Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giáo trình luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 57 trang )


G IÁ O T R lN H

LUẬT
DÂN sự• VỆT
» Tố TỤNG
»
• NAM


80-2012/CXB/69-90/CAND


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

LUẬT TỐ TUNG BÂN SỮVỆT NAM
I

*
I
»
(T á i bản lấn th ứ 13 có sửa đổi, b ổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2012


Chú biẽn


TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH

Tập thé tác giả

4

1.

TS. NGUYỄN CÔNG BÌNH

Chương I, ĨII,
IV, V, VI, IX

2.

TS. NGUYỄN TRIỀU DUƠNG

Chương XIII

3.

TS. LÊ THU HÀ

Chương VIII

4.

TS. NGUYỄN THỊ THƯ HÀ

Chương XIV


5.

TS. BÙI THỊ HUYỀN

Chương X

6.

ThS. TRẦN PHUƠNG THẢO

Chương XI

7.

TS. HOÀNG NGỌC THÌNH

Chương VII

8.

TS. TRẦN ANH TU ẤN

Chương II

9,

TS. BÙI THỊ HUYỀN
& TS. TRẦN ANH TUẤN


Chương XII


LÒI NÓI ĐẨU

Luặl lô tụiìii (lân sự là ngành luật có vị tri quan trọng
iroiiỊỊ hệ thống pháp litậl cua nước Cộng hoờ xã hội chủ
Iii>liĩí/ Việt Nam. Ị'rom> cliươinỊ trình dào tạo đại học của
TrườittỊ Oại liọc Lnậi Hủ Nội, môn học luật to tụng dán sự
Việt N um được xác (tịnh lủ một mòn học chuyên ngành cơ
bàn. D ê (láp ứiìỊi nhu cáu học tập, nghiên cứu luật tó lụng
dán sự của cán bộ, Ịịiáo viên, liọc viên và các dổi tượng khác
Trường Đụi học Luậi H à N ội đ ã tổ chức biên soạn cuốn
"G iáo trìn h lu ậ t t ố tụ n g dán s ụ V iệt N a m " .
N ội dung cuốn giáo trình gồm có hai phán chính: Phần
liliững vốn đê chung về luật t ố tụng dân sự, phần thủ tục giải
quyết các vụ việc dân sự. Ngoài ra, nội dung cuốn giáo trình
còn có phàn pháp luật tở lụng dân sự m ột sô nước đ ể tham
khảo. Trong đó. ráp th ể lác giả (ỉã c ố gắng trình bày, lý giải
những vấn d é lý luận c ơ bán vê luật tố tụng dân sự kết hợp
với việc gi('ri thiệu các quy định cùa pháp luật tô tụng dán sự
Việt N um . Cuốn giáo trìnli này đ ã (lược các nhà khoa học
như GS.TS. Lé Minh Tâm, PGS.TS. Đinh Văn Thanh, TS. Đ inh
Trung Tụng và PGS.TS. Phan Hữu T h ư dọc và cho ý kiến.
Tuy vậy, do được biên soạn trong điều kiện Bộ luật t ổ lụng
dân sự được ban hành và có hiệu lực chưa lâu, nhiều vân đ ề
vẽ t ổ tụng dãn sự vẫn còn pliải tiếp tục nghiên cứu làm rổ và
chờ sự hướng dẩn cùa cơ quan có thẩm quyền nên cuốn giáo
trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết. C húng tôi
rất m ong nhận dược sự góp ý của bạn dọc.

Xin trân trọng gi ('ri thiệu cùng bạn đọc!
TRUỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

5


BÁNG C H Ữ VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật dân sự nãm 2005

BLLĐ

Bộ luật lao động năm 1994

BLTTDS

Bộ luật tố tụng dãn sự nãm 2004

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự nãm 2003

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

HĐTPTANDTC


Hội đổng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

LHN&GĐ

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

LSĐBSBLTTDS
LTM

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật tỏ' tụng dãn sự
Luật thương mại năm 1997

LTTTM

Luật trọng tài thương mại năm 2010

LTCTAND

Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002

LTCVKSND

Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002

PLAPLPTA

Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án năm 2009

PLKSVVKSND


Pháp lệnh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân
dân nãm 2002
Pháp lệnh luật sư năm 2001

PLLS

Pháp lệnh thẩm phán
nhân dân năm 2002
PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải
sự năm 1989
PLTTGQCVAKT Pháp lệnh thù tục giải
tế nam 1994
PLTTGQCTCLĐ Pháp lệnh thủ tục giải
lao động nãm 1996
PLTP&HTTAND

6

và hội thẩm toà án
quyết các vụ án dãn
quyết các vụ án kinh
quyết các tranh chấp


PHẦN T H Ứ NHẤT

NHỮNG VÂN ĐỂ CHƯNG
VỂ LUÂT TỐ TUNG DÂN s ự


7


CHUƠNGI
KHÁI NIỆM V À N G U Y Ê N TẮ C
CỦA L U Ậ T T Ố T Ụ N G DÂN s ự V IỆ T N A M

I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TUỌNG



PHUƠNG

p h á p đ iể u

CHỈNH CỦA LUẬT T ố TỤNG DÂN S ự V I Ệ T NAM
1. Khái n iệm luặỉ tỏ tụng dán sự Việt Nam

Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là
động lực để các chủ thé tham gia vào các quan hệ xã hội.
Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các
quốc gia trên thế giới đều công nhận và bảo hộ các quyền,
lợi ích chính đáng của các chủ thể. Các quyền, lợi ích chính
đáng của các chủ thể không trái pháp luật được Nhà nước
bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi
tham gia vào các quan hệ xã hội cảc chủ thể phải thực hiện
đúng các quyển, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp
luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện khổng
đúng quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật

có thể sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp cùa chủ thể
khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nước
thiết lập cơ chế pháp !ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các chủ thể. Theo đó. cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chủ thế khác
có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng
các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi ích

8


đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật châm dứt hành
vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền khác háo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Căn cứ vào Điều ] LTCTAND thì các toà án là cơ quan
xét xử của nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam. Toà án
xét xử các vụ án hình sự. dân sự, hành chính và giải quyết
những việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp
chế xã hội chú nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và
quyền làm chù của nhân dân; bảo vệ tài sản cùa Nhà nước,
của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhàn
phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, toà án góp
phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành
nghiêm chinh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc
sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,
các vi phạm pháp luật khác. Do vậy, khi có chủ thể yêu cầu
bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có
vi phạm hoặc có tranh chấp thì toà án phải xem xét thụ lý giải
quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc
phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại và lao động do toà án giải quyết được

gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc có tranh
chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân
sự, đối với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ giữa các bèn được gọi là việc dân sự (Điều 1 BLTTDS).
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự
là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau
của toà án, viên kiểm sát, cơ quan thi hành án, đương sự,
người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch, người tham gia vào việc định giá tài sản và
những người có liên quan đến viộc giải quyết vụ viộc dân sự

9


và thi hành án dân sự như cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ
các chứng cứ tài liệu của vụ việc dân sự V . V . . ,1) Các chú thể
này tham gia vào quá trình này với những mục đích, động
cơ, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và giữa họ nảy sinh các
quan hệ khác nhau như quan hệ giữa toà án, viện kiếm sát,
cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và
người liên quan; quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan
thi hành án với nhau và quan hệ giữa các đương sự với người
liên quan. Để bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và
thi hành án dân sự được nhanh chóng, đúng đắn; bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi
ích của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của các chù thể tham gia vào các quan hệ đó. Trong khoa

học pháp lý, trình tự do pháp luât quy định cho việc giải
quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố
tụng dân s ự ”. Hoạt động của các chủ thể nêu trên tiến hành
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dản
sự theo quy định của pháp luật được gọi là hơạt động tố tụng
dân sự. Tuy vậy, hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng hoạt động
thi hành án dân sự không phải là hoạt động tô' tụng dân sự vì
công tác thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ
chức.<2) Căn cứ vào Điều 1 BLTTDS thì tô' tụng dân sự bao
gồm khởi kiên, hoà giải, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám
(1). Sau đây gọi tát là người liên quan.
(2).X em : Công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Liiận c ứ khoa học và thực tiền
của viêc dổi mới t ổ chức và ho ạt động thi hành án ở Việt N a m trong giai đoạn
m ớ i" do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý củ a Bộ tư pháp chủ trì thực hiện
nâm 2003, tr. 13; Cổng irình nghiên cứu cấp bộ 44N hững qua n điểm c ơ bản về
Bộ luật t ố tụng dân s ự V iệt N a m " do V iện nhà nước và pháp luật của Trung
lâm khoa học xã hội và nhân vân quòc gia chủ trì thực hiện nâm 2001, tr. 63.

10


đốc thẩm, tái thẩm và thi hành bản án. quyết định của toà án
nén thi hành án dân sự phái được coi là một giai đoạn cùa tô
tụng dân sự. T ừ đó. tập hợp các quy phạm pháp luật điều
chinh các quan hệ phát sinh trong tô' tụng dân sự thành
ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó, có thổ định
nghía luật tố lụng dân sự như sau:
Luât t ổ tụng dân sự Việt N am là một ngành luật trong hệ
thống pháp luật của nước Cộng hoà x ã hội chù nghĩa Việt
N am , bao gồm hệ thống các quy phạm plìáp luật diều chỉnh

các quan hệ p h á t sinh trong lô' tụng dân sự đ ể bán đảm việc
giái quvếl vụ việc dân sự và thi hành án dán sự nhanh
chỏng, đúng đán bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa cá
nhãn, cơ quan, lổ chức và lợi ích của N hà nước.
2.
Đói tượng diéu chinh của luật tô tụng dán sự Việt Nam
Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự
phát sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa toà án, viện kiểm
sát, cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dương sự,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và
người liên quan. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, luật
tố tụng dân sự Việt Nam đã điều chỉnh các quan hệ này bẳng
việc quy định cụ thề các quyền và nghĩa vụ tố tụng cùa các
chù thể khi tham gia quan hệ, buộc các chủ thể phải thực
hiện các hành vi tô' tụng cùa mình phù hợp với ý chí của Nhà
nước. Từ đó, có thể rút ra kết luận sau:
Đối tượng diều chỉnh của luật t ố tụng dán sự Việt N am
là các quan hệ giữa loà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành
án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ
quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người giám đ ịnh, người phiên dịch, người định giá tài sản và
người liên quan phát sinh trong t ố lụng dán sự.

Ỉ1


Các quan hệ thuộc đôi tượng điều chinh của luật tô tụng
dân sự Việt Nam bao gổm nhiéu loại:
- Các quan hệ giữa toà án. viện kiểm sát. cơ quan thi

hành án với đương sự, người đại diện của đương sự, người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài
sản và người liên quan;
- Các quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi
hành án với nhau;
- Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan.
Các quan hệ thuộc đối tượng điéu chinh của luật tô tụng
dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng, việc thực
hiện mục đích của tố tụng là động lực thiết lập các quan hệ.
Ngoài ra, các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố
tụng dân sự đa dạng, hình thành giữa các chủ thể có địa vị
pháp lý khác nhau. Trong đó, toà án, cơ quan thi hành án là
các chủ thể có vai trò có tính quyết định đối với quá trình
giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
Trong sô' các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật
tố tụng dân sự thì các quan hệ giữa toà án và các đương sự
chiếm đa số bởi toà án và các đương sự là hai chủ thể tố tụng
dân sự cơ bản của vụ việc dân sự, ở bấl kỳ vụ việc dân sự nào
cũng đều phát sinh các quan hệ này.
3.
Phương pháp đ iều chỉnh của luật tô tụ n g dán sự
Việt Nam

Luật tố tụng dân sự là ngành luật cụ thể của hệ thống
luật Việt Nam, luật tố tụng dân sự khác các ngành luật
không chỉ ở đối tượng điều chỉnh mà còn ở cả phương
điều chỉnh của nó. Phương pháp điểu chỉnh của luật tô

12


pháp
khác
pháp
tụng


dân sự là tổng hợp những cách thức mà luật tô tụng dân sự tác
động lẽn các quan hệ Ihuộc đổi tượng điều chinh của nó.
Phương pháp điều chinh của luậl tỏ tụng dân sự cũng phụ
thuộc vào tính chất và đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc
đỗi tượng điều chính cùa nó như phương pháp điều chinh của
các ngành luật khác. Do đối lượng đicu chinh của luật tô lụng
dân sự cơ bàn là các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước có
nhiệm vụ bảo vệ pháp luật như toà án. viện kiểm sát, cơ quan
thi hành án với những người tham gia vào quá trinh giái quyết
vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như đương sự, người đại
dién của đương sự. người bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp
của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch nén luật tố tụng dân sự điều chinh các quan hệ này bằng
hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt.
Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong tố tụng bằng phương pháp mệnh lệnh thể hiện ớ chỗ
quy định địa vị của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành
án và các chù thể khác trong tố tụng không giống nhau; các
chù thể khác đều phài phục tùng toà án, viện kiểm sát và cơ
quan thi hành án. Các quyết định của toà án, viện kiểm sát
và cơ quan thi hành án có giá trị bắt buộc các chủ thổ tố tụng
khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng ch ế thực hiện. Sở
đĩ pháp luật tô' tụng dân sự quy định như vậy là xuất phát ở

chỗ toà án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành
án dân sự và kiểm sát các hoạt động tô' tụng. Để các cơ quan
này thực hiện được chức nâng, nhiệm vụ của mình, các cơ
quan này phải có những quyền lực pháp lý nhất định đối với
các chủ thể tô' tụng khác. Do đó, ở các quan hộ do luật tố
tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa toà án,
viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với các chủ thể khác.

13


Tuy vậy. ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tô' tụng dân
sự còn điều chình các quan hệ phát sinh trong tố tụng hằng
phương pháp định đoạt vì các quan hệ pháp luật nội dung toà
án có nhiệm vụ giải quyết trong các vụ việc dân sự là các
quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hổn nhân
và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự
quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ
đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do
vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các
đương sự trong tố tụng, luật tô' tụng dân sự điều chỉnh các
quan hệ giữa toà án với các đương sự phát sinh trong quá
trình tố tụng bằng phưcmg pháp định đoạt. Theo đó, các
đương sự được tự quyết định việc bảo vộ quyền, lợi ích hợp
pháp của họ trước toà án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc
khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết vụ việc. Trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự
vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thoả thuận giải quyết

những vấn đề tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự
thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.
N hư vậy, luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong quá trình tô' tụng bằng hai phương pháp mệnh
lệnh và định đoạt. Trong đó, phương pháp điều chỉnh chủ
yếu nhất là phương pháp m ệnh lệnh.
II.

NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN CỦA LUẬT T ố TỤNG DÂN

S ự VIỆT NAM
1. Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt N am

Pháp luật là công cụ pháp lý để điểu chỉnh các quan hệ
phát sinh trong đời sống x ã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định

14


và phát triển. Đường lối. chính sách cùa Đàng và Nhà nước
được đưa vào cuộc sổng một phần là nhờ vào các quy định
của pháp luật. Đáng và Nhà nước ta chủ trương đáy mạnh
phát triển kinh tế, phát huy dân chù. tàng cường ký cương,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho
dán giàu, nước mạnh thì pháp luật càng có vai quan trọng.
Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với
chức năng là điều chính các quan hệ phát sinh trong tố tụng
dán sự, luật tố tụng dân sự Việt Nam có nhiệm vụ bảo đảm
thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra. Hiện tại, nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt

Nam đã được quy định trong nhiéu vãn bản pháp luật tố tụng
dân sự. Trong đó, BLTTDS quy định là chủ yếu. Điều 1
BLTTDS quy định: "Bộ luật t ố tụng dân sự quy định những
nguyên tắc cơ bân trong t ố tụng dân sự; trình tự, thù tục khởi
kiện đê toà án già ì quyết các vụ án về tranh chấp dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao dộng...
nhằm bảo đám cho việc giải quyết các vụ việc dán sự được
nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pliúp luật... góp
phần bào vệ c h ế độ x ã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp c h ế
x ã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích cùa N hà nước, quyển và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục m ọi
người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật". Như vậy, theo
quy định này thì luật tô' tụng dân sự Việt Nam có những
nhiộm vụ cơ bản sau đây:
T h ứ nhất, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng và
Nhà nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Trước
hết, trong giai đoạn hiện nay luật tô' tụng dân sự Việt Nam
phải thể chế hoá được Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02
tháng 01 nãm 2002 của Bộ chính trị Ban chấp hành trung

15


ưưng Đảng khoá IX về một sô nhiệm vụ trọng tám công tác
tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết sô 34/NQ-TW ngày
03 tháng 02 nãm 2004 Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành
trung ương Đáng khoá IX về một số chủ trương, chính sách,
giải pháp lớn nhầm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
toàn quốc lẩn thứ IX của Đảng v.v. để không ngừng nãng cao
hiệu quà giái quyết các vại việc dân sự, đáp ứng được những

yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ hai, quy định quy trình tô' tụng dân sự thật sự khoa
học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, thi
hành án dân sự và tham gia tố tụng dân sự cùa các chù thể tố
tụng có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng tạo ra được cơ
chế kiểm sát, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật trong
quá trình tố tụng dân sự có hiệu quả, bảo đảm các hoạt động
tố tụng dân sự tiến hành được đúng đắn. Q ua đó, bào đảm
việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được
nhanh chóng, chính xác, công minh, đúng pháp luật và bảo
đảm được quyền bảo vộ của đương sự trong tô' tụng dân sự.
T hứ ba, bảo đảm cho toà án xử lý được nghiêm minh các
hành vi trái pháp luật; hảo đảm việc thi hành được các bản
án, quyết định dán sự cùa toà án. Trên cơ sờ đó, ngăn chặn
và khắc phục kịp thời được hậu quả cùa các hành vi vi phạm
pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ được lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,
tổ chức đổng thời giáo dục được mọi người nghiêm chinh
chấp hành pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ cơ bán trên, luạt tô' tụng dần sự Việt
Nam còn có nhiộm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trong tô
tụng dân SỊT, tạo điều kiện cho mọi người đóng góp được

16


nhiều sức lực và trí tuệ vào các công việc của Nhà nước và
xã hội. Trong đó. có cả việc giải quyết các vụ việc dân sự và
thi hành án dân sự.

2. N guổn của luật tó lụ n g dán sự Việt Nam

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “ nguồn" đirợc hiểu là nơi báí
đầu, nưi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái
gì, điều gì.'1' Nguồn luật được hiểu là nơi rút ra các quy tắc
xử sự của các chủ thể trong xã hội do Nhà nước quy định.
Các văn bản pháp luật là một trong những hình thức thể hiện
ý chí của Nhà nước trong quản lý xã hội nên được coi là
nguổn luật cơ bản. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
bao gồm các ván bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyén ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều
chính các quan hệ xã hội giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan
thi hành án, người tham gia tố tụng và người liên quan phát
sinh trong tố tụng dân sự. Các vãn bản pháp luật là nguồn
của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều
loại như Hiến pháp, BLTTDS, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật tố tụng dân sụ (LSĐBSBL l 1ƯS), LTCTAND,
LTCVKSND và các văn bản pháp luật khác.
-

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy đ ịn h về
c h ế đ ộ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước,
thể ch ế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm
chủ và nhà nước quản lý. Các văn bản pháp luật khác được
nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến
pháp. Hiến pháp là một nguồn quan trọng của luật tố tụng

(l).X e m : T ừ điển Tiếng Việt. N xb. Đậ Ị f ò n ỡ O |f ìM r ĩN Đ N G TIN THƯ VIỆN

2 - G T LTTDSVN

17


dân sự. Trong Hiến pháp có nhiều quy định về nguyên tắc
của hoạt động tô tụng dân sự như quy định về hoạt động xét
xử của toà án có hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 129):
thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật (Điều 130); toà án xét xử công khai, xét xử
tập thể và quyết định theo đa số (Điều 131) V . V . . Trên cơ sở
những quy định này của Hiến pháp, các văn bản pháp luât tố
tụng dân sự quy định cụ thể trình tự, thù tục tố tụng dân sự.
- Bộ luật tố tụng dãn sự là nguồn chủ yếu nhất và quan
trọng nhất của luật tố tụng dân sự. Trong các văn bãn pháp
luật tố tụng dân sự thì BLTTDS là văn bản pháp luật tố tụng
dân sự có hiệu lực cao nhất, có phạm vi điều chinh rộng
nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn đề
của tố tụng dân sự.
- LSĐBSBLTTDS đã sửa đổi, bổ sung một sô' quy định
của BLTTDS về nguyên tắc, thẩm quyền và nghĩa vụ của các
đương sự, các biện pháp tòa án thu thập chứng cứ, thời hiệu
khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, việc tham gia phiên tòa của
viện kiểm sát, thủ tục đặc biột xem xét lại quyết định của
HĐTPTANDTC V.V..
- Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm
sát nhân dân chủ yếu quy định về tổ chức cùa toà án, viện
kiểm sát. Tuy vậy, trong LTCTAND, LTCVKSND cũng có
nhiều quy định về nguyên tắc hoạt động của toà án, viện kiểm
sát trong tô' tụng dân sự nên các văn bản pháp luật này cũng là

một trong các nguổn của luật tô' tụng dân sự Việt Nam.
- Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án quy định về các loại án
phí, lệ phí, nguyên tác thu nộp án phí lệ phí V . V . .
- Các văn bản pháp luật khác như BLDS, BLLĐ.
LHN&GĐ, LTM, LTTTM v.v. tuy không phải là các vãn bản

18


tó tụng dãn sự nhưng vẫn có những quy định vé tồ' tụng dân
sự. Ngoài ra. Nghị quyết sỏ 32/2004/Q H 11 ngày 15 tháng 6
năm 2004 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS. Nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng
thấm phán Toà án nhân dán tối cao (HĐTPTANDTC) hướng
dẫn một số quy định trong Phần thứ nhất “ Những quy định
chung” của BLTTDS v.v. cũng là một trong các nguồn của
luật tố tụng dãn sự Việt Nam.
III.
S ơ LUỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀN H VÀ PHÁT
TRIỂN CỦ A LUẬT T ố TỤNG DÂN S ự V I Ệ T NAM
1. G iai đoạn trước năm 1945

Trước thời Pháp thuộc, do nén kinh tế phong kiến lạc
hậu, kém phát triển nên pháp luật cũng chưa phát triển.
Trong các văn bản pháp luật được ban hành chưa có sự phân
biệt rõ các lĩnh vực về hành chính, dân sự, hình sự và tố
tụng. Qua các văn bàn pháp luật còn lưu giữ đến ngày nay
cho thấy các quy định về tố tụng dân sự của nhà nước phong
kiến chịu ảnh hường rất lớn của quan điểm nho giáo, ghi
nhận cả những hủ tục, tập quán lạc hậu như hạn chê quyền đi

kiện cùa con cháu đối với ông, bà, cha, mẹ; vợ đối với chồng
(từ Điều 504 đến Điều 511 Quốc triều hình luật); không cho
mượn người đi kiện thay, nếu ai tự tiện mượn người đi kiện
thay thì người mượn và người đi kiện thay phải chịu hình
phạt như nhau, bị xử đánh roi, xích sất khoá lại bát làm phu
phục dịch một tháng.01
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, tổ chức tư pháp ở nước ta rất
phức tạp. Sau bản Hoà ước Giáp Thân ngày 6/6/1884 được
(l).X em : M ội s ổ vấn đ ẻ vé p h á p luậí dán s ự V iệt N am từ i h ế k ỳ Xv' đến thời
P háp thuộc. Nxb. Chính trị q u ố c gia, H à N ội, 1998, lr. 164, 168.

19


ký kết. nước Việt Nam vé phương diện pháp lý đã Irớ ihành
thuộc địa của Pháp. Bên cạnh các toà án cua Việt Nam còn
có các toà án của Pháp dược thiết lập ở Nam Kỳ và các thành
phố khác như Hà Nội. Hãi Phòng, Vinh, Nam Định. Toà án
của Pháp có thẩm quyển xét xử tất cả các việc có liên quan
đến người Pháp, hoặc người nước ngoài được ưu đãi như
người Pháp. Toà án của Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải
quyết những việc xảy ra giữa người Việt Nam với nhau. Tuy
vậy, trong thời kỳ này pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
bước đầu đã có sự phát triển. Những năm đầu thế ký XX,
chính quyền phong kiến Việt Nam đã ban hành được hàng
loạt các văn bản pháp luật có quy định về thủ tục giải quyết
các vụ việc dân sự như Bộ Bắc kỳ pháp viộn biên ch ế năm
1921, Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng Bắc kỳ năm 1921,
Bộ Trung kỳ pháp viện biên chế năm 1935, Bộ luật dân sự.
thương sự tô' tụng Trung kỳ năm 1935 V.V.. Nhìn chung, các

văn bản pháp luật này đã quy định tương đối đầy đủ, cụ thê
được các vấn đề về tố tụng dân sự, có tính đến điều kiện lịch
sử Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy vậy, chúng vẫn còn m ang tư
tưởng phong kiến lạc hậu và nhiều dấu ấn của Bộ luật tô tụng
dân sự năm 1806 của Pháp.
2. Giai đoạn từ năm 1945 đến nâm 1989

Nàm 1945, Cách m ạng tháng Tám thành công đã m ở ra
trang sử mới trong lịch sừ phát triển của dân tộc, lập ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ ngày đẩu được thành lập,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới. Trong
đó, có nhiều vãn bản có chứa đựng các quy phạm tố tụng dân
sự nhir Sắc lộnh số 34 ngàv 13/4/1945 bãi bỏ hai ngạch quan
hành chính và quan tư pháp; sắc lệnh sô' 46 ngày 10/10/1945
quy định tổ chức các đoàn Ihể luật sư; sắc lênh sô' 47 ngày
10/10/1945 cho giữ tạm các luật lệ hiện hành ở Bấc, Trung,

20


Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất
cho toàn quốc, nếu những quy định trong luật lệ cũ khỏng
trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thế
dân chú cộng hoà; sắ c lệnh số 51 ngày 17/4/1946 ấn định
thám quyền các toà án; sắ c lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949
m ở rộng quyền bào chữa cho các đương sự; sắc lệnh số
85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố
tụng V . V . . Tuy những ván đề về tô tụng dân sự còn được các
vãn bán đó quy định làn mạn nhưng dây là những quy định
mang tính nguyên tác đật nền móng cho việc xây dựng hệ

thống pháp luật tổ tụng xã hội chủ nghĩa ớ Việt Nam.
Nàm 1954, cuộc kháog chiến chống Pháp của nhân dãn
ta kết thúc thắng lợi. micn Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng
miền Nam vẫn bị dặt dưới sự thống trị của đ ế quốc Mỹ và
chính quyền bù nhìn Sài Gòn cho tới năm 1975. Thời gian
đầu chính quyển Sài Gòn vẫn áp dụng những vãn bản pháp
luật tớ lụng được ban hành dưới thời Pháp thuộc như Nghị
định ngày 16/3/1910, Dụ sô' 4 ngày 02/4/1953 về Luật nhà
phố nhung có sử dụng các quy định của Bộ dân sự tố tụng
Pháp 1806 để giải Ihích những thiếu sót. Từ nãm 1960 trở đi,
chính quyền Sài Gòn đã ban hành nhiều vãn bản pháp luật tố
tụng dân sự mới. Ngày 8/01/1962, ban hành Luật số 1/62 về
quy chế luậi sư và tổ chức luật sư đoàn; ngày 5/6/1970, ban
hành Sắc lệnh số 72/SL/CCDD/PTNNN quy định về thủ tục
tố tụng của những vụ kiện điền địa; ngày 20/12/1972, ban
hành Bộ luật dân sự, thương sự tố tụng. Nhìn chung các quy
định pháp luật tô' tụng dủn sự của chính quyền Sài Gòn khá
cụ thể, đã có những tiến bộ so với pháp luật tô' tụng dân sự
của chính quyền phong kiến Việt Nam trước đó. Tuy vậy,
chúng cũng chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của của chính quyền
tay sai, phản động.

21


Ớ miền Bắc, từ những năm đầu hoà hình lập lại Nhà nước
ta đã ban hành một loạt những văn bản pháp luật tô tụng dân
sự mới như Thông tư sổ' 03/V H C ngày 2/4/1955 của Bộ Tài
chính và Bộ Tư pháp sửa đổi tạm thời lệ phí về việc hộ; Nghị
định số 87/NĐ-LB ngày 16/81955 của Bộ lao động và Bộ tư

pháp về hoà giải xích m ích giữa chủ và người làm công;
Thông tư số 1828/VHC ngày 18/10/1955 của Bộ tư pháp về
quyền chống án và thời hạn chống án; Thông tư số 69/TC
ngày 31/12/1958 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao
sửa đổi thẩm quyền của toà án nhân dân và thủ tục ly hôn
V . V . . Sau khi Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức toà án nhân
dân 1960, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dãn 1960 được
ban hành, nhiều thông tư hướng dẫn về công tác xét xừ dân
sự cũng được ban hành như Thông tư số 614/DS1 ngày
24/4/1963 hướng dẫn một số thủ tục tố tụng cho toà án địa
phương, Thông tư số 594/NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn
đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế, Thông tư số
01/UB ngày 3/3/1969 hướng dẫn việc viết bản án sơ thẩm,
phúc thẩm hình sự, dân sự; Thông tư sô' 39/NCPL ngày
21/1/1972 hướng dẫn việc thụ lý, di lý, xếp và tạm xếp
những việc kiện về hôn nhân và gia đình và tranh chấp về
dân sự, Thông tư số 06/TATC ngày 25/2/1974 hướng dẫn về
cồng tác điều tra trong tố tụng dân sự, Thông tư số 25/TATC
ngày 30/11/1974 hướng dẫn về công tác hoà giải trong tố
tụng dân sự, Bản hướng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dản
sự ban hành kèm theo Thông tư sô' 96/NCPL ngày 8/2/1977
của Toà án nhân dân tối cao V.V.. Đến năm 1980, sau khi
Hiến pháp được ban hành, nhằm cụ thể hoá các quy định của
Hiến pháp, nhiều vãn bản pháp iuật quy định về tố tụng dân
sự cũng được ban hành như Luật tổ chức toà án nhân năm
1981; Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1981; Thông

22



tu sỏ 01/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dần về thú tục giám
đốc thám hình sự. giám đốc thám dân sự ớ toà án nhân dán
linh, ihành phô trực thuộc trung ương và tương đương,
Thông tư số 02/TTLN ngày 01/02/1982 hướng dẫn về thủ tục
tái thẩrn hình sự, tái thẩm dân sự ở Toà án nhân dân tính,
thành phố trực thuộc trung ương và tưưng đương của Toà án
nhân dán tối cao. Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư
pháp; Thông tư sô 82/TATC ngày 7/01/1982 tạm thời quy
định về thẩm quyén của Toà án nhân dân, Thông tư số
83/TATC ngày 02/8/1982 của Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm dân sự ở Toà án nhân dân
tối cao; Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 02/10/1985
của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Tư pháp, Bộ Lao động và Tổng cục dạy nghề hướng dản
Ihực hiện thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân V.V.. Nhìn
chung, các văn bản pháp luật được Nhà nuớc ta ban hành
trong thời gian từ 1954 đến 1989 đã quy định được tương đối
đầy đủ, hợp lý các vấn để về tố tụng dân sự. Tuy vậy, các
vấn đề về tố tụng dân sự vẫn còn được quy định tản mạn. chủ
yếu được quy định trong các thông tư do Toà án nhân dân tối
cao ban hành nên hiệu lực chưa cao.
3. G iai đoạn từ nám 1990 đến nãm 2004

Năm 1989, Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thi hành án dân sự đã tạo
bước phát triển mới cùa pháp luật tô' tụng dân sự Việt Nam.
Đây là các văn bản pháp luật tô' tụng dân sự đầu tiên được
N hà nước ta ban hành quy định các vấn đề về tố tụng dân sự
có hiệu lực cao. Tiếp theo đó, nhiều văn bản pháp luật khác
cũng được ban hành như Luật tổ chức toà án nhân dân năm

1992, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1992, Pháp

23


lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các tranh chấp lao động nãm 1996 V . V . . Để thể chế hoá
đường lối cải cách tư pháp của Đảng, năm 2002 sau khi sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 Nhà nước ta đã ban hành Luật tổ
chức toà án nhân dân năm 2002, Luật tổ chức viện kiểm sát
nhân dân năm 2002, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.
Như vậy, trong giai đoạn này nhiều văn bản pháp luật có
hiệu lực cao quy định về các vấn đề về tố tụng dân sự đã
được ban hành. Tuy vậy, các quy định này vẫn còn khá tán
mạn như các giai đoạn trước. Đặc biệt, với sự ra đời của
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm
1996 đã dản đến các quy định về tố tụng dân sự bị xé lẻ,
thiếu tập trung, chồng chéo, mâu thuẫn.
4. G iai đoạn từ năm 2005 trở đi

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế - xã hội
Việt Nam trong những nàm đầu của th ế kỷ XXI đã không
ngừng phát triển. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng
đặt ra những yêu cầu mới về giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong đời sống xã hội. Để góp phần thực hiện tháng lợi
đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, tạo cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc giải các quyết tranh chấp, ngày 15
tháng 6 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khoá XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự đầu
tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ hop
thứ 5. Bộ luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 nãm 2005.
Bộ luật tô tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam gồm 418 điều được cơ cấu thành chín phần,
ba mươi sáu chương. Nội dung của nó đã quy định được khá

24


×