Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện vụ bản, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.7 KB, 91 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chưa từng có trong các luận văn, khóa luận khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nôi, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Phạm Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới
Ban giám hiệu Học viện, các thầy cô giáo đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh
Tế và Phát Triển Nông Thôn, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dậy và
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường
và hoàn thành khóa học 2013 - 2015.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới cô TS. Nguyễn Thị Dương
Nga - giảng viên khoa Kinh Tế và Phát Triển Nông Thôn đã định hướng, chỉ bảo
tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, các cô, các chú
thuộc các phòng ban và các hộ nông dân trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh nam
Định đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu
nghiên cứu tại địa bàn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người
thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt qúa trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì


vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể
bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Phạm Thu Hường

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC BẢNG


vii

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1

Mục tiêu chung

2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

2


1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1

Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4.2.1 Phạm vi nội dung

3

1.4.2.2 Phạm vi không gian


3

1.4.2.3 Phạm vi thời gian

3

PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

Cơ sở lý luận

4

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản

4

2.1.2

Đặc điểm kĩ thuật sản xuất lúa

6

2.1.3


Cơ giới hóa trong sản xuất lúa

10

2.1.4

Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

15

2.1.5

Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất lúa

20

2.2

Cơ sở thực tiễn

21

2.2.1

Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở một số nước trên thế giới

21

2.2.2


Cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở Việt Nam

25

2.2.2.1 Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ giới hóa
trong sản xuất lúa

25
iii


2.2.2.2 Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại Việt Nam

26

2.2.3

29

Một số công trình nghiên cứu có liên quan

PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

31

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

31


3.1.1

Điều kiện tự nhiên

31

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

31

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

32

3.1.2

34

Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

34

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng

36

3.1.2.3 Tỉnh hình phát triển kinh tế của huyện


39

3.1.3

Nhận xét chung về điều kiện của huyện

41

3.2

Phương pháp nghiên cứu

42

3.2.1

Chọn điểm nghiên cứu

42

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu

43

3.2.2.1 Số liệu thứ cấp

43


3.2.2.2 Số liệu sơ cấp

43

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu

44

3.2.4

Phương pháp phân tích

44

3.2.4.1 Phương pháp thống kê so sánh

44

3.2.4.2 Phương pháp thống kê mô tả

44

3.2.5

45

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu


3.2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh về hộ điều tra

45

3.2.5.2 Chỉ tiêu phản ảnh về điều kiện sản xuất của hộ nông dân

45

3.2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh về thực trạng áp dụng cơ giới hóa

45

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

4.1

Tổng quan sản xuất lúa trên địa bàn huyện

47

4.2

Thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện 49

4.2.1

Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện 49


4.2.2

Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa tại các xã
iv

54


4.2.2.1 Thông tin chung của các đối tượng điều tra

54

4.2.2.2 Tình hình áp dụng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa

59

4.2.3

Lợi ích áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa

61

4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới cơ giới hóa trong sản xuất lúa các hộ

65

4.3.1


Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

65

4.3.2

Ảnh hưởng của công tác quy hoạch và cánh đồng mẫu lớn

66

4.3.3

Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất

67

4.3.4

Chính sách của nhà nước

69

4.3.5

Ảnh hưởng của số lượng dịch vụ cơ giới

70

4.4


Giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn

72

4.4.1

Định hướng

72

4.4.2

Các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên
địa bàn

73

4.4.2.2 Giải pháp về công tác quy hoạch sản xuất lúa và cánh đồng mẫu lớn

74

4.4.2.3 Giải pháp về nguồn lực sản xuất

75

4.4.2.4 Tăng cường phát triển các dịch vụ cơ giới

78


PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

80

5.1

Kết luận

80

5.2

Kiến nghị

81

5.2.1

Đối với Nhà nước

81

5.2.2

Đối với tỉnh

81

5.2.3


Đối với huyện, xã

82

5.2.4

Đối với hộ nông dân

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

83

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ:
BVTV:
CGH:
CNH-HĐH:
CN-TTCN:
ĐVT:
ĐBSCL:
ĐBSH:
KHCN:
HTX:
LĐ:
NN&PTNT:

VN:
SXNN:
TP HCM:
UBND:

Bình quân
Bảo vệ thực vật
Cơ giới hóa
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Đơn vị tính
Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Hồng
Khoa học công nghệ
Hợp tác xã
Lao động
Nông nghiệp & phát triển nông thôn
Việt Nam
Sản xuất nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

2.1

Nội dung cơ giới hóa trong sản xuất lúa

10

3.1

Sử dụng đất đai của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2012 – 2014)

33

3.2

Dân số và lao động của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2012 - 2014)

35

3.3

Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện năm 2014

37

3.4

Kết qủa phát triển kinh tế của huyện qua 3 năm (2012 - 2014)


40

3.5

Số lượng mẫu điều tra

43

4.1

Kết quả sản xuất lúa huyện Vụ Bản qua các năm

47

4.2

Tình hình số lượng máy gặt và máy làm đất trên địa bàn huyện

50

4.3

Diện tích cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa năm 2014

52

4.4

Thông tin chung về các đối tượng điều tra


54

4.5

Đất đai của các nhóm hộ sản xuất lúa

56

4.6

Tình hình máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất lúa của các hộ làm DV 57

4.7

Các chi phí thuê dịch vụ cơ giới hóa tại các xã (tính trên 1 ha)

58

4.8

Tỉ lệ cơ giới hóa các khâu sản xuất lúa trong các hộ

59

4.9

So sánh chi phí theo pp sạ hàng và gieo cấy truyền thống cho giống
lúa DT68

4.10


62

So sánh hiệu quả sản xuất lúa theo pp sạ hàng và pp gieo cấy truyền
thống cho giống lúa DT68

63

4.11

So sánh CP sử dụng máy gặt và gặt thủ công cho giống lúa DT68 65

4.12

Diện tích ruộng canh tác tại các hộ điều tra

4.13

Ảnh hưởng của lao động nông nghiệp tới CGH trong sản xuất lúa 68

4.14

Hiệu quả đầu tư máy gặt

71

4.15

Số lượng máy móc cần thiết phục vụ sản xuất lúa cho cả huyện


72

Đồ thị 3.1

Cơ cấu kinh tế của huyện Vụ Bản qua 3 năm (2012- 2014)

41

vii

67


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn đồng thời tạo tiền đề để giải quyết hàng
loạt các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và từng bước góp phần đưa
nông thôn phát triển ngày càng văn minh hiện đại.
Cơ giới hóa nông nghiệp là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ sự
nghiệp CNH-HĐH. Tăng cường công tác cơ giới hóa trong sản xuất lúa sẽ giúp giải
quyết các công việc đồng áng nhất là các khâu gieo trồng, tưới nước, chăm sóc và
thu hoạch kịp thời và nhanh chóng. Điều này không chỉ giúp sử dụng giống, nước,
phân bón và thuốc trừ sâu hiệu quả hơn để nâng cao năng suất, chất lượng của cây
trồng mà còn hạn chế tác động đối với sức khỏe của nông dân và môi trường tự
nhiên ở nông thôn. Trong những năm qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong thâm canh lúa được đẩy mạnh như việc áp dụng các tiến bộ về giống lúa
mới, các loại phân bón đa lượng, phân vi lượng, phân hỗn hợp mới, các loại thuốc
điều tiết sinh trưởng, thuốc bảo vệ cây trồng thế hệ mới và nhiều tiến bộ kỹ thuật

mới trong canh tác. Theo báo cáo của USDA (2014) sản lượng lúa gạo Việt Nam
năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước.
Tuy nhiên đến nay ở Việt Nam việc thực hiện công nghiệp hóa nông
nghiệp, nông thôn còn yếu và thiếu đồng bộ, còn tùy thuộc rất lớn vào trình độ và
nguồn vốn của nông hộ. Cơ sở sản xuất công nghiệp phục vụ nông nghiệp còn rất
yếu trong khi máy móc nhập từ nước ngoài thường không phù hợp trong sản xuất
so với qui mô sản xuất và khả năng của người nông dân trong vùng. Lực lượng
lao động qua đào tạo nghề ở nông thôn còn thấp cũng là một trong những trở
ngại trong việc ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông
thôn. Vì vậy, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa nói riêng còn hạn chế,
năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, các dịch vụ cơ khí đi theo hoạt động
này kém phát triển, đời sống nông dân ở nông thôn còn nhiều khó khăn.

1


Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với đặc điểm là một huyện thuần nông,
nông nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu phát triển kinh tế của toàn
huyện. Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng luôn được
huyện cũng như tỉnh chú trọng và quan tâm. Theo báo cáo tổng kết sản xuất vụ
mùa, vụ đông năm 2013 kết quả sản xuất lúa mùa trên toàn huyện đạt 47,0 tạ/ha
trên tổng diện tích 8618 ha, bên cạnh đó trong những năm qua cùng với sự tăng
trưởng của sản xuất nông nghiệp việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất và chế
biến lúa bước đầu đạt được hiệu quả, một số hộ nông dân cũng đã mạnh dạn đầu
tư áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
Tuy nhiên, việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa vẫn mang nặng tính
tự phát, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu nhằm đánh giá đầy đủ việc
ứng dụng các công cụ, máy móc này vào sản xuất đồng thời chưa đưa ra giải
pháp để tăng cường cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là với cây lúa
trên địa bàn huyện. Với điều kiện đồng đất hiện tại của tỉnh Nam Định nói chung

và trên địa bàn huyện Vụ Bản nói riêng thì việc đưa máy móc vào sản xuất qua
đó từng bước cơ giới hoá một phần và toàn phần trong sản xuất lúa nói chung và
sản xuất nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn tới.
Do vậy, xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giải pháp tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện Vụ
Bản, tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định qua đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường cơ giới
hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong sản xuất lúa;
- Đánh giá thực trạng của việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên
địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định;

2


- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong
sản xuất lúa;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất
lúa trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa?
- Sản xuất lúa trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định được áp dụng
cơ giới hóa trong những khâu nào? Diện tích, tỉ lệ áp dụng cơ giới hóa trong từng
khâu ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng cơ giới hóa trong sản
xuất lúa của hộ nông dân?

- Giải pháp nào nhằm tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở huyện
Vụ Bản, tỉnh Nam Định?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về cơ giới hóa trong sản xuất
lúa nói chung và trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định nói riêng.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về áp dụng cơ giới
hóa trong sản xuất lúa ở các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy và thu hoạch trên địa
bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
1.4.2.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1.4.2.3 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2014 đến hết tháng 10/2015
Số liệu sử dụng trong đề tài: từ năm 2012 đến năm 2014

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
 Nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp
- Theo Bách khoa toàn thư thì nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ
bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và
vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực
phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản

xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản;
theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp là một ngành
kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ
trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.
- Theo Bùi Thị Loan (2013), nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất
vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà
các ngành sản xuất khác không có.
+ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Do điều kiện đất
đai khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính
khu vực rất rõ nét.
+ Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội
dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thong đất đai là
cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường
giao thông… để con người điều khiến các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt
động. Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định
(sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu
4


sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng
trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho
chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi
phải thường xuyên chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống
tốt, tiến hành lai tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt
thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.

+Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình
nhất của sản xuất nông nghiệp. Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết –
khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến
những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng – loại
cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ
nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn
thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất
quan trọng đối với nông dân.
 Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp
- Theo Nguyễn Đức Hùng (2012): Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình sử
dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp thay thế một phần hoặc toàn bộ sức người
hoặc súc vật nhằm tăng năng suất lao động và giảm nhẹ cường độ lao động.
- Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp (1991): Cơ giới hóa nông nghiệp
có các mức độ khác nhau từ cơ giới hóa từng công việc riêng lẽ (cày đất, gieo
hạt, đập lúa) đến cơ giới hóa liên hoàn đồng bộ một quy trình sản xuất một cây
trồng, một vật nuôi, một sản phẩm nông nghiệp.
- Theo Trần Anh Vũ (2012): Cơ giới hóa nông nghiệp là quá trình thay thế
công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, động lực của người và gia súc bằng công cụ
cơ giới, lao động thủ công bằng công cụ cơ giới, thay thế phương pháp sản xuất
lạc hậu bằng phương pháp khoa học.
- Như vậy xuất phát từ những quan điểm trên, tôi đưa ra khái niệm của cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như sau:
+ Về cơ bản, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chính là việc thay thế
công cụ thô sơ bằng công cụ cơ giới, lao động thô sơ bằng công cụ cơ giới và
phương pháp sản xuất lạc hậu bằng phương pháp tiên tiến hơn.
5


+ Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cụ thể là đưa các trang thiết bị
máy móc và hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, như các loại máy

cày, máy gieo hạt, máy phun thuốc trừ sâu, thiết bị hỗ trợ làm cỏ lúa, máy gặt
đập, máy xay xát lúa gạo, tách ngô, máy lột vỏ củ sắn (khoai mì)...
+ Cơ giới hóa nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt
chất lượng và giá thành sản phẩm sản xuất sẽ có tính cạnh tranh cao.
+ Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngoài đem lại lợi ích cho người
nông dân, quan trọng hơn là đã tạo ra cách làm mới, đồng bộ, tập trung và có sự
thống nhất trong các khâu sản xuất từ đó thay đổi tập quán canh tác lạc hậu.
- Theo Nguyễn Đức Hùng (2012): Quy trình cơ giới hóa trong sản xuất
nông nghiệp bao gồm:
+ Cơ giới hóa bộ phận trước hết và chủ yếu được thực hiện ở những công
việc nặng nhọc tốn nhiều sức lao động và dễ dàng thực hiện. Đặc điểm giai đoạn
này là mới sử dụng các chiếc máy lẻ tẻ.
+ Cơ giới hóa tổng hợp là sử dụng liên tiếp các hệ thống máy móc vào tất cả
các giai đoạn của quá trình sản xuất. Đặc trung của giai đoạn này là sự ra đời hệ thống
máy trong nông nghiệp, đó là những tổng thể máy bổ sung lẫn nhau và hoàn thành
liên tiếp tất cả các quá trình lao động sản xuất sản phẩm ở địa phương, từng vùng.
+ Tự động hóa là giai đoạn cao của cơ giới hóa, sử dụng hệ thống máy với
phương tiện tự động để hoàn thành liên tiếp tất cả các quá trình sản xuất từ lúc
chuẩn bị đến lúc kết thúc cho sản phẩm. Đặc trưng giai đoạn này là một phần lao
động chân tay với lao động trí óc, con người giữ vài trò giám sát, điều chỉnh quá
trình sản xuất nông nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm kĩ thuật sản xuất lúa
Cây lúa thích nghi rất nhiều vùng sinh thái khác nhau như nhiệt đới, xích
đạo, cận nhiệt đới. Ở Việt Nam lúa được trồng khắp cả nước đặc biệt là khu vực
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
-Thời vụ tuỳ vào đặc điểm tình hình thời tiết từng năm, từng mùa vụ, thời
gian sinh trưởng, đặc tính các giống lúa, tính chất của đất, tình hình diễn biến sâu
bệnh qua các năm để bố trí lịch cho thích hợp. Giống để gieo cấy phải được nâng
cấp đảm bảo chất lượng tốt nhất, nên dùng giống đã được cấp xác nhận.


6


-Theo Phạm Hoàng Hà (2015) thì sơ đồ phát triển của cây lúa gồm các
giai đoạn như sau: Ngâm ủ hạt giống -> Gieo mạ -> Cấy lúa -> Đẻ nhánh ->
Phân hóa đòng ( làm đòng) -> Trổ bông -> Chín.
 Ngâm ủ hạt giống:
Thóc giống trước khi ngâm phơi nắng nhẹ từ 3-4 giờ (tạo điều kiện hút
nước nhanh). Sau đó tiến hành xử lí hạt giống và ngâm ủ
Ngâm hạt giống và xử lí hạt giống khỏi mầm bệnh :
+ Lúa lai: Vụ xuân ngâm bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (54 oC); ngâm từ 2530h. Vụ mùa ngâm từ 15-20h, cứ 5h đãi sạch và thay nước ấm một lần sau đó đãi
sạch rồi ngâm nước ấm ở vụ xuân, nước sạch ở vụ mùa bình thường
+ Lúa thuần :
Vụ xuân: ngâm bằng nước ấm 40-48 giờ, cứ 10-12 giờ thay nước ấm một lần
Vụ mùa: ngâm 36-40 giờ, cứ 8-10 giờ đãi sạch rồi thay nước một lần
 Gieo mạ và cấy lúa
-Vùng đất ruộng mạ phải chọn kỹ, ưu tiên chủ động tưới tiêu, khuất gió
phòng chống được các điều kiện bất thuận như rét hại, sâu bệnh. Đất có độ phì
trung bình khá, tốt nhất là đất cát pha hoặc thịt nhẹ. Làm đất kỹ, nhuyễn bùn,
sạch cỏ dại và cây trồng vụ trước.
- Ruộng cấy cần được cày bừa làm đất kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ, phẳng
ruộng. Chỉ cấy vào những ngày trời ấm nhiệt độ trên 18 0C, mạ nhổ xong cấy
ngay không để ủ héo, không để mạ qua đêm. Không được cấy mạ đã dập thân bẹ,
hạn chế chắn đứt rễ mạ. Hiện nay phương thức gieo thẳng là một biện pháp quan
trọng để thâm canh tăng năng suất lúa. Ruộng gieo thẳng cần được làm đất sớm
đảm bảo kỹ, nhuyễn bùn sạch cỏ, mặt ruộng thật bằng nhưng không cần thật
phẳng. Khi gieo cần rút cạn nước, không để đọng rải rác trên mặt ruộng hạn chế
hỏng hạt giống sau khi gieo. Khi lúa mọc kịp thời cho nước vào không để mặt
ruộng khô nẻ, mực nước cao dần theo chiều cao cây lúa để khống chế cỏ dại.
- Theo Phạm Quốc Chiến (2015), trong canh tác lúa, vấn đề cung cấp

nước và dinh dưỡng bằng các loại phân hoá học là 2 yếu tố rất quan trọng và
không thể thiếu. Bởi, công việc này sẽ giúp cho cây lúa phát triển tốt, chống chịu
được với các loại sâu bệnh hại, cũng như các yếu tố bất lợi của thời tiết. Nước là
7


điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, vận chuyển dưỡng chất
đến các bộ phận khác nhau của cây lúa. Nếu thiếu nước thì cây lúa bị khô, lá lúa
bị cuộn lại không phát triển. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng phải giữ mực
nước cao trên ruộng, mà có những giai đoạn chỉ cần giữ cho mặt ruộng vừa đủ
ẩm là đủ cho cây lúa phát triển tốt.
Bên cạnh nước, để cây lúa phát triển tốt, tất nhiên chúng còn cần phải có
đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thân và hạt. Thực ra các chất dinh dưỡng cho
cây lúa đều có sẵn trong đất. Tuy nhiên do xu hướng thâm canh, tăng vụ liên tục
của bà con nông dân nên đã làm cho độ phì nhiêu của đất đai bị cạn kiệt đi nhiều.
Do vậy việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây lúa thông qua sử dụng
phân bón là không thể thiếu. Song vấn đề bón phân và bổ sung thêm các chất
dinh dưỡng, điều hòa sinh trưởng trong canh tác lúa phải cân đối và phù hợp với
từng giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa.
Nói chung việc cung cấp nước và sử dụng phân bón trong quá trình canh
tác lúa là công việc thường xuyên và tất yếu. Vấn đề là bà con phải cung cấp như
thế nào cho hợp lý và cân đối trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Riêng
đối với phân bón, khi sử dụng cần phải nắm vững vai trò của từng loại và tình
hình phát triển thực tế của cây lúa trên đồng ruộng. Khi bón phân phải đảm bảo
cân đối các chất đa, trung và vi lượng. Bón phân cho cây lúa thâm canh cần theo
các nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách; nguyên tắc
“nặng đầu, nhẹ cuối bổ sung giữa”. Chú ý bón lót cần vùi trong đất để tránh bay
hơi rửa trôi nhất là trên lúa gieo thẳng vụ Hè Thu. Không bón phân khi trời nắng
nóng, mưa to. Đặc biệt tránh lạm dụng phân đạm để góp phần hạn chế sự phát
triển của các loại sâu bệnh, hạn chế sự đổ ngã của cây lúa. Đồng thời tiết kiện chi

phí, tăng hiệu quả sản xuất .
Ruộng gieo thẳng cần được tiến hành nhổ cỏ, tỉa dặm và xới xáo sục bùn kịp
thời khi cây lúa có 3 - 4 lá thật để cho lúa phát triển tốt, nếu biện pháp này không
được thực hiện tốt và để quá muộn ruộng lúa sẽ kém phát triển năng suất thấp.


Lúa chín: Khi lúa chín 90% tiến hành thu hoạch, riêng vụ hè thu

80%

8


lúa chín là thu hoạch được tránh mưa bão cuối vụ, thực hiện theo nguyên
tắc “Xanh nhà hơn già đồng”. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
Nên sử dụng máy gặt dải hàng để cắt lúa. Sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không
nên phơi mớ trên ruộng. Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo
quản lúa ở những nơi khô ráo và thoáng.
Theo Phạm Hoàng Hà (2015) thì yêu cầu sinh thái để cây lúa sinh trưởng
phát triển tốt bao gồm:
Điều kiện đất đai, địa hình


Đối với lúa nước: ở Việt Nam lúa được gieo cấy ở hầu hết các nhóm và

các loại đất biến động theo thứ tự sau: Đất phù sa, đất glây, đất mặn, đất
phèn, đất mới biển đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng muốn lúa có năng
suất cao đất trồng cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
+Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
+Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K tổng số khá.

+Độ pH từ 4,5 đến 7.
+Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan.


Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu pH, tổng số muối tan có yêu cầu

như cây lúa nước, lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần
cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ. Đất có độ dốc <50.
Lượng mưa : Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Lượng mưa
cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa, 8-9mm/ngày
trong mùa khô. Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm nước. Sự thiếu hụt hay
thừa nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Ánh sáng :Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên 2 mặt: Cường độ ánh
sáng ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự
phát triển, ra hoa, kết quả của lúa sớm hay muộn. Cường độ ánh sáng thuận lợi
cho lúa từ 250-400 calo/cm2/ngày.
Nhiệt độ: Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay
xấu. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-28 0C. Nếu nhiệt độ thấp hơn
170C sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 13 0C thì lúa ngừng sinh trưởng,
nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao trong phạm vi
9


từ 28-350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ >40 0C cây
lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm
độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh
hay yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa.
Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-32 0C, trổ bông, phơi mau yêu cầu
nhiệt độ 20-380C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả sớm hay muộn của lúa.
2.1.3 Cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Sản xuất lúa là một lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng cơ
giới hóa trong sản xuất lúa chính là việc đưa các máy móc, tiên bộ kỹ thuật vào
trong các khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch.
Bảng 2.1 Nội dung cơ giới hóa trong sản xuất lúa

Khâu công việc

Truyền thống

Cơ giới hóa

1.Làm đất

Sử dụng sức kéo của động vật Sử dụng máy làm đất
như trâu bò hoặc con người

2.Tưới tiêu

Sử dụng gầu tát nước

3. Gieo cấy

Ngâm ủ thóc giống, gieo mạ, Sử dung giàn sạ hàng
chăm sóc mạ và cấy (ở miền hoặc máy cấy.
Bắc) còn ở miền Nam là ngâm
ủ thóc giống rồi gieo vãi.

Sử dụng máy bơm nước

4. Chăm sóc,bón Sử dụng sức người để làm cỏ, Sử dụng máy bón phân,

phân, BVTV
bón phân, phun thuốc BVTV
máy phun thuốc BVTV
có gắn động cơ
5.Thu hoạch

Sử dụng sức người để cắt, vận Sử dụng máy tuốt, máy
chuyển lúa
gặt

6. Sau thu hoạch

Phơi thóc dưới ánh nắng mặt Sử dụng máy sấy
trời
Nguồn: Tác giả tổng hợp

+ Làm đất:
Làm đất là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong canh tác cây
trồng nhằm mục đích duy trì và nâng cao độ phì của đất, tạo điều kiện cho sự
10


sinh trưởng và phát triển của hạt giống và cây trồng.
Theo Lê Văn Bảnh (2013), nếu lấy giá trị toàn bộ phần tăng lên về năng
suất cây trồng do tác động của tất cả các khâu canh tác là 100% thì trong đó khâu
làm đất chiếm 25%. Do vậy, khâu làm đất đạt tiêu chuẩn là hết sức quan trọng.
Trong canh tác lúa khâu làm đất là việc dùng các công cụ lao động tác
động vào đất với các công đoạn cày, bừa, làm phẳng mặt ruộng để tạo ra một môi
trường thuận lợi cho cấy lúa phát triển.
Cơ giới hóa khâu làm đất là đưa máy móc công nghiệp có công suất cao vào

thay thế các công cụ lao động thô sơ và thay thế cho sức người, sức gia súc kéo
trong làm đất canh tác lúa. Trải qua quá trình lịch sử phát triển của ngành sản xuất
lúa nước ở nước ta, khâu làm đất đã được dần chuyển lao động thô sơ, thủ công sử
dụng sức người hoặc sức gia súc kéo sang sử dụng các máy móc chuyên dùng trong
làm đất nông nghiệp như máy cày, máy lồng, máy phay,…
Theo Lê Văn Bảnh (2013), cơ giới hóa khâu làm đất ở Đồng bằng Sông
Hồng đạt khoảng 80%. Trong số 6 tỉnh được chọn để nghiên cứu, khảo sát khả
năng ứng dụng máy làm đất trong sản xuất lúa thì các tỉnh Thái Bình, Hà Nam,
Nam Định có tỉ lệ diện tích được làm bằng máy cao nhất (91- 94%), còn các tỉnh
khác xấp xỉ 80%.
+ Tưới tiêu
Trong những thập niên qua, nhà nước đã đầu tư rất mạnh về công tác thủy
lợi, các kênh chính đã được qui hoạch và một phần đê bao chống lũ đều đã được
thi công khá hoàn thiện. Hiện nay, việc kiên cố hóa kênh mương đã và đang được
Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư nên các công đoạn tưới
tiêu tại một số địa phương dần được cơ giới hóa một phần hoặc toàn phần. Các
nơi khác việc cơ giới hóa khâu tưới tiêu cũng được triển khai bằng việc áp dụng
các loại máy bơm nước cỡ nhỏ.
Trong sản xuất lúa nước thì tưới tiêu luôn là một việc quan trọng hàng
đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả quá trình sản xuất lúa vậy
nên trong dân gian có câu:“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giồng”.
Khâu tưới tiêu cũng như khâu chăm sóc được thực hiện liên tục từ khi làm

11


đất cho đến khi thu hoạch lúa. Tưới tiêu giữ một vai trò quan trọng và có ảnh
hưởng tới việc áp dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo cấy và khâu thu
hoạch. Hiện nay, theo các phương pháp canh tác lúa tiên tiến thì trong từng giai
đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần tưới hoặc tiêu nước trong ruộng ra

để cây lúa có thể sinh trưởng phát triển tốt nhất. Mặt khác, việc tiêu nước để có
được một mặt ruộng cứng khi thu hoạch lúa là một yếu tố hàng đầu ảnh hưởng
đến hiệu quả của cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa.
+ Gieo cấy
Theo phương thức canh tác thủ công truyền thống thì khâu gieo cấy bao
gồm các công đoạn ngâm ủ thóc giống, gieo mạ, chăm sóc mạ và cấy (ở miền
Bắc) còn ở miền Nam là ngâm ủ thóc giống rồi gieo vãi.
Cơ giới hóa khâu gieo cấy là việc sử dụng công cụ, máy móc công nghiệp
vào thay thế cho lao động thủ công của con người như: giàn sạ hàng, máy cấy.
Ở nước ta, đặc biệt là Đồng Bằng sông Cửu long, do nông dân ở đây có
diện tích gieo trồng lúa lớn, công làm đất cho kỹ đủ tiêu chuẩn để cấy rất tốn
kém. Do đó nông dân ở đây có tập quán sạ lan, sạ lan có ưu điểm là không cần
phải làm đất kỹ, năng suất sạ tay rất cao, một người sạ lúa giỏi có thể sạ được vài
hecta trong một ngày. Nhưng nó có nhược điểm là tốn rất nhiều hạt giống (từ 200
đến 250 kg /ha). Mặt khác, mật độ sạ quá dày như vậy dễ gây ra nhiều sâu bệnh
cho cây lúa, khó thực hiện việc cơ giới hoá trong khâu làm cỏ, bón phân. đặc biệt
là không thể sản xuất lúa giống tốt được vì chúng lẫn nhiều lúa nền, lúa cỏ... rất
khó khử lẫn. Diện tích lúa sạ lan ở miền Nam hiện nay còn rất lớn, khoảng gần
80% diện tích. Để khắc phục các nhược điểm trên của tập quán sạ lan, Viện lúa
ĐBSCL qua nhiều năm nghiên cứu, sau khi nghiên cứu thành công đã có khuyến
cáo bà con nông dân dùng công cụ, thiết bị gieo, đặc biệt là các đơn vị sản xuất
lúa giống nên dùng máy gieo sạ lúa theo hàng thay tập quán sạ lan. Giải pháp
nông học này rất có hiệu quả: giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, tăng chất
lượng hạt giống và cả chất lượng hạt gạo.
Theo Lê Văn Bảnh (2013), Thí nghiệm của Viện lúa Đồng bằng sông Cửu
Long so sánh giữa lúa gieo hàng và lúa sạ lan đã khẳng định tính ưu việt hơn hẳn của

12



lúa gieo hàng, mật độ hạt gieo phân bổ đều, không khí thông thoáng, tiếp thu ánh sáng
tốt làm cho cây lúa phát triển tốt nên: giảm sâu bệnh, tiết kiệm giống (40 - 50%),
thuận tiện trong cơ giới hóa bón phân, diệt cỏ dễ hơn, giảm chi phí trong sản xuất,
năng suất lúa tăng (15-20%).
Ngoài phương pháp gieo sạ, việc cơ giới hóa trong khâu gieo cấy cũng
được tiến hành thông qua việc sử dụng máy cấy lúa. Các công đoạn khi sử dụng
máy cấy lúa trong khâu gieo cấy về cơ bản giống gieo cấy theo phương pháp
truyền thống, tuy nhiên công đoạn cấy đã được cơ giới hóa bằng máy, mạ khi cấy
phải là mạ gieo khay hoặc mạ sân. Việc dùng máy cấy phải có đòi hỏi nhất định:
kỹ thuật làm mạ, mặt đồng ruộng có độ bằng phẳng tương đối tốt, kỹ thuật vận
hành của công nhân, v.v… nhưng có nhiều cái lợi: tiết kiệm hạt giống (chỉ 30–
40kg/ha); tránh được ốc bươu vàng (chỉ ăn mầm và thân mạ non) làm giảm được
lượng thuốc sát trùng đáng kể (lợi về kinh tế và môi trường); giảm thời gian lúa
đứng trên đồng (15-20 ngày) phù hợp cho vùng lũ rút chậm, giảm việc sạ ngầm
phải dùng quá nhiều hoá chất độc làm ô nhiễm môi trường hoặc tránh được ngập
mặn cuối vụ ở vùng nhiễm mặn ven biển; lúa được cấy (sâu 3-5cm) ít đổ ngả, dễ
cơ giới trong khâu chăm sóc và thu hoạch bằng cơ giới.
+ Chăm sóc
Khoảng giữa khâu gieo cấy và thu hoạch, khâu chăm sóc lúa cũng rất
quan trọng, mặc dù là khâu tốn ít công lao động trong canh tác lúa, tuy nhiên nó
cần nhiều chi phí và thời gian (chăm sóc là khâu cần phải thực hiện trong suốt
quá trình canh tác lúa). Các công đoạn chăm sóc lúa bao gồm: làm cỏ, sục bùn,
bảo vệ thực vật, bón phân.
Đến nay, có nhiều loại máy bón phân được sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa. Có loại dùng bón lót khi chưa gieo cấy lúc
đang làm đất người ta dùng máy tung hoặc rải phân lân, phân hữu cơ trên mặt
đồng khô rất thuận lợi. Nhưng khi bón phân đạm hoặc phân hỗn hợp NPK,
DAP... cần bón đúng thời điểm theo chu kỳ sinh trưởng của cây lúa, bón trên
đồng ruộng ngập nước nên phân bón thường bị bay hơi, cây lúa hấp thu không
kịp bị xả trôi, v.v... theo tính toán của các nhà khoa học cho thấy mức độ hao hụt

13


lên đến 30 – 40%. Do vậy, người ta dùng phân có bao hợp chất chậm tan hoặc nén
phân này thành viên để có thể dùng máy dúi vào đất để cây lúa hấp thu dần, tránh
hao hụt, tiết kiệm được lượng phân bón đáng kể. Công cụ này trước đây Viện
nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) cũng đã nghiên cứu đưa vào sử dụng nhưng còn
nhiều bất cập nên chưa được ứng dụng rộng rãi.
+ Thu hoạch
Đây là khâu cuối trong quá trình canh tác cây lúa trên đồng, bao gồm các
công đoạn: cắt gặt lúa, thu gom, tuốt đập, phơi sấy, làm sạch và vận chuyển.
Theo Nguyễn Đức Hùng (2012), ở nước ta hiện nay, phương pháp thu hoạch
lúa có thể phân loại theo phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn hoặc phương pháp
thu hoạch một giai đoạn.
Phương pháp thu hoạch lúa nhiều giai đoạn: gặt (cắt), gom, tuốt, làm sạch.
Trong các giai đoạn này có thể dùng hoàn toàn bằng sức lao động thủ công hoặc
một phần bằng máy tùy theo trình độ phát triển.
Phương pháp thu hoạch lúa 1 giai đoạn: được thực hiện trên một máy thu
hoạch liên hợp (máy gặt đập liên hợp) với các bộ phận cắt, gom, vận chuyển lúa,
đập (tuốt) hạt, làm sạch, đóng bao tiến hành liên tục. Đây là phương pháp thu
hoạch tiên tiến, được sử dụng phổ biến tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến.
Tuy nhiên cũng cần có một số điều kiện về tình trạng mặt đồng ruộng nhưng nhìn
chung có khả năng thu hoạch trên nhiều địa bàn, nhiều hình thái thảm lúa khác
nhau. Như vậy máy gặt đập liên hợp là sự tổng hợp của 3 loại máy: máy gặt xếp
dãy, máy gom lúa, máy phụt lúa. Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp trong thu
hoạch lúa đã cho thấy những ưu điểm sau: giảm áp lực lao động khi mùa vụ tới,
giảm công lao động, giảm chi phí đầu vào, giảm tổn hao trên đồng ruộng, thích
hợp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
+ Sau thu hoạch
Sau thu hoạch là khâu tiếp theo khi công việc thu hoạch đã được hoàn

thành và kết thúc khi thóc được xay xát thành gạo để tiêu dùng. Như vậy, sau thu
hoạch bao gồm các công đoạn phơi (sấy), bảo quản và chế biến. Thực tế tại nước
ta thì công đoạn chế biến đã hầu như cơ bản được cơ giới hóa bằng việc phát
14


triển các máy xay xát nhỏ hoặc tổ hợp nhà máy xay xát lớn hiện đại phục vụ xuất
khẩu. Các công đoạn còn lại như phơi, bảo quản thường được tiến hành thủ công,
chỉ một số ít địa phương chủ yếu phổ biến ở đồng bằng Sông Cửu Long có các lò
sấy và việc bảo quản thóc trong các xilo hiện đại hầu như không có.
Như vậy việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa được áp dụng vào các khâu sau:
+ Cơ giới hóa khâu làm đât (cày, bừa, xới…)
+ Cơ giới hóa khâu tưới tiêu
+ Cơ giới hóa khâu gieo cấy
+ Cơ giới hóa khâu chăm sóc, bón phân, bảo vệ thực vật
+ Cơ giới hóa khâu thu hoạch: cắt gặt lúa, thu gom, tuốt đập, phơi sấy, làm
sạch và vận chuyển.
+ Cơ giới hóa khâu sau thu hoạch: phơi sấy, bảo quản tồn trữ, xay xát
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa
a) Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến mảnh đất
mà người nông dân canh tác như thời tiết, khí hậu... Do đối tượng sản xuất của
nông nghiệp là sinh vật sống nên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, vật nuôi chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.
Khí hậu, thủy văn ảnh hưởng lớn đến quá trình cơ giới hóa trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Nếu trời mưa ruộng dễ
bị sụt lún nên máy móc không xuống đồng hoạt động được; nếu sử dụng công
cụ sạ thì mộng dễ bị chết ngập úng, thối; bên cạnh đó khi thu hoạch gặp trời
mưa luá hay bị đổ, máy dễ bị sa lầy không xuống được ruộng. Nếu thời tiết
khô hạn đất cứng làm năng suất hoạt động của máy giảm, tiêu hao thêm nhiều

nhiên liệu.
-Địa hình đồng ruộng ảnh hưởng lớn tới quá trình áp dụng cơ giới hóa. Ở
những vùng đồng bằng để máy móc hoạt động hiệu quả cần những điều kiện nhất
định như: đồng ruộng có độ bằng phẳng, cày ải hàng năm, tránh bị lầy lún, kích
thước lô thửa phải đủ lớn. Còn đối với địa hình đồng ruộng ở miền núi như ruộng
bậc thang việc đưa máy móc vào là không thể phải sử dụng sức kéo của trâu bò
15


hoặc lao động thủ công. Trong canh tác lúa, nếu đồng ruộng được san phẳng sẽ
rất thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vì chủ động cung cấp nước cũng như
thoát nước đồng đều trên đồng ruộng, khống chế cỏ dại dễ dàng; quản lý được ốc
bươu vàng vì chúng thường ở những vùng nước trũng. Mặt đồng có độ bằng
phẳng tốt rất thuận lợi khi dùng máy gieo hàng hoặc máy cấy, khi dùng máy thu
hoạch cũng rất thuận lợi.
Theo Lê Văn Bảnh (2013), nghiên cứu của các nhà nông học cho thấy
rằng khi mặt đồng ruộng được cải tạo san phẳng, dễ dàng trong quản lý nước, tiết
kiệm nước, quản lý được cỏ dại và tiết kiệm bón phân... lúa sẽ cho năng suất cao
hơn đồng ruộng còn gò, trũng từ 5 –10%. Do vậy, việc san ủi tạo độ bằng phẳng
mặt ruộng là rất cần thiết, từ lâu nông dân cũng đã trang phẳng mặt ruộng bằng
các thiết bị thông thường nhờ can mực nước nhưng độ đồng đều không cao.Ở các
nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Úc, người ta thường rất quan tâm đến độ bằng
phẳng của mặt ruộng, họ dùng máy san điều khiển bằng tia laser, việc làm này
tuy có đầu tư nhiều hơn san ủi bình thường nhưng rất thuận lợi, độ chênh lệch
cao trình có thể đạt đến < 2cm. Những năm gần đây, Viện nghiên cứu lúa Quốc tế
IRRI đã có chuyển giao qua VN công nghệ này, ĐBSCL có một số nơi áp dụng rất
hiệu quả.
Theo Lê Văn Bảnh (2013), kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Lúa
Quốc tế (IRRI) tại Philippines, Ấn độ và Campuchia cho thấy các lợi điểm của mặt
ruộng bằng phẳng:

+Tăng năng suất lúa khoảng 0,5 tấn/ha;
+Dễ kiểm soát cỏ do khống chế mức nước, giảm 70% công lao động làm cỏ
+Tăng diện tích đất hữu hiệu them khoảng 5-7% vì không cần bờ ruộng
+Vận hành máy móc hiệu quả do giảm được 10-15% thời gian quay vòng
+Thuận tiện cho sử dụng máy sạ hàng
+Tiết kiệm nước
b) Quy hoạch sản xuất lúa và cánh đồng mẫu lớn
Cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất lúa được thuận lợi và hiệu quả nhất
khi gắn cơ giới hóa với quy hoạch, tổ chức sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng
mẫu lớn.

16


Quy hoạch sản xuất lúa cần sự liên kết giữa các hộ nông dân có ruộng liền
kề để phá bỏ bờ vùng bờ thửa, tạo thuận lợi đưa máy móc vào đồng ruộng. Thực
hiện các qui trình kỹ thuật canh tác khoa học phù hợp với từng điều kiện ruộng
đồng tại địa phương như: sử dụng cùng một loại giống, thời điểm gieo trồng, thời
điểm gặt...Thực hiện cơ giới hóa từng khâu tiến tới thực hiện cơ giới hóa đồng bộ
các khâu từ: Làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch.
Theo Trần Thị Vân (2014), điều kiện để xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn:
- Điều kiện tự nhiên
Diện tích thực hiện mô hình phải hoàn toàn chủ động về thủy lợi (tưới và
tiêu), có bờ vùng bở thửa đảm bảo đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng
Vị trí địa lý thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và thu mua. Những vùng
nguyên liệu khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp.
-Điều kiện kinh tế xã hội
Nông dân tự nguyện tham gia, bảo đảm quyền lợi cho nông dân, nông dân
phải hoàn toàn tự giác và nghiêm túc trong việc thực hiện mô hình.
Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ cho công tác cơ giới hóa trong sản xuất

lúa từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản.
Trong mô hình phải có hình thức liên kết có tính pháp nhân như hợp tác xã hay
tổ hợp tác.
- Kỹ thuật canh tác: Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau
khi thu hoạch, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như sạ hàng, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5
giảm, sử dụng cùng giống đã vào cấp, đồng trà, đồng giống cùng thời vụ.
+Giống lúa : 100% giống lúa sử dụng từ cấp xác nhận trở lên. Mật độ sạ
30 – 35 kg/ha (với giống hạt nhỏ như Bắc thơm 7), 28 – 30 kg/ha với gống lúa
lai, 35 – 40 kg/ha với giống có kích thước hạt lớn hơn Bắc Thơm 7.
+Làm đất: cơ giới hóa khâu làm đất. 100% diện tích được cày ải sau gặt
vụ mùa. Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước và sau khi thu hoạch.
+Cơ giới hóa khâu gieo cấy 100% diện tích
+Nguồn nước: chủ động tưới tiêu phục vụ sản xuất
+Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, bón phân đạm theo bảng so
màu lá lúa. Có thể sử dụng NPK tổng hợp, các loại phân chậm tan… có trong
danh mục phân bón được phép sử dụng tại Việt Nam
17


+Không phun thuốc BVTV bừa bãi. Dùng thuốc BVTV khi cần thiết , có
sự khuyến cáo hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành. Khuyến khích ứng dụng
công nghệ sinh học trong quản lý dịch hại.
+Cơ giới hóa khâu thu hoạch đạt 100% diện tích
+100% sản lượng lúa sau thu hoạch được phơi, sấy đảm bảo yêu cầu.
- Hình thức liên kết
Mô hình được xây dựng trên nền tảng liên kết 4 nhà. Hình thức liên kết được
thể hiện qua các hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã nông
nghiệp hoặc tổ hợp tác.
c)Ảnh hưởng của nguồn lực sản xuất
- Quy mô diện tích canh tác: diện tích từng mảnh ruộng hay địa hình đồng

ruộng ảnh hưởng lớn tới khả năng áp dụng cơ giới hóa. Diện tích đất đai nhỏ lẻ,
manh mún cản trở thực hiện cơ giới hóa đưa máy móc xuống đồng ruộng, hiệu quả
sử dụng nguồn lực không cao. Nhiều mảnh nhỏ lẻ còn gây lãng phí đất làm bờ
thửa, đường đi, thời gian khi di chuyển từ mảnh này xang mảnh kia bên cạnh đó
bờ quá nhỏ không đủ diện tích để máy móc có thể xuống đồng hoạt động. Tại
những nơi ruộng bằng phẳng, diện tích canh tác lớn thì tại đó quá trình cơ giới
hóa sẽ có hiệu quả cao. Với ruộng bằng phẳng có thể dễ dàng áp dụng các biện
pháp canh tác thích hợp để đưa các máy móc xuống đồng vào trong từng giai
đoạn sản xuất lúa.
-Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ năng lao động, khả
năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Để tiếp thu và
đưa kỹ thuật hiện đại vào sản xuất thì kiến thức chuyên môn cho người lao động
là rất cần thiết, họ là người đưa ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất cuối
cùng dẫn đến sự thành công hay thất bại trong sản xuất. Thúc đẩy cơ giới hóa
phát triển thì khả năng hiểu biết, nhận thức của người dân cũng không kém phần
quan trọng. Cơ giới hóa trong sản xuất lúa cần người dân phải thay đổi tư duy từ
sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có quy mô. Có sự hiểu biết sẽ giúp nông
dân dễ dàng tiếp thu khoa học kĩ thuật, nhanh chóng tiếp cận và nắm được nguyên lý
hoạt động của các loại máy cơ giới. Tuy nhiên, với xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao
18


×