Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Đạo đức trong thực thi công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.69 KB, 28 trang )

ĐỀ TÀI:
ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG VỤ

I. MỞ ĐẦU
Đạo đức của công chức trong thực thi công vụ là yếu tố then chốt
đam bảo sự thành công của công cuộc cải cách nền hành chính ở nước ta
hiện nay – hành chính phục vụ. Để xây dựng một nền hành chính dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có
phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước. Với ý nghĩa đó, đạo đức công chức cần được chuẩn mực
trở thành bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên pháp luật.

II. KHÁI NIỆM
1.

Đạo đức

Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có cách định nghĩa chung về đạo
đức. nhưng tựu chung lại ta có thể hiểu
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người
trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá


khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội .
2.

Thực thi công vụ



Thực thi công vụ là công việc của nhà nước do người công chức
đảm nhiệm. thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ
nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội.

III.

KHÁI QUÁT CHUNG

Không chỉ riêng hoạt động thực thi công vụ mà bất kì ngành nghề nào
trong xã hội cũng cần phải có đạo đức. đạo đức trong nghề nghiệp là một
yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng công việc. quyết định khả năng tồn tại của bản thân con người trong
thị trường lao động,khẳng định nhân cách của con người.
Do tính chất đặc thù của công vụ như:


Mục đích của công vụ là phục vụ nhân dân và xã hội.



Nội dung hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng
thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội
không vì mục đích lợi nhuận.


Chủ thể thực thi công vụ là công chức.




Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực

nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước
thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân
dân. Các hoạt động này đều do công chức, nhân danh nhà nước tiến hành


Nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của
các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. Ở các nước trên thế giới, khi đề
cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà
thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà
nước mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do nhà nước
ban hành.


Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền

của nhà nước và tuân theo pháp luật.


Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp.

Chính vì những điểm khác biệt ấy mà ngoài những đặc trưng cơ bản
của đạo đức nghề nghiệp nói chung, đạo đức trong thực thi công vụ của
người công chức cũng mang những đặc trưng hết sức khác biệt. và như vậy,
đối với người công chức, đạo đức càng quan trọng. Là cầu nối giữa Nhà
nước và nhân dân, ngoài năng lực, người công chức phải thực sự là những
người có tư cách đạo đức tốt.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ, công chức là công bộc của
dân...”, có bổn phận phục vụ nhân dân. Vì thế, đạo đức công chức thể hiện
tính dân chủ trong công vụ mà công chức thực hiện đối với dân. Sự không
thiên vị, vô tư và trong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào
Chính phủ, vào Nhà nước và ngược lại. Đạo đức công chức thể hiện trong
những hoạt động cụ thể, hành vi cụ thể qua công việc của công chức

IV.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

Quá trình hình thành đạo đức thưc thi công vụ bao gồm 3 giai
đoạn:


-

Giai đoạn tự phát (tự nhận thức0

-

Giai đoạn pháp luật hóa

-

Giai đoạn tự giác (ý thức)

1.

Giai đoạn tự phát ( tự nhận thức)


Là giai đoạn tự nhận thức về các giá trị, các chuẩn mực hành vi,
cách ứng xử và quan hệ của công chức trong thực thi công vụ.
Quá trình hình thành đạo đức công vụ cũng giống như quá trình
hình thành đạo đức nói chung. Đó là một quá trình đi từ nhận thức, ý thức
đến tư duy hành động và cuối cùng là chuẩn hóa thành quy tắc, qui chế,
thành pháp luật của nhà nước.
Đạo đức công vụ là sản phẩm tất yếu của quá trình hình thành của
nhà nước và phát triển của các mô hình nhà nước với những con người cụ
thể làm việc cho nhà nước. mỗi hình thái xã hội gắn với một hình thái
nhà nước, những giá trị cốt lõi của hoạt động bởi những con người của
nhà nước và cũng sẽ thay đổi, gắn lien với nó là sự thay đổi của giá trị ,
những hành vi, cách ứng xử, và quan hệ đẻ đạt đến chuẩn mực của các
giá trị đó cũng thay đổi.
Xã hội loài người trải qua nhiều cuuộc cách mạng, đó là sự thay
thế một xã hội này bằng xã hội khác. Mỗi một chế độ tiếp theo sau là vừa
mang tính kế thừa, vừa mang tính phát triển. điều đó làm cho các giá trị
của hoạt động nhà nước thay đổi theo. Nếu trong xã hội phong kiến là tư
tưởng trung quân ái quốc, dân chủ trong hoạt động thực thi công vụ
không được thể hiện qua những chuẩn mực cụ thể mà thong qua các khẩu
dụ của vua và cách ứnh xử của vua được xem là chuẩn mực. Giai cấp vô


sản đứng lên làm cuộc lật đổ giai cấp tư sản ở một số nước trên thế giới
và mong muốn xây dựng một xã hội mới, dựa trên những quan hệ mới.
Quan hệ sản xuất được xác lập trên cơ sở lợi ích và hạnh phúc của
nhân dân lao động; sự công bằng trong hưởng thụ và sự hài hòa giữa lợi
ích cá nhân và lợi ích xa hội; lấy chủ nghĩa nhân đạo cao cả cho việc giải
quyết các quan hệ; quan hệ giữa con người và con người mang tính bình
đẳng hơn và chú trọng xây dựng một nhà nước “của dân, do dân và vì

dân đích thực’’.
Những giá trị của công vụ không chỉ được xem xét bởi các tổ chức,
cơ quan nhà nước mà còn hải chịu sự giám sát của nhân dân.
2.

Giai đoạn pháp luật hóa

Giá trị cốt lõi của đạo đức công vụ được thể chế hóa, pháp luật hóa
trong luật, đạo luật, những điều lệ, qui tắc, qui chế, những thủ tục bắt
buộc về những chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của cán bộ công
chức.
Hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra những giá trị về chẩn mực
đaọ đức công vụ và luật hóa nó lên thành luật, đạo luật… mang tính pháp lý.
Ở Việt Nam đã có Luật Cán bộ - Công chức (2008). Tuy nhiên, thực tế, hiện
nay để bộ máy hành chính nhà nước vận hành trong môi tường đạo đức và
hướng đến các giá trị cốt lõi như trong Luật Cán bộ Công chức ở nước ta cần
phải tuân thủ:
Thứ nhất: trong môi trường đạo đức đó không có một lý do gì để đưa
ra các quyết định trái pháp luật và tất cả các quyết định phải dựa theo luật.
Giá trị của hoạt động công vụ là “tuân thủ pháp luật”.


Thứ hai: cán bộ công chức khi liên quan đến vấn đề mang tính sai
lệch về đạo đức tức làm cho môi trương hành chính nhà nước bị xấu đi thì
phải giải quyết tích cực ngay. Không thể để xảy ra tình trạng “xem sao”, nếu
không sao có thể nhận “phong bì”.
Thứ ba : phải công khai những hành vi “thiếu đạo đức” của tất cả các
loại công chức. phải tích cực bảo vệ những người phát hiên ra và những
người tham gia tố giác. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm. Luật
phòng chống tham nhũng cũng có những điều khoản như vậy.

Thứ tư: phải có hình thức nhằm “kiểm toán hoạt động” của công
chức khi thi hành công vụ gắn liền với những “hành vi vi phạm chuẩn mực
đạo đức hay giá trị cốt lõi”. Có khá nhiều lĩnh vực mà tính liêm chính có thể
bị vi phạm. Nhiều hoạt động thực thi công vụ của công chức như quản lí tài
chính công; đấu thầu các dự án bằng vốn, ngân sách nhà nước; các hoạt
động liên quan đến quản lí nguồn nhân lực(đề bạt, tuyển dụng…) đều là
những lĩnh vực rất đáng quan tâm về “liêm chính”. Các nước đều có pháp
luật về vấn đề này.
Thứ năm: quản lí nguồn nhân lực trong khu vực nhà nước hay quản lí
cán bộ công chức đều được qui định trong văn bản qui phạm pháp luật. tuy
nhiên việc qui định quá chung và quá nhẹ sẽ không có tác dụng răn đe và sẽ
không đòi hỏi được sự chấp hành nghiêm chỉnh. Luật cán bộ công chức cũng
đưa ra 5 mức độ xử lý kỉ luật công chức theo Điều 79 nhưng chủ yếu đều chỉ
xử lý theo hai mức độ một và hai là chủ yếu. Nhiều cán bộ công chức vi
phạm liên quan đến hoạt động đấu thầu, hoạt động quản lý nguồn nhân
lực…. cũng chỉ dừng lại ở mức độ khiển trách, cảnh cáo. Tuy nhiên cần phải
xử lý nghiêm khắc hơn bởi những người cầm pháp luật tuyệt đối không được
vi phạm pháp luật.


Thứ sáu: Yếu tố tham gia của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà
nước là một trong tám yếu tố để xây dựng mô hình quản lý nhà nước tốt.
3.

Giai đoạn tự giác

Đây là giai đọan công chức tự nguyện làm, muốn làm, không cần
ai nhắc nhở hay chịu sự thúc ép từ bên ngoài.
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất. đích cuối cùng chính là sự tự
giác trong việc thực hiện các hành vi đạo đức mang ý nghĩa đặc trưng

trong công vụ. Nếu trong hoạt động thực thi công vụ thiếu đi sự tự giác,
công chức sẽ “thiên vị lợi ích riêng trên nền tảng công vụ”.và khó có thể
phát hiện và xử lý. Vì khó có thể kiểm soát mọi hoạt động của công chức
vì tính đa dạng, toàn diện của hoạt động công vụ. các hành vi của công
chức không thể luật hóa và pháp luật luôn trễ hơn so với hiên thực xã hội,
không thể kịp thời điều chỉnh hành vi. Nhiều nước trên thế giới phải mất
rất nhiều năm xã hội dân sự mới chấp nhận giá trị pháp luật, không có ý
thức tự giác tuân thủ pháp luât, nhiều nơi người dân vẫn còn chưa hiểu
biết về pháp luật.
Phải làm cho công chức thấn nhuần những tư tưởng, giá trị và
chuẩn mực của đạo đức côg chức trong thực thi công vụ như “con chiên
ngoan đạo”, mọi nơi, mọi lúc đều tự giác thực hiện thì hoạt động thực thi
công vụ mới thực sự có hiệu quả cao.
V. CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ
1. Đạo đức công vụ trước hết được hình thành từ đạo đức cá nhân
của công chức.


Công việc của nhà nước do công chức thực hiện. Do đó, muốn
xem xét khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của công việc này, đòi hỏi phải
xem xét từ khía cạnh đạo đức cá nhân.
Trên cơ sở những nguyên tắc định hướng hình thành đạo đức cá
nhân trong một điều kiện xã hội nhất định, thì những yếu tố thuộc về đạo
đức cá nhân của công chức cũng chịu tác động của các yếu tố đó.
Trong cơ chế thị trường hiện nay,nhiều yếu tố xã hội đang tác
động đến hành vi ứng xử của từng cá nhân, trong đó có công chức. Tuy
nhiên, cần đặt vị trí của công dân đúng trong hệ thống các giá trị của công
dân để xác định những chuẩn mực ứng xử của công chức một cách thích
ứng.
Đạo đức cá nhân luôn gắn liền với đạo đức xã hội – những

chuẩn mực được xã hội coi là giá trị. Nhưng phải nhận thức đúng những
giá trị tích cực, những giá trị mang tính “cổ hủ”. Và xét trên một giác độ
chung, công chức phải là những người hướng đến những giá trị đó.
Trên giác độ đạo đức cá nhân, công chức cũng như mọi công
dân phải là một công dân mẫu mực.
Khía cạnh mẫu mực cuả công dân thể hiện cao cả nhất là chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước ban hành. Khẩu hiệu “ sống,
làm việc theo pháp luật và bằng pháp luật” là khẩu hiệu chung cho cả xã
hội, cho mọi công dân. Nhưng bản than công chức, khẩu hiệu này có giá
trị cao hơn.
Trước hết, công chức (xét trên nghĩa chung nhất) là người tạo
ra khuôn khổ pháp luật đó. Và họ sẽ là người am hiểu những chân giá trị


của các quy định của pháp luật. Nếu một sự lơ là nào đối với các chân giá
trị đó, sẽ có tác động ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.
Hai là, công chức cũng là người triển khai tổ chức thực hiện,
đưa những chân giá trị của pháp luật vào đời sống ( với nghĩa họ là người
triển khai tổ chức thực hiện pháp luật). Sự tuân thủ pháp luật cũng chính
là tấm gương cho người khác tuân theo.
Ba là, công chức là công dân và do đó cũng phải tuân thủ các
quy định chung của pháp luật dù bất cứ vị trí nào.
Pháp luật không có phân biệt, đối xử ngoại lệ với bất cứ ai.
Mọi người phải được bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật.
Công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Đó là điều
ghi nhận trong tất cả các hiến pháp các nước khi nói về quyền công dân.
Các quyền tự do của công dân đều bị rang buộc bởi khuôn khổ pháp luật.
Không có tự do “vi phạm pháp luật”. Hiến pháp Việt Nam (1992) cũng đã
quy định nhiều quyền của công dân, trong đó cũng quy định cả việc tuân
thủ pháp luật (điều 79, Hiến pháp Việt Nam 1992 ghi: Công dân có nghĩa

vụ tuân theo hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, chấp
hành những quy tắc sinh hoạt công cộng)
Tính gương mẫu của công chức khi chấp hành pháp luật cũng
là thể hiện đạo đức cá nhân phù hợp nhất với một xã hội trong đó sống,
làm việc theo pháp luật của công chức.
Một công dân nếu vi phạm những điều quy định của pháp luật
có thể chỉ bị xem xét trên khía cạnh họ là công dân; trong khi đó,nếu công
chức vi phạm cũng ngay chính điều đó cần phải được xem xét trên hai
khía cạnh: công dân và công chức


Với hai khía cạnh này, phải xử lý công chức nặng hơn rất
nhiều so với công dân cùng vi phạm. Nhưng rất đáng tiếc là trong các
điều khoản quy định chung của pháp luật lại không đưa ra những tình tiết
tăng nặng đối với công chức. Mặt khác, khá nhiều điều vi phạm của công
chức lại bị xử lý mang tính chất nội bộ. Những văn bản quy định về hình
thức kỷ luật lại quá dơ cao đánh khẽ đối với những biểu hiện sai trái về
đạo đức.
Đạo đức công chức với khía cạnh công chức là một con người
cụ thể trong không ít trường hợp có thể bị mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình thực thi công vụ.
Quan hệ giữa con người vói con người mang tính xã hội nhân
văn nhưng quan hệ con người- công chức lại là mối quan hệ mang tính
công dân- nhà nước ( đại diện cho nhà nước) và do đó, công chức trong
không ít trường hợp phải ứng xử không thể theo chuẩn mực đạo đức cá
nhân mang tính xã hội.
2. Đạo đức công vụ được hình thành từ khía cạnh đạo đức xã
hội của công chức

Đạo đức xã hội như trên đã nêu là chuẩn mực của các giá trị của

từng giai đoạn phát triển của xã hội và gắn liền với các hình thái xã hội
khác nhau.

Đạo đức xã hội và cam kết thực hiện những giá trị chuẩn mực của
đạo đức xã hội sẽ tạo ra tiền đề cho xã hội phát triển.


Trong bối cảnh hiện nay, đạo đức xã hội đang có những sự thay
đổi. Sự thay đổi của các giá trị đạo đức xã hội đang theo 2 hướng: tích
cực và xấu đi.

Nhiều chân giá trị mới của xã hội xuất hiện. Nhưng cũng có không
ít những vấn đề của xã hội đang quay trở lại. Những giá trị trong thuần
phong mĩ tục của xã hội tốt đang bị mai một. Trong khi đó, những cổ hủ,
mang tính mê tín dị đoan lại đang ngày càng trở nên phổ biến (Việt Nam).
Và dưới sự tác động của kinh tế thị trường làm cho các chuẩn mực xã hội
cũng thay đổi theo. Nhiều hành vi bị xã hội lên án trước đây ngày càng có
xu hướng gia tăng. Ví dụ : mê tín, dị đoan; nghiện ma túy; mại dâm; bồ
bịp, tình nhân…

Những chân giá trị chống lãng phí, thực hành tiết kiệm đang bị
chính công chức làm cho thay đổi.

Về phương diện xã hội, công chức phải là người tích cực chống lại
những thói xa hoa, lãng phí đó. Nhưng không ít trường hợp, công chức lại
chính là những người tạo ra những hiện tượng xấu. Mặc dù không phổ
biến, nhưng công chức càng cao, con cái họ cưới vợ, gả chổng càng quy
mô hoành tráng.

3. Đạo đức nghề nghiệp của công chức



Đạo đức nghề nghiệp đối với công là đạo đức của việc cung cấp
dịch vụ cho: bộ trưởng, cho người đứng đầu tổ chức;cho công dân và tổ
chức. Một sự không trung thực, thiên vị của công chức trong thực thi
công vụ cung cấp dịch vụ có thể để lại hậu quả rất lớn cho xã hội. Một
quyết định chính sách được đưa ra trên cơ sở phân tích, đánh giá của ý
kiến nhà quản lý và của nhóm tham mưu. Công chức có bổn phận phải
suy nghĩ đến những loại thông tin đó để tham mưu đúng.

Đạo đức xã hội của công chức thể hiện tính dân chủ của công vụ
mà công chức thực hiện với công dân. Sự không thiên vị, vô tư và trong
sang có thể làm cho người dân cảm nhận được tin hơn ở chính phủ; trong
khi đó một sự thiên vị do nhiều loại tác động khác nhau có thể làm cho
tính chất công vụ sẽ thay đổi. Đó cũng chính là dấu hiệu của đạo đức nghề
nghiệp công vụ.

Đạo đức trong khu vực công thong qua đạo đức nghề nghiệp (bao
gồm cả các loại doanh nghiệp nhà nước) đang có nhiều dấu hiệu suy thoái
nghiêm trọng. Nếu như cách đây khoảng 15 năm, những vụ vi phạm pháp
luật về kinh tế dừng lại ở đơn vị triệu, thì những nă gần đây đã lên đến
đơn vị tỷ( quy mô gấp nghìn lần); nếu trước đây chỉ phần lớn do khu vực
kinh tế thì nay phần lớn các vụ án kinh tế đều liên quan đến công chức
( người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước); nếu trước đây
dừng lại ở công chức tác nghệp, thì số vụ án kinh tế càng ngày càng có sự
góp sức của quan chức cao cấp, ngay cả những người xã hội tưởng rằng
không bao giờ có thể dính vào.


Một trong những khía cạnh của đạo đức thực thi công vụ của công

chức trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là sự chuyển đổi rất
lớn vai trò của chính phủ trong xu hướng cải cách chung. Những xu
hướng cải cách như: phân cấp quản lý nhà nước cho các loại cơ quan, cấp
hành chính;coi trọng cấp dưới;vai trò xúc tác, lái thuyền chứ không chèo
thuyền; mở rộng sự tham gia của công dân trong quản lý; xã hội hóa
nhiều hoạt động cung cấp dịch vụ công; người sử dụng dịch vụ phải trả
tiền…cách tiếp cận thay đổi đó thường lấy công dân – người nhận và sử
dụng dịch vụ của nhà nước cũng như là người đóng ngân sách để các cơ
quan nhà nước có thể hoạt động. Trong bối cảnh đó, hài lòng của công
dân phải được coi là thước đo giá trị của hành chính và là thể hiện đạo
đức hoạt động thực thi công vụ của công chức.

Tuy nhiên tính đa dạng của các loại công dân cũng như nhu cầu của
họ và nhận thức khác nhau của họ về nhà nước cũng có thể làm cho khái
niệm “hài lòng” rất khó xác định. Đó cũng là điều mà các nhà quản lý khi
thực thi hoạt động quản lý cũng như khi thiết kế các chuẩn mực mang tính
pháp lý của đạo đức cần hết sức quan tâm. Nếu không làm rõ các mối
quan hệ này, có thể trong không ít trường hợp sự hài lòng của công dân
không dựa trên bất cứ tiêu chí cụ thể nào và công dân sẵn sàng tức giận
không dựa trên chuẩn mực của đạo đức.

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ công, quản lý công mới thừa
nhận tính thị trường của hoạt động cung cấp do nhận thức rất cơ bản : khu


vực tư nhân thường cung cấp các dịch vụ hiệu quả hơn, chất lượng và
chính xác hơn khu vực công. Trong khi đó mô hình sáng tạo lại chính phủ
không coi tư nhân hóa như là cách tiếp cận duy nhất mà thừa nhận sự thay
đổi tùy thuộc vào sự lựa chọn.


Trong bối cảnh công chức trở thành người cung cấp dịch vụ và
được trao quyền tự quản nhiều, thì việc xác định những nguyên tắc mang
tính pháp luật là rất quan trọng. Cách ứng xử mang tính pháp luật của
công chức và cách thực thi nhiệm vụ theo pháp luật quy định là hai khía
cạnh cần quan tâm. Nhưng trong bối cảnh công dân ngày càng nhận thức
đúng hơn theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng, sự hài lòng của khách
hang mà còn phải đảm bảo dịch vụ mà họ cung cấp mang tính kinh tế đối
với nhà nước. Công chức trong quá trình thực thi công vụ và cả hệ thống
hành chính một mặt phải tuân theo pháp luật quy định đối với các hoạt
động của họ; mặt khác phải bảo đảm và đáp ứng quyền và những đòi hỏi
chính đáng, trong khuôn khổ pháp luật của công dân đó chính là nền tảng
của đạo đức.

Đạo đức và pháp luật trong thực thi công vụ của công chức luôn
phải gắn liền chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, pháp luật là ranh giới đặc biệt
trong khi đó đạo đức và các yếu tố thuộc về hành vi lại không như pháp
luật quy định. Nhiều nước đã thay đổi hệ thống pháp luật trong tiến trình
cải cách hành chính, nhưng hành vi của công chức lại như trước đây trong
khi nhiều định hướng đã thay đổi.


Đạo đức nghề nghiệp là 1 chuẩn mực rất quan trọng để đáng giá
con người. Rất tiếc đạo đức nghề nghiệp ngày nay đang bị xâm hại
nghiêm trọng. Và trong khu vực nhà nước, phải xây dựng chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp nói chung và chuẩn mực nghề nghiệp của các loại công
việc mà công chức đảm nhận cải cách hành chính ở các nước đã hướng
đến thừa nhận là tính nghề nghiệp của công chức làm việc trong các cơ
quan hành chính. Tuy nhiên, nhiều cơ quan hành chính, nhiều nhà hành
chính lại không hướng đến khía cạnh “nghề nghiệp”. Gắn liền với nó là
đạo đức nghề nghiệp. Mỗi loại nghề đều có chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp. Nghề làm công ăn lương của nhà nước cũng phải có những chuẩn
mực riêng của mình.

Như vậy, về nguyên tắc nghề nghiệp, công chức không chỉ nhìn
nhận tính đạo đức của mình thong qua lăng kính của các giá trị đạo đức
nghề nghiệp chung, mà còn phải tuân theo những giá trị đạo đức nghề
nghiệp riêng. Pháp luật là một trong những chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp.

Trong khuôn khổ pháp luật quy định, hành vi của công chức luôn
hướng đến mục tiêu chuẩn mực đạo đức chung nhưng trên thực tế, mâu
thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm tập thể mà
công chức là người đại diện đang làm xấu đi khía cạnh đạo đức nghề
nghiệp của công chức. Đó cũng chính là hành vi tham nhũng. Những quốc
gia nào có những giá trị chuẩn mực của hoạt động thực thi công vụ của
công chức được quy định trong pháp luật bị xâm phạm, mức độ tham


nhũng cao. Và nếu hoạt động thực thi công vụ của công chức được quy
định chặt chẽ thì tiêu cực sẽ được hạn chế.

Sự xâm phạm những quy định mang tính đạo đức nghề nghiệp
trong thực thi công vụ của công chức được biểu hiện thông qua nhiều hoạt
động khác nhau. Nhưng đặc trưng chung cho những sự vi phạm đạo đức
đó chính là xâm phạm lợi ích công, thay đó là bằng lợi ích cá nhân hay
nhóm thiểu số.

Do tính chất đặc biệt của vị trí việc làm của công chức nói riêng và
người làm việc cho nhà nước nói chung, các chuẩn nghề nghiệp phải được
coi là “giá trị của công vụ”. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khi đặt

công chức vào các vị trí chuyên môn.

4.

Đạo đức công vụ là sự tổng hòa của hai nhóm đạo đức

khi thực thi công việc của công chức và được pháp luật quy định cụ
thể

Công chức thực thi công việc của nhà nước giao cho, đòi hỏi phải có
cả đạo đức cá nhân, xã hội theo hướng tích cực, được xã hội chấp nhận, mặt
khác họ phải có đạo đức nghề nghiệp theo từng loại nghề cụ thể.


Do vị trí đặc biệt của công chức, hoạt động của họ bị ràng buộc không
chỉ những quy định trên, mà còn chịu sự ràng buộc của pháp luật cho chính
họ và công việc mà họ đảm nhận.

Đạo đức thực thi công vụ của công chức phải tự trong lòng mỗi công
chức phải nhận thức đúng 3 yếu tố: đạo đức cá nhân, xã hội; đạo đức nghề
nghiêp; những quy định pháp luật riêng cho hoạt động công vụ.

VI. THỰC TẾ
1.Thái độ ứng xử
Có không ít nhân viên công lực trong lúc thi hành công vụ có thái độ
hết sức hách dịch, cửa quyền. Họ cho mình cái quyền được “làm cha” thiên
hạ.
Gặp người dân vi phạm họ quát nạt, la mắng, thậm chí là văng tục rất
thậm tệ. “Con giun xéo lắm cũng oằn”, huống chi là con người. Chính thái
độ “vô lễ” này của các “đầy tớ” đã làm bùng phát những phản ứng tiêu cực

từ người dân.
Trong 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân có câu "Đối với nhân dân
phải kính trọng lễ phép”. Thiết nghĩ điều này không chỉ dành riêng cho công
an nhân dân mà phải là kim chỉ nam trong việc ứng xử của tất cả các lực
lượng thực thi công vụ nói chung (như kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị
trường, thanh tra giao thông…).


2. Phẩm chất đạo đức
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng một bộ phận những người thực thi
công vụ đã đánh mất phẩm chất đạo đức, lối sống thiếu lành mạnh, có nhiều
biểu hiện tiêu cực.
Họ lợi dụng quyền hạn được giao khi thi hành công vụ để trục lợi cá
nhân. Cho nên dưới con mắt của nhiều người thì công chức, quan chức của
một số ngành như cảnh sát giao thông, kiểm lâm, quản lý thị trường…là
những kẻ “dễ ghét”.
Thậm chí hình ảnh tiêu cực của các lực lượng này đã ăn sâu vào tiềm
thức của người dân đến độ hễ nói đến cảnh sát giao thông là nhiều người
nghĩ ngay đến mãi lộ, bảo kê xe vi phạm, còn nói đến kiểm lâm là nhiều
người nghĩ đến đồng minh của bọn lâm tặc…
3. Thiếu bản lĩnh nghề nghiệp
Làm việc trong những môi trường nhạy cảm, tiếp xúc với nhiều đối
tượng nguy hiểm nhưng có khá nhiều nhân viên công lực còn thiếu bản lĩnh
nghề nghiệp.
Bản lĩnh nghề nghiệp ở đây là nói đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
kinh nghiệm nghề nghiệp và những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh
vực mà mình đang thực thi.
Có không ít trường hợp CNTHCV xuất phát từ những xử lý thiếu nhất
quán của người thi hành công vụ hoặc xử lý, vận dụng sai các quy định pháp
lý liên quan đến hành vi vi phạm khiến người dân bức xúc.

Việc xử lý sai phạm lúng túng, thiếu dứt khoát cũng là điều kiện cho
các đối tượng vi phạm lợi dụng làm tới.


4.Thiếu sự công bằng minh bạch
Tực ngữ có câu: “Mèo tha miếng thịt xôn xao. Hùm tha con lợn thì
nào thấy chi”. Những câu chuyện như thế trong cuộc sống chúng ta có thể
bắt gặp bất kể ở nơi đâu.
Nhiều xe ben, xe tải chở quá tải bất chấp luật lệ (vì đã có bảo kê) gây
kinh hoàng cho người dân, gây mất an toàn giao thông, hủy hoại đường sá
thì chẳng sao. Người dân vẫn gặp một số xe biển xanh, biển đỏ vô tư vượt
phải, vô tư chạy quá tốc độ thậm chí là chạy ngược chiều cũng không ai
nhắc nhở...
Trong khi đó người dân đi xe máy chỉ cần không đội nón bảo hiểm,
quên mua bảo hiểm cũng đã bị phạt te tua. Có đầu nậu buôn bán hàng ngàn
cây thuốc lá lậu thì trót lọt một cách dễ dàng, nhưng một tiệm tạp hóa nhỏ
nếu bị phát hiện “tàng trữ” ở khoảng dăm bảy gói đã phải chịu lập biên bản
và chịu phạt.
5. Thiếu sự phối hợp hành động
Lẽ ra trong một số điều kiện công tác có nhiều sự phức tạp, các lực
lượng thực thi hành công vụ cần phối hợp với các lực lượng chức năng khác
để có thể hỗ trợ nhau hoặc tăng thêm sức mạnh để kịp thời đối phó với
những hành vi CNTHCV của các đối tượng quá khích.
Ví dụ như cảnh sát giao thông khi lập chốt chặn hoặc truy đuổi các
đối tượng vi phạm giao thông nên phối hợp với cảnh sát cơ động. Lực lượng
kiểm lâm khi truy quét lâm tặc cần phối hợp với công an, chính quyền địa
phương …


Thế nhưng trong thực tế có rất nhiều lực lượng khi thực thi nhiệm vụ

vẫn cứ “đơn thương độc mã” nên khi gặp nguy hiểm thường không được sự
hỗ trợ kịp thời .
6. Không được người dân ủng hộ
Đây chính là hệ quả tất yếu do nhũng nguyên nhân trên gây ra. Một
khi người thực thi công vụ nào đó không có tư cách đạo đức tốt để dân nể,
không có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp để dân
phục, không tạo được niềm tin trong con mắt của người dân thì họ đã đánh
mất đi một chỗ dựa vững chắc đó là sự ủng hộ của người dân trong công
việc của mình.
Chính vì không có sự ủng hộ của người dân nên họ trở nên đơn độc và
rất dễ bị những kẻ liều lĩnh tấn công.

V. NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG THỰC THI CÔNG
VỤ
Ngay từ khi ra đời, nền công vụ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã được xây dựng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một nền công
vụ dân chủ, thân dân, trọng dân, quý dân. Nền công vụ ấy đã quản lý có
hiệu quả mọi hoạt động trong vùng tự do thời chống Pháp, trên phạm vi
miền Bắc sau năm 1954, ở vùng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và những
năm đầu khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Cho đến hôm nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển,
hội nhập quốc tế thì những lời dạy của Hồ Chí Minh về một nền công vụ vì
dân vẫn còn nguyên giá trị.


Để xây dựng được nền công vụ đó, đội ngũ cán bộ, công chức cần có
những chuẩn mực đạo đức công vụ. Đạo đức công vụ thể hiện trong các
hành vi cụ thể qua công việc của mỗi cán bộ, công chức. Đạo đức công vụ
được bao hàm trong đạo đức cách mạng. Đạo đức công vụ cần có những quy
tắc, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức bắt buộc mỗi cán bộ, công chức phải

tuân thủ.
Bất kỳ nhà nước nào cũng có những chuẩn mực đạo đức công vụ.
Ngoài những nội dung, chuẩn mực tương tự như nhau, tuỳ theo đặc điểm
văn hoá, tâm lý, xã hội... mỗi nước có những chuẩn mực đạo đức công vụ
riêng. Mặt khác, do đặc trưng mỗi công việc trong nền công vụ khác nhau,
hệ giá trị mà mỗi nghề nghiệp hướng tới là không giống nhau nên chuẩn
mực đạo đức của mỗi nghề sẽ khác nhau trong những tiêu chí cụ thể hoặc
mức độ yêu cầu đối với mỗi chuẩn mực có thứ bậc ưu tiên khác nhau.
Ở nước ta, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức công vụ được thể
hiện trong những nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực cơ bản sau:

Một là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân và Tổ
quốc ngày càng tốt hơn thì mọi người đều phải cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư. Người nói “anh em viên chức bây giờ cần có bốn đức tính là cần,
kiệm, liêm, chính”. Và nhấn mạnh, “những người trong các công sở đều có
nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ
trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”]. Người cán bộ, công chức
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ sự đóng góp của nhân dân.
Nhân dân trả công cho cán bộ để phục vụ họ thì cán bộ phải cố gắng làm để


phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhân dân, đúng như Bác căn dặn: “Cơm
chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi, nước
mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân
dân. Muốn làm như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm,
chính”. Người cán bộ, công chức làm việc công, tiêu tiền công, lại có ít
nhiều quyền hành nếu không có ý thức, tinh thần cao thì rất dễ hủ bại.
Theo Người, sở dĩ có nạn tham ô và lãng phí là do bệnh quan liêu. Vì
mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không

nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững.
Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí.
Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu đi liền với nhau, trong đó quan liêu tạo
điều kiện cho tham ô, lãng phí nảy nở và phát triển. Vì vậy, phải chống quan
liêu, phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, phải gần gũi dân, hiểu biết dân,
học hỏi dân, phải thực hành phê bình và tự phê bình, phải làm kiểu mẫu: cần
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong khi “chiến sĩ thì
hy sinh xương máu, đồng bào thì hy sinh mồ hôi nước mắt để đóng góp. Mà
những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức
lực, tiêu hao của cải của chính phủ và của nhân dân. Tội lỗi ấy cũng nặng
như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Chống lại kẻ địch này “giặc nội xâm” còn
khó khăn, phức tạp, quyết liệt hơn so với đánh giặc ngoại xâm.
Những tư tưởng về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí của
Bác được nêu ra cách đây đã hơn 60 năm. Liên hệ với tình hình thực tế nước
ta hiện nay, cho thấy, những lời dạy của Người hết sức sáng suốt, có giá trị
thực tiễn sâu sắc. Kinh tế thị trường bên cạnh những mặt mạnh, có nhiều tác
động có hại: Đó là khát vọng làm giàu bằng mọi cách, tâm lý chạy theo lợi
nhuận tối đa, coi trọng giá trị đồng tiền một cách mù quáng. Nó kích thích


thói ích kỷ, tự tư, tự lợi, đặt lợi ích cá nhân và gia đình lên trên lợi ích của
tập thể và xã hội. Nó sinh ra thói dối trá, gian xảo, lừa lọc, thực dụng, lối
sống coi trọng vật chất của xã hội tiêu thụ… Những tệ nạn này là nguy cơ
“tự diễn biến” từ bên trong, không thể coi thường. Nguyên nhân chủ yếu là
do chủ nghĩa cá nhân; do cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về
phẩm chất, đạo đức; tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa
nghiêm túc; đấu tranh chống các tệ nạn xã hội chưa quyết liệt; nói chưa đi
đôi với làm. Những tệ nạn này tạo điều kiện cho các thế lực thù địch công
kích, lợi dụng để gây sức ép, chống phá Đảng và công cuộc xây dựng đất
nước.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có mối quan hệ biện chứng,
gắn bó mật thiết với nhau. Theo Hồ Chí Minh: “Cần và Kiệm, phải đi đôi
với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm,“thì làm chừng
nào xào chừng ấy”… Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm, không phát
triển được”. “Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải
đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới có Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham
lam”. “Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ,
lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới hoàn toàn. Một người có Cần, Kiệm,
Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn”. Bác nhấn mạnh: Cần,
Kiệm, Liêm, Chính là vô cùng quan trọng và cần thiết, là nền tảng của đời
sống mới, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể,
giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; là thước đo văn minh tiến bộ của
một dân tộc. Theo Người: Một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính “là một
dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến
bộ”.
Hai là, phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.


Hồ Chí Minh yêu cầu: “Bất kỳ ai, ở địa vị nào, làm công tác gì, gặp
hoàn cảnh nào, đều phải có tinh thần trách nhiệm”. Người giải thích: “Tinh
thần trách nhiệm là gì? Là khi Đảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho ta
việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thần, lực
lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt mọi khó khăn, làm cho thành công.
Làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ
dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm”].
Là cán bộ không nên suy bì xem công việc của mình có quan trọng
hay không. Công việc nào cũng cần thiết đối với cách mạng. Vấn đề là ở chỗ
khi đã làm việc gì dù gặp khó khăn, trở ngại cũng phải quyết tâm hoàn thành
tốt nhiệm vụ. Vì vậy, Người luôn nhắc nhở: “Đã phụ trách việc gì thì quyết
làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy

hiểm”.
Ba là, chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinh thần sáng tạo trong thi
hành công vụ.
Mỗi người phải chấp hành nghiêm những quy định của cơ quan, của
tổ chức. Theo Hồ Chí Minh, trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên
trán hai chữ “cộng sản” là ta được họ yêu mến. Mỗi cán bộ, công chức, viên
chức khi thi hành công vụ cần phải gương mẫu về đạo đức, tự giác tuân thủ
kỷ luật của cơ quan, giữ vững nền nếp công tác, tránh được những cám dỗ.
Tinh thần sáng tạo trong công việc cũng là một chuẩn mực đạo đức mà
người cán bộ phải phát huy. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ phụ trách phải theo
đường lối chung nhưng cũng phải suy nghĩ tìm tòi, có những sáng kiến riêng
của mình, theo tinh thần “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, như thế công
việc mới “chạy” được.
Bốn là, có ý chí cầu tiến bộ, luôn luôn phấn đấu trong công việc.


Người cán bộ phải luôn có chí tiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ. “Xã hội
ngày càng tiến, công tác của ta cũng ngày càng tiến... Vì vậy, năng lực của
ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn phát triển, tiến lên không
ngừng. Không tiến, tức là thoái”]. Tinh thần cầu tiến bộ, học tập không
ngừng là một yêu cầu cao đối với mỗi cán bộ, công chức “Mỗi một đồng chí
ta phải có thái độ khiêm tốn, càng cựu, càng giỏi, càng phải khiêm tốn, phải
có lòng cầu tiến bộ, phải nhớ lấy câu nói của ông thầy chúng ta. Tự mãn, tự
túc là co mình lại, không cho mình tiến bộ thêm”.
Năm là, có tinh thần thân ái, hợp tác với đồng nghiệp trong thực
hiện công việc.
Mọi người cần đoàn kết thân mật, hợp tác chặt chẽ như tay với chân
thì công việc mới hoàn thành được. Bác chỉ rõ: “Đối với đồng chí mình phải
thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay
sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên

ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị”.
Nếu trong một tập thể mà các thành viên có thành kiến với nhau, dè dặt, đối
phó với nhau, kèn cựa lẫn nhau thì “nó làm cho trống đánh xuôi kèn thổi
ngược, nó làm cho công tác bị tê liệt, hư hỏng”. Tuy nhiên, thân ái, hợp tác ở
đây không phải là bao che khuyết điểm cho đồng nghiệp mà để giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ và kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ
luật trong thi hành công vụ và trong cuộc sống.
Người căn dặn chúng ta: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong
lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối
với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân
dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con


×