Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục đạo đức CHO TRẺ vị THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN (nghiên cứu trường hợp tại xã thái đào huyện lạng giang tỉnh bắc giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.86 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
----------------------- *** -----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ
VỊ THÀNH NIÊN TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Thái Đào - huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang)

Tên sinh viên:

LÊ THỊ LIÊN

Chuyên ngành đào tạo:

XÃ HỘI HỌC

Lớp:
Niên khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

K54 XHH
2009 – 2013
NGUYỄN THU HÀ

HÀ NỘI – 2013


Lê Thị Liên - K54 - XHH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng giáo dục đạo
đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường
hợp tại Xã Thái Đào - Lạng Giang - Bắc Giang). Đã được triển khai
nghiên cứu tại xã Thái Đào huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. Đề tài đã
sử dụng nhiều nguồn thông tin liên quan khác nhau, nguồn số liệu điều
tra thực tế ở địa bàn đã được xử lý để phục vụ cho việc viết khóa luận.
Tôi xin cam đoan khoá luận này được thực hiện một cách nghiêm
túc, trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận,
không sao chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận được chỉ
rõ nguồn gốc và rõ ràng.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Liên

i


Lê Thị Liên - K54 - XHH

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng giáo dục
đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn”, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
Nguyễn Thu Hà, đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
khoa Lý luận Chính trị và Xã hội, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã
tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Thái Đào, các
ban ngành đoàn thể trong xã đã tạo điều cho tôi trong việc triển khai thực
hiện và hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn trong lớp Xã Hội Học K54, bạn bè
và người thân trong gia đình đã quan tâm, động viên, đóng góp ý kiến quý
báu cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Người thực hiện

Lê Thị Liên

ii


Lê Thị Liên - K54 - XHH

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất trong quá
trình xã hội hoá cho trẻ. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, dưới sự tác động
mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá thì tầm quan trọng của
giáo dục gia đình ngày càng được đề cao. Đề tài: "Thực trạng giáo dục đạo
đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp
tại Xã Thái Đào - Lạng Giang - Bắc Giang), được thực hiện nhằm làm rõ
thực trạng giáo dục đạo đức đối với trẻ vị thành niên trong gia đình ở nông
thôn hiện nay. Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng và
sự cần thiết của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách của trẻ vị thành niên trong gia đình. Những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc là những nội dung mà các gia đình tập chung giáo dục cho trẻ.
Các bậc cha mẹ đã có sự kết hợp của nhiều phương pháp trong giáo dục. Bên
cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ gặp phải những khó khăn như thiếu kiến thức kinh

nghiệm, thiếu thời gian quan tâm chăm sóc trẻ, vẫn còn giáo dục áp đặt, và sử
dụng bạo lực đối với trẻ.

iii


Lê Thị Liên - K54 - XHH

MỤC LỤC

iv


Lê Thị Liên - K54 - XHH

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên......Error:
Reference source not found
Bảng 4.2 Sự cần thiết của giáo dục đạo đức.Error: Reference source not found
Bảng 4.3 Những nội dung giáo dục đạo đức Error: Reference source not found
Bảng 4.4 Mức độ quan trọng đối với những nội dung giáo dục đạo đức. .Error:
Reference source not found
Bảng 4.5 Nội dung giáo dục truyền thống gia đình cho trẻ......Error: Reference
source not found
Bảng 4.6 Giáo dục con cái cách ứng xử với người lớn tuổi.....Error: Reference
source not found
Bảng 4.7 Nội dung giáo dục lòng yêu nước cho con cái..........Error: Reference
source not found
Bảng 4.8 Nội dung giáo dục lòng nhân ái cho con. Error: Reference source not
found

Bảng 4.9 Nội dung giáo dục ý thức học tập cho con.. .Error: Reference source
not found
Bảng 4.10 Nội dung giáo dục lao động cho con.....Error: Reference source not
found
Bảng 4.11 Nội dung giáo dục tính khiêm tốn.........Error: Reference source not
found
Bảng 4.12 Nội dung giáo dục tính trung thực cho trẻ...Error: Reference source
not found
Bảng 4.13 Tương quan trình độ học vấn và phương pháp giáo dục của các bậc
cha mẹ...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Những khó khăn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ..............Error:
Reference source not found
v


Lê Thị Liên - K54 - XHH
Bảng 4.15 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục trẻ trong gia đình hiện
nay................................................................Error: Reference source not found

vi


Lê Thị Liên - K54 - XHH

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Trách nhiệm giáo dục đạo đức....................................................25
Biểu đồ 4.2 Những phương pháp cha mẹ lựa chọn để giáo dục trẻ ..........Error:
Reference source not found
Biểu đồ 4.3 Các hình thức khen thưởng của cha mẹ.....Error: Reference source
not found

Biểu đồ 4.4 Các hình thức xử phạt khi trẻ mắc lỗi. Error: Reference source not
found

vii


Lê Thị Liên - K54 - XHH

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GS.TS

: Giáo Sư tiến sỹ

HĐND

: Hội đồng nhân dân

UBND

: Uỷ Ban nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

PVS


: Phỏng vấn sâu

viii


Lê Thị Liên - K54 - XHH
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

Quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người đã chứng minh, gia
đình đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
và toàn xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn
lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách
để hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Tuy không phải là thiết chế duy nhất
có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với trẻ em, nhưng gia đình là môi trường
quan trọng có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách
con người. Chức năng giáo dục gia đình cũng được gọi là việc xã hội hoá cá
nhân, đó là quá trình dạy dỗ trẻ, chuẩn bị cho trẻ những hiểu biết, những kỹ
năng và thái độ cần thiết đối với các sự vật, hiện tượng của thế giới xung
quanh để trẻ gia nhập vào đời sống xã hội. Mục đích sâu xa của giáo dục gia
đình là hướng tới xây dựng nhân cách con người, đạo lý làm người. Giáo dục
gia đình hướng dẫn cho trẻ nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực,
những chuẩn mực và khuôn mẫu xã hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền
lợi, cũng như những trật tự không chỉ trong gia đình mà ở cả ngoài xã hội. Có
thể nói những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những suy
nghĩ về cuộc sống đã được hình thành ngay trong cuộc sống gia đình.
Xã hội càng phát triển thì tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ càng được đề cao. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường và xu

thế toàn cầu hoá, việc giáo dục thế hệ trẻ đang được chuyển giao từ gia đình
sang nhà trường, nhiều gia đình phó mặc hoàn toàn việc giáo dục con trẻ cho
nhà trường, không quan tâm trong vấn đề học tập của con cái cũng như những
vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho con. Chính vì sự thiếu quan tâm tới
giáo dục con cái của gia đình đã và đang gây ra những vấn đề tiêu cực trong
đạo đức trẻ vị thành niên hiện nay. Vì vậy mà trong những năm gần đây, trẻ
1


Lê Thị Liên - K54 - XHH
em vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Theo Thiếu tướng, GS.TS Hồ
Trọng Ngũ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội:
“Chống tội phạm vị thành niên đang là vấn đề rất nan giải, bởi lẽ hàng năm có
đến 16.000-18.000 trẻ em chưa thành niên phạm tội, chiếm từ 15-18% tội
phạm. Trong 5 năm (2007 - 2012), các lực lượng công an đã điều tra hơn
49.000 vụ phạm pháp hình sự với gần 76.000 đối tượng người chưa thành
niên phạm pháp” (Nguyễn Thiêm, 2012) . Đáng chú ý là trẻ vị thành niên mắc
phải hầu hết những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm: cướp giật, hiếp dâm,
giết người… Bên cạnh đó thì còn có các hiện tượng như tha hoá về hành vi,
các giá trị chuẩn mực đạo đức, bạo lực học đường, quan hệ tình dục và mang
thai, phát tán lên mạng những hình ảnh, clip không phù hợp… Con số tăng
diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ nghiêm trọng đang là mối lo
ngại chung của xã hội, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh với các gia đình, đặc
biệt là các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái trước những tiêu cực của xã
hội, nhất là giáo dục đạo đức.
Thực tế đó đã làm cho vấn đề giáo dục đạo đức đã và đang trở thành
vấn đề cấp bách, thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể, cá nhân cũng như gia đình. Bởi giáo dục đạo đức luôn là
nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng xã hội hoá trẻ em. Đặc
biệt với lứa tuổi trẻ vị thành niên, vì đây là lứa tuổi có nhiều bước phát triển nhảy
vọt về cả thể chất lẫn tâm sinh lý. Do đó, ở giai đoạn này, giáo dục có ảnh hưởng

quan trọng tới việc hình thành nhân cách của mỗi con người trong suốt quãng đời
còn lại. Vậy đối với gia đình việc giáo dục đạo đức hiện nay đang được tiến hành
như thế nào? Bao gồm những nội dung gì? Các phương pháp của gia đình đối với
việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông
thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại Xã Thái Đào - Lạng Giang - Bắc Giang).

2


Lê Thị Liên - K54 - XHH
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia
đình nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Thái Đào, huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung để tiến hành nghiên cứu, triển khai thành các mục
tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục đạo đức cho trẻ trong
gia đình.
- Tìm hiểu nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình.
- Tìm hiểu phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ trong gia đình.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức đức cho trẻ vị thành
niên trong gia đình nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Thái
Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).
1.4 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài: các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị

thành niên (học sinh THCS và THPT), trong các hộ gia đình thuộc thôn Giạ
và thôn Then trên địa bàn xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được tiến hành khảo sát tại thôn Giạ và thôn
Then thuộc địa bàn xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: Từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2013.
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ vị
thành niên trong gia đình nông thôn hiện nay. Bao gồm nhận thức của cha mẹ
về việc giáo dục đạo đức, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục đạo đức
cho trẻ trong gia đình.

3


Lê Thị Liên - K54 - XHH
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Gia đình
Gia đình là một khái niệm phức hợp, bao gồm những yếu tố sinh học,
tâm lý, văn hoá, kinh tế… nên nó không giống bất cứ một nhóm xã hội nào, vì
không một nhóm xã hội nào kết hợp trong bản thân nó cả mặt sinh học lẫn
mặt xã hội như gia đình. Do đặc điểm của nó nên việc định nghĩa gia đình gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về
gia đình. Có thể kể đến một số khái niệm sau:
Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (2000): “Gia đình là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, hoặc quan
hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh những nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với nhau”
(Chương 1- Điều 8- Khoản 10- Những quy định chung).
Một định nghĩa về gia đình Việt Nam, thông qua sự nhận dạng gia đình

người Kinh: Gia đình người Kinh ở Việt Nam hiện nay là một nhóm người có
quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống với nhau, thường chung sống và hợp tác
kinh tế với nhau để thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ
về sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm… Dạng phổ
biến nhất cho tới nay của gia đình người Kinh bao gồm thành viên của hai
giới, có con đẻ hoặc con nuôi (Mai Huy Bích, 2003).
“Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau
nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối
quan hệ gia đình còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên
kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc
nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với
nhau” (Đặng Cảnh Khanh- Lê Thị Quý, 2009).

4


Lê Thị Liên - K54 - XHH
Các nhà xã hội học còn đưa ra khái niệm gia đình như sau: “Gia đình là
một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn
bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,
bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã
hội về tái sản xuất con người” (Chung Á - Nguyễn Đình Tấn, 1996).
Hoặc “Khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên
cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân
và cùng chung sống (cha mẹ, con cái, ông bà…) Đồng thời gia đình cũng bao
gồm một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết
thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và
quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm…) giữa họ có sự ràng buộc có tính pháp
lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời trong gia đình có những

quy định về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữ
các thành viên” (Lê Thi, 1997).
Như vậy, các khái niệm về gia đình rất đa dạng, tuy nhiên, dưới góc độ
xã hội học, gia đình được hiểu là một cộng đồng được thiết chế hoá và hình
thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm pháp luật và đạo đức giữa vợ chồng,
con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trong khoảng
thời gian không hạn định.
2.1.1.2 Chức năng giáo dục của gia đình
Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển với sứ mệnh đảm đương
những chức năng đặc biệt mà tự nhiên và xã hội đã ban cho. Gia đình có
những chức năng cơ bản sau: chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng
giáo dục, chức năng kinh tế, chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm, chức năng
chăm sóc người già và trẻ em. Trong những chức năng trên thì chức năng giáo
dục là một chức năng quan trọng của gia đình mà xã hội ( nhà trường, các tổ
chức quần chúng…) không thể thay thế được. Như nhà xã hội học Talcott

5


Lê Thị Liên - K54 - XHH
Parsons nói; cho dù gia đình có biến đổi đến đâu thì không thể không tồn tại
hai chức năng cơ bản: xã hội hoá trẻ em và định hướng nhân cách người lớn
(Vũ Quang Hà, 2001). Gia đình giáo dục cho con cái những tri thức về cuộc
sống, mong muốn con cái mình có những phẩm chất phù hợp với định hướng
giá trị của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định.
“Giáo dục gia đình là sự tác động có hệ thống, có mục đích của những
người lớn trong gia đình và toàn bộ nếp sống gia đình đến đứa trẻ” (Thanh Lê,
2003). Bởi ngay từ khi sinh ra, môi trường đầu tiên mà đứa trẻ tiếp xúc và
phát triển là gia đình. Đời sống văn hoá, hành vi ứng xử của các thành viên
gia đình có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của một con người

và có ảnh hưởng đến suốt cuộc đời. Mặt khác gia đình cũng chính là môi
trường để các thành viên tác động đến nhau một cách tự nhiên và có hiệu quả
nhất. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm hoàn thiện và củng cố
nhân cách cho con người. Gia đình giúp trẻ nắm vững những vai trò xã hội,
những chuẩn mực, giá trị theo sự đòi hỏi của xã hội để các cá nhân có thể phát
triển một cách toàn diện.
2.1.1.3 Khái niệm đạo đức
“Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm
những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người với người khác và cộng
đồng”. (Nguyễn Văn Trương, Cù Huy Cận, Đặng Vũ Khiêu, 2007).
“Đạo đức là một hình thái ý thức đặc biệt, bao gồm một hệ thống quan
điểm, quan niệm, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và phát triển từ
nhu cầu xã hội. Nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội” (Trần
Hậu Kiêm, Bùi Công Trang, 1992).
Đạo đức là tập hợp những quy tắc, nguyên tắc, giá trị chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong

6


Lê Thị Liên - K54 - XHH
quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá
nhân, giá trị chuẩn mực và sức mạnh của dư luận xã hội nhằm bảo vệ lợi ích
của cá nhân và lợi ích cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội, những
quy tắc, những giá trị chuẩn mực… theo đó cũng thay đổi, phản ánh đời sống
xã hội ngày càng phong phú và đa dạng hơn, trở thành một trong những
phương thức điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi con người
cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

2.1.1.4 Giáo dục đạo đức
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức thuộc lĩnh vực đời sống tinh
thần của xã hội. Lẽ sống, niềm tin, hạnh phúc, nghĩa vụ và lương tâm của con
người là những biểu hiện cụ thể của đạo đức. Những quan hệ hành vi đạo đức
chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển khi chủ thể đạo đức ý thức đước điều đó,
xây dựng cho mình có được lý trí và sự tự nguyện hành động, phù hợp với
những tiêu chuẩn nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Như vậy có thể
hiểu giáo dục đạo đức bao gồm bốn nội dung cơ bản sau:
Giáo dục giá trị đạo đức: Là cái được con người lựa chọn và đánh giá,
xem nó như là một việc làm có ý nghĩa tích cực với đời sống xã hội, được
lương tâm đồng tình và dư luận xã hội ủng hôn. Giá trị đạo đức được thể hiện
thông qua việc thực hiện các chức năng của đạo đức: Chức năng điều chỉnh
hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức.
Giáo dục chuẩn mực đạo đức: Chuẩn mực đạo đức có thể hiểu là
những quy chuẩn xã hội đặt ra trong đạo đưc xã hội của con người. Giáo dục
chuẩn mực đạo đức làm cho đạo đức cá nhận phù hợp với các chuẩn mực xã
hội, những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức trở thành mục tiêu, định
hướng cho hoạt động của các cá nhân trong xã hôi. Chuẩn mực đạo đức chính
là nền tảng để điều chỉnh hành vi đạo đức của các cá nhân trong xã hội.
Giáo dục hành vi đạo đức: Mỗi hành vi khi được thực hiện do thôi thúc
của ý thức đạo đức thì được gọi hành vi đạo đức, hành vi đó thể hiện ý thức

7


Lê Thị Liên - K54 - XHH
và văn hoá đạo đức của mỗi cá nhân. Hành vi đạo đức của một cá nhân thể
hiện cụ thể thông qua mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
tập thể xã hội, thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội,
những phong tục, tập quán, lối sống, hành vi hoạt động của con người trong

đời sống xã hội.
Giáo dục lý tưởng đạo đức: Lý tưởng là những khát khao, nguyện
vọng, những tư tưởng về tương lai tốt đẹp mà con người hằng mong ước vươn
tới.. lý tưởng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, nó phản
ánh những xu hướng, nội dung cơ bản của những giá trị và chuẩn mực đạo
đức trong đời sống xã hội. Như vậy lý tưởng đạo đức là một bộ phận của lý
tưởng xã hội, thống nhất với lý tưởng xã hội.
2.1.1.5 Trẻ vị thành niên
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi có những thay đổi đột ngột, nhanh
chóng về tâm sinh lý, nếu như hình dáng vẻ bên ngoài trẻ giống như người
lớn thì về mặt tâm lý xã hội trẻ vẫn còn rất trẻ con, chính vì vậy từ bên trong
trẻ đã xảy ra sự mất cân bằng rất lớn mà nếu chúng ta không hiểu, không
thông cảm và giúp đỡ kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi, theo Hội kế hoạch
hoá gia đình Việt Nam xác định tuổi vị thành niên chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu từ 10 đến 14 tuổi
- Giai đoạn sau từ 15 đến 19 tuổi
Ở tuổi vị thành niên, có bốn nhu cầu tâm lý như: khuynh hướng làm
người lớn, tự khẳng định mình trong nhóm bạn, xác định bản sắc riêng, định
hướng nghề nghiệp.
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biểu hiện bồng bột nhất thời,
buồn vui vô cớ, tính khí thất thường, cư xử nông nổi, hay làm phức tạp hoá
mọi vấn đề… Đồng thời lứa tuổi này có khả năng gặp nhiều “rủi ro”, vì các
em chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm sống để tự giải quyết được những vấn

8


Lê Thị Liên - K54 - XHH
đề của mình, nhưng lại luôn muốn khẳng định bản thân như một người từng

trải và bản lĩnh. Do đó, nếu không có sự giáo dục đúng mực, kịp thời từ phía
gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ rất dễ có những hành động sai
lầm, dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc và lâu dài.
2.1.2 Các nghiên cứu về giáo dục gia đình
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau:
Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học, Kinh tế học... Những vấn đề của gia
đình như hôn nhân, ly hôn, kiểu hình thái gia đình, các chức năng cơ bản và
sự biến đổi hình thái gia đình… Gia đình trở thành những chủ đề được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm.
Cụ thể Lê Thi (1997), đã nhấn mạnh được vai trò của gia đình trong
việc phát triển nhân cách của con người Việt Nam, như đề cập tới vấn đề con
người và vấn đề xã hội hoá, nhận định giáo dục gia đình diễn ra trong đời
sống hàng ngày của gia đình, là sự giáo dục của nhiều chủ thể nên cần có sự
hợp tác, sự phối hợp, sự nhất trí giữa các chủ thể đó. Gia đình gắn liền với sự
hình thành nhân cách mỗi cá nhân, vì vậy gia đình có vai trò quan trọng trong
sự hình thành nhân cách trẻ và sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức
năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay.
Điều đó còn được khẳng định hơn nữa trong chức năng xã hội hoá của
gia đình. Lê Ngọc Văn (1996) nghiên cứu về những biến đổi trong chức năng
xã hội hoá gia đình Việt Nam, gia đình tham gia vào tất cả chu trình sống của
con người và ở mỗi giai đoạn khác nhau vai trò của gia đình cũng được thể
hiện. Tác giả đưa ra những thách thức, khó khăn, những giải pháp cho gia
đình Việt Nam nhằm hoàn thiện chức năng xã hội hoá trong điều kiện hiện
nay. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ đề cập đến vai trò giáo dục con
cái trong gia đình nói chung và chưa đề cập đến những vấn đề nhận thức, nội
dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình hiện nay.

9



Lê Thị Liên - K54 - XHH
Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý (2009), đã đưa ra khá đầy đủ các khía
cạnh về gia đình từ khái niệm đến các hướng tiếp cận khác nhau. Các tác giả
cũng đưa ra các số liệu thống kê học về gia đình Việt Nam hiện nay. Đặc biệt,
tác giả dành riêng ra một nội dung quan trọng về giáo dục gia đình và xã hội
hoá cá nhân, để phân tích những tác động của gia đình tới quá trình xã hội hoá cá
nhân và ảnh hưởng của gia đình tới quá trình này. Tác giả đưa ra những nội dung
và phương pháp được gia đình chú trọng dạy dỗ con cái, các giá trị truyền thống
được cho là nội dung quan trọng để giáo dục con cái, việc giáo dục thông qua
phương pháp truyền miệng, giải thích và nói đi nói lại nhiều lần được các gia đình
coi trọng.
Nguyễn Thị Thọ (2011), bên cạnh những đánh giá phân tích cụ thể về
đạo đức gia đình dưới tác động của kinh tế thị trường: quan hệ trong gia đình
quá chú trọng đến đời sống vật chất mà quên đi những giá trị nhân văn đích
thực, do đó cần phải có các giải pháp định hướng đối với việc xây dựng đạo
đức ở gia đình nước ta hiện nay.Tuy nhiên, tác giả còn chưa đề cập tới vai trò
quan trọng của gia đình trong sự biến đổi tâm sinh lý cũng như giáo dục đạo
đức cho trẻ vị thành niên.
Mai Huy Bích (2009), trình bày các vấn đề gia đình dưới góc nhìn của
xã hội học. Đặc biệt đi sâu phân tích về các kiểu loại gia đình trên thế giới và
Việt Nam, các chức năng cơ bản của gia đình, vị trí vai trò của gia đình đối
với sự phát triển của cá nhân và xã hội, gia đình không chỉ tái sản xuất ra con
người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn
hoá, gia đình gắn liền với quá trình xã hội hoá con người, là nơi thoả mãn các
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của mỗi người. Qua đó, tác giả chỉ ra những
ảnh hưởng, dấu ấn của gia đình đối với sự tồn tại, niềm vui và hạnh phúc của
mỗi con người.
Đặng Cảnh Khanh (2005) cho rằng gia đình là một giá trị không chỉ đối
với cá nhân mỗi con người mà còn đối với cả nhân loại, gia đình là thiết chế


10


Lê Thị Liên - K54 - XHH
kinh tế đầu tiên, là điểm tựa cho sự phấn đấu của mỗi cá nhân, là nơi nương
tựa về tình cảm, tinh thần, tồn tại từ tổ tiên ông bà con cháu và tiếp tục mãi
tiếp nối.
Nguyễn Đức Mạnh (2002) nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức gia phong
cho trẻ. Theo tác giả nghề nghiệp, trình độ học vấn, văn hoá lối sống… của bố
mẹ có ảnh hưởng đến những trẻ em hư. Như vậy, việc trẻ em hư, vi phạm
pháp luật nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu dạy dỗ trong gia đình, gia đình
có vị trí và vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ. Điều này được khẳng định
trong nghiên cứu của Đoàn Thị Thanh Huyền (2007), nghiên cứu đã cho thấy
“Giáo dục đạo đức là một trong những nội dung quan trọng nhất trong giáo
dục gia đình” nhằm xây dựng nhận thức của cha mẹ về vai trò giáo dục đạo
đức cho con cái, chỉ ra những nội dung giáo dục cụ thể trong giáo dục đạo
đức như: lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, tình yêu thương và trách nhiệm đối
với anh chị em trong gia đình, lễ phép kính trọng với người trên, tôn sư trọng
đạo, trung thực và thẳng thắn. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra phương pháp giáo
dục đạo đức của cha mẹ cho con cái bằng chính những hành động cụ thể của
mình, thể hiện tấm gương sáng cho con cái noi theo, nêu gương kết hợp với
khuyến khích, khen thưởng khi con cái có hành vi, việc làm tốt, chuyện trò
tâm sự để hiểu con hơn.
Ngày nay do môi trường xã hội biến đổi, thể chế chính trị cũng biến đổi
cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, kinh tế cơ chế thị trường mở rộng
giao lưu văn hóa với nước ngoài, gia đình đã có sự biến đổi đặc biệt là nhận
thức của cha mẹ về giáo dục đạo đức cho con cái cũng có nhiều biến đổi do
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu
đã phản ánh cơ bản và toàn diện về gia đình Việt Nam từ truyền thống đến

hiện đại, cung cấp cái nhìn tổng thể và bao quát về gia đình người Việt Nam
xưa và nay. Tuy nhiên, các tác giả đề cập tới giáo dục gia đình ở diện rộng, và
cũng đưa ra những nghiên cứu giáo dục con cái trong gia đình ở nhiều lứa

11


Lê Thị Liên - K54 - XHH
tuổi khác nhau mà chưa hướng cụ thể về vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ tuổi
vị thành niên. Dựa vào những gợi mở của các tác giả đi trước về lý luận và
phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng giáo dục đạo đức cho
trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại Xã
Thái Đào - huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang), nhằm đi sâu tìm hiểu thực
trạng giáo dục đạo đức cho trẻ em vị thành niên trong gia đình hiện nay ở
nông thôn.
2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Cách tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng về gia đình
Đây là một trong những cách tiếp cận lý thuyết chủ đạo được dùng để
lý giải gia đình hoạt động như thế nào, gia đình liên quan với xã hội bên ngoài
và với các thành viên ra sao?.
Thuyết cấu trúc chức năng phân tích cơ cấu của một xã hội, những mối
liên hệ giữa các hệ thống khác nhau của nó. Họ coi xã hội tương tự như một
cơ thể, bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận. Các bộ phận cơ quan này cùng
hoạt động với nhau để cơ thể sống được. Các bộ phận khác nhau thực hiện
các chức năng đối với nhau và với toàn xã hội.
Gia đình được coi là một bộ đơn vị quan trọng, và thực hiện những
chức năng cơ bản và then chốt đối với xã hội. Đến lượt mình, cơ cấu xã hội
của một xã hội tạo ra bối cảnh chung về văn hoá và tổ chức, và bối cảnh này
ảnh hưởng đến đời sống gia đình.
Sự phân tích gia đình theo cách tiếp cận chức năng bao gồm ba câu hỏi chính:

Các chức năng của gia đình là gì? Trả lời cho câu hỏi này là đề cập đến
những đóng góp của gia đình vào việc duy trì xã hội. Nó cho rằng xã hội có
những đòi hỏi tiên quyết về chức năng (hay những nhu cầu cơ bản) cần đáp
ứng để xã hội có thể tồn tại và vận hành có hiệu quả. Gia đình được xem xét
dưới góc độ nó đáp ứng những nhu cầu cơ bản này.

12


Lê Thị Liên - K54 - XHH
Quan hệ chức năng của gia đình và các bộ phận khác của xã hội là gì?
Người ta cho rằng nếu xã hội muốn vận hành có hiệu quả, phải có một mức
độ ăn khớp, hội nhập và hài hoà giữa các bộ phận. Ví dụ gia đình phải hội
nhập ở một mức độ nào đấy với hệ thống kinh tế.
Gia đình thực hiện những chức năng gì cho các thành viên? Theo
Talcott Parsons do sự chuyển biến xã hội và việc bước sang xã hội công
nghiệp hiện đại gia đình có thay đổi. Theo lý thuyết của ông về tiến hoá xã
hội, xã hội biến đổi qua một quá trình “phân hoá về cấu trúc”, nghĩa là các thể
chế tiến hoá bằng cách chuyên biệt hoá vào ít chức năng hơn. Gia đình không
còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao bớt các
chức năng của gia đình cho các thể chế khác (nhà trường, bệnh viện, nhà thờ,
nhà trẻ,…). Gia đình mất đi nhiều chức năng và gần như “không còn chức
năng nữa”. Cụ thể trừ một số ngoại lệ, nó không còn tham gia nhiều vào hoạt
động kinh tế - sản xuất, nó không phải là một đơn vị quan trọng trong hệ
thống quyền lực chính trị, v.v. Các thành viên riêng lẻ của gia đình tham gia
vào tất cả những chức năng trên, nhưng với tư cách cá nhân không phải với tư
cách là thành viên ra đình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tầm quan trọng
của gia đình đang suy giảm, mà đúng hơn gia đình trở nên chuyên biệt hơn,
vai trò của nó vẫn mang tính chất sống còn. Theo ông, trong xã hội Mỹ hiện
đại, gia đình vẫn còn hai chức năng “cơ bản và không thể quy giảm”, và hai

chức năng này cũng chung cho gia đình ở mọi xã hội. Đó là “xã hội hoá sơ
cấp đối với trẻ em và ổn định nhân cách người lớn”. Xã hôi hoá sơ cấp là xã
hội hoá diễn ra vào những năm đầu đời và chủ yếu trong gia đình (còn xã hội
hoá thứ cấp diễn ra sau đó, và gia đình ít tham gia hơn, trong khi các tác nhân
khác như nhóm bạn cùng tuổi và nhà trường có ảnh hưởng ngày càng tăng).
Trong xã hội hoá sơ cấp có hai quá trình cơ bản: nhập tâm nền văn hoá
của xã hội và cấu trúc hoá nhân cách. Thứ nhất, nếu nền văn hoá không được
nhập tâm, xã hội sẽ ngừng tồn tại, vì đời sống xã hội không thể diễn ra nếu

13


Lê Thị Liên - K54 - XHH
thiếu vắng những chuẩn mực và giá trị chung được mọi người chia sẻ. Thứ
hai, tuy nhiên nền văn hoá không chỉ được học hỏi, nó còn được nhập tâm và
trở thành một bộ phận của cơ cấu nhân cách. Nhân cách của đứa con được
nhào nặn theo những giá trị trung tâm của nền văn hoá, đến mức chúng trở
thành một bộ phận của đứa con. Một khi đã được tạo ra rồi, thì nhân cách cần
được giữ ổn định. Đây là chức năng cơ bản thứ hai của gia đình.
Lý thuyết này chỉ ra rằng sự phát triển của gia đình và xã hội phụ thuộc
nhiều vào việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình, một trong những
chức năng hết sức quan trọng đó là xã hội hoá cá nhân trong gia đình, đặc biệt
là các bậc cha mẹ cần làm tốt vai trò của mình trong việc giáo dục con cái
trong gia đình. Từ đó vận dụng lý thuyết này vào đề tài nhằm làm rõ thực
trạng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn.
2.2.2 Lý thuyết xã hội hóa của George Herbert Mead
Xã hội hoá là một phạm trù cơ bản của xã hội học chỉ quá trình các cá thể
tiếp thu học hỏi nền văn hoá xã hội mà anh ta được sinh ra và sống - tức là lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội, học những gì phải làm, những gì không được làm; học
ngôn ngữ học các chuẩn mực giá trị để thích ứng được với xã hội…

Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái
sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hòn văn hoá, tức là quá trình xã hội hoá quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội.
Gia đình là môi trường có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội
hoá ban đầu của trẻ. Giúp cá nhân tiếp thu kinh nghiệm xã hội, nắm vững các
chuẩn mưc, giá trị xã hội, tiếp thu các chuẩn mực ngoài xã hội, hình thành
một tiểu văn hoá gia đình.
Cách tiếp cận theo phương pháp tương tác biểu trưng áp dụng vào
nghiên cứu quá trình xã hội hóa trẻ em. Theo cách tiếp cận này, con người ta
phát triển quan niệm về bản thân thông qua cái nhìn, quan điểm của người
khác về họ, thông qua sự tương tác với những người đóng vai trò quan trọng

14


Lê Thị Liên - K54 - XHH
trong đời sống cá nhân (như cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, hay thậm chí các ca
sĩ, ngôi sao điện ảnh, vận động viên...). Những người này tạo thành nhóm quy
chiếu trẻ em. Các em ngưỡng mộ họ và dùng họ làm mô hình hoặc điểm quy
chiếu để chỉ dẫn hành vi của mình, để phát triển ý thức về bản thân và kiến
giải về bối cảnh xã hội. Thuyết tương tác biểu trưng coi xã hội hóa là một quá
trình, theo đó trẻ em tham gia vào sự hình thành bản sắc của mình.
Theo George Mead, quá trình xã hội hoá trải qua ba giai đoạn chính:
Bắt chước: Đây là giai đoạn mà con người sao chép hành vi của người
khác chủ động hoặc bị động.
Đóng vai: Đây là giai đoạn mà con người đã nhận thức được hành vi
tương ứng với vai trò xã hội nhất định, đặc biệt là các vai trò trong phạm vi
quan sát được… Giai đoạn này giúp con người hiểu được những suy nghĩ và
hành động của người khác khi họ thực hiện vai trò của mình, phân tích và
phán xử hành vi của họ để tạo thành kinh nghiệm xã hội cho cá nhân mình.
Trò chơi: Giai đoạn này con người cần phải biết được sự đòi hỏi không

phải chỉ một cá nhân nào đó mà là của xã hội nói chung. Giai đoạn này đã
giúp con người tìm thấy rõ được cái tôi chủ động, cái tôi bị động và cái chúng
ta, phân biệt rõ mình, người khác và cộng đồng. Đây là cơ sở để hoà chung
vào cuộc sống cộng đồng.
Tóm lại, xã hội hoá là một chức năng then chốt của gia đình, có vai trò
không thể thay thế trong việc biến một cá nhân từ một thực thể tự nhiên thành
con người xã hội. Nó góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và
hoàn thiện nhân cách con người. Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nhằm làm
rõ thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên trong gia đình nông thôn
hiện nay.

15


Lê Thị Liên - K54 - XHH
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Thái Đào là một xã thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Nằm ở
phía Nam của trung tâm huyện Lạng Giang, cách trung tâm thành phố Bắc
Giang 6 km về phía Đông Nam, ngay bên cạnh quốc lộ 31. Diện tích tự nhiên
là 1.038,56 km², thu nhập bình quân đạt 19,8 triệu đồng/năm, số dân trong
toàn xã là 9.649 người, với 2.554 hộ gia đình phân bố trên 15 thôn, một khu
điều dưỡng Thương binh Lạng Giang và ba trường học: trường Mầm Non,
trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở thuộc địa bàn xã.
Trong những năm gần đây, dưới sự quan tâm của Huyện uỷ - UBND HĐND huyện Lạng Giang, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục các khó
khăn, các cấp chính quyền và nhân dân trong xã đã đạt một số thành tựu trên
các lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội như sau:
Về tình hình kinh tế - xã hội: Các cấp chính quyền xã đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để kinh tế xã hội địa phương phát triển, đời sống nhân dân được
ổn định và tiếp tục có bước cải thiện. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đã có

những bước phát triển cao, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng cơ bản năm 2012 ước đạt 34,1 tỷ đồng, tăng 8,3 tỷ so cùng kỳ năm
trước. Thương mại - dịch vụ đạt 67,3 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ
sản đạt 70,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, xã hoàn thành đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng nông
thôn mới, kế hoạch năm 2012 phấn đấu đạt từ 1- 2 tiêu chí, đến nay đã đạt
được thêm tiêu chí cơ cấu lao động nông nghiệp.
Tình hình văn hoá - xã hội” đã có nhiều chuyển biến tốt, đời sống nhân
dân ngày càng ổn định. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao luôn nhận
được sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền và nhân dân trong xã. Thông
tin giáo dục, chất lượng công tác dân số và chăm sóc trẻ em có chuyển biến rõ

16


×