Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.12 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐINH THỊ YẾN

§¹O §øC TRONG THùC THI C¤NG Vô CñA C¤NG CHøC
NGµNH THANH TRA X¢Y DùNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ ĐỨC ĐÁN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Đinh Thị Yến



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮ NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG
THỰC THI CÔNG VỤ CỦ A CÔNG CHỨC NGÀ NH THANH
TRA XÂY DỰNG................................................................................. 8
1.1.

Quan niệm về đa ̣o đức .......................................................................... 8

1.2.

Quan niệm về đạo đức trong thực thi công vụ ................................. 16

1.2.1. Khái quát chung về hoạt động thực thi công vụ .................................. 16
1.2.2. Quan niệm về đạo đức trong thực thi công vụ .................................... 19
1.2.3. Vai trò của đạo đức trong thực thi công vụ ......................................... 22
1.3.

Đa ̣o đức trong thưc̣ thi công vu ̣ của công chức ngành thanh tra
xây dựng.............................................................................................. 25

1.3.1. Khái quát chung về công chức ngành thanh tra xây dựng .................. 25
1.3.2. Chuẩn mực đa ̣o đƣ́c trong thƣ̣c thi công vu ̣ của công chƣ́c ngành
thanh tra xây dƣ̣ng ............................................................................... 35

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 46
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG
VỤ CỦA CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA XÂY DỰNG .... 47
2.1.

Khái quát chung về lịch sử hình thành và phát triển các quy
định pháp luật về đạo đức trong thực thi công vụ của công
chức ngành thanh tra xây dựng ....................................................... 47

2.2.

Biểu hiện đạo đức trong thực thi công vụ của công chức
ngành thanh tra xây dựng trong thời gian qua .............................. 57


2.2.1. Những thành tựu đạt đƣợc về nâng cao đạo đức trong thực thi
công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng .............................. 57
2.2.2. Một số hạn chế về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức
ngành thanh tra xây dựng .................................................................... 78
2.2.3. Nguyên nhân hạn chế về đạo đức trong thực thi công vụ của công
chức ngành thanh tra xây dựng ............................................................ 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 88
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẠO ĐỨC
TRONG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC NGÀNH
THANH TRA XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................... 89
3.1.

Yêu cầu về tăng cường đạo đức trong thực thi công vụ của
công chức ngành thanh tra xây dựng .............................................. 89


3.1.1. Yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng .............................................. 89
3.1.2. Yêu cầu phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ........ 90
3.1.3. Yêu cầu phù hợp với việc xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN ....... 91
3.1.4. Yêu cầu phù hợp với truyền thống vẻ vang và tốt đẹp của ngành
thanh tra ............................................................................................... 93
3.1.5. Yêu cầu phù hợp với Chƣơng trình cải cách tổng thể nền hành
chính; Chƣơng trình cải cách chế độ công vụ, công chức ................... 94
3.1.6 Yêu cầu gắn với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
thanh tra xây dựng ............................................................................... 95
3.2.

Giải pháp tăng cường đạo đức trong thực thi công vụ của
công chức ngành thanh tra xây dựng .............................................. 97

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến đạo đức trong
thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng ................. 97
3.2.2. Nâng cao hiệu quả Chƣơng trình phòng chống tham nhũng ............. 100
3.2.3. Nâng cao hiệu quả Chƣơng trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí .. 101
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động thi đua khen thƣởng ........................... 102


3.2.5. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức ngành thanh tra xây dựng ........ 103
3.2.6. Cải cách về chế độ tiền lƣơng và đãi ngộ đối với công chức ngành
thanh tra xây dựng ............................................................................. 111
3.2.7. Tăng cƣờng hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực
hiện đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh
tra xây dựng ....................................................................................... 113
3.2.8. Xây dựng và ban hành bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp công
chức ngành thanh tra xây dựng .......................................................... 116
KẾT LUẬN .................................................................................................. 119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 121


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBCC:

Cán bô công chức

TTCP:

Thanh tra Chính Phủ

TTXD:

Thanh tra xây dựng

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức là một phạm trù thuộc hình thái ý thức xã hội có tầm quan
trọng đặc biệt đối với sự phát triển của các quốc gia nói chung và đối với các
ngành nghề trong xã hội nói riêng. Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có những
chuẩn mực đạo đức, những khuôn mẫu, những tiêu chuẩn hành vi hình thành
nên chân giá trị của những nghề nghiệp đó. Các đặc điểm này chi phối, định
hƣớng, dẫn dắt hành vi và thái độ đối với các cá nhân trong nghề nghiệp đó

tạo thành nét riêng biệt để phân biệt với các nghề khác trong xã hội.
Thanh tra luôn đƣợc coi là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của
nhà nƣớc ta. Hoạt động thanh tra nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử
lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích của nhà
nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Thanh tra xây dựng đƣợc hiểu là một loại thanh tra nhà nƣớc đƣợc
thành lập theo ngành, lĩnh vực. Thanh tra xây dựng đƣợc tổ chức theo hệ
thống từ Trung ƣơng là Thanh tra Bộ xây dựng đến các địa phƣơng là Thanh
tra Sở xây dựng nhằm thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực xây dựng bao gồm:
Xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc quy hoạch đô thị,
quy hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn, hạ tầng kỹ thuật theo quy định
của pháp luật.Đặc biệt, khi Nghị Định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 quy
định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng thay thế Nghị
định 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 và chấm dứt thực hiện Quyết định
89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 của Thủ tƣớng chính phủ về thí điểm thành

1


lập Thanh tra xây dựng quận, huyện và thanh tra xây dựng xã, phƣờng thị trấn
tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì lực lƣợng công chức
ngành Thanh tra xây dựng trong cả nƣớc đã đƣợc thống nhất về mô hình quản
lý. Theo đó công chức Thanh tra xây dựng đã từng thực hiện theo Quyết định
89/2007/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đã sát nhập về Thanh tra Sở Xây dựng, thực trạng này đã đặt ra vấn đề
đạo đức trong thực thi công vụ của lực lƣợng công chức Thanh tra xây dựng

lại trở nên cần quan tâm hơn bao giờ hết.
Hoạt động thực thi công vụ nói chung và hoạt động thực thi công vụ
của công chức thanh tra xây dựng nói riêng đƣợc coi là một “nghề “đặc thù
trong xã hội với tầm quan trọng của nó có ảnh hƣởng sâu sắc đối với sự phát
triển của xã hội và nền hành chính. Hiện nay, ngoài những thành tựu đã đạt
đƣợc về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra góp
phần vào công cuộc cải cách tổng thể nền hành chính, cải cách chế độ công
chức, công vụ, tiếp tục học tập theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, thì
một bộ phận không nhỏ công chức thanh tra xây dựng đã có biểu hiện đi
xuống về đạo đức nhƣ tham nhũng, không chấp hành đúng các quy định
của pháp luật trong thực thi công vụ. Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và
các quận, huyện, thị xã đã xem xét xử lý kỷ luật khiển trách 44 trƣờng hợp,
cảnh cáo 30 trƣờng hợp, cách chức 4 trƣờng hợp, bãi nhiệm 2 trƣờng hợp,
buộc thôi việc 5 trƣờng hợp và xử lý kỷ luật bằng hình thức khác 57 trƣờng
hợp [40, tr.5]. Sở Xây dựng thành phố Thành phố Hồ Chí Minh đã xƣ̉ lý lỷ
luâ ̣t 74 công chƣ́c và nhân viên hơ ̣p đồ ng và ta ̣m đình chỉ công tác

1 Phó

Chánh thanh tra xây dựng để kiểm điểm [42, tr.3]. Đây đƣợc coi là tình trạng
“báo động” về đi xuống đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành
thanh tra xây dựng gây ảnh hƣởng đến hình ảnh của công chức ngành thanh tra
xây dựng nói riêng và uy tín của cơ quan công quyền đối với công dân.

2


Ngoài ra, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chƣơng trình cải
cách tổng thể hành chính giai đoạn 2011-2020; thực hiện Chƣơng trình cải
cách công vụ, công chức và toàn ngành thanh tra tích cực thực hiện Chỉ thị số

03-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 1973 – CT/TTg, ngày 07/11/2011
của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh
tra Chính phủ ngày 23/02/2012 “về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần
kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, thì vấn đề tăng cƣờng đạo đức trong thực
thi công vụ của công chức ngành thanh tra nói chung và công chức ngành
thanh tra xây dựng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đạo đức trong thực thi
công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng” làm luận văn thạc sĩ
luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về đạo đức công vụ
trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng nhìn chung
còn mới mẻ, chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình
khoa học nghiên cứu về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành
thanh tra xây dựng còn rất ít.
Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về thanh tra và thanh tra xây
dựng nhƣ: Luận văn tiến sĩ Luật học: “Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc
đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước Việt Nam” của tác giả Phạm
Tuấn Khải; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà
nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Văn Kim (năm 2004); Đề tài khoa học cấp bộ: “Thực trạng tổ chức và hoạt

3


động thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta - những vấn đề đặt ra và
giải pháp” của tác giả Phạm Văn Khanh năm 1997”; Đề tài khoa học "Xác định

mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng" của Tổng Hội xây dựng Việt Nam
(năm 2005); “Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản” của tác giả Lê
Thế Tiệm. Thanh tra Nhà nƣớc (2007): "Những nội dung cơ bản của Luật
thanh tra" - Sách hƣớng dẫn nghiệp vụ. Nguyễn Ngọc Tản "Một số vấn đề
hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra” - Tạp chí Thanh tra số 1 - 2007...
Một số đề tài, công trình nghiên cứu về đạo đức công chức, đạo đức công vụ
nhƣ: Th.s Lê Thị Hằng, “Đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức ở
Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ Triết học; TS. Cao Minh Công (2012),
“Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay”, Luận văn
Tiến sỹ Triết học; TS. Đỗ Xuân Đông (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây
dựng Luật đạo đức công vụ Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp Bộ…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân
tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra và thực
trạng của thanh tra và pháp luật về thanh tra nói chung. Nghiên cứu và phân
tích đạo đức trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức nói chung. Tuy
nhiên, các công trình đó chƣa đề cập cụ thể đến những vấn đề của hoạt động
thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng cũng nhƣ đạo đức trong thực
thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng vốn đƣợc coi là một
trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết
quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề đạo đức trong thực thi công vụ
của công chức ngành thanh tra xây dựng nhằm phân tích thực trạng và đƣa ra
các biện pháp tăng cƣờng đạo đức trong thực thi công vụ của công chức
ngành thanh tra xây dựng. Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã đƣợc
công bố nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn
thiện đề tài của luận văn.

4



Có thể khẳng định rằng luận văn “Đạo đức trong thực thi công vụ của
công chức ngành thanh tra xây dựng” đƣợc coi là công trình đầu tiên nghiên
cứu về vấn đề trên và đặt trong bối cảnh cả nƣớc đang thực hiện Chƣơng trình
cải cách tổng thể nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, ngành
thanh tra đang tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí
Minh theo Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.
3. Nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn
3.1. Nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận của đạo đức, đạo đức công
vụ, thanh tra xây dựng, công chức ngành thanh tra xây dựng và yêu cầu đạo
đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng
- Đánh giá khái quát sự hình thành và phát triển của các quy định pháp
luật có liên quan về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành
thanh tra xây dựng; những kết quả đạt đƣợc về đạo đức trong thực thi công vụ
của công chức ngành thanh tra xây dựng; làm rõ những vƣớng mắc, bất cập
và nguyên nhân của vƣớng mắc, bất cập về đạo đức trong thực thi công vụ
của công chức ngành thanh tra xây dựng hiện nay.
- Luận giải các quan điểm và đƣa ra các giải pháp tăng cƣờng đạo đức
trong thực thi công vụ đối với công chức ngành thanh tra xây dựng.
3.2. Ý nghĩa của luận văn
- Có ý nghĩa thực tiễn góp phần tăng cƣờng đạo đức trong thực thi công
vụ của công chức ngành thanh tra nói chung và công chức ngành thanh tra
xây dựng nói riêng.
- Đóng góp cho công tác tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả giải quyết
các công việc theo quy định của công chức ngành thanh tra nói chung và công
chức ngành thanh tra xây dựng nói riêng khi thực thi công vụ.
- Đóng góp một phần vào thành quả của Chƣơng trình cải cách tổng thể

5



nền hành chính giai đoạn 2011-2020; Chƣơng trình cải cách chế độ công vụ,
công chức; thi đua học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh theo
Chỉ thị số 354/CT- TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ.
- Đồng thời, luận văn cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, là tài liệu
tham khảo cho những ngƣời trực tiếp làm công tác thanh tra xây dựng, công
tác giảng dạy, học tập trong các trƣờng Đại học chuyên ngành Luật, trƣờng
Đào tạo cán bộ Thanh tra…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về mặt lý luận của đạo đức,
đạo đức công vụ, thanh tra xây dựng và công chức ngành thanh tra xây
dựng, các yêu cầu về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành
thanh tra xây dựng; nghiên cứu về thực trang đạo đức trong thực thi công vụ
của công chức ngành thanh tra xây dựng; nghiên cứu về quan điểm và đƣa ra
giải pháp tăng cƣờng đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành
thành tra xây dựng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề về đạo đức trong thực thi công
vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng theo các quy định của pháp luật
về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng tại
các văn bản nhƣ Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật phòng chống tham
nhũng năm 2012, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, Luật Thanh
tra năm 2010 cùng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Luận văn nghiên cứu về thực trạng đạo đức trong thực thi công vụ của
công chức ngành thanh tra xây dựng từ năm 2011 đến nay theo các báo cáo
của Thanh tra xây dựng, Bộ Xây dựng và Sở xây dựng.

6



5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc vận dụng phƣơng pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng của
Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật.
Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
là phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê và tổng hợp; phƣơng pháp phân tích
quy phạm cũng đƣợc tác giả vận dụng để phân tích, bình luận nội dung của
một số chế định.
6. Điểm mới của luận văn
Luận văn đề cập khá toàn diện và đầy đủ các vấn đề về lý luận cũng
nhƣ thực tiễn về đạo đức trong thực thi công vụ của công chức ngành thanh
tra xây dựng theo yêu cầu của Chƣơng trình cải cách tổng thể nền hành chính
giai đoạn 2011-2020; Chƣơng trình cải cách chế độ công vụ, công chức; thi
đua học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số
354/CT- TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Luận văn đƣa ra và phân tích cụ thể các yêu cầu về đạo đức trong thực
thi công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng dựa trên sự tổng hợp các
quy định của pháp luật về đạo đức trong khi thực thi công vụ của công chức.
7. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung về đạo đức trong thực thi công vụ của
công chức ngành thanh tra xây dựng
Chương 2: Thực trạng đạo đức trong thực thi công vụ của công chức
ngành thanh tra xây dựng
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cƣờng đạo đức trong thực thi
công vụ của công chức ngành thanh tra xây dựng

7



Chương 1
NHỮ NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG
VỤ CỦA CÔNG CHỨC NGÀNH THANH TRA XÂY DỰNG
1.1 . Quan niệm về đa ̣o đức
Đạo đức là một hiện tƣợng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực
bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con ngƣời. Đạo đức là tập hợp những
quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một tập hợp ngƣời
nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con ngƣời điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội . Tƣ̀ thời cổ đa ̣i đế n
nay xã hô ̣i loài ngƣời đã hiǹ h thành rấ t nhiề u quan niê ̣m về đa ̣o đƣ́c. Ở mỗi xã
hô ̣i khác nhau sẽ hin
̀ h thành nhƣ̃ng quan niê ̣m về đa ̣o đƣ́c khác nhau và ở hình
thái nhà nƣớc càng phát triển thì quan niệm về đạo đức càng đƣợc hoàn thiện
hơn. Cụ thể trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời từ cổ đại đến nay đã
hình thành một số quan niệm chủ yếu về đạo đức nhƣ sau:
Quan niệm đạo đức thời Cổ đại:
Quan niệm về đạo đức hình thành rất sớm ở Hy Lạp cổ đại. Nó phản ánh
cuộc đấu tranh giữa quan niệm duy vật và duy tâm, giữa tầng lớp chủ nô dân chủ
tiến bộ và tầng lớp chủ nô quý tộc và phần nào phản ánh cuộc đấu tranh giữa nô
lệ và chủ nô. Đại biểu xuất sắc cho chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ
tiến bộ là Đêmôcrít, Êpiquya, còn đại biểu cho chủ nghĩa duy tâm và chủ nô quý
tộc là Platôn. Các nhà triết học đại diện cho chủ nghĩa duy vật quan niệm đối
tƣợng nghiên cứu của đạo đức học là cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi cá
nhân. Hạnh phúc hay bất hạnh, giàu có hay nghèo nàn, thành công hay thất bại
đều do hoạt động kinh tế (thủ công và thƣơng mại) tạo ra, không do "Thƣợng
đế" chi phối. Tiêu chuẩn đánh giá đạo đức tốt hay xấu của từng cá nhân gắn
động cơ, ý thức với hành động, đó là quan niệm tiến bộ của ông.


8


Còn đại diện cho chủ nghĩa duy tâm thì cho rằng hạt nhân trung tâm
trong đạo đức của ông là lƣơng tâm trong sáng, là sự lành mạnh về tinh thần
của từng cá nhân. Quan niệm đạo đức đƣợc phát triển theo hƣớng duy tâm
khách quan. Nếu Xôcrát thừa nhận đạo đức con ngƣời và tri thức thống nhất
là một, cái thiện phổ biến (cái chung) là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn của
đức hạnh, thì Platôn lại cho rằng linh hồn đƣợc tạo ra bởi "Thƣợng đế "mới là
cơ sở, nền tảng tạo nên đời sống đạo đức. Theo Platôn, giữa linh hồn và thể
xác hoàn toàn đối lập nhau, thể xác chỉ là chỗ trú ngụ tạm thời của linh hồn.
Thể xác không bất diệt, chỉ có linh hồn mới bất diệt. Nhƣng linh hồn cũng
bao gồm ba phần: lý tính (trí tuệ), xúc cảm và cảm tính, trong ba phần ý chỉ lý
tính là bất diệt; tƣơng ứng với ba phần của linh hồn con ngƣời, xã hội sẽ có ba
hạng ngƣời, ba đẳng cấp tùy thuộc ngƣời có bộ phận linh hồn nào giữ vai trò
chủ đạo. Ông cho rằng, chỉ những nhà triết học, những ngƣời thông thái và
quý tộc mới đạt đạo đức thanh cao, đạo đức của thƣờng dân chỉ là sự kiềm
chế dục vọng thấp hèn, họ chỉ thích nghi với lao động chân tay, còn nô lệ thì
không có đạo đức, vì không phải là ngƣời, chỉ là "động vật biết nói".
Sau thời kỳ cổ đại, với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, cuộc đấu
tranh giai cấp quyết liệt của giai cấp nô lệ chống giai cấp chủ nô và các cuộc
chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các nhà nƣớc chủ nô đã dẫn đến sự tan
rã của chế độ chiếm hữu nô lệ cả ở phƣơng Đông lẫn phƣơng Tây làm xuất
hiện chế độ xã hội mới; xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến dựa trên cơ
sở sở hữu ruộng đất lớn. Khác với nô lệ, ngƣời nông dân có công cụ sản xuất
riêng và có nền kinh tế riêng dựa vào lao động cá nhân và đem lại cho họ
những điều kiện sinh sống cần thiết. Bọn địa chủ vẫn có quyền điều nông
dân ra khỏi lãnh đại của mình, nhƣng không có quyền giết họ. Đó là một
bƣớc tiến của đạo đức xã hội, thật ra địa vị ngƣời nông dân cũng chẳng hơn
bao nhiêu so với nô lệ. Sự phụ thuộc về kinh tế và sự cƣỡng ép trực tiếp đã


9


buộc họ phải cày cấy ruộng đất của địa chủ và làm trăm nghìn công việc có
lợi cho giai cấp phong kiến.
Ở đây, tồn tại nhiều kiểu đạo đạo đức, có cả đạo đức của chính giai cấp
phong kiến lại có đạo đức của giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Đạo
đức thống trị trong xã hội phong kiến trƣớc hết và đạo đức học của gai cấp
phong kiến. Tuy nhiên, tƣ tƣởng đạo đức học ở phƣơng Tây thƣờng xuất phát
từ những tín điều của tôn giáo. Ở phƣơng Đông đạo đức học không hoàn toàn
lệ thuộc vào tôn giáo mà thƣờng xuất phát từ quan hệ giữa ngƣời và ngƣời
đƣợc nhìn qua lăng kính của học thuyết nho giáo. Yêu cầu chung của đạo đức
thống trị là bầy tôi phải trung với vua, chƣ hầu phải trung với thiên tử, nông
dân phải trung với địa chủ. Khổng Tử đặc biệt coi trọng lễ (tức là trật tự
phong kiến), yêu cầu phải chính danh định phận (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra
cha, con ra con), yêu cầu này về sau đƣợc cụ thể hoá trong công thức tam
cƣơng ngũ thƣờng.
Ở phƣơng Tây, giai cấp phong kiến đƣa lên hàng đầu khái niệm danh
dự để cho mỗi cá nhân quý tộc ý thức đƣợc địa vị của mình trong xã hội,
khẳng định thân phận và phẩm chất đạo đức của cá nhân gắn liền trƣớc hết
với tính "cao quý" của dòng dõi. Ở đâu, giai cấp phong kiến cũng coi khinh
lao động và quần chúng lao động, đòi hỏi họ phải "giữ phận", chung thuỷ và
trung thành vô điều kiện với bề trên. Theo giai cấp phong kiến, trật tự phong
kiến là thiêng liêng, do trời định; Khổng Tử dạy phải biết "sợ mệnh trời, sợ
đại nhân (tức là bậc trên), sợ lời nói của thánh nhân (tức là nhà tư tưởng
phong kiến)" [28, tr.7], còn giáo hội phƣơng Tây thì truyền bá tƣ tƣởng phục
tùng tuyệt đối đấng Chúa Trời coi đó là phẩm chất đạo đức cao nhất. Quan
niệm đạo đức của giai cấp thống trị vừa ảnh hƣởng, vừa đối lập với quan niệm
đạo đức của nông nô và nông dân. Một mặt, chính sách ngu dân của phong

kiến, địa vị xã hội hèn mọn của nông dân, nuôi dƣỡng ở họ tính yên phận,

10


nhẫn nhục, thói quen phục tùng, thái độ tôi tớ đối với phong kiến. Mặt khác,
sự bóc lột tàn bạo cũng nhƣ thực trạng đạo đức giả trong bản thân giai cấp
phong kiến làm nảy sinh lòng phẫn nộ và tinh thần phản kháng, nổ ra thành
những cuộc khởi nghĩa nông dân liên miên suốt thời trung đại.
Quan niệm đạo đức thời Cận đại:
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhất là khoa học tự nhiên, của
sản xuất và cuộc đấu tranh liên tục của giai cấp nông dân chống địa chủ,
phong kiến… đã thúc đẩy xã hội phƣơng Tây bƣớc vào một thời kỳ mới - thời
kỳ Phục hƣng và Cận đại (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Phƣơng thức sản
xuất tƣ bản chủ nghĩa đƣợc hình thành và trở thành xu thế lịch sử tất yếu,
không có thế lực nào ngăn cản nổi. Chính sự quá độ từ chế độ phong kiến
sang chế độ tƣ bản là tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của triết học,
trong đó có đạo đức học, nhất là các tƣ tƣởng nhân đạo. Tin tƣởng vào sức
mạnh của con ngƣời, coi "con ngƣời là thƣớc đo của mọi vật" chi phối suy
nghĩ, hành động của các nhà tƣ tƣởng.
Những quan niệm đạo đức tiêu biểu của thời Phục Hƣng và Cận đại tuy
có mặt hạn chế nhƣng quan niệm về đạo đức cũng có những yếu tố tích cực
đáng đƣợc kế thừa và phát triển trong hoàn cảnh mới nhƣ:
- Đề cao rèn luyện, tu dƣỡng bản thân (Nho giáo, Phật giáo);
- Phát hiện nguồn gốc sinh ra mọi bất công trong xã hội là sở hữu tƣ nhân;
- Tin vào sức mạnh của con ngƣời, con ngƣời là chủ thể của xã hội;
- Tìm ra nguồn gốc thúc đẩy xã hội phát triển là quá trình nảy sinh và
giải quyết mâu thuẫn;
- Gắn xây dựng đạo đức với xây dựng luật pháp, nhà nƣớc;
- Đề cao vai trò, vị trí của cá nhân trong xã hội…

Chính những yếu tố tích cực tiến bộ này đã đƣợc C.Mác, Ph.Ăngghen
kế thừa để xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học về đạo đức.

11


Quan niệm đạo đức của Mác – xít:
Những quan niệm đạo đức trƣớc Mác tuy có những hạn chế do hoàn
cảnh lịch sử, do địa vị giai cấp và nhận thức, nhƣng cũng có đóng góp nhất
định để hình thành một bộ môn khoa học mới - đạo đức học mác-xít. Đạo đức
học mác-xít đã khắc phục mặt hạn chế, kế thừa yếu tố tiến bộ để đƣa ra quan
niệm đúng đắn, khoa học về đạo đức.
Theo quan niệm mác-xít:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau và quan hệ
với xã hội, chúng đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội [28, tr. 8].
Định nghĩa trên cho thấy, triết học, chính trị, pháp quyền, nghệ thuật,
tôn giáo… đạo đức là những hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,
phản ánh hiện thực đời sống xã hội dƣới các góc độ, khía cạnh khác nhau. Đời
sống xã hội (xét đến cùng là chế độ kinh tế - xã hội) là nguồn gốc nảy sinh
các quan điểm về đạo đức của con ngƣời.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, thuộc kiến trúc thƣợng tầng,
phản ánh tồn tại xã hội về mặt đạo đức, khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức
xã hội (trong đó có đạo đức) cũng thay đổi theo, C. Mác và Ph.Ăngghen
khẳng định:
Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thƣợng tầng
đồ sộ cũng đảo lộn ít nhiều nhanh chóng và phƣơng thức sản xuất
ra đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội,

chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con ngƣời
quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định
ý thức của họ [17, tr.15].

12


Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đạo đức đƣợc sinh ra trƣớc
hết từ nhu cầu phối hợp hành động trong lao động sản xuất vật chất, trong đấu
tranh xã hội, quản lý xã hội, phân phối sản phẩm và trong quan hệ giữa con
ngƣời với con ngƣời để con ngƣời tồn tại và phát triển. Chính lao động là giá
trị đạo đức hàng đầu của mọi thang bậc giá trị, vì nó sáng tạo ra giá trị cao
nhất, sáng tạo ra con ngƣời, hoàn thiện phẩm cách con ngƣời để xã hội tồn tại
và phát triển vì: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
loài người" [17, tr. 641].
Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội tƣ bản tất yếu sẽ bị diệt vong,
xã hội cộng sản chủ nghĩa nhất định sẽ thay thế xã hội tƣ bản, ngƣời thực hiện
sứ mệnh lịch sử này là giai cấp công nhân, giai cấp vô sản; sau khi giành đƣợc
chính quyền, thiết lập sự thống trị chính trị của mình, cùng với việc xây dựng
xã hội mới, tiến bộ giai cấp vô sản sẽ xây dựng nên nền đạo đức mới của
mình, đó là đạo đức cộng sản.
Đạo đức cộng sản là giai đoạn cao trên con đƣờng phát triển của đạo
đức nhân loại, theo V.I. Lênin, đạo đức cộng sản đó là: "Những gì góp phần
phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người
lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của người
cộng sản" [56, tr. 41], vì vậy, đạo đức cộng sản phản ánh lợi ích căn bản của
giai cấp vô sản trong cách mạng vô sản, nó là vũ khí tinh thần giúp giai cấp
công nhân xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN và cộng
sản chủ nghĩa.
Quan niệm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Trên cơ sở tiếp thu quan niệm đạo đức cộng sản chủ nghĩa, kế thừa tinh
hoa văn hóa nhân loại, đạo đức truyền thống của dân tộc, xuất phát từ tình
hình thực tế của xã hội Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đƣa ra quan niệm của mình về đạo đức, coi đó là "gốc", là "nền

13


tảng" của con ngƣời mới, xóa bỏ mọi áp bức bất công, cùng nhau xây dựng
một xã hội tƣơng lai tốt đẹp - XHCN và cộng sản chủ nghĩa, đạo đức là đạo
đức mới - đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng do chủ tịch Hồ Chí Minh đề xƣớng và cùng với
Đảng ta xây dựng, bồi đắp là đạo đức cộng sản, mang bản chất giai cấp công
nhân, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trên cơ sở thực tiễn
cách mạng Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, đạo đức của
nhân loại. Đạo đức
Không phải là vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung
của Đảng, của dân tộc, của loài ngƣời; quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất; ra sức làm việc
cho Đảng, giữ gìn kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đƣờng lối, chính
sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên
trƣớc lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân...; vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gƣơng mẫu
trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn
dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tƣ tƣởng và cải tiến công
tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ; là ở chỗ đấu tranh
quên mình vì độc lập của dân tộc, vì thống nhất của tổ quốc, vì tự
do, ấm no và hạnh phúc của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản [32, tr. 29, 30].
Nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức cách mạng theo Chủ tịch Hồ

Chí Minh là:
- Trung với nƣớc, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi sinh vì
độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ - mình vì mọi ngƣời
là những phẩm chất đạo đức cơ bản của ngƣời cán bộ cách mạng

14


- Yêu thƣơng, quý trọng con ngƣời là một trong những phẩm
chất đạo đức cao đẹp của con ngƣời mới.
- Tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính là phẩm chất đạo
đức mới
Để xây dựng nền đạo đức mới- đạo đức cách mạng theo
những tiêu chuẩn, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức kể trên, Hồ Chí
Minh còn đề ra những nguyên tắc và phƣơng châm mang đặc trƣng
riêng, độc đáo để định hƣớng cho sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn
luyện, tu dƣỡng đạo đức của mỗi con ngƣời. Đó là:
- Nói đi đôi với làm, nêu gƣơng sáng về đạo đức là một yêu
cầu, một phƣơng châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mới đạo đức cộng sản.
- "Xây" đi đôi với "chống" là nguyên tắc chỉ đạo mang tính
bắt buộc, là đòi hỏi khách quan để xây dựng đạo đức mới - đạo đức
cách mạng.
- Phải tu dƣỡng đạo đức kiên trì, bền bỉ, hàng ngày, hàng giờ
trong suốt cuộc đời.
- Luôn luôn tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén của
Đảng, của mỗi ngƣời, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tu
dƣỡng, rèn luyện, xây dựng đạo đức cách mạng [30].
Mặc dù ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau và ở mỗi hình thái nhà nƣớc
khác nhau quan niệm về đạo đức đƣợc hiểu theo một cách khác nhau phù hợp

với sự phát triển của kinh tế xã hội nhƣng chúng ta có thể hiểu chung nhất về
đạo đức nhƣ sau:
Đạo đức là toàn bộ tư tưởng, quan điểm về nguyên tắc, chuẩn mực xã
hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

15


Đạo đức bao gồm ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức.
Ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ nhận thức của con ngƣời trƣớc
hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực và những quy
tắc đạo đức do xã hội đặc ra, giúp con ngƣời tự giác điều chỉnh hành vi và
hoàn thành nghĩa vụ đạo đức một cách tự nguyện. Ý thức đạo đức bao gồm cả
tri thức và tình cảm đạo đức. Trong đó tình cảm đạo đức là yếu tố quan trọng
góp phần chuyển hóa tri thức thành hành vi đạo đức đúng đắn.
Thực tiễn đạo đức là hoạt động của con ngƣời dƣới sự tác động của
niềm tin, là quá trình thực hiện hóa ý thực đạo đức trong đời sống xã hội.Thực
tiễn đạo đức là hệ thống các hành vi đạo đức của con ngƣời đƣợc nảy sinh
trên cơ sở chỉ dẫn của ý thức đạo đức.
1.2 . Quan niệm về đạo đức trong thực thi công vụ
1.2.1 . Khái quát chung về hoạt động thực thi công vụ
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc do cán bộ, công
chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nƣớc, phục vụ lợi ích nhà nƣớc, nhân dân và xã hội. Tuy
nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên
công vụ còn bao gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán
bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
Đặc điểm và tính chất của công vụ:

- Mục đích của công vụ là phục vụ lợi ích nhà nƣớc, nhân dân và xã hội;
- Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc, của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh
đạo, quản lý và tham gia quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ
chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân không
vì mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức.

16


- Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà
nƣớc, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nƣớc thành lập
(đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt
động này đều do cán bộ, công chức nhân danh nhà nƣớc tiến hành. Bao gồm
các hoạt động nhân danh quyền lực nhà nƣớc và các hoạt động của các tổ
chức đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền. Ở các nƣớc trên thế giới, khi đề cập đến công
vụ, ngƣời ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nƣớc mà thƣờng chỉ nói tới công
chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nƣớc mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật
là công cụ chính, chủ yếu do nhà nƣớc ban hành để thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc. Ngoài ra, ở Việt Nam do đặc thù về thể chế chính trị nên hoạt
động công vụ còn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ
quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội.
- Hoạt động công vụ đƣợc tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn đƣợc Nhà nƣớc giao và tuân theo pháp luật.
- Hoạt động công vụ mang tính thƣờng xuyên, chuyên nghiệp.
Mục tiêu của hoạt động công vụ là: Hoạt động công vụ nhằm thực hiện
những mục tiêu sau: Phục vụ nhà nƣớc; Phục vụ nhân dân; Không có mục đích
riêng của mình; Mang tính xã hội cao vì phục vụ nhiều ngƣời; Duy trì an ninh,
an toàn trật tự xã hội; Thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển; Không vì lợi nhuận.

Cách thức tiến hành hoạt động công vụ: Hoạt động công vụ do cán bộ,
công chức thực hiện đƣợc tiến hành theo những cách thức sau:
- Hƣớng đến mục tiêu đã đề ra;
- Hệ thống thứ bậc, phân công, phân cấp;
- Thủ tục do pháp luật quy định trƣớc;
- Công khai;
- Bình đẳng;
- Khách quan, không thiên vị;

17


- Có sự tham gia giám sát của nhân dân;
Nguyên tắc thực thi công vụ: Hoạt động công vụ đƣợc tiến hành theo
một số nguyên tắc cơ bản. Theo lý thuyết về công vụ, có thể liệt kê một số
nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ nhƣ sau:
- Nguyên tắc pháp chế;
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm;
- Nguyên tắc thống nhất vì lợi ích công;
- Nguyên tắc công khai;
- Nguyên tắc liên tục, kế thừa;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, khi thi
hành công vụ, cán bộ, công chức phải bảo đảm 5 nguyên tắc cơ bản sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân;
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ:
Hoạt động công vụ là một loại hoạt động nhân danh quyền lực nhà
nƣớc (quyền lực công). Nói đến hoạt động công vụ là nói đến trách nhiệm của
cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ nhằm mục tiêu
phục vụ ngƣời dân và xã hội. Về mặt pháp lý, trách nhiệm của cán bộ, công
chức thƣờng đƣợc xem xét trong mối quan hệ thống nhất giữa quyền và nghĩa
vụ. Do đó, hoạt động công vụ thể hiện trách nhiệm của cán bộ, công chức
nhân danh quyền lực công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao theo quy
định của pháp luật.

18


Cán bộ, công chức khi tham gia hoạt động công vụ phải tuân thủ các
nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn đƣợc giao. Để đạt đƣợc
điều đó, bên cạnh năng lực, trình độ, cán bộ, công chức còn phải hội đủ và
thƣờng xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức để bảo đảm các quy định về đạo
đức công vụ, đặc biệt là trách nhiệm trong công vụ. Trách nhiệm công vụ là
một khái niệm mang tính chính trị, tạo nên hình ảnh của chế độ, của nhà nƣớc
trong mắt ngƣời dân. Đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và
nhiệm vụ đƣợc phân công cũng nhƣ bổn phận phải thực hiện các quyền và
nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức có
mối quan hệ chặt chẽ với kết quả công vụ. Kết quả công vụ và trách nhiệm
công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Hai nhân tố này
luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu nói kết quả công vụ là điểm
mục tiêu, là mong muốn của chủ thể quản lý thì trách nhiệm công vụ là
phƣơng thức, cách thức để thực hiện mục tiêu của chủ thể quản lý. Một nền
công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh
thần tận tuỵ, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức.
Hiện nay vấn đề trách nhiệm công vụ thƣờng đƣợc xem xét theo 2 góc

độ: trách nhiệm của nhóm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và trách nhiệm
của nhóm công chức thực thi, thừa hành.
1.2.2 . Quan niệm về đạo đức trong thực thi công vụ
Đạo đức công vụ là một phạm trù tƣơng đối rộng, bao hàm đạo đức, lối
sống, cách xử sự của cán bộ, công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã
hội thông thƣờng mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong
giao dịch hành chính với tổ chức, công dân. Các quy định mang tính đạo đức
của công chức đã và đang trở thành chủ đề quan tâm của nhiều nƣớc trên thế
giới nhƣ Pháp, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, …
Ở Việt Nam, những chuẩn mực đạo đức, những tiêu chuẩn đạo đức của

19


×