Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN ĐA ̣T

T×NH TIÕT XóI GIôC NG¦êI CH¦A THµNH NI£N
PH¹M TéI TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN ĐA ̣T

T×NH TIÕT XóI GIôC NG¦êI CH¦A THµNH NI£N
PH¹M TéI TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luâ ̣t hin
̀ h sư ̣ và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Đa ̣t


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT XÚI GIỤC
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ............................................7
1.1.

Khái niệm, đặc điểm của xúi giục người chưa thành niên phạm tội
và ý nghĩa quy đinh
̣ trong pháp luâ ̣t hình sự............................................7


1.1.1.

Khái niệm xúi giục người chưa thành niên phạm tội ....................................7

1.1.2.

Đặc điểm của xúi giục người chưa thành niên phạm tội .............................13

1.1.3.

Ý nghĩa của viê ̣c quy đinh
̣ xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong
pháp luật hình sự .........................................................................................16

1.2.

Các tiêu chí đánh giá về tình tiết xúi giục người chưa thành niên
phạm tội .....................................................................................................18

1.2.1.

Tiêu chí về người xúi giục ..........................................................................18

1.2.2.

Tiêu chí của người chưa thành niên bị xúi giục ..........................................21

1.2.3.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xúi giục với hành vi phạm tội ............22


1.3.

Vấn đề tăng nă ̣ng trách nhiệm hình sự của tin
̀ h tiế t xúi giục người
chưa thành niên phạm tội .........................................................................23

1.4.

Các yêu cầu cơ bản trong việc áp dụng tình tiết xúi giục người
chưa thành niên phạm tội .........................................................................27

1.4.1.

Các yêu cầu chung khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiê ̣m hình sự
trong quyết định hình phạt ..........................................................................28

1.4.2.

Các yêu cầu khi áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm
tội trong quyết định hình phạt .....................................................................33

Kế t luâ ̣n Chương 1 ..................................................................................................36


Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TÌNH TIẾT XÚI GIỤC NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG ...........................................................................38
2.1.


Khái lược sự hình thành và phát triển của tình tiết xúi giục người chưa
thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam ..............................38

Pháp luật hình sự thời kỳ phong kiến ..........................................................38
Giai đoạn từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi có Bộ luật
hình sự năm 1985 ........................................................................................40
2.1.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi có Bộ luật
hình sự năm 1999 ........................................................................................43
2.1.4. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay ..............................45
2.2.
Quy định về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội
trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiêṇ hành .............................................48
2.2.1. Xúi giục người chưa thành niên phạm tội với tư cách là tình tiết tăng
nặng trách nhiê ̣m hình sự ............................................................................48
2.2.2. Phân biê ̣t xúi giục người chưa thành niên phạm tội với các hành vi đươ ̣c
quy đinh
̣ là tiǹ h tiế t đinh
̣ tô,̣i đinh
̣ khung hin
̀ h pha ̣t ở mô ̣t số tô ̣i danh...........50
2.3.
Tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật
hình sự một số nước trên thế giới ............................................................53
2.4.
Thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nă ̣ng trách nhiêm
̣ hin
̀ h sư ̣ xúi giục
người chưa thành niên phạm tội ................................................................57
2.4.1. Thực tra ̣ng người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i và xúi giu ̣c người chưa thành
niên pha ̣m tô ̣i ở nước ta trong những nămngầđây (2010 - 2014) .....................57

2.4.2. Thực tra ̣ng áp du ̣ng tin
̀ h tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hin
̀ h sự xúi giu ̣c
người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i ..................................................................61
Kế t luâ ̣n Chương 2 ..................................................................................................70
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TÌNH TIẾT XÚI GIỤC NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN ........................................73
3.1.
Sự cần thiết hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
về tình tiế t xúi giuc̣ người chưa thành niên pha ̣m tô
i .................................
73
̣
2.1.1.
2.1.2.

3.2.

Hoàn thiện các quy định của Bô ̣ luật hình sự về tình tiết xúi giục
người chưa thành niên phạm tội ..............................................................78

3.2.1.

Phần chung Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự.........................................................................78


3.2.2.


Phần các tội phạm của Bô ̣ luâ ̣t hình sự .......................................................82

3.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết xúi giục
người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn hiện nay .........................87

3.3.1.
3.3.2.

Tăng cường công tác giải thić h , hướng dẫn áp dụng tin
̀ h tiế t xúi giục
người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i ..................................................................88
Nâng cao trình độ, kinh nghiê ̣m và ý thức pháp luật hình sự cho những

3.3.3.

người tiến hành tố tụng ...............................................................................93
Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát hoạt động áp du ̣ng pháp luâ ̣t
hình sự trong giải quyết vụ án hình sự ........................................................97

Kế t luâ ̣n Chương 3 ..................................................................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................102
PHỤ LỤC ...............................................................................................................107


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
(từ năm 2010 đến năm 2014)
Bảng 2.2: Tình hình người chưa thành niên phạm tội
2010 đến năm 2014)

107
(từ năm
107


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây , dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường
làm tình hình tội phạm có những diễn biến phức tạp, khó lường, tiề m ẩ n nguy cơ gia
tăng cao, đặc biệt là tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Theo báo cáo của
Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội
phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong 6 năm (2007-2013),
cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra , với 94.300 đối
tượng là trẻ vị thành niên phạm tội , tăng gần 4.300 vụ so với 6 năm trước đó, số vụ
án có xu hướng năm sau cao hơn năm trước . Một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng người chưa thành niên phạm tội gia tăng là do có sự xúi giục của người
khác. Thực tiễn công tác đấu tranh phòng , chống tội phạm cho thấy, việc kích động,
dụ dỗ , mua chuộc , thậm chí cưỡng bức , ép buộc người chưa thành niên phạm tội
đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất , mức độ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên


, xâm pha ̣m đế n

chính sách chăm lo, phát triển, bảo vệ người chưa thành niên của Đảng và Nhà nước
ta, gây ra những hâ ̣u quả to lớn cho xã hội.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định
tình tiết “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” là một tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự ta ̣i điểm n, khoản 1, Điều 48. Đây là một tình tiết hình sự phức tạp, tuy
nhiên chưa được quy định cụ thể , rõ ràng, mô ̣t loa ̣t các vấ n đề cầ n thiế t nhưng chưa
đươ ̣c quy đinh
̣ trong các văn bản pháp luâ ̣t hin
̀ h sự dẫn đế n viê ̣c hiể u và áp du ̣ng gă ̣p
nhiề u khó khăn . Trong thực tiễn xét xử , viê ̣c áp du ̣ng tin
̀ h tiế t xúi giu ̣c người chưa
thành niên phạm tội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế , vướng mắ c, nảy sinh nhiều quan
điểm khác nhau, thâ ̣m chí trái chiề u đã gây lúng túng cho các cơ quan tư pháp hin
̀ h
sự; đòi hỏi phải tiế n hành nghiên cứu , tổ ng kế t để có những giải pháp khắ c phu ̣c và
nâng cao hiê ̣u quả áp du ̣ng trong thực tiễn hiê ̣n nay.
Mă ̣t khác , dưới góc độ khoa học , tình tiết xúi giục người chưa thành niên

1


phạm tội vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toà n diê ̣n. Đế n nay, chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm
tội một cách chuyên sâu , đầ y đủ và hệ thống , mới chỉ đề câ ̣p dưới góc đô ̣ kiế n thức
cơ bản , khái lược nhất ; thâ ̣m chí nhiề u công trì nh khi nghiên cứu đế n tình tiế t tăng
nă ̣ng trách nhiê ̣m hiǹ h sự nói chung cũng không đề câ ̣p đế n tin
̀ h tiế t này . Bên ca ̣nh

đó, mô ̣t loạt các vấn đề về xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i cần phải làm
sáng tỏ để đi đế n quan điể m thố ng nhấ t , như: khái niệm, bản chất pháp lý, tiêu chí
đánh giá , tiêu chí xác định mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự , yêu cầ u khi áp
dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
Trước tình hình trên, đã đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và
hoàn thiện tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội. Chính vì vậy, học viên
chọn đề tài “Tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự
Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc si ̃ Luật học của mình .
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sau khi Bộ luật hình sự năm

1999 ra đời , đã có nhiều công trình, bài viết

nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
- Dưới góc đô ̣ giáo trình , sách chuyên khảo có mô ̣t số công trin
̀ h như : Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội , Hà Nội
năm 2007 của tập thể tác giả do GS .TSKH Lê Văn Cảm chủ biên ; Bình luận khoa
học hình sự (đã đươ ̣c sửa đổ i, bổ sung), Nxb. Hồ ng Đức, Hà Nội, năm 2013 của tâ ̣p
thể tác giả do PGS.TS Trầ n Minh Hưởng chủ biên ; Bình luận khoa học về các tình
tiế t tăng nă ̣ng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự , Nxb. Tổ ng hơ ̣p thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2009 của Thạc sĩ Đinh Văn Quế; .v.v.
- Dưới góc đô ̣ luận văn , luận án có mô ̣t s ố công trình ở cấp độ luận văn Thạc
sĩ như: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam

-

một số vấ n đề lý luận và thực tiễn ” của tác giả Phan Hồ ng Thúy, khoa Luâ ̣t, Đa ̣i ho ̣c
Quố c gia Hà Nô ̣ i, năm 2010; “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Trần Mạnh Toàn, khoa Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội, năm 2011; .v.v.

2


- Dưới góc đô ̣ bài viết trên các tạp chí có mô ̣t số công trình như : Các tình tiết
giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí
Luật học số 6/2000 của tác giả Bùi Kiến Quốc ; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Tòa án số 1/2003 của tác
giả Dương Tuyết Miên ; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án số 13/2004 của
tác giả Trịnh Tiến Việt ; những hạn chế trong các quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự năm
1999 về tình tiế t giảm nhe ,̣ tăng nặng trách nhiê ̣m hình sự và hướng khắ c phục , Tạp
chí Tòa án số 16/2008 của tác giả Hồ Sỹ Sơn ; một số vấn đề nhận thức và áp dụng
các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, Tạp chí Kiểm sát số 16/2006 của tác giả
Phạm Mạnh Hùng; một số vấ n đề cầ n chú ý khi áp dụng các tình tiế t tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự, Tạp chí Tòa án số 4/2010 của tác giả Đinh Văn Quế; .v.v.
Mô ̣t số công triǹ h nghiêu cứu trên đã đề cập đến tình tiết xúi giục người chưa
thành niên phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy
đinh
̣ ta ̣i điể m n, khoản 1, điề u 48 Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự năm 1999. Tuy nhiên, hầ u hế t các
công trình ng hiên cứu mới chỉ đề câ ̣p đế n kiế n thức khái quát , cơ bản nhấ t về tình
tiế t xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i ; thâ ̣m chí có công trin
̀ h khi nghiên cứu
về tiǹ h tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hin
̀ h sự nói chung nhưng không đề

câ ̣p đế n tin
̀ h


tiế t này. Như vâ ̣y, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nghiêu cứu nào đề
cập trực tiế p , phân tić h mô ̣t cách toàn diê ̣n , hê ̣ thố ng, chuyên sâu về lý luâ ̣n và thực
tiễn áp du ̣ng tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
Tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa khẳng định việc nghiên cứu đề tài
“Tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt
Nam” một cách hệ thống, toàn diện là khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận,
vừa có tính thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài giúp làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng của tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội

.

Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằ m hoàn thiện quy định của pháp luật hình

3


sự về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội và giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đặt ra một số
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tình tiết xúi giục người chưa thành
niên phạm tội, như: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các tiêu chí đánh giá, vấ n đề tăng
nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự và yêu cầu khi áp dụng tình tiết xúi giục n gười chưa thành
niên phạm tội;
+ Nghiên cứu khái lươ ̣c sự hình thành và phát triển của tình tiết xúi giục người
chưa thành niên phạm tội trong pháp luâ ̣t hin
̀ h sự Viê ̣t Nam thời kỳ phong kiế n và

giai đoa ̣n từ cách mạng tháng 8/1945 đến nay. Phân tích tình tiết xúi giục người chưa
thành niên phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy
đinh
̣ tại điểm n , khoản 1, Điều 48 Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiê ̣n hành ; phân biê ̣t với mô ̣t số
hành vi được quy định là tình tiết định

tô ̣i, định khung hình phạt trong một số tội

danh cụ thể của Bộ luật hình sự hiê ̣n hành. Đồng thời, phân tích, so sánh với các quy
đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiǹ h sự mô ̣t số quố c gia trên thế giớ;i
+ Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng tình tiết xúi giục người chưa thành niên
phạm tội; đồ ng thời, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắ c trong thực tiễn xét xư;̉
+ Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tình
tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
áp dụng trong thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tình tiết xúi giục người chưa thành niên
phạm tội với tư cách là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự
năm 1999; phân tích, đánh giá việc áp dụng tình tiết này trong thực tiễn xét xử trong
giai đoa ̣n hiê ̣n nay ở nước ta ; đưa ra mô ̣t số kiế n giải lâ ̣p pháp và giải pháp để nâng
cao hiệu quả áp dụng tình tiết này trong thực tiễn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác

4

- Lê Nin , tư



tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm , chính sách của Đảng , Nhà nước ta về đấu tranh
phòng, chống tội phạm nói chung, về xử lý đối với hành vi xúi giục người chưa thành
niên phạm tội nói riêng. Viê ̣c nghiên cứu còn dựa vào các văn bản pháp luâ ̣t hình sự,
các luận điểm khoa học của các nhà khoa học luâ ̣t hình sự Việt Nam đươ ̣c đề câ ̣p
trong các giáo trình luật hình sự, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu và các bài
viết đăng trên các tạp chí. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng những thông tin qua trao
đổ i với cán bô ̣ thực tiễn , tài liệu trong thực tiễn xét xử , trên ma ̣ng internet và các
phương tiện thông tin khác.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá triǹ h nghiên cứu , tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của
chủ nghĩa duy vật biện chứng

, chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp

nghiên cứu cơ bản , chủ yếu ; đồ ng thời có sự kế t hơ ̣p với các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành , như: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, thống kê,
phương pháp lịch sử cụ thể, .v.v.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn là kết quả nghiên cứu một cách tương đố i toàn diê ̣n , tổng thể và
hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tình tiết xúi giục người chưa
thành niên phạm tội trong luâ ̣t hin
̀ h sự Viê ̣t Nam ở cấ p đô ̣ Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ góp
phầ n bổ sung vào hê ̣ thố ng lý luâ ̣n khoa ho ̣c luâ ̣t hình sự nói chung

, tình tiết tăng

nă ̣ng trách nhiê ̣m hì nh sự nói riêng.
- Luận văn góp phần giúp xác định và áp du ̣ng đúng đắn , chính xác tình tiết
xúi giục người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn công tác điề u tra


, truy tố ,

xét xử. Đồng thời, đưa ra mô ̣t số kiế n nghi ̣nhằm hoàn thiện cá c quy định pháp luật
hình sự và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiế t xúi giu ̣c người chưa thành
niên pha ̣m tô ̣i trong thực tiễn hiê ̣n nay.
7. Điểm mới của đề tài
- Xây dựng quan điể m khoa ho ̣c về khái niê ̣m , tiêu chí đánh giá , tiêu chí xác
đinh
̣ mức đô ̣ tăng nă ̣ng và yêu cầ u khi áp du ̣ng tin
̀ h tiế t xúi giu ̣c người chưa thành
niên pha ̣m tô ̣i góp phầ n đưa đế n nhâ ̣n thức thố ng nhấ t , đầ y đủ , toàn diện.

5


- Chỉ ra những ha ̣n chế , thiế u sót trong các quy đinh
̣ của Bô ̣ l uâ ̣t hình sự hiê ̣n
hành về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội và những bất cập

, khó

khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
- Đưa ra một số kiến giải lâ ̣p pháp cu ̣ thể nhằ m hoàn thiện quy định của pháp
luật hình sự về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội và giải pháp nâng
cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo , phụ lục, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tình tiết xúi giục người chưa thành niên

phạm tội;
Chương 2. Quy đinh
̣ về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội
trong pháp luâ ̣t hiǹ h sự và thực tiễn áp dụng;
Chương 3. Một số kiến nghi ̣nhằ m hoàn thiê ̣n các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t
hình sự về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội và giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT
XÚI GIỤC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1. Khái niệm, đặc điểm của xúi giục người chưa thành niên phạm tội
và ý nghĩa quy định trong pháp luật hình sự
1.1.1. Khái niệm xúi giục người chưa thành niên phạm tội
Để nhâ ̣n thức và hiể u rõ khái niê ̣m xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i ,
trước tiên ta cầ n làm rõ khá i niê ̣m của hai thuâ ̣t ngữ là người chưa thành niên và
hành vi xúi giục phạm tội . Đây là hai thành tố cấ u thành nên thuâ ̣t ngữ xúi giục
người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i , đồ ng thời cũng là hai khái niệm cơ bản liên quan
đến nhiều chế đinh
̣ khác trong pháp luâ ̣t hin
̀ h sự.
* Về người chưa thành niên: Chúng ta có thể nhận biết người chưa thành
niên là người chưa trưởng thành, chưa phát triển một cách toàn diện về thể chất và
tinh thần, chưa có đủ khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi, chưa có
đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một công dân theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t . Việc

xác định một người là người thành niên hay người chưa thành niên phải dựa trên sự
phát triển về mặt thể chất và tinh thần của người đó, được cụ thể hóa bằng giới hạn
độ tuổi trong các văn bản pháp luật.
Theo pháp luật quốc tế , các quy định đều thống nhất xác định người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổ i. Cụ thể như:
- Điề u 11 Các quy tắc của Liên hợp quốc về bả o vê ̣ người chưa thành niên bi ̣
tước tự do , đươ ̣c Đa ̣i hô ̣i đồ ng Liên hơ ̣p quố c thông qua ngày 14/12/1990 đã quy
đinh:
̣ “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổ i” [27, tr. 695].
- Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hơ ̣p quố c về hoạt động tư pháp đối
với người vị thành niên (còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh ), được Đại hội đồng Liên hơ ̣p
quố c thông qua ngày 29/11/1985 quy đinh
̣ : “Người chưa thành niên là trẻ em hay
thanh thiế u niên mà tuỳ theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xử lý khi phạm tội ,
theo một phương thức khác với người lớn ” [27, tr. 750]. Bên ca ̣nh đó , khi Điề u 1

7


Công ước về quyề n trẻ em , đươ ̣c Đa ̣i hô ̣i đồ ng

Liên hơ ̣p quố c thông qua ngày

20/11/1989 nêu rõ : “Trong phạm vi Công ước này , trẻ em có nghĩa là bất kỳ người
nào dưới 18 tuổ i, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy
đi ̣nh tuổ i thành niên sớm hơn” [27, tr. 162 - 163].
Mă ̣c dù , pháp luật quốc tế thừa nhận người chưa thành niên là ngườ

i dưới


18 tuổ i , tuy nhiên không bắ t buô ̣c các quố c gia thành viên phải tuân theo quy định
này mà để mở cho các quốc gia có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn tuỳ thuô ̣c vào
điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, truyền thống pháp lý , yế u tố về tâm, sinh lý của
con người , tình hình và yêu cầu trong đấu tranh phòng , chố ng tô ̣i pha ̣m của người
chưa thành niên . Do đó , ở các quốc gia khác nhau , đô ̣ tuổ i của người chưa thành
niên đươ ̣c pháp luâ ̣t quy đinh
̣ cũng

có thể khác nhau. Tại Viê ̣t Nam , thuâ ̣t ngữ

người chưa thành niên đươ ̣c sử du ̣ng trong pháp luâ ̣t dân sự

, tố tu ̣ng dân sự , hình

sự, tố tu ̣ng hiǹ h sự , lao đô ̣ng , hành chính , hôn nhân và gia đin
̀ h .v.v.; mỗi ngành
luâ ̣t có sự điề u chỉnh đế n người

chưa thành niên ở các khía ca ̣nh , lĩnh vực khác

nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm người chưa thành
niên, mới chỉ quy đinh
̣ về dấ u hiê ̣u đô ̣ tuổ i của người chưa thành niên

là chưa đủ

18 tuổ i . Cụ thể như:
- Người từ đủ 18 tuổ i trở lên là người thành niên. Người chưa đủ
18 tuổi là người chưa thành niên [50, Điề u 18];
- Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi

[52, Điề u 161];
- Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ
mười tám tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã
thành niên [49, Điề u 308, khoản 3].
- Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổ i đế n dưới 18 tuổ i pha ̣m tô ̣i
phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định tại Chương này, đồ ng
thời theo những quy đinh
̣ khác của Phầ n chung Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự không
trái với những quy định của Chương này [48, Điề u 68].
Như vâ ̣y , có thể khẳng định theo quy định của pháp luật Việt Nam

8

, người


chưa thành niên là ng ười chưa đủ 18 tuổ i. Quy đinh
̣ này hoàn toàn phù hơ ̣p , thố ng
nhấ t với quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t quố c tế về đô ̣ tuổ i người chưa thành niên
thời, đây chính là dấ u hiê ̣u cơ bản , đă ̣c trưng nhấ t để xác đinh
̣

. Đồng

và nhận biết mô ̣t

người là người thành niên hay người chưa thành niên.
Dưới góc đô ̣ khoa ho ̣c , xuấ t phát từ nhiề u góc đô ̣ nghiên cứu


khác nhau

dẫn đế n các khái niệm khác nhau về người chưa thành niên , chưa có sự thố ng
nhấ t . Đồng thời , hầ u hế t các khái niê ̣m khoa ho ̣c đưa ra đề u chưa phản ánh đươ ̣c
đầ y đủ các dấ u hiê ̣u về thể chấ t

, tâm lý , quyề n và nghiã vu ̣ công dân của người

chưa thành niên , như:
- Người chưa thành niên là những người có đô ̣ tuổ i từ 12 đến dưới
18 tuổ i [34, tr. 23];
- Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổ i, người ở lứa tuổ i
chưa thực sự phát triể n hoàn thiê ̣n về mă ̣t thể chấ t và tâm sinh lý

, chưa

hình thành và ổn định về nhân cách [25, tr.157];
- Người chưa thành niên hay vị thành viên là “người chưa đủ 18
tuổ i” [66, tr. 870].
Từ các phân tích trên , có thể hiể u: Người chưa thành niên theo quy đi ̣nh của
pháp luật Việt Nam là người chưa đủ 18 tuổ i, chưa phát triể n hoàn thiê ̣n về thể chấ t
và tâm lý, chưa có đầ y đủ các quyề n và nghiã vụ công dân .
* Về hành vi xúi giục phạm tội: Dưới góc độ khoa ho ̣c về ngôn ngữ đều thống
nhấ t nô ̣i hàm của khái niệm xúi giục là xui khiến, thúc đẩy người khác thực hiện hành
vi sai trái; tuy nhiên có nhiều cách giải thích, diễn đa ̣t khác nhau, như: Theo Đại từ điển
Tiếng Việt: “Xúi giục: xúi bẩy và đốc thúc người khác làm điều xấu, điều ác” [73, tr.
1877]; theo từ điển Tiếng Việt: “Xúi giục: xui và thúc đẩy người khác làm việc sai
trái, với dụng ý xấu” [37, tr. 1197]; theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân:
“Xúi giục là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác làm một việc sai trái”

[66, tr. 1331].
- Dưới góc đô ̣ pháp luật hình sự : Đến nay , vẫn chưa có m ột văn bản quy
phạm pháp luật nào quy đinh
̣ về khái niê ̣m hành vi xúi giục với tính chấ t là sự giải

9


thích về mặt lập pháp , mà hành vi xúi giục phạm tội đươ ̣c hiể u gián tiếp thông qua
quy đinh
̣ về người xúi giu ̣c trong đồ n g pha ̣m tại khoản 2, Điều 20 Bộ luật hình sự
“Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm”. Từ quy đinh
̣ này , ta có thể hiể u hành vi xúi giục phạm tội bao gồ m các da ̣ng
hành vi như kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiê ̣n hành vi phạm tội.
- Dưới góc đô ̣ khoa ho ̣c luâ ̣t hình sự : Hầu hết các nhà hình sự học chưa đưa
ra khái niê ̣m về hành vi xúi giu ̣c phạm tội; mô ̣t số quan điể m hiể u hành vi xúi giu ̣c
phạm tội dựa trên quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự về người xúi giu ̣c trong đồ ng pha ̣m
với các da ̣ng hành vi “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy”. Tuy nhiên, cầ n hiể u hành vi xúi
giục phạm tội là “cố ý tác động người khác nhằ m thúc đẩy họ phạm

tội... Sự xúi

giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như : kích động, lôi kéo, cưỡng ép,
dụ dỗ, lừa dố i.” [15, tr. 304], đồ ng thời, “Sự xúi giục đòi hỏi phải gây ảnh hưởng
mạnh mẽ về mặt tâm lý đối với người khác, cho nên loại hành vi này luôn được thực
hiê ̣n dưới hình thức hành động” [5, tr. 262]. Như vâ ̣y, hành vi xúi giục phạm tội đã
tác động đến tinh thần , tư tưởng của người khác làm họ đi đến thực hiện hành vi

phạm tội, được biể u hiê ̣n dưới nhiề u da ̣ng hành vi khác nhau n hưng khái quát lại có
hai phương thức thực hiện là phương thức thuyết phục và phương thức bắt buộc.
Phương thức thuyết phục là dùng lời lẽ hoặc lợi ích vật chất để làm người khác tin
theo mà thực hiện hành vi theo ý muốn của người xúi giục; phương thức bắt buộc là
cưỡng ép, đe dọa buộc người khác thực hiện hành vi theo ý muốn của người xúi
giục. Hình thức xúi giục cũng rất đa dạng như : bằ ng lời nói , bằ ng các hành vi ra
hiê ̣u, bằ ng thư. Đồng thời, lỗi của người xúi giu ̣c trong thực hiê ̣n hành vi xúi giu ̣c
phạm tội phải là lỗi cố ý.
Bên ca ̣nh đó , hành vi xúi giục phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi
phạm tội thực tế xảy ra do sự xúi giục . Hành vi xúi giục phải là hành vi trực tiếp và
cụ thể, nghĩa là “người xúi giục phải trực tiế p nhằ m vào một hoặc một số người cụ
thể và phải nhằ m gây ra viê ̣c thực hiê ̣n một tội phạm cụ thể , chứ không có cái gọi là
xúi giục chung chung, trừu tượng” [5, tr. 263].
Trong xúi giu ̣c pha ̣m tô ̣i , “người xúi giục có thể là người đã nghi ̃ ra viê ̣c

10


phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực hiện thông qua người khác
nhưng cũng có thể chỉ có tác động kích động, thúc đẩy người khác vốn đã có ý định
phạm tội thực hiện ý định đó trên thực tế” [36, tr. 145]. Như vâ ̣y, người bi ̣xúi giu ̣c
có thể có sẵn ý định phạm tội từ trước hoặc nảy sinh ý định phạm tội sau khi có s ự
xúi giục, tuy nhiên có điể m chung là đề u đi đế n thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i do sự
xúi giục của người khác . Điề u này thể hiê ̣n rõ hành vi xúi giục không có đặc điểm
đứng trên điều khiển, chỉ huy, không có việc ra mệnh lệnh mà chỉ là truyền ý chí
phạm tội cho người khác.
Trên cơ sở phân tích ở trên , có thể hiểu hành vi xúi giục phạm tội là hành vi
tác động đến tinh thần của người khác làm họ đi đến thực hiê ̣n tội phạm , được thể
hiện thông qua các dạng hành vi lôi kéo


, dụ dỗ, kích động, mua chuộc, đe dọa,

cưỡng ép hoặc bằ ng thủ đoạn khác.
* Xúi giục người chưa thành niên phạm tội: Đây là một trường hợp đặc biệt
của hành vi xúi giục phạm tội , tính đă ̣c biê ̣t thể hiê ̣n ở đối tượng mà hành vi xúi
giục tác động đến là người chưa thành niên . Vì vậy, dạng hành vi này mang đầ y đủ
tính chất, đă ̣c điể m của hành vi xúi giục phạm tội. Bên ca ̣nh đó , xúi giục người chưa
thành niên phạm tội đươ ̣c quy đinh
̣ là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại
điểm n, khoản 1, điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999, có ý nghĩa làm tăng lên tính
nguy hiể m cho xã hô ̣i của hành vi pha ̣m tô ̣i , tăng nă ̣ng mức đô ̣ trách nhiê ̣m hình sự
đố i với người pha ̣m tô ̣i. Đây còn là mô ̣t tr ong các căn cứ pháp lý để Tòa án áp dụng
khi quyế t đinh
̣ hình pha ̣t đố i với người xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i

.

Với một vị trí khá quan trọng nhưng Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về khái niệm xúi giục người chưa thành niên
phạm tội, dẫn đế n viê ̣c nhâ ̣n thức và áp du ̣ng tin
̀ h tiế t này trong thực tiễn còn gă ̣p
nhiề u khó khăn, chưa có quan điể m thố ng nhấ t . Tuy nhiên, căn cứ vào các quy đinh
̣
của pháp luâ ̣t hiǹ h sự hiê ̣n hành thì có thể thấy bản chất pháp lý của hành vi này là
lôi kéo, kích đô ̣ng, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổ i thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i.
Dưới góc độ khoa học luâ ̣t hin
̀ h sự , hầ u hế t các nhà hình sự học đều thống
nhấ t về nô ̣i dung của khái niê ̣m xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i là xúi giục
người chưa đủ 18 tuổ i thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m . Tuy nhiên, các tác giả lại đưa ra khái


11


niê ̣m khác nhau , tâ ̣p trung ở viê ̣c đưa ra các dạng hành vi khác nhau nhằ m mô tả
cho hành vi xúi giục , các dạng hành vi này vẫn chủ yếu xoay quanh hành vi “kích
đô ̣ng, dụ dỗ, thúc đẩy” của người xúi giục trong đồng phạm . Cụ thể như:
- Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là trường hợp người
phạm tội đã lợi dụng sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất và tâm
sinh lý của người chưa đủ 18 tuổi để dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo, kích động, thúc
đẩy họ phạm tội [5, tr. 408].
- Xúi giục người chưa thành niên

phạm tội là hành vi của một

người đã kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa thành niên thực hiện tội
phạm [40, tr. 122].
- Xúi giục người chưa thành niên

phạm tội là xui khiến, kích

động, dụ dỗ, lôi kéo, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội
phạm [29, tr. 172].
- Xúi giục người chưa thành niên phạm tội được hiểu là trường
hợp người phạm tội kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi
thực hiện tội phạm [28, tr. 170].
- Hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội là hành vi kích
động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa thành niên thực hiện tội phạm [25, tr.
157], [26, tr. 149].
- Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là xui khiến, kích động,
dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội phạm [23, tr. 183].

- Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là trường hơ ̣p người
phạm tội đã dùng các thủ đoạn khác nhau như dụ dỗ , rủ rê, lôi kéo , kích
đô ̣ng, thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội [14, tr. 249].
- Xúi giục người chưa thành niên phạm tội đươ ̣c hiể u là kić h đô ̣ng,
dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổ i thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m [71, tr. 340].
Tác giả hoàn toàn đồng tình với nội hàm của x úi giục người chưa thành niên
phạm tội là hành vi cố ý tác động làm người

chưa đủ 18 tuổ i đi đế n thực hiê ̣n tô ̣ i

phạm. Tuy nhiên, xúi giục người chưa thành niên phạm tội chỉ là một trường hợp

12


của hành vi xúi giục phạm tội . Vì vậy , tác giả nhận thấy nô ̣i hàm của hành vi xúi
giục người chưa thành niên phạm tội phải bao hàm đầy đủ các dạng hành vi trong
phương thức thuyế t phu ̣c và phương thức bắ t buô ̣c ; viê ̣c mô tả thiế u các dạng hành
vi mang tính đă ̣c trưng sẽ dẫn đế n viê ̣c nhâ ̣n thức không đầ y đủ , bỏ sót các trường
hơ ̣p đáng ra phải đươ ̣c xác đinh
̣ là xúi giục người chưa thành niên phạm tội.
Từ những phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về xúi giục người chưa
thành niên phạm tội như sau: Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là hành vi
nguy hiể m cho xã hội , có tác động đến tinh thầ n làm người chưa đủ 18 tuổ i đi đế n
thực hiê ̣n tội phạm, được thể hiện ở các dạng hành vi lôi kéo, dụ dỗ, kích động, mua
chuộc, cưỡng ép hoặc bằ ng thủ đoạn khác.
1.1.2. Đặc điểm của xúi giục người chưa thành niên phạm tội
Trên cơ sở khái niệm khoa học và thực tiễn áp dụng có thể chỉ ra mô ̣t số đă ̣c
điể m cơ bản của xúi giục người chưa thành niên phạm tội, như sau:
Thứ nhấ t : Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là hành vi nguy hiểm

cho xã hội . Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiê ̣n ở viê ̣c hành vi này đã xâm pha ̣m
đến chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm lo

, bảo vệ , phát triển

người chưa thành niên ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của
người chưa thành niên, thúc đẩ y ho ̣ đi vào con đường pha ̣m tô ̣i; có tác động tiêu cực
đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.
Thứ hai: Xúi giục người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i được thể hiện bằng hành
vi tác động đến tinh thầ n , tư tưởng người chưa thành niên làm họ đi đến thực hiện
tô ̣i pha ̣m. Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là một trường hợp đặc biệt của
hành vi xúi giục phạm tội , đươ ̣c thực hiê ̣n thông qua hai phương thức là phương
thức thuyế t phu ̣c và phương thứ c bắ t buô ̣c với các dạng hành vi như: lôi kéo, dụ
dỗ, kích động, thúc đẩy, cưỡng ép , đe do ̣a hoă ̣c bằ ng thủ đoa ̣n khác . Hành vi xúi
giục người chưa thành niên phạm tội luôn được thể hiện dưới dạng hành động

,

nghĩa là phải bằng m ột hành động cụ thể như : lời nói , cử chỉ , điê ̣u bô ̣ hoă ̣c hành vi
ra tin
́ hiê ̣u ; không thể tồ n ta ̣i hành vi xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i dưới
dạng không hành động .

13


Bên ca ̣nh đó , giữa hành vi xúi giu ̣c với hành vi pha ̣

m tô ̣i do người chưa


thành niên thực hiện phải có mối quan hệ nhân quả , trong đó “Hành vi xúi giục là
nguyên nhân dẫn đế n tội phạm do người bi ̣ xúi giục thực hiê ̣n
tội của người bi ̣ xúi giục là mục đích v

, còn hành vi phạm

à là kết quả của hành vi xúi giục”

tr.262]. Nế u không có hành vi xúi giu ̣c thì cũng không có hành vi pha ̣m tô ̣i

[5,
xảy ra,

người chưa thành niên sẽ không nảy sinh ý đinh
̣ pha ̣m tô ̣i hoă ̣c không đi đế n quyế t
đinh
̣ thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i . Nế u hành vi pha ̣m tô ̣i không xảy ra hoă ̣c xảy ra
nhưng không phải do tác động của hành vi xúi giục thì hành vi xúi giục đó đươ ̣c
xem là chưa hoàn thàn h và khi đó hành vi đó không phải là

xúi giục người chưa

thành niên pha ̣m tô ̣i .
Thứ ba: Hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội phải trực tiế p và
cụ thể, tức là phải trực tiếp tác động nhằm vào tội phạm cụ thể, người chưa thành
niên cụ thể. Hành vi xúi giục có vai trò quyết định đối với hành vi phạm tội, đó là
sự truyền dẫn ý chí từ người xúi giục đến người chưa thành niên bị xúi giục . Do đó,
để người chưa thành niên đi đến thực hiện hành vi phạm tội cụ thể thì hành vi xúi
giục cũng phải cụ thể . Trường hợp người xúi giục chỉ có lời nói, hành vi gợi ý có
tính chất chung chung không nhằm vào những người chưa thành niên cụ thể, không

hướng đến việc xúi giục thực hiện một tội phạm cụ thể hoă ̣c

hành vi có tính chất

tuyên truyề n , phổ biế n những tư tưởng xấ u có ảnh hưởng giá

n tiế p đế n quá trình

hình thành ý đinh
̣ pha ̣m tô ̣i thì họ không phải là người xúi giục trong đồng phạm,
hành vi đã thực hiê ̣n không phải là xúi giu ̣c ngườ i chưa thành niên pha ̣m tô ̣i.
Bên ca ̣nh đó , xúi giục người chưa thành niên phạm t ội chỉ được xem xét khi
có người phạm tội, vụ án hình sự cụ thể xảy ra . Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự chỉ là mô ̣t trong các da ̣ng của tin
̀ h tiế t hin
̀ h sự, có ý nghĩa tăng nặng mức độ trách
nhiê ̣m hình sự nên không có ý nghiã đinh
̣ tô ̣i hay đinh
̣ khung hình pha ̣t . Vì vậy, tình
tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hiǹ h sự nói chung, tình tiết xúi giục người chưa thành niên
phạm tội nói riêng phải gắ n với mô ̣t người pha ̣m tô ̣i cu ̣ thể

, rõ ràng và ch ỉ tồn tại

trong vu ̣ án hiǹ h sự cu ̣ thể . Không thể có tin
̀ h tiế t xúi giục người chưa thành niên
phạm tội nằ m ngoài vu ̣ án hình sự và không gắ n với người pha ̣m tô ̣i cu ̣ thể.
Thứ tư: Xúi giục người chưa thành niên phạm tội là hành vi được thực hiện

14



với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hơ ̣p này , người xúi giục có ý định rõ
ràng thúc đẩy người chưa thành niên phạm tội và hiện thực hóa ý định đó thông qua
hành vi xúi giục của mình. Điề u này đươ ̣c thể hiê ̣n ở viê ̣c:
Người xúi giu ̣c

nhận thức đươ ̣c tin
́ h nguy hiể m cho xã hô ̣i

của hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm

, nhâ ̣n thức đươ ̣c

tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà người bị xúi giục sẽ
thực hiê ̣n , thấ y trướ c hâ ̣u quả pha ̣m tô ̣i chung v

à mong muốn hậu

quả xảy ra [72, tr. 257].
Thứ năm: Đối tượng tác động của hành vi xúi giục là người chưa thành niên,
tức là người chưa đủ 18 tuổi. Người chưa thành niên là người chưa phát triển một
cách toàn diện về thể chất và tinh thần; họ chưa nhận thức và điều khiển hành vi
một cách đầy đủ, rất dễ bị tác động đến tâm lý dẫn đến những hành vi sai trái nói
chung, hành vi phạm tội nói riêng. Đây là mô ̣t trong các dấ u hiê ̣u bắ t buô ̣c để xác
đinh
̣ có phả i là xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i hay không

. Xuấ t phát từ


quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hình sự về đô ̣ tuổ i phải chiụ trách nhiê ̣m hình sự

nên giữa

người xúi giu ̣c với người chưa thành niên có thể là đồng phạm trong thực hiện tội
phạm, có thể không là đồng phạm. Trường hợp người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi
thì không có đồng phạm trong thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục là xúi giục người
chưa thành niên pha ̣m tô ̣i ; người có hành vi xúi giục là người thực hiện tội phạm,
người chưa thành niên đươ ̣c coi là công cụ, phương tiện để người xúi giục thực hiện tội
phạm [39, tr. 135]. Trường hợp người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi, hành vi xúi giục là xúi giục người chưa thành niên phạm tội, tùy theo tính chất,
mức đô ̣ của tô ̣i pha ̣m đã thực hiê ̣n mà người xúi giu ̣c với người chưa thành niên có
thể là đồ ng pha ̣m , khi đó người có hành vi xúi giục giữ vai trò là người xúi giục và
người chưa thành niên giữ vai trò là người thực hành trong đồ ng pha ̣m.
Thứ sáu : Xúi giục người chưa thành niên phạm tội

đươ ̣c quy đinh
̣ là một

tình tiết tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hin
̀ h sự tại điểm n , khoản 1, điề u 48 Bộ luật hình
sự năm 1999. Với vai trò là tình tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự nên

xúi giục

người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i có ý nghiã làm tăng tin
́ h nguy hiể m cho xã hô ̣i

15



của hành vi phạm tội , tăng nă ̣ng mức đô ̣ trách nhiê ̣m hình sự của người pha ̣m tô ̣i ,
không có ý ngh ĩa trong việc xác định tội danh hoặc khung hình phạt

. Viê ̣c quy

đinh
̣ xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i là tình tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m
hình sự xuất phát từ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc b
vê ̣ người chưa thành niên , trừng tri ,̣ răn đe người có hành vi xúi giu ̣c
người chưa thành niên thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m

ảo

, lơ ̣i du ̣ng

; đồ ng thời , nhằ m ha ̣n chế sự tùy tiê ̣n ,

lạm quyền của cơ quan tư pháp hình sự trong việc xem xét tă

ng nă ̣ng trách

nhiê ̣m hiǹ h sự đố i với người pha ̣m tô ̣i .
1.1.3. Ý nghĩa của viê ̣c quy đinh
̣ xúi giục người chưa thành niên phạm tội
trong pháp luật hình sự
Bô ̣ luâ ̣t hình sự hiê ̣n hành quy đinh
̣ x úi giục người chưa thành niên phạm tội
là mô ̣t tiǹ h tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hin

̀ h sự , viê ̣c quy định này có ý nghĩa hết sức
to lớn về mă ̣t pháp lý và chính trị, xã hội.
- Ý nghĩa về mặt pháp lý : Theo quy đinh
̣ của Bô ̣ luâ ̣t hình sự
các căn cứ khi quyết

, mô ̣t trong

đinh
̣ hiǹ h pha ̣t là xem xét , cân nhắ c đế n các tin
̀ h tiế t tăng

nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự . Như vâ ̣y , viê ̣c quy định xúi giu ̣c người chưa thành
niên pha ̣m tô ̣i là tiǹ h tiế t tăng nă ̣ng trách nhiê ̣m hin
̀ h sự có ý nghiã

quan tro ̣ng

trong hoạt động quyết định hình phạt , góp phần xác định trách nhiệm hình sự đối
với người pha ̣m tô ̣i , đảm bảo viê ̣c xử lý nghiêm minh , tạo sự giáo dục và răn đe
đố i với người có hành vi xúi giu ̣c người chưa thành niên pha ̣m tô ̣i
phương châm trong đường lố i xử lý
“trừng tri ̣ kế t hợp với giáo dục

, thể hiê ̣n

“nghiêm tri ̣ kế t hợp với khoan hồ ng”

,


, thuyế t phục , cải tạo” . Với mô ̣t hin
̀ h pha ̣t công

bằ ng, phù hợp sẽ là tiền đề để đạt được mục đích của hìn

h pha ̣t , sẽ giúp người

phạm tội dễ dàng tiếp nhận , tạo điề u kiê ̣n để ho ̣ tích cực cải ta ̣o
hoàn lương . Tuy nhiên, khi hin
̀ h pha ̣t quá nghiêm kh
không phục, hình phạt quá nhẹ sẽ tạo tâm

, có quyết tâm

ắc sẽ tạo tâm lý bất mãn

,

lý coi thường pháp luật ở người phạm

tô ̣i đều sẽ trở thành vật cản cho quá trình giáo dục , cải tạo .
Với ý nghiã làm tăng nă ̣ng mức đô ̣ trách nhiê ̣m hin
̀ h sự , tình tiết này còn là
mô ̣t phương tiê ̣n để phân hóa trách nhiê ̣m hình sự trong luật , đảm bảo mức đô ̣ tăng

16


nă ̣ng trách nhiê ̣m hình sự đưa ra tương xứng với tính chấ t , mức đô ̣ nguy hiể m cho
xã hội của hành vi xúi giục phạm tội . Thâ ̣m chí , có trường hơ ̣p tin

̀ h tiế t tăng nă ̣ng
trách nhiệm hình sự này còn có ảnh hưởng đến viê ̣c Tòa án quyế t đinh
̣ áp du ̣ng loa ̣i
hình phạt nào đối với người xúi giục khi họ bị áp dụng khung hình phạt quy định
nhiề u loa ̣i hiǹ h pha ̣t . Viê ̣c quy đinh
̣ chin
́ h thức trong Bô ̣ luâ ̣t hin
̀ h sự
pháp lý để cơ quan tiế n hành tố tu ̣ng áp du ̣ng

còn là cơ sở

, hạn chế đến mức thấp nhất sự tùy

tiê ̣n, lạm quyền của cơ quan tư pháp hình sự khi xem xét mức độ trách nhiệm h ình
sự của người pha ̣m tô ̣i , qua đó đảm bảo thực hiê ̣n tố t các nguyên tắ c của pháp luâ ̣t
hình sự như: nguyên tắ c pháp chế xã hô ̣i chủ nghiã , nguyên tắ c công bằ ng , nguyên
tắ c công minh, .v.v.
Bên ca ̣nh đó , viê ̣c quy đinh
̣
trong Bô ̣ luâ ̣t hiǹ h sự

xúi giục người chưa thành niên phạm tội

còn góp phần hoàn thiện chính sách hình sự trong xử lý

tội phạm nói chung , hoàn thiện quy đinh
̣ về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự nói riêng ; không bỏ sót trường hơ ̣p làm tăng tính nguy hiể m cho xã hô ̣i
của hành vi phạm tội .

- Ý nghĩa chính trị, xã hội: Người chưa thành niên là người chưa phát triể n
mô ̣t cách đầ y đủ về thể chấ t và tâm lý , là đối tượng dễ bị tổn thương ; đây cũng là
thế hê ̣ trẻ, chủ nhân tương lai của đấ t nước. Vì vậy, Nhà nước ta cầ n có những chính
sách trên các liñ h vực nhằ m quan tâm, chăm lo, bồ i dưỡng và bảo vệ đố i với người
chưa thành niên , trong đó có chin
́ h sách hin
̀ h sự . Pháp luật hình sự quy định xúi
giục người chưa thành niên phạm tội là một

trong những tình tiế t tăng nă ̣ng trách

nhiê ̣m hiǹ h sự góp phần thực hiê ̣n tố t chin
́ h sách bảo vệ , phát triển đố i với người
chưa thành niên , hạn chế viê ̣c lôi kéo , xúi giục người chưa thành niên đi vào con
đường pha ̣m tô ̣i . Đồng thời , có ý nghĩa giáo dục , răn đe người phạm tội, làm cho
mọi công dân thấy rõ các trường hợp cần xử tăng nặng

; điề u này sẽ tác đô ̣ng tić h

cực trong công tác phòng ngừa tô ̣i pha ̣m , qua đó góp phầ n kiề m chế và làm giảm
tình hình tô ̣i pha ̣m nói chung, tình hình người chưa thành niên phạm tội nói riêng.
Quy đinh
̣ xúi giục người chưa thành niên phạm tội là tình tiết tăng nặng trách
nhiê ̣m hình sự còn góp phần đảm bảo thực hiện công bằng và nhân đa ̣o xã hô ̣i chủ

17


nghĩa trong liñ h vực hình sự . Công bằ ng thể hiê ̣n dưới góc đô ̣ hành vi phạm tội có
tính chất nguy hiểm cho xã hội đến đâu thì phải chịu mức độ trách nhiệm hình sự

đến đó; nhân đa ̣o xã hô ̣i chủ nghiã thể hiê ̣n ở viê ̣c áp dụng hình phạt và biện pháp tư
pháp ở mức cần thiết để tạo sự giáo dục , răn đe người pha ̣m tô ̣i , phát huy hiệu quả
trong đấ u tranh phòng, chố ng tô ̣i pha ̣m.
Bên ca ̣nh đó , viê ̣c quy đinh
̣ trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự c òn góp phần nô ̣i luâ ̣t hóa
tinh thầ n của pháp luật quốc tế trong bảo vệ, phát triển người chưa thành niên tránh
khỏi sự lợi dụng, xúi giục phạm tội, đảm bảo sự phù hơ ̣p giữa pháp luâ ̣t hin
̀ h sự Viê ̣t
Nam với pháp luâ ̣t quố c tế .
1.2. Các tiêu chí đánh giá về tình tiết xúi giục người chưa thành niên phạm tội
1.2.1. Tiêu chí về người xúi giục
- Về mặt chủ quan của người xúi giục
Xét yếu tố lỗi, người xúi giu ̣c phải thực hiê ̣n hành vi xúi giu ̣c với lỗi cố ý
trực tiế p. Vì người xúi giu ̣c có ý thức rõ ràng là thúc đẩ y người

chưa thành niên

phạm tội , hành vi xúi giục là hành vi có chủ định, có động cơ, mục đích cụ thể,
hướng đến việc gây ra một thiệt hại nhất định cho xã hội mà người xúi giục mong
muốn đạt được. Tuy nhiên, người xúi giục không trực tiếp thực hiện hành vi phạm
tội mà thực hiê ̣n gián tiếp thông qua người chưa thành niên nhằm đạt mục đích

.

Người xúi giục nhận thức rõ ràng hành vi xúi giục của mình là nguy hiểm cho xã
hội, nhận thấy hành vi đó có tác động đến người chưa thành niên dẫn đến việc
người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội, thấy trước hậu quả của hành vi
phạm tội và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Bên ca ̣nh đó , các dạng hành vi lôi kéo ,
dụ dỗ, thúc đẩy, cưỡng ép , ép buộc đã thể hiê ̣n rõ lỗi trong thực hiê ̣n hành vi phải là
lỗi cố ý.

Hành vi xúi giục người chưa thành niên phạm tội không thể đươ ̣c thực hiê ̣n
với lỗi vô ý. Vì, hành vi này luôn hướng tới tội phạm cụ thể và người chưa thành
niên cụ thể nhằ m đa ̣t đươ ̣c mu ̣c đić h đă ̣t ra, hâ ̣u quả trực tiế p của hành vi xúi giu ̣c
chính là viê ̣c người chưa thành niên thực hiê ̣n hành vi pha ̣m tô ̣i . Vì vậy trong mặt
chủ quan của người xúi giục phải tồ n ta ̣i mong muố n hâ ̣u quả đó xảy ra; không thể

18


×