Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.24 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TéI GIÕT NG¦êI
TRONG TR¹NG TH¸I TINH THÇN BÞ KÝCH §éNG M¹NH
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TéI GIÕT NG¦êI
TRONG TR¹NG TH¸I TINH THÇN BÞ KÝCH §éNG M¹NH
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DƢƠNG TUYẾT MIÊN

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƢỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG
MẠNH THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................. 5
1.1.

Khái niệm tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh ........................................................................................... 5

1.2.

Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội giết ngƣời trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ........................................... 8

1.3.

Tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
trong BLHS năm 1999 ....................................................................... 9

1.4.

Dấu hiệu pháp lý của tội giết ngƣời trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ................................................................... 11

1.4.1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 11
1.4.2. Mặt khách quan của tội phạm ............................................................ 11
1.4.3. Chủ thể của tội phạm .......................................................................... 20
1.4.4. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 22
1.5.

Phân biệt tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh với một số tội khác trong Bộ luật hình sự .................. 24

1.5.1. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS) .............. 24



1.5.2. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng (Điều 96 BLHS) ............................................... 25
1.5.3. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS) ................................................ 28
1.5.4. Phân biệt tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 95 BLHS) với trường hợp giết người được áp dụng
tình tiết giảm nhẹ (điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS) .......................... 29
1.6.

Đƣờng lối xử lý đối với tội giết ngƣời trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ................................................................... 31

Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 33
Chƣơng 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI GIẾT
NGƢỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH
ĐỘNG MẠNH .................................................................................. 34
2.1.

Những vƣớng mắc trong quá trình vận dụng dấu hiệu định
tội danh của tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh ......................................................................................... 35

2.1.1. Ranh giới giữa trạng thái tinh thần bị kích động và bị kích động
mạnh chưa được giải thích rõ ............................................................. 35
2.1.2. Dấu hiệu định tội giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh và một số tội khác chưa rõ ràng .......................... 38
2.2.


Những sai sót còn tồn tại trong thực tiễn định tội danh đối với
tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ....... 44

2.2.1. Một số sai sót của Cơ quan điều tra ................................................... 46
2.2.2. Một số sai sót của Viện kiểm sát ........................................................ 50


2.2.3. Một số sai sót của Tòa án ................................................................... 54
2.3.

Kiến nghị hoàn thiện ........................................................................ 59

Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 62
Chƣơng 3: THỰC TIỄN QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI
TỘI GIẾT NGƢỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN
BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH ................................................................. 64
3.1.

Những sai sót còn tồn tại trong thực tiễn quyết định hình
phạt đối với ngƣời phạm tội giết ngƣời trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh ................................................................... 65

3.1.1. Sai sót do chưa vận dụng đúng qui định của Bộ luật hình sự ............ 65
3.1.2. Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ tính chất, mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội................................................ 68
3.1.3. Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ nhân thân người phạm
tội ........................................................................................................ 70
3.1.4. Sai sót do vận dụng chưa đúng căn cứ các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ TNHS .................................................................................. 72

3.2.

Kiến nghị hoàn thiện ........................................................................ 75

Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 80


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

CTTP:

Cấu thành tội phạm

HSST:

Hình sự sơ thẩm

TAND:

Tòa án nhân dân

TANDTC:

Tòa án nhân dân tối cao


TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Bảng thống kê số vụ án, bị can, bị cáo được xét xử
về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh giai đoạn 2008-2014

45


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi giết người, từ trước đến nay, ở bất cứ chế độ nào đều bị coi là
hành vi dã man, tàn ác và nguy hiểm cho xã hội. Ở nước ta, quyền con người
luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Trong đó, các tội xâm phạm

tính mạng là nguy hiểm nhất cho xã hội, do hành vi này đã cướp đi mạng
sống của người khác, một quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người.
Luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay đều xác định hành vi xâm phạm tính
mạng con người là hành vi có tính nguy hiểm và quy định những khung hình
phạt nghiêm khắc. Tuy vậy, các hành vi xâm phạm tới tính mạng con người
cũng có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh là một trong những trường hợp giết người có tình
tiết giảm nhẹ đặc biệt. Tội phạm được thực hiện trong hoàn cảnh khả năng
nhận thức và kiềm chế hành vi của người phạm tội bị hạn chế và chính nạn
nhân cũng là người có lỗi. Hành vi phạm tội đã xâm hại đến khách thể quan
trọng được luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng con người mà nguyên nhân
xuất phát từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân dẫn đến hành vi
giết người của người phạm tội.
Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân tối cao, giai đoạn từ 20082014, cả nước xét xử 715 vụ án về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh. Số vụ án được đưa ra xét xử về tội danh này không nhiều,
tuy nhiên thực tiễn xét xử lại gặp nhiều sai sót trong việc định tội danh và
quyết định hình phạt. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh một cách toàn diện và hệ thống là yêu
cầu cấp thiết, từ đó tìm ra bất cập trong qui định của BLHS hiện hành về tội

1


phạm này, đề xuất kiến nghị hoàn thiện là yêu cầu cấp bách. Chính vì lẽ đó,
tác giả đã chọn đề tài “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước khi tác giả thực hiện đề tài này, đã có một số công trình nghiên
cứu tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc có liên
quan đến tội này dưới góc độ luật hình sự. Cụ thể như sau:

+ Đinh Văn Quế, “Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe của con người”, nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội,
năm 1994.
+ Đỗ Đức Hồng Hà, Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2000.
+ Trần Văn Luyện, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của con người, luận văn thạc sĩ, Trường ĐH Luật Hà Nội, năm 2000.
+ Trần Văn Luyện, Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự
năm 1999, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Số 3, năm 2001.
+ Nguyễn Ngọc Hòa, Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ
luật hình sự năm 1985, Tạp chí Luật học Số 1, năm 2001.
+ Trần Nhật Linh (2011), Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng con người theo pháp luật hình sự hiện hành”, Luận văn thạc sĩ luật
học, trường Đại học TP. Hồ Chí Minh, năm 2011.
+

“Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự”, phần các tội phạm của Viện

nghiên cứu khoa học pháp lý, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1992.
Các công trình nghiên cứu trên mới chỉ quan tâm nghiên cứu tội giết

2


người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở cấp độ có liên quan đến
tội danh này ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, chưa có công trình nào ở cấp độ
luận văn thạc sĩ nghiên cứu toàn diện về đề tài về cả lí luận và thực tiễn. Do
vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh theo luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa thiết thực, góp phần làm
rõ những dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn cùng với những hạn chế, vướng mắc xung quanh việc định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Thông qua việc nghiên cứu một số
vấn đề lí luận và thực tiễn đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, từ đó đề xuất hoàn thiện Điều 95 Bộ luật hình sự năm 1999.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Về lý luận: Làm rõ các dấu hiệu pháp lý, đường lối xử lý của tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đồng thời phân biệt tội này
với một số tội phạm khác, tìm ra bất cập của BLHS hiện hành về tội danh này.
+ Về thực tiễn: Làm rõ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, từ đó tìm
ra bất cập từ thực tiễn áp dụng luật.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu qui định của BLHS Việt Nam
hiện hành về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và
thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội danh này.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật hình
sự (tập trung vào qui định của BLHS Việt Nam năm 1999).

3


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương

pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê hình sự, phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần hoàn thiện hơn pháp luật hình sự Việt
Nam nói chung và những quy định của Bộ luật hình sự về tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét
xử đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh theo qui định của luật hình
sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn định tội danh đối với tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh.
Chương 3: Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

4


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƢỜI
TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh
Để xây dựng khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích

động mạnh, trước hết, về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, chúng ta sẽ tìm hiểu một
số thuật ngữ dưới đây:
Giết người: Làm cho người khác chết hay gây ra cái chết một
cách đột ngột [31, tr.402].
Trạng thái: là tình trạng của một sự vật hoặc một con người
trong một khoảng thời gian nào đó [9, tr.1876].
Tinh thần: được hiểu là thái độ, ý nghĩ định phương hướng
cho hành động, quyết định hành động, ý thức đối với sự việc, nó
còn được hiểu là thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư, về mức độ
chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ,
trong một thời gian nhất định [9, tr.1830].
Kích động: là sự tác động tinh thần, gây ra một xúc động
mãnh liệt [31, tr.519].
Từ nội dung của các thuật ngữ trên, chúng ta có thể hiểu giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi gây ra cái chết cho
một người trái pháp luật trong tình trạng ý thức của họ bị hạn chế ở mức độ
cao do không chế ngự được tình cảm (bị xúc động mãnh liệt) tại một thời
điểm nhất định.

5


Dưới góc độ pháp lí hình sự, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh được hiểu thế nào?
Theo Bản tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người ban hành kèm
theo Công văn số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân tối cao thì:
“Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách
trái pháp luật” [17, tr.56-57].
Trên diễn đàn khoa học cũng có một số quan điểm về khái niệm tội giết
người. Cụ thể:

Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực
trách nhiệm hình sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác [11, tr.67].
Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác
một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định thực hiện [6, tr.38].
Quan điểm thứ hai hợp lí hơn cả vì ngoài việc mô tả rõ hành vi giết
người là “cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật”, quan
điểm này còn mô tả rõ chủ thể thực hiện hành vi giết người. Đó là “do người
có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện”.
Đối với khái niệm tinh thần bị kích động mạnh, hiện nay cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất:
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý)
không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình [5, tr.193].
Quan điểm thứ hai là:
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị
hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm, dẫn đến sự
hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi [7, tr.247].

6


Quan điểm thứ ba là:
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái của một
người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc
bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ
mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận
thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều

khiển hành vi của mình [17, tr.56-57].
Các quan điểm trên ở các mức độ khác nhau đều có một số nhân tố hợp
lí nhất định. Quan điểm thứ nhất mô tả “trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” tuy đúng nhưng còn có tính khái quát cao, còn quan điểm thứ ba tương
đối dài dòng và có điểm chưa thực sự chính xác khi cho rằng người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận
thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều khiển hành
vi của mình. Thực ra, người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì chỉ bị “hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi”,
chứ không phải là mất hẳn. Do đó, tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì
quan điểm này đã lột tả rõ ràng người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là “tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được
tình cảm, dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành
vi”. Quan điểm này đã chỉ rõ người đang ở trong tình trạng nói trên có khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế đáng kể. Từ sự
phân tích ở trên, tác giả rút ra khái niệm tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh như sau:
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi
cố ý tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật trong trạng thái
7


người phạm tội có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi bị hạn
chế đáng kể do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người phạm tội hoặc người thân thích của người đó.
1.2. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về tội giết ngƣời trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, để kịp thời đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03/SL ngày

15/03/1976 quy định về tội phạm và hình phạt (sau tháng 12/1976 văn bản
này được áp dụng cho các nước). Tại Điều 5 của Sắc luật này có quy định các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tuy
nhiên Sắc luật này cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tội danh chứ chưa phân biệt
cụ thể tội giết người với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh. Để nhận thức Sắc luật được đúng đắn và để việc áp dụng được thống
nhất, ngày 15/04/1976 Bộ tư pháp ban hành Thông tư số 03/BTP-TT hướng
dẫn thi hành Sắc luật số 03-SL/1976 trong đó hướng dẫn cụ thể tội giết người.
Điểm 2 mục B của thông tư này xác định:
...Cố ý giết người là một tội đặc biệt nghiêm trọng do đó
được quy định hình phạt cao hơn các tội phạm cùng loại quy định ở
Điều 5 Sắc luật này:
Cố ý giết người thì bị phạt từ 15-20 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình. Trường hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết
giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù. Trường hợp ít nghiêm trọng
hoặc có những tình tiết giảm nhẹ thì bị xử dưới 15 năm tù. Trường
hợp ít nghiêm trọng hoặc có những tình tiết giảm nhẹ là:
- Giết người trong trường hợp tinh thần bị kích động quá mạnh...

8


Như vậy, ở thời điểm này, trường hợp giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh được coi là phạm tội ít nghiêm trọng và là một tình
tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người, có thể bị xử dưới 15 năm tù.
Trong BLHS năm 1985, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh được quy định tại khoản 3 Điều 101 như một trường hợp phạm tội
có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người:“Phạm tội trong tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó thì

bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” [18, Điều 101, Khoản 3].
1.3. Tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
trong BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh được tách ra khỏi tội giết người và được quy định thành một tội
danh độc lập tại Điều 95. BLHS qui định:
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối
với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt
tù tứ sáu tháng đến ba năm.
2. Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm [19, Điều 95].
So với BLHS năm 1985 thì quy định về tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh tại Điều 95 BLHS năm 1999 có những điểm mới. Cụ thể:
Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã tách trường hợp giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh ra khỏi tội giết người, từ khung hình phạt
giảm nhẹ đã được quy định thành một tội danh độc lập với các khung hình
phạt riêng.

9


Thứ hai, trên cơ sở quy định thành một tội danh độc lập, BLHS năm
1999 tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự các trường hợp giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có các mức độ nguy hiểm cho xã hội
khác nhau. Nếu như trước đây BLHS năm 1985 quy định trường hợp giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh chỉ có một khung hình
phạt là bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm thì trong BLHS năm 1999 với tư
cách là một tội danh độc lập, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh quy định hai khung hình phạt là: khung cơ bản có hình phạt tù từ

sáu tháng đến ba năm (khoản 3 Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1985 từ sáu
tháng đến năm năm) còn khung tăng nặng với trường hợp giết nhiều người thì
bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm (quy định này mới, nặng hơn khoản 3 Điều
101 Bộ luật hình sự năm 1985).
Thứ ba, khi tách trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh thành một tội danh độc lập tại Điều 95 BLHS năm 1999, các nhà
làm luật đã sử dụng từ ngữ chính xác hơn khi thay đổi thuật ngữ “tình trạng
tinh thần bị kích động mạnh” thành “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Theo khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt:
Tình trạng là tổng thể nói chung những hiện tượng không
hoặc ít thay đổi, tồn tại trong một thời gian tương đối dài, xét về
mặt bất lợi đối với đời sống hoặc những hoạt động nào đó của con
người [31, tr.979]. Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một
con người trong một khoảng thời gian nào đó [9, tr.1876].
Tức là các nhà làm luật đã quy định chặt chẽ và chính xác hơn khoảng
thời gian tồn tại một hiện tượng, sự việc bất lợi nào đó trong hoạt động của
con người. Nó chỉ xảy ra tại một thời điểm nhất định, chốc lát. Sau khoảng
thời gian đó, mọi hoạt động lại trở lại bình thường. Và chỉ những hành vi

10


phạm tội thực hiện trong trạng thái đó, tại thời điểm đó mới được coi là tình
tiết giảm nhẹ đặc biệt, là dấu hiệu về mặt khách quan của tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Việc nhà làm luật tách trường hợp giết
người này ra thành một tội phạm riêng không chỉ bảo đảm đạt được nguyên
tắc cá thể hoá hình phạt ở mức độ cao mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
áp dụng luật trên thực tế.
1.4. Dấu hiệu pháp lý của tội giết ngƣời trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh

1.4.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ bị tội phạm xâm hại bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Khách thể của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là một trong những khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ:
đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Đối tượng tác động của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế
giới khách quan. Cụ thể đối tượng tác động của tội này là người có hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng xâm hại tới các lợi ích của người phạm tội hoặc
người thân thích của người phạm tội. Việc xác định đúng khách thể và đối
tượng của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh, xử lý
tội phạm phù hợp với mức độ phạm tội.
1.4.2. Mặt khách quan của tội phạm
Cũng giống như các tội phạm khác khi được thực hiện đều có những
biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ra bên ngoài thế giới khách quan mà con người
có thể nhận biết được. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

11


mạnh cũng có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại ở ngoài thế giới khách
quan, đó là:
- Hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác;
- Hậu quả chết người;
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác và hậu quả chết người.
Ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi
phạm tội như: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa
điểm phạm tội… Những dấu hiệu này không được quy định là dấu hiệu bắt

buộc trong mặt khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh nhưng việc xác định nó có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
* Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người gây ra hoặc
đe doạ gây ra cho xã hội, hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua
hai hình thức đó là hành động hoặc không hành động. Theo quy định của
BLHS 1999, hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một
cách trái pháp luật.
- Hành vi khách quan của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật
được người phạm tội thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Đây là dấu hiệu đặc trưng, dấu hiệu bắt buộc của tội này, là đặc điểm cho
phép chúng ta phân biệt tội này với các tội khác
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi gây ra cái chết cho

12


người khác trái pháp luật, là hành vi xâm phạm quyền được sống, quyền được
bảo vệ và tôn trọng về tính mạng con người.
Hành vi tước đoạt tính mạng người khác của người phạm tội phải được
thực hiện trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tức là hành vi gây ra
cái chết cho một người trái pháp luật của người phạm tội phải được thực hiện
trong tình trạng ý thức của họ bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự
được tình cảm (bị xúc động mãnh liệt) tại một thời điểm nhất định.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP, ngày 29/11/1986 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì người bị kích động mạnh về tinh

thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình
thường nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự
chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình. Trạng thái tinh thần này của họ chỉ xảy ra trong chốc lát.
Người phạm tội khi thực hiện tội phạm trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thường xuất hiện cơn bùng phát về tinh thần, thường biểu hiện các trạng
thái tâm lý như: Quá uất ức, quá căm tức hoặc quá phẫn nộ. Nguyên nhân dẫn
tới trạng thái tâm lý này xuất phát từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân.
Trường hợp người phạm tội tuy có bị kích động về tinh thần nhưng
chưa đến mức mất khả năng tự chủ ở mức đáng kể thì không gọi là tinh thần
bị kích động mạnh, không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh, đối với trường hợp này người phạm tội chỉ được
giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 BLHS “Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp
luật của người bị hại hoặc người khác gây ra”.
Trên thực tế việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần
hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi trạng thái tâm lý của mỗi người là

13


khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người
bị kích động mạnh về tinh thần nhưng có người lại không bị kích động mạnh.
Ví dụ: A và B là hai anh em cùng lớn lên trong một nhà. Hàng ngày thấy bố
say xỉn, về nhà đánh đập chửi bới mẹ, đánh đập con cái trong nhà, cả hai anh
em đều bức xúc, nhưng không dám phản ứng. Tuy nhiên, cho đến một ngày,
người bố lại say xỉn và đập phá tài sản trong nhà, đánh mẹ, A không dám
phản ứng gì nhưng B quá bức xúc đã lao tới đẩy bố ngã rồi vớ ngay con dao
đâm chết bố. Như vậy, khó có thước đo, khuôn mẫu cụ thể để xác định một
người bị kích động hay kích động mạnh. Để xác định chính xác trạng thái
này, chúng ta phải căn cứ vào từng vụ án cụ thể, xem xét toàn diện các tình

tiết của vụ án như nhân thân người phạm tội, khí chất của người phạm tội,
điều kiện sống, quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội,…
Sự kích động đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nghĩa là giữa
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân và trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh của người phạm tội gần như không có khoảng cách về mặt
thời gian, khoảng thời gian tồn tại trạng thái kích động này chỉ xảy ra trong
chốc lát, tức thì. Nếu giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
và trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội có khoảng cách
về thời gian thì đó không được coi là dấu hiệu về mặt khách quan của tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Ví dụ: “Ngô Văn Tình và
Phạm Thị Lê là vợ chồng. Lê có quan hệ tình cảm ngoài luồng với Nguyễn
Văn Thành. Ngày 13/2/2008, Tình có việc về nhà đột xuất, thấy cửa khóa trái,
Tình đã trèo cửa sau vào nhà, Tình đã vô cùng tức giận khi phát hiện có tiếng
vợ và tiếng người đàn ông lạ trong nhà. Khi nhìn thấy vợ và Thành đã cởi đồ
đi vào phòng vệ sinh thì Tình lao ra, tay cầm dao nhọn đâm nhiều nhát vào
người Thành làm nạn nhân chết tại chỗ” (xem bản án HSST số 31 ngày

14


4/7/2008 của TAND tỉnh Quảng Bình). Trong vụ án này, Ngô Văn Tình
phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chứng kiến cảnh
Thành và vợ ngoại tình (có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng với mình),
Tình đã không kiềm chế, tự chủ được và có hành vi tước đoạt tính mạng của
tình địch. Trường hợp này, chúng ta thấy giữa hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân và hành vi tước đoạt tính mạng người khác của người
phạm tội hầu như không có khoảng cách về mặt thời gian. Do vậy, Toà án
xét xử tên Tình về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là hoàn toàn đúng đắn.

Giả sử sau khi chứng kiến cảnh Thành và vợ mình ngoại tình, Tình có ý
định giết Thành nhưng không muốn thực hiện vụ án mạng tại nhà mình vì sợ
bị phát hiện. Hai hôm sau, Tình đã chết giết nạn nhân trên quãng đường vắng
khi nạn nhân đang trên đường về nhà để trả thù. Trường hợp này, giữa hành vi
giết người và hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã có khoảng cách về thời
gian, người phạm tội đã bình tĩnh trở lại, nên người phạm tội không phạm tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Nạn nhân của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm tới
lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người
phạm tội. Thông thường, những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm
phạm tới sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự như hành vi sỉ nhục nghiêm trọng
người khác, hành vi dùng bạo lực thô bạo đối với người khác, những mâu
thuẫn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, hành vi xâm phạm tới tài sản của
người khác như đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật hay những hành vi khác
trái với đạo đức xã hội [17, tr.57-58].

15


Nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người
phạm tội là do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với
người thân thích của người đó nói chung chưa đến mức là tội phạm. Nếu hành
vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp
pháp của người khác hoặc người thân thích của người khác hoặc xâm hại lợi
ích của xã hội thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem xét là
trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 15) hoặc tội giết người do vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 96), tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 thì:
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người
phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm
tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do
hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản
ứng dẫn đến hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do
hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức
tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỉ kéo dài,
đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp
diễn làm cho người bị kích động không tự kìm chế được, nếu tách
riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng
nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh
hoặc rất mạnh [27].
Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức
nghiêm trọng hay chưa phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy
ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần
thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần, có tính chất “đè

16


nén, áp bức tương đối nặng nề” thì lại thành nghiêm trọng. Tức là, hành vi trái
pháp luật của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình
trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội. Ví dụ vụ án xảy ra tại
tỉnh Bắc Giang: “Cao Văn Oanh (SN 1964) và Nguyễn Văn Thái (SN 1973)
cùng ngồi ăn giỗ thì xảy ra mâu thuẫn cãi nhau. Bất ngờ, Thái dùng một
chiếc gậy tre khô dài 67cm vụt liên tiếp nhiều nhát vào đầu, mặt và người
Oanh. Bị đánh đau, Oanh bỏ chạy ra đường bê tông liên thôn. Thái đi xe máy
đuổi theo, Oanh van xin tha nhưng Thái không nghe, vừa chửi, vừa đe dọa

đánh tiếp. Tức giận, Oanh cầm một đoạn gậy gỗ dài 51cm có đường kính 6cm
vụt về phía Thái. Trong lúc hai bên giằng co, Oanh giật được gậy và vụt
nhiều nhát vào đầu, mặt Thái làm Thái bị thương ngã ra đường. Hậu quả anh
Thái bị thương nặng được đưa đi cấp cứu đến ngày hôm sau thì tử vong”
(Xem vụ án HSST số 156 ngày 5/10/2012, TAND tỉnh Bắc Giang)”.
Có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là
chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời
gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn
nén, uất ức về mặt tâm lý. Đến thời điểm nào đó khi có hành vi trái pháp luật
cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và
người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trong trường
hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân [28, tr.380]. Ví dụ, trường hợp của bà Hoàng Thị
Chai (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), chung sống với chồng hơn 20 năm, bà
Chai bị chồng thường xuyên đánh đập tàn nhẫn. Do bị ông Lò Văn Ngàn
(chồng) đánh đập thường xuyên, không chịu nổi, bà phải về nhà con gái ở
nhờ, sau đó bà vẫn thường xuyên bị chồng đến tận nhà con gái đánh đập, doạ
giết. Một lần, ông Ngàn lại đến tận nhà con gái túm tóc bà, đánh đập, chửi

17


×