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
 Thực hiện các dịch vụ đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ
xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ kkhacs có hoặc không có
địa điểm cố định;
 Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí
kinh doanh khác.
2.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bán rong .

7


- Sản phẩm bán rong đa dạng, phong phú
Mặt hàng kinh doanh của đối tượng buôn bán hàng rong khá đa dạng, từ văn
phòng phẩm sách báo cho đến thực phẩm thuốc lá và dịch vụ ăn uống. Ngoài ra còn có
một vài thứ khác như bách hóa tạp phẩm, quần áo, vải, nón, kính,….cũng khá phổ biến
và chiếm một tỷ trọng nhất định. Tuy nhiên, với đối tượng buôn bán lưu động chủ yếu
tập trung nhiều nhất vào 2 loại hàng hóa là thực phẩm và thuốc lá. Đây là loại hàng
hóa có nhu cầu phục vụ tận nơi nhất là trong các ngõ hẻm cách đường khá xa, hoặc tại
các nơi sinh hoạt đông đúc nhưng khả năng cung ứng còn hạn chế.
- Ít quan tâm tới quảng cáo, lựa chọn địa điểm do họ thường xuyên thay đổi
địa điểm và tiếp cận trực tiếp với khách hàng
Những người bán rong họ không có đủ điều kiện để quảng cáo về sản phẩm của
mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và
tự quảng cáo về sản phẩm kinh doanh của mình. Người tiêu dùng mua sản phẩm của
họ bởi niềm tin và sự tiện lợi của hình thức kinh doanh này. Những người bán rong
lưu động họ di chuyển thường xuyên, không có địa điểm cố định cụ thể. Điều này gây
khó dễ cho các cơ quan chính quyền để quản lý họ cho qui củ.
- Chưa có sự quản lý chặt chẽ, thường xuyên
Một trong những chính sách để quản lý NBR đó là Nghị định 39/2007/NĐ – CP
của Thủ tướng Chính phủ quy định về phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động

thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh (buôn bán
hàng rong). Tuy đã có văn bản pháp luật về vấn đề này nhưng sự quản lý của các cấp
chính quyền địa phương vẫn còn non yếu và chỉ mang tính chất đại khái để qua mắt
người dân.
- Số lượng người tham gia lớn
Nguồn thu từ bán hàng rong không lớn nhưng nó đang đảm bảo tiền ăn, tiền
học, tiền sinh hoạt cho hàng vạn người dân. Chính vì vậy, những người nông dân ở
những vùng quê coi đây như một cơ hội để cải thiện cuộc sống gia đình. Họ kéo nhau
lên các vùng thành thị để bán rong. Bởi lẽ công việc bán rong không cần họ phải có
kiến thức, chỉ cần có sức khỏe tốt. Do vậy, số lượng người tham gia vào bán hàng rong
là rất lớn. Từ những người chỉ học hết cấp 2, cấp 3 cho đến những người hết tuổi lao
động.
- Nguồn gốc hàng hóa chưa được kiểm tra.

8


NBR nhập hàng hóa về với niềm tin vào nơi mình nhập, bản thân họ cũng
không biết và cũng không dám đảm bảo rằng hàng hóa của họ đảm bảo vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm. Ngay đến chính các cơ quan chức năng cũng chưa có những biện
pháp để kiểm tra được điều này. Hiện nay vấn đề ATTP đang được người dân chú ý
đến. Đây là một câu hỏi dành cho các cấp chính quyền. Cần phải có những biện pháp
để nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

9


2.1.1.3

Nội dung nghiên cứu hoạt động của người bán rong rau, quả


ND nghiên
cứu

Chỉ tiêu tổng
hợp
Thông tin cá
nhân

Đặc điểm
người bán
rong
Hình thức
bán hàng

Chỉ tiêu đơn giản

Giá trị

Tên
Tuổi
Giới tính
Trình độ văn hóa
Địa chỉ
Nghề Nghiệp
Hình thức chuyên chở
Hóa đơn, hợp đồng
Các chủng loại hàng bán
Thời gian bán hàng
Lượng khách hàng

Địa điểm
Khối lượng hàng bán

Giá trị thực
Gía trị thực
Nam/nữ
Số năm theo học
Gtri thực
Tên nghề
Phương tiện
Không có
Rau, quả
Số giờ bán
Giá trị thực
Đường phố
Kg, tạ
Vùng sản xuất rau
quả
Giá trị thực

Nơi sản xuất
Nguồn gốc
Nguồn gốc
hàng hóa,
nguôn hàng

Giá cả
Hình thức
Số lượng
Chất lượng

Nơi nhập
Số lượng

Nguồn hàng

Chất lượng
Bảo quản

Đặc điểm
Đặc điểm, của
khách hàng

Chưa đủ
(Thói quen,
…)
Quản lý chợ

Chính sách
quản lý

2.1.1.4

Quyết định
của thành
phố

Tuổi
Giới tính
Nghề nghiệp
Sở thích

Mong muốn
Thái độ
Thời gian hoạt động
Quy mô chợ
Hợp đồng thuê chỗ
Thời gian
Địa điểm
Cách thức thực hiện

Kg, tạ
Tốt, tương đối,
kém
Trực tiếp hay
trung gian
Kg, tạ
Tốt, tương đối,
kém
Dễ hay khó, thời
gian bảo quản
Giá trị thực
Nam/nữ
Giá trị thực
Loại hàng hóa
Mẫu mã, chất
lượng, giá cả
Tích/tiêu cực
Số giờ bán
Rộng/ hẹp
Tháng/quý/năm
Số giờ hoạt động


Nguồn số liệu

Phỏng vấn cá
nhân NBR

Phỏng vấn cá
nhân NBR

Phỏng vấn cá
nhân

Phỏng vấn ban
quản lý / cá
nhân NBR
Phỏng vấn cá
nhân NBR

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của NBR rau, quả

10


- Điều kiện tự nhiên: Mặt hàng kinh doanh của NBR rau, quả rất đa dạng nhưng
họ thường kinh doanh theo mùa. Mùa nào , thức đó. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng tới
thời gian họ đi bán hàng. Nếu vào mùa đông họ sẽ đi bán muộn hơn vào mùa hè. Hoặc
trong những ngày mưa gió, họ sẽ về sớm hơn hoặc muộn hơn.
- Thói quen tiêu dùng của khách hàng: đó là sự hình thành tập quán của người
tiêu dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia, vùng cũng như trình độ dân trí
của vùng đó như ở Việt Nam có thói quen dùng cà chua chủ yếu dưới dạng nấu chín

nhưng ở một số nước EU, Nga, Mỹ… lại thích dùng các loại sản phẩm chế biến từ rau
như cà chua đóng hộp, dưa bao tử đóng hộp…. Thói quen tiêu dùng còn phụ thuộc vào
hoàn cảnh của từng cá nhân. Những người có ít thời gian, họ thường vào siêu thị hay
các cửa hàng đồ ăn nhanh, có sẵn. Họ có thể mua 1 lần dùng cho cả tuần. Ở siêu thị có
đủ mặt hàng cho họ lựa chọn còn những NBR thì họ chỉ bán 1 mặt hàng nhất định. Và
NTD cũng thường tin tưởng chất lượng vệ sinh thực phẩm ở siêu thị hơn NBR. Đây là
một mặt hạn chế của NBR.
- Giá cả là yếu tố quan trọng, là thước đo sự điều hòa cung cầu trong nền kinh
tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và
ngược lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần xem xét chất lượng rau,quả : đã
được kiểm nghiệm hay chưa? Vì điều đó có lợi cho cả người bán rong và người tiêu
dùng. Đối với người bán rong chất lượng rau,quả tốt tạo được lòng tin đối với người
tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn gấp 1,5-2 lần so với rau,quả thường. Mặt khác
còn tạo được lòng tin đối với khách hàng cả trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là làm
tăng lợi nhuận. Đối với người tiêu dùng tạo cho họ một sự an tâm khi sử dụng sản
phẩm và đảm bảo có sức khỏe tốt.
- Đặc điểm của hệ thống, chính sách về quản lý của thành phố Hà Nội : Thành
phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán
rong trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với quyết định này, NBR lưu động bị hạn chế khu
vực kinh doanh của mình. Với 63 tuyến phố cấm bán hàng rong và cấm các hình thức
rao bán hoặc dùng các thiết bị âm thanh để rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và
ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm
sau ( Theo điều 5, Quyết định 46/2009/QĐ-UBND).

11


2.1.2 Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1 Hoạt động bán hàng rong rau, quả ở một số nước trên thế giới
Bán hàng rong không phải là một hoạt động kinh doanh mới mẻ và xa lạ với

các quốc gia trên thế giới, thậm chí bán hàng rong còn được coi như là một nét văn
hóa lâu đời tại một số khu vực như Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Ấn Độ… Nghiên
cứu hoạt động bán hàng rong rau, quả sẽ là thiếu sót nếu không nhìn nhận hoạt động
bán hàng rong trên góc độ của các thành phố ở các quốc gia khác nhau. Từ đó có cái
nhìn toàn cảnh hơn về thực trạng phát triển của loài hình kinh doanh này.
a) Bán hàng rong rau, quả tại Singapore
Singapore, quốc đảo sư tử vốn được biết đến là một quốc gia văn minh và sạch
sẽ bậc nhất trên thế giới cũng đã từng đối mặt với những ảnh hưởng không nhỏ của
hoạt động bán hàng rong rau, quả. Một số người đã nhận ra một bức gương phản chiếu
giữa một Hà Nội, một thành phố Hồ Chí Minh ngày nay với một Singapore ngày
trước. Đây là lí do mặc dù trình độ phát triển chênh lệch của Singapore và Việt Nam
nhưng em vẫn tìm đến Singapore như một mảnh ghép hoàn thiện bức tranh bán hàng
rong rau, quả.
Singapore ngay từ đầu đã đánh giá cao sự đóng góp của hàng rong vào nền kinh
tế của nước này. Hàng rong rau, quả giữ vai trò người cung cấp các nhu yếu phẩm, các
bữa ăn hàng ngày cho người có thu nhập thấp đồng thời cũng đã giữ cho giá sinh hoạt
của thành phố không tăng cao. Nhằm giải quyết tình trạng người bán hàng rong chiếm
lĩnh khắp các đường phố, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm
80 của thế kỷ 20, Singapore đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lý hàng rong.
Một trong những giải pháp được Chính phủ Singapore đưa ra là thực hiện chương
trình xây dựng các khu trung tâm mua bán thực phẩm, chợ….để đưa người bán hàng
rong vào buôn bán. Ở đó, người bán hàng rong rau, quả có nơi bày bán hàng tử tế, có
nước máy, điện để dùng, có chỗ bỏ rác nên không phải vứt rác bừa bãi, làm bẩn môi
trường.
Singapore được biết tới là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà những người
bán hàng rong được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh. Tại Singapore cũng có một
phòng ban chuyên trách quản lý hoạt động bán hàng rong trực thuộc Chính phủ, là nơi

12



cấp phép cũng như quản lý những đối tượng bán hàng rong không có giấy phép kinh
doanh. Như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác hàng rong tại Singapore phát triển
từ lâu đời.
Thành phần của những người bán hàng rong tại Singapore đã thay đổi đáng kể
trong thời gian qua với sự nổi lên của những người trẻ tuổi, được đào tạo học vấn.
Thay đổi này được cho là do sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp đã đẩy xấp xỉ 13.000 sinh
viên tốt nghiệp vào tình trạng không có việc làm và rất nhiều trong số đó đã đi bán
hàng rong.
Singapore đã chứng minh rằng không thể làm sạch đường phố chỉ bằng cách di
rời những người bán hàng rong trái phép, việc quản lý hoạt động bán hàng rong chỉ
được thực hiện hiệu quả khi đã tạo ra được nhiều việc làm thay thế cho những người
bán hàng rong. Đồng thời thực hiện chế độ quản lý nghiêm, áp dụng hình phạt hành
chính đối với những hành vi vi phạm luật kinh doanh, lấn chiếm lề đường hoặc không
có giấy phép đăng kí kinh doanh.
b) Bán hàng rong tại Ấn Độ
Trong số các quốc gia châu Á thì Ấn Độ là một nước có nhiều điểm tương đồng
với Việt Nam. Cùng là những quốc gia đang phát triển với nền văn hóa phong phú, Ấn
Độ cũng đang phát triển mạnh mẽ với những cải cách lớn về cả kinh tế và xã hội.
Cũng giống như tại Việt Nam, hoạt động bán hàng rong đã hình thành khá lâu tại Ấn
Độ. Số lượng người bán hàng rong chiếm tới 2% dân số và thu nhập của họ đóng góp
không nhỏ vào GDP của hàng năm của nước này.
Tại Ấn Độ, hàng triệu người bán hàng rong tập trung tại các thành phố lớn như
Mumbai (khoảng 250.000 người), Delhi (khoảng 200.000 người), Calcutta (hơn
150.000 người) và Ahmedabad (khoảng 100.000 người) 1. Phần lớn trong số họ là
những người nghèo đến từ Bihar, Oissa, Uttar Pradesh, hay vùng nông thôn Bengal để
kiếm sống trong các thành phố lớn. Họ ngủ trong khu nhà ổ chuột hoặc trên vỉa hè,
không có gia đình đi cùng. Những người này thường không có trình độ học vấn, thậm
chí một phần không nhỏ trong só đó là mù chữ và phải tự kiếm sống từ khi còn rất
nhỏ. Hầu hết rau, quả mà người bán hàng rong tại Ấn Độ cung cấp là được sản xuất

với các nhà sản xuất quy mô nhỏ. Hoạt động sản xuất này thường do những người dân

13


tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu và khả năng chi trả của người tiêu dùng địa
phương. Họ bán sản phẩm ở những nơi thuận tiện nhất để bất kỳ ai cũng có thể mua
được một cách dễ dàng, thuận tiện và điều đó được ghi nhận là đã mang lại nhiều lợi
ích cho xã hội.
Với đặc trưng của nền kinh tế, hàng rong rau, quả Ấn Độ cũng đã trải qua
những giai đoạn giống như ở Việt Nam trước khi được nhìn nhận là đã góp phần vào
sự phát triển của kinh tế địa phương và sự giàu có của các đô thị. Tuy nhiên bên cạnh
các mặt tích cực của nó thì vấn đề bán hàng rong tại Ấn Độ cũng tồn tại nhiều điểm
bất cập. Vì vậy đây cũng là một vấn đề gây ra không ít tranh cãi cho các nhà quản lý
Ấn Độ. Hiện tượng bán hàng không có tổ chức, tràn lan, gây mất trật tự là điều không
hề hiếm thấy. Tệ nạn xã hội và những vấn đề đạo đức phát sinh. Điều đó yêu cầu có sự
can thiệp của nhà nước. Giải pháp mà các nhà quản lý đưa ra đầu tiên đó cung cấp giấy
phép bán hàng cho những người bán hàng rong. Chính phủ Ấn Độ cũng ban hành
nhiều qui định trong đó thừa nhận những NBR rau, quả đã “cung cấp thực phẩm cơ
bản cho người dân với giá cả hợp lí và địa điểm bán thuận tiện gần khu dân cư”.
c) Bán hàng rong rau, quả ở các quốc gia khác
Vấn nạn hàng rong hiện nay không chỉ dừng lại ở phạm vi một quốc gia mà còn
lan rộng trên phạm vi quốc tế. Thiếu việc làm và nghèo đói đã đẩy người dân ở nông
thôn khỏi làng quê của mình để tìm đến thành phố, nơi được kỳ vọng là sẽ đem lại
cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. Những người dân di cư này vì không có đủ các kỹ năng
cũng như trình độ giáo dục để có được một công việc ổn định với mức lương tốt, buộc
phải gắn mình với những khu vực kinh doanh phi chính thức mà một trong số đó là
hàng rong. Những đối tượng bán hàng rong bao gồm những người dân nông thôn
nghèo, thiếu kĩ năng làm việc cần thiết ở các quốc gia châu Á như Bangladesh, Nepan,
Campuchia, Việt Nam,….hoặc những công nhân bị mất việc do doanh nghiệp kinh

doanh kiểu cũ bị phá sản, sáp nhập tập trung nhiều tại Philipine, Triều Tiên, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia hay Ấn Độ. Họ phải tìm các công việc trả lương thấp trong khi
vực phi chính thức để tồn tại.
Malaysia là một trong ít các quôc gia châu Á đã đưa ra các tiêu chuẩn nhận diện
cho những người bán hàng rong rau, quả. Năm 1990, Malaysia đã thiết lập hệ thống

14


chính sách quốc gia điều chỉnh hoạt động bán hàng rong và việc kiểm tra do một
phòng ban chuyên trách đảm nhận. Theo thống kê của cơ quan này, số lượng người
bán rong được cấp giấy phép tăng 30% từ năm 1999 đến năm 2000.
Chính phủ Hàn Quốc như hầu hết các Chính phủ khác ở Châu Á, đã từng tỏ ra
không khôn ngoan trong quản lý hoạt động bán hàng rong. Những NBR và vô gia cư
liên tục bị tấn công. Chính phủ Hàn Quốc thậm chí đã từng thuê các tổ chức gangster
để xua đuổi những nhóm người này. Khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1998 kéo
theo hàng loạt cuộc tái cơ cấu, một bộ phận lớn công nhân mất việc làm và phải rời tới
khu vực kinh doanh bất hợp pháp để kiếm sống. Tính đến năm 2010, tại Seoul có
khoảng 800.000 người bán rong.
Rõ ràng, Chính phủ ở các quốc gia ít nhiều đã từ chối thừa nhận bán hàng rong
như một hoạt động kinh doanh hợp pháp và thực tế coi hàng rong như một nhân tố tác
động xấu đến phát triển kinh tế.
2.1.2.2 Thực trạng về quản lý hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn Hà Nội
Ngày 5.12.2012 vừa qua, bộ Y tế ban hành thông tư số 20 “Quy định về điều
kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn
đường phố” gồm bốn chương 11 điều với rất nhiều quy định dành cho những người mà
chính thông tư này định nghĩa: “Kinh doanh thức ăn đường phố là loại hình kinh
doanh thực phẩm, thức ăn, đồ uống để ăn ngay, uống ngay được bán rong trên đường
phố hay bày bán tại những địa điểm công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch,
khu lễ hội) hoặc ở những nơi tương tự”. Những quy định này thực sự khoa học và chu

đáo, chẳng hạn như: nước đá sử dụng trong ăn uống phải được sản xuất từ nguồn nước
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, dụng cụ chứa đựng rác thải phải đảm bảo
kín, có nắp đậy; trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức
ăn; thực phẩm chín phải được trưng bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất
60cm; để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản, che đậy hợp vệ sinh, chống được ruồi,
nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại...Nhưng xem kỹ lại bối cảnh
thì hình như bộ Y tế ban hành thông tư này chỉ là để cho có và trấn an dư luận là bộ đã
thực hiện, bởi thành phố Hà Nội, đâu có chỗ nào dành cho người bán hàng đi rong và

15


người bán hàng tạm trên vỉa hè, việc tồn tại những người bán hàng rong như hiện nay
bị coi là bất hợp pháp.
Ở khu vực trung tâm của Bangkok hiện nay thường xuyên có 26.000 người bán
hàng rong. Tại Kuala Lumpur (Malaysia) là 35.000 người và Metro Manila (vùng đô
thị đông dân nhất ở Philippines) là 52.000 người. Có thể còn nhiều chuyện chưa hài
lòng, nhưng phải thấy các thành phố đó khác chúng ta ở chỗ trước hết họ thừa nhận sự
tồn tại hợp pháp của người bán hàng rong và tiến hành quy hoạch một cách khá bài
bản, bởi họ coi chuyện bán hàng rong là chuyện của “phát triển” chứ không phài là
chuyện “xoá bỏ”.
Chẳng hạn năm 1971, Chính phủ Singapore bắt đầu xây dựng chương trình
quốc gia nhằm mục đích xây dựng các điểm ổn định dành riêng cho những người bán
hàng rong. Đến năm 1988, đã có 23.331 người bán hàng rong hoạt động trong 184 khu
vực được quy hoạch, trong đó có 18.878 người đã được tham gia việc bán thực phẩm
nấu chín và con số này hiện nay là gần 50.000 người. Các điểm bán dành cho người
bán hàng rong được cung cấp nước sạch, gas, điện đến tận xe hay quầy bán hàng. Họ
được cung cấp các thiết bị miễn phí một lần phục vụ cho việc nấu nướng và bán hàng
như xe đẩy, bình gas, bàn ăn, ghế ngồi, mái che, dụng cụ cơ bản nấu nướng... Những
người này được cấp giấy phép hoạt động nghề nghiệp sau khi được tập huấn về các kỹ

năng như nấu ăn, vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, giao tiếp. Những người bán hàng
rong phải sinh hoạt trong các nghiệp đoàn, khám sức khoẻ định kỳ. Những điểm tập
kết người bán hàng rong là một phần hấp dẫn thu hút khách du lịch, là nguồn thu ngoại
tệ của ngành du lịch nước họ dồng thời là nơi quảng bá văn hoá ẩm thực địa phương,
cung cấp thức ăn cho người thu nhập thấp vì giá luôn rẻ và tươi sống, mang lại nguồn
thu thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước và cũng là nơi giải quyết thất nghiệp tạm
thời, có những lúc cao điểm đã thu hút 13.000 sinh viên ra trường chưa có việc làm
vào dịch vụ này.
Còn ở ta, cho đến nay cả Hà Nội vẫn trong tư thế chối bỏ và xoá bỏ hàng rong
nên việc cấm đoán, tịch thu, đuổi bắt vẫn diễn ra hàng ngày vừa gây hình ảnh phản
cảm vừa gây khó khăn cho một bộ phận người nghèo (cả người bán hàng và người
mua hàng). Chỉ riêng khu vực các quận trung tâm thành phố Hà Nội đã có 12.000

16


người bán hàng rong, nếu biết quy hoạch và sắp xếp lại thì đây sẽ là một nguồn lực có
ích cho thành phố.
Và có lẽ cũng đã đến lúc nên nhìn nhận lại việc quản lý những hoạt động bán
hàng trên lòng, lề đường để thu về một mối quản lý và phát huy được thế mạnh của
nguồn lực này, mà cách làm của nhiều nước trong khu vực là bài học cần tham khảo. Ở
Singapore, quốc gia này có hẳn một đơn vị gọi là “cục quản lý bán hàng rong thuộc
chính phủ” (hawkers’ department of the government of Singapore) và với sự thống
nhất này, việc quản lý “nền kinh tế vỉa hè” của đảo quốc sư tử khá hiệu quả, tránh
được sự chồng chéo, dẫm chân nhau.
Cũng như theo quyết định 46/2009 của UBND TP Hà Nội, các quận, huyện có
trách nhiệm lập quy hoạch các khu, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm cho
phép sử dụng tạm thời để tổ chức hoạt động bán hàng rong nhưng không được cản trở
giao thông và không ảnh hưởng đến phần vỉa hè dành cho người đi bộ; phối hợp với
Sở Giao thông Vận tải, Công an TP trình UBND TP phê duyệt các địa điểm cho phép

bán hàng rong tạm thời. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải thông báo công
khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép người bán hàng
rong được thực hiện các hoạt động thương mại, thông qua các phương tiện như đài
phát thanh phường, xã,…
Nhưng trên thực tế, sau hơn 3 năm ban hành Quyết định này, trên địa bàn TP
Hà Nội không hề có một tuyến đường nào cho phép người dân nghèo được bán hàng
rong. Lý giải về việc này, một cán bộ công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà
Nội cho hay : “ Nếu cho phép bán hàng rong vỉa hè thì nhiều thành phần “xã hội đen”
sẽ lợi dụng, tạo thành các tụ điểm tụ tập các thành phần “bất hảo”. Mặt khác, có thể sẽ
kéo theo hiện tượng dân “xã hội đen” chiếm hết vỉa hè, sau đó “bán suất” chỗ ngồi cho
người nghèo có nhu cầu kinh doanh…” . Theo như chị Phan Thị Mơ, 52 tuổi, quê Nam
Định, bán hoa quả rong trên địa bàn quận Cầu Giấy nhận xét: “việc xã minh ai được
bán, quản lý vỉa hè là của công an. Chẳng nhẽ vì lẽ đó mà không làm, để những người
bán hàng rong như chúng tôi luôn bị xua đuổi.” ( trích bài báo “ Công an, phóng viên
trẻ và chuyện mua bán vỉa hè” – Báo Nhân dân, ngày 13/09/2012)
2.2 Phương pháp nghiên cứu

17


2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài, em thu thập thông tin số liệu từ
các sách lý luận có sẵn như: kinh tế chính trị Mác – Lênin, lý thuyết kinh tế vi mô,
marketing nông nghiệp,….
Các báo cáo khoa học của một số Viện nghiên cứu, trường ĐH Nông nghiệp Hà
Nội….
Các tài liệu đã công bố của Tổng cục thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
Tham khảo các kết quả nghiên cứu bao gồm: lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, môi

trường, xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp
Để tìm hiểu tình hình hoạt động của người bán rong rau, quả trên địa bàn Hà
Nội em tiến hành phỏng vấn những người bán rong rau quả trên địa bàn. Số liệu sơ cấp
được thu thập treo trình tự sau:
a)

Bước 1: Chuẩn bị phiếu điều tra
Bước 2: Quan sát nhanh, phỏng vấn thử và hoàn thiện phiếu điều tra.
Bước 3: Phỏng vấn chính thức ( phỏng vấn trực tiếp)
Chọn điểm nghiên cứu
Trong nghiên cứu này em lựa chọn địa bàn Hà Nội với bốn quận : Long Biên,

Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Gia Lâm.
 Quận Hoàn Kiếm: đại diện cho quận cũ của Hà Nội, địa bàn thường có mật độ
NBR cao. Các quận cũ khác có mật độ khá tương đồng với quận này đó là quận Ba
Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng.
 Quận Cầu Giấy: đại diện cho quận trung bình ( Không cũ – không mới ) của Hà
Nội, địa bàn thường có mật độ NBR ở mức trung bình. Các quận tương đương với
quận này là quận Thanh Xuân và quận Tây Hồ.
 Quận Long Biên: đại diện cho các quận mới của Hà Nội mở rộng từ 8/2008.
 Huyện Gia Lâm : đại diện cho địa bàn của 18 huyện ngoại thành
b) Thông tin về mẫu lựa chọn khảo sát
Trên cơ sở đếm số lượng NBR tại 4 quận /huyện, em lập ra số mẫu để tiến hành
khảo sát như sau:

18



×