Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Vi phẫu thuật thanh quản người lớn quan nội soi ống cứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.08 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VIỆT HỒNG

VI PHẪU THUẬT THANH QUẢN
NGƯỜI LỚN QUA NỘI SOI ỐNGCỨNG

Chuyên ngành: Mũi Họng
Mã số : 62.72.53.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2010


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khôi
2. PGS.TS. Võ Hiếu Bình

Phản biện 1: PGS.TS. Nhan Trừng Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thò Ngọc Dung
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thò Hoài An

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Họp tại : Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Vào hồi : 14 giờ 20 phút, ngày 18 tháng 06 năm 2010



Có thể tìm luận án tại :
Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội.
Thư viện Khoa Học Tổng hợp Tp HCM.
Thư viện Đại học Y Dược Tp HCM


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Trần Việt Hồng (2009) “Vi phẫu tiêm mỡ, cân tự thân vào dây thanh
điều trò bệnh hở thanh môn qua nội soi ống cứng” - Tạp chí Y học,
Đại
học
Y
Dược
TP.HCM
tập
13(1),
tr 185 -189.
2. Trần Việt Hồng (2009) “Đánh giá hiệu quả nội soi vi phẫu thanh
quản hạt dây thanh bằng phân tích âm giọng nói người Nam bộ” Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM tập 13(3), tr 177 - 182.


1

GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề :
Thanh quản là cơ quan vừa có chức năng hô
hấp, vừa có chức năng phát âm, trong đó dây

thanh có cấu trúc giải phẫu, mô học và chức
năng sinh lý rất tinh tế. Dây thanh có kích
thước rất nhỏ và mỏng manh được cấu tạo chủ
yếu là cơ, dây chằng và niêm mạc, nó thường
xuyên di động khép, mở. Dây thanh đóng mở
và rung theo chu kỳ phát âm. Bệnh lý u lành
tính ở dây thanh và bệnh lý hở thanh môn gây
rối loạn giọng nói ngày càng nhiều do giao
tiếp trong xã hội của bệnh nhân ngày càng
tăng.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
- Việc điều trò các bệnh lý ở dây thanh đòi hỏi
phải rất chính xác và nhẹ nhàng, vừa giải
quyết được bệnh lý vừa phải bảo vệ tối đa tổ
chức lành xung quanh, để bảo tồn và cải thiện
giọng nói được tốt nhất. Vi phẫu thanh quản
điều trò bệnh lý dây thanh từ trước tới nay được
quan sát dưới kính hiển vi. Ngày nay với sự ra


2

đời của máy nội soi đã được áp dụng vào trong
phẫu thuật, trong đó có nghành Tai Mũi Họng.
Việc ứng dụng vi phẫu thuật thanh quản qua
nội soi ống cứng đã được áp dụng trên thế giới
từ những năm 1995. Ở Việt Nam tôi đã áp
dụng kỹ thuật này điều trò u lành tính dây
thanh từ năm 2000 và điều trò hở thanh môn từ
2005. Sau này có một số cơ sở cũng áp dụng

kỹ thuật này, nhưng cả tôi và các tác giả ở một
số cơ sở áp dụng chưa đi sâu đánh giá một
cách hệ thống bằng kết hợp cả hai tiêu chuẩn
khách quan và chủ quan trong điều trò bệnh lý
u lành tính ở dây thanh. Và đặc biệt là chưa có
báo cáo về tiêm mỡ tự thân vào dây thanh điều
trò bệnh hở thanh môn.
- Xuất phát từ tình hình trên tôi tiến hành thực
hiện đề tài nghiên cứu “vi phẫu thuật thanh
quản người lớn qua nội soi ống cứng” để điều
trò một số bệnh lý u lành tính dây thanh như
hạt dây thanh, pôlýp dây thanh, u nang dây
thanh, và bệnh hở thanh môn do liệt dây thanh
một bên, teo dây thanh và khuyết lõm niêm
mạc dây thanh.


3

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kết quả vi phẫu thanh quản u lành
tính dây thanh qua nội soi ống cứng 5.0 bằng
tự cảm nhận, chỉ số khuyết tật giọng nói, soi
hoạt nghiệm và phân tích âm.
2. Đánh giá kết quả vi phẫu thanh quản qua
nội soi ống cứng 5.0 tiêm mỡ tự thân vào dây
thanh điều trò hở dây thanh.
3. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra hoàn chỉnh kỹ thuật vi phẫu thuật
thanh quản qua ống nội soi thanh quản 5.0

điều trò một số bệnh lý u lành tính dây thanh
như hạt dây thanh, pôlýp dây thanh, u nang
dây thanh. Đồng thời đánh giá kết quả điều trò
của phương pháp này bằng kết hợp cả tiêu
chuẩn chủ quan như tự cảm nhận, thang điểm
chỉ số khuyết tật giọng nói của bệnh nhân,tiêu


4

chuẩn khách quan như soi hoạt nghiệm thanh
quản và phân tích âm.
- Xây dựng được quy trình về cách lấy, xử lý mỡ
tự thân để tiêm vào dây thanh qua ống nội soi
thanh quản 5.0 điều trò bệnh lý hở thanh môn
do liệt dây thanh một bên, teo dây thanh,
khuyết lõm niên mạc dây thanh làm phục hồi
giọng nói cho kết quả tốt.
- Đã nghiên cứu tự chế và cải tiến một số dụng
cụ soi treo thanh quản và dụng cụ xử lý mỡ tự
thân để phục vụ cho nghiên cứu và điều trò .
4. Bố cục của luận án gồm có:
- Luận án dầy 120 trang, phần mở đầu (3 trang),
có 4 chương bao gồm : tổng quan tài liệu (33
trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu(
20 trang), kết quả nghiên cứu (27 trang), bàn
luận (29 trang), kết luận và kiến nghò (3 trang),
có 25 bảng, 49 hình, 15 biểu đồ, có 124 tài liệu
tham khảo (Tiếng Việt 32, tiếng Anh 74, tiếng
Pháp 18).



5

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu dây thanh và sinh lýù thanh
quản.
Dây thanh quản còn gọi là dây thanh thật, dây
thanh đai (nó là 2 cái nẹp 2 bên) gồm có niêm
mạc, sợi đàn hồi và cơ đi từ trước ở phía sau
góc sụn giáp ra sau đến sụn phễu 2 bên, có
kích thước nhỏ tùy theo lứa tuổi và giới. Có hai
dây thanh phải và trái nằm ở 2 thành bên của
thanh quản. Khe giữa 2 dây thanh gọi là thanh
môn. Cấu tạo dây thanh: Gồm niêm mạc, sợi
đàn hồi, cơ. Niêm mạc dây thanh là biểu mô
lát tầng nằm tựa lên lớp mô đệm rất lỏng lẻo
và không dính chặt vào tổ chức phía dưới, lớp
đệm dưới niêm mạc có khoảng Reinke lỏng
lẻo nên niêm mạc rất dễ dàng trượt lướt lên
lớp cơ và dây chằng phía dưới. Niêm mạc có
khả năng rung động theo kiểu sóng niêm mạc
khi phát âm, dây chằng thanh âm hay các sợi
đàn hồi nơi bám của các thớ cơ giáp phễu. Cơ
dây thanh gồm các nhóm cơ căng dây thanh,


6

mở thanh môn và khép thanh môn. Chức năng

sinh lý của thanh quản: bao gồm chức năng hô
hấp, phát âm, bảo vệ đường thở và tham gia cơ
chế nuốt, 2 dây thanh tham gia các chức năng
chính của thanh quản là chức năng hô hấp và
chức năng phát âm
1.2. Tổn thương thanh quản.
- Nguyên nhân gây ra rối loạn giọng nói hay
gặp nhiều ở cơ quan phát âm, đặc biệt ở 2 dây
thanh. Các bệnh rối loạn giọng nói ở thanh
quản được chia làm 2 loại: Tổn thương thực thể
giọng nói(do có tổn thương thực thể ở thanh
quản) và rối loạn giọng nói chức năng(không
có tổn thương thực thể trên dây thanh). Tổn
thương thực thể ở thanh quản gồm các nhóm
bệnh lý viêm, u lành tính, u ác tính, do thần
kinh và hở thanh môn…Việc chẩn đoán và
thăm khám bệnh lý dây thanh có nhiều phương
pháp từ đơn giản thông thường đến dùng các
phương tiện hiện đại như nội soi thanh quản
qua ống mềm, ống cứng đến nội soi hoạt
nghiệm thanh quản và phân tích âm ….


7

1.3. Phương pháp điều trò bệnh lý ở thanh
quản.
Các phương pháp điều trò đơn giản là giúp
thanh quản nghỉ ngơi, huấn luyện giọng và
điều trò nội khoa. Việc điều trò nội khoa và

huấn luyện giọng không hiệu quả sẽ điều trò vi
phẫu thanh quản.
1.3.1. Soi treo vi phẫu thanh quản
Từ xa xưa các bác só Tai Mũi Họng đã chế tạo
ra dụng cụ soi treo thanh quản để soi trực tiếp
và phẫu thuật lấy bệnh lý ở dây thanh. Năm
1958 Salco đã dùng kính hiển vi phẫu thuật
của Zeiss để khám và vi phẫu thuật bệnh lý ở
dây thanh và từ đó tới nay đã có nhiều tác giả
trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã ứng
dụng kỹ thuật soi treo thanh quản quan sát
dưới kính hiển vi. Mario Andria, Osca Dras
(1995) lần đầu tiên đã kết hợp cùng hãng KarlStorz dùng ống nội soi cứng 5.0 (0o) để vi phẫu
thuật thanh quản gọi là kỹ thuật REMS (Rigide
Endoscopy associated with Microlaryngeal


8

Surgery) và đã đựơc nhiều tác giả trên thế giới
áp dụng kỹ thuật này.
1.4.2 Soi treo vi phẫu thanh quản ở Việt Nam
Nguyễn Văn Đức(1960) báo cáo nội soi 26 ca
Papilloma thanh quản. Phạm Kim (1996) báo
cáo với 89 trường hợp hạt thanh đới gặp ở khoa
TMH bệnh viện Bạch Mai. Nguyễn Phương
Mai (1999) báo cáo nhận xét lâm sàng và kết
quả điều trò tổn thương lành tính ở dây thanh
tại trung tâm TMH - TP.HCM. Trần Việt
Hồng, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường

( 2000) báo cáo đánh giá kết quả điều trò 180
ca bệnh lý dây thanh tại khoa TMH BV Nhân
Dân Gia Đònh – TP.HCM. Nguyễn Khắc Hoà,
Trần Công Hoà (2004) các tổn thương lành
tính dây thanh: nhận xét 315 trường hợp được
phẫu thuật tại khoa thanh học BV TMH Trung
ương Hà Nội.
Vi phẫu thuật thanh quản qua nội soi ống
cứng( kỹ thuật REMS) ở Việt Nam:
Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường (2001)
báo cáo ứng dụng kỹ thuật nội soi ống cứng vi
phẫu thanh quản tại Bệnh viện Nhân Dân Gia


9

Đònh –Tp.HCM. Đến 2003 Nguyễn Đức Tùng
báo cáo vi phẫu thanh quản kết hợp ống nội soi
quang học cứng (mổ xoang 4.0)

tại bệnh viện đại học Y Dược cơ sở II Thành
Phố
Hồ
Chí
Minh.
Từ đó tới nay có một vài cơ sở Tai Mũi Họng
như Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược, Bệnh viện
Tai Mũi Họng TP.HCM... cũng áp dụng kỹ
thuật này.
1.4.3 Kỹ thuật tiêm mỡ tự thân vào dây thanh

điều trò hở thanh môn.
Năm 1987 Brandenburg đã báo cáo đầu tiên
1 trường hợp tiêm mỡ tự thân vào dây thanh
cho bệnh nhân bò hở thanh môn và đến năm
1991 Mikaelin báo cáo tiêm mỡ cho bệnh nhân
bò liệt dây thanh 1 bên. Đến năm 2000 trở đi
nhiều tác giả đã áp dụng tiêm mỡ tự thân điều
trò các bệnh gây hở thanh môn do liệt dây
thanh, sẹo, khuyết và teo dây thanh. Ở Việt
Nam có một vài tác giả đã làm tiêm mỡ tự thân
vào dây thanh cho một vài bệnh nhân nhưng


10

chưa có 1 báo cáo nào đánh giá phương pháp
này.
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến
cứu mô tả có can thiệp, có nhóm chứng trong
đánh giá phân tích âm.
Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh lý: Bệnh nhân ≥ 16 tuổi có rối loạn
giọng nói, chọn 2 nhóm bệnh lý là u lành tính
dây thanh và hở thanh môn.
- Nhóm chứng: Có cùng lứa tuổi trung bình gần
giống như lứa tuổi của nhóm bệnh, giọng nói
bình thường.
2.2 Dụng cụ nghiên cứu

2.2.1.Dụng cụ chẩn đoán: Phòng nội soi Tai
Mũi Họng: Máy nội soi chẩn đoán ống mềm
Olympus. Máy nội soi ống cứng và máy soi
hoạt nghiệm thanh quản (Karl- Storz), có ghi
băng hình, bằng video, máy in Printer
Panasonic, máy vi tính lưu hình ảnh. Phòng ghi
âm kín có âm nền < 50dB, máy vi tính có


11

chương trình ghi âm Sound Fort 8.0, phần mềm
phân tích âm Praat, micro ghi âm.

2.2.2. Dụng cụ soi treo vi phẫu thanh quản.
- Bộ soi treo thanh quản tự chế theo kiểu dáng
của bộ soi treo Chevalier Jackson có cải tiến
như: Ở đầu trong, phần vát của ống soi hếch
lên trên 15º (giúp vén nắp thanh thiệt quan sát
dễ dàng mép trước thanh môn. Ở đầu ngoài
rộng làm trường mổ lớn giúp cho phẫu thuật
viên đưa dụng cụ thao tác thoải mái hơn .
- Bên cạnh có ống để lắp nguồn sáng và ống nội
soi (Optique) thanh quản 5.0, 24 cm, làm cho
khoảng cách camera ở xa đầu ống soi treo giúp
phẫu thuật viên thao tác 2 tay không bò vướng.

Hình 2.2.Bộâ soi treo thanh quản
tự chế, cải tiến


Hình 2.3. Nội soi vi phẫu qua
bộ soi treo tự chế


12

Bộ dụng cụ banh miệng cắt Amiđan, tự chế và
có cải tiến như:
Lưỡi vén nắp thanh thiệt có nhiều cỡ, chiều dài
11cm và độ gập góc 80° có gia cố độ dầy chỗ
gập góc để tăng độ cứng, lưỡi hếch lên 15°, để
soi bệnh nhân khó, răng hô, hạn chế mở miệng
do khít hàm, sẹo bỏng, soi treo thông thường
không được.
- Bộ nội soi ống cứng phẫu thuật Karl - Storz:
nguồn sáng xeron, camera, monitor dây dẫn
ánh sáng và ống nội soi thanh quản 5.0
(0°,30°,70°,120°) 24cm.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thanh quản gồm:
Các loại kìm, kéo thẳng, cong phải, cong trái,
cong lên 45°,thìa nạo vi phẫu, thìa bóc tách vi
phẫu, bộ dụng cụ lấy và xử lý mỡ, súng bơm
và kim tiêm mỡ...


13

2.2.3 Tiến hành nghiên cứu
2.2.3.1 Thiết lập mẫu bệnh án nghiên cứu
- Bệnh án có nội dung đầy đủ, các thông tin

cần cho nghiên cứu.
- Lập phiếu cho bệnh nhân tự khai, để đánh
giá chỉ số khuyết tật giọng nói trước, sau mổ.
- Ghi âm giọng nói bệnh nhân trước, sau mổ để
đánh giá mức độ khàn tiếng và phân tích âm.
2.2.2.4 Tiến hành soi treo vi phẫu thuật thanh
quản
- Bệnh nhân được soi treo thanh quản bằng ống
soi tự chế cải tiến ở tư thế Rose dưới gây mê
qua ống nội khí quản số nhỏ 5.5. Lắp ống nội
soi thanh quản cứng 5.0, dài 24 cm vào ống đỡ
gắn ở thành bên của ống soi treo và hệ thống
máy nội soi, phẫu thuật viên nhìn trên màn
hình Tivi tiến hành phẫu thuật.
- Kỹ thuật vi phẫu qua nội soi ống cứng u lành
tính ở dây thanh.
Hạt dây thanh: Cắt lấy hạt xơ và một phần
niêm mạc dây thanh phía trên sau đó vốt nhẹ 2
mép niêm mạc cho dính sát nhau. Pôlýp dây


14

thanh: Tùy kích thước và vò trí, dùng kìm kéo
vi phẫu cắt bỏ pôlýp và chân bám vuốt lại
niêm mạc dây thanh cho kín vết cắt. U nang:
Xẻ niêm mạc trên u bằng kéo nhọn, kéo bóc
tách lấy u nang và vuốt nhẹ niêm mạc khép
kín vết mổ.
Sau khi lấy bệnh lý dùng các loại ống soi 5.0

(30o,70o,120o) kiểm tra tổn thương và vết cắt
niêm mạc dây thanh
- Kỹ thuật vi phẫu qua ống nội soi 5.0 với
bệnh hở thanh môn.
Quy trình kỹ thuật tiêm mỡ vào dây thanh gồm
6 bước:
- Bước 1: Kỹ thuật lấy và xử lý mỡ tự thân.
- Rạch da vùng bụng cạnh rốn 1-2 cm lấy một
khối mỡ và tổ chức liên kết dưới da bụng,
đường kính khoảng 2 cm sau đó nghiền và cắt
nhỏ cho vào máy quay ly tâm trong vòng 3
phút
với
3.000 vòng/ phút. Mỡ sau khi qua ly tâm sẽ
tạo ra 2 lớp, phần trên là tế bào mỡ, sợi mô
liên kết, phần dưới là nước mỡ và máu... Dùng


15

kim to hút bỏ phần nước mỡ và máu, giữ lại
phần tế bào mỡ và sợi mô liên kết.

Bước 2: Cho tế bào mỡ vào bơm tiêm và súng
bơm mỡ.
Lấy tế bào mỡ, sợi mô liên kết đã qua xử lý
cho vào bơm tiêm mỡ 5cc (có đủ độ cứng, đầu
ống tiêm có khóa) lắp bơm tiêm vào kim tiêm
mỡ (đuôi kim tiêm có khóa), lắp bơm tiêm có
mỡ vào lòng súng bơm mỡ.

- Bước 3: Kỹ thuật soi treo và nội soi.
Bệnh nhân được soi treo và sau đó đưa ống nội
soi nhìn rõ dây thanh trên màn hình Tivi, đưa
kim vào vò trí dây thanh cần tiêm.
- Bước 4: Kỹ thuật xử lý bệnh lý và tiêm mỡ vào
dây thanh.
Tùy bệnh lý gây hở thanh môn mà xử lý và
tiêm mỡ vào dây thanh có khác nhau.
Liệt dây thanh: Vò trí đâm kim vào 2 nơi 1/3
giữa và 1/3 sau dây thanh bên liệt, đâm kim vào
khối cơ giáp phễu, bóp cò súng bơm mỡ theo


16

từng nấc cho mỡ, được vào trong dây thanh cho
phồng to qua đường giữa thanh môn.

Hình 2.13. Vò trí và độ sâu tiêm
mỡ vào dây thanh[84]

Hình 2.15. Tiêm mỡ vào DT bên liệt

Hình 2.14. Vò trí tiêm mỡ ,
làm phồng dây thanh [84]

Hình 2.17. Bơm mỡ vào DT bên (S.VER)

Lượng mỡ tiêm trung bình vào khoảng 0.5-0.6
ml

Sulcus Vergerturs (Khuyết lõm niêm mạc dây
thanh):Dùng kìm, kéo vi phẫu bóc tách nơi dính
giữa niêm mặc và dây chằng, cơ phía dưới sau
đó đâm kim ở 1/3 giữa dây thanh tiêm mỡ cho
phồng dây thanh qua đường giữa.


17

Teo dây thanh gây hở thanh môn:
Đâm kim vào vò trí 1/3 giữa dây thanh, tiêm mỡ

Hình 2.18 Vò trí tiêm
mỡ vào DT bò teo

Hình 2.19 Tiêm mỡ
phồng DT bò teo

Hình 2.20 Xoa mỡ lan
dọc DT sau khi tiêm

cho dây thanh phồng to gần đường giữa, lượng
mỡ khoảng 0.6 ml mỗi bên.
- Bước 5: Xoa mỡ lan dọc dây thanh:
Dùng bông có tẩm Adrenalin 10/00 vừa chấm
cầm máu vừa xoa dây thanh cho mỡ lan dọc
dây thanh làm cho phẳng và đồng đều.
- Bước 6: Kiểm tra dây thanh, thanh môn bằng
ống soi 5.0 (00,300,700,1200 ) về độ dày, độ
phồng qua đường giữa, mặt trên, dưới dây

thanh.
2.2.3.4. Ghi âm giọng nói, phân tích ngữ âm,
- Ghi âm nhóm bệnh: Bệnh nhân được ghi âm
trong phòng kín, âm nền < 50dB. Ghi âm qua
máy
vi
tính
bằng
phần
mềm
Sound Fort 8.0, có chỉ dẫn thống nhất đếm từ 1-


18

10, nói nguyên âm A, I, Ê, U, hát một đoạn bài
hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Bệnh nhân được ghi âm trước phẫu thuật 01
ngày và sau phẫu thuật 1, 3, 6 tháng, 1 năm tùy
từng nhóm bệnh.
- Ghi âm nhóm chứng: Ghi âm giọng nói người
bình thường, cách thức ghi âm, điều kiện ghi
âm, các mẫu câu chữ đều giống như nhóm bệnh
và lấy các chỉ số cũng giống như nhóm bệnh.
*Phương pháp phân tích âm: Phân tích âm
bằng máy vi tính với phần mềm chương trình
Praat, cho các chỉ số Jitter: Độ rối loạn tần số
âm, ngưỡng bệnh lý là 0,68%. Shimmer: Độ rối
loạn về biên độ âm, ngưỡng bệnh lý là 3,8.
HNR (Harmonics to noise Ratio): Tỷ lệ tiếng

thanh trên tiếng ồn, chỉ số bình thường là 20 dB.
Các chỉ số này đều phải có nhóm chứng để so
sánh.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
150 bệnh nhân được soi treo vi phẫu qua ống
nội soi 5.0, trong đó có 110 bệnh nhân u lành


19

tính dây thanh, 40 bệnh nhân hở thanh môn.
145 bệnh nhân được soi treo bằng bộ soi treo
thanh quản tự chế có cải tiến của tôi. Có 5
bệnh nhân không soi được bằng các loại ống
soi treo thông thường do sẹo bỏng ở miệng,
răng hô, khít hàm. Tôi soi bằng dụng cụ mở
miệng cắt Amidan cải tiến để bộc lộ thanh
quản. Tất cả 150 bệnh nhân được soi không có
tai biến trong và sau mổ.
3.1. Kết quả kỹ thuật vi phẫu u lành tính dây
thanh
110 bệnh nhân bò u lành
tính dây thanh trong đó tuổi trung bình 37,5, nữ
chiếm 84,5%, nghề sử dụng giọng nói nhiều và
gắng sức chiếm 83,6%, trong đó 70 bệnh nhân
bò hạt dây thanh, 22 bệnh nhân bò pôlýp dây
thanh, 18 bệnh nhân bò u nang dây thanh. Tất
cả số bệnh nhân trên đều được lấy hết tổn
thương không bò phạm vào tổ chức lành xung
quanh.

3.1.1. Kết quả điều trò trước, sau phẫu thuật.


20

3.2.1.1. Đánh giá mức độ bệnh bằng tiêu
chuẩn chủ quản.
* Đánh giá bằng tự cảm nhận mức độ khàn
tiếng
Bảng 3.1 : Phân bố mức độ khàn tiếng trước
phẫu thuật
Loại
bệnh
Hạt xơ
dây
thanh
Pôlýp
dây
thanh
U
nang
dây
thanh
Tổng
số

Số BN
khàn
tiếng
nhẹ


Số BN
khàn
tiếng
vừa

Số BN
khàn
tiếng
nặng

Tổ
ng
số

30(42.9
%)

16(22.9
%)

24(34.2
%)

70

4(18.2% 7(31.8%
11(50%)
)
)


22

6(33.3% 5(27.8% 7(38.9%
)
)
)

18

40(36.4
%)

11
0

28(25.4
%)

42(38.2
%)


21

Bảng 3.2 : Mức độ khàn tiếng sau phẫu thuật.
Mức độ khàn
Số bệnh
Tỉ lệ %
tiếng

nhân
Hết
khàn
94
84.6%
tiếng
Giảm
khàn
10
9%
tiếng
Còn
khàn
6
6.4%
tiếng
Tổng cộng
110
100%
*Kết quả đánh giá theo chỉ số khuyết tật
giọng nói.
Bảng 3.3: Mức độ bệnh theo thang điểm chỉ số
VHI trước, sau PT.
Mức độ Số BN Tỉ lệ Số BN
Tỉ
VHI
trước PT
%
sau PT lệ %
Bình

16,4
0
0%
18
%
thường
72,7
37,3
Nhẹ
41
80
%
%
Vừa
56
51%
9
8,2


22

%
11,7
2.7
Nặng
13
3
%
%

100
100
Tổng số
110
110
%
%
3.1.2.1. Đánh giá mức độ bệnh theo tiêu chuẩn
khách quan.
* Đánh giá kết quả qua soi hoạt nghiệm
thanh quản.

Hình 3.1.
Hạt dây thanh trước PT

Hình 3.2
Hạt dây thanh sau PT

Bảng 3.4 : Kết quả quan sát dây thanh sau khi
được phẫu thuật.
Số
Tỉ
Số BN Số BN
Tổn
BN
Mức độ
lệ
Pôlýp u nang
g số
hạt

DT
DT
%
DT


×