Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thuật ngữ hàng hải thông dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.53 KB, 20 trang )

Thuật ngữ Hàng hải
LS. VÕ NHẬT THĂNG
LS. NGÔ KHẮC LỄ (Biên
soạn)
AVERAGE BOND (cam kết đóng góp tổn thất chung)
Văn bản do bên có quyền lợi về hàng hóa ký, cam kết trả tiền đóng góp vào tổn thất
chung và/hoặc tiền công cứu hộ cũng như bất kỳ chi phí đặc biệt nào do người phân bổ
tổn thất chung xác định. Trong văn bản này, bên có quyền lợi về hàng hóa cũng cam kết
sẽ cung cấp tài liệu về giá trị hàng hóa để ngưòi phân bổ tổn thất chung có thể tính toán
phần giá trị đóng góp. Văn bản cam kết đóng góp tổn thất chung là một tài liệu cần phải
có để xem xét việc trả hàng (release) cho người nhận hàng.
DEPTH MOULDED (chiều cao theo khuôn)
Khoảng cách thẳng đứng từ sống chính (keel) của tàu đến điểm cao nhất của mặt
boong cao nhất (đo từ phía bên trong của tôn vỏ tàu - ship’s plating). Tương tự như vậy,
khi 1 boong nào đó được xác định thì chiều cao theo khuôn là khoảng cách thẳng đứng từ
sống chính của tàu đến điểm cao nhất của mặt boong đó (đo từ phía bên trong của tôn vỏ
tàu).
SUIT TIME (thời hiệu khởi kiện)
Khoảng thời hạn mà các bên có quyền lợi về hàng hóa phải khởi kiện người vận
chuyển về khiếu nại theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Quá thời hạn này, thông
thường, người vận chuyển được miễn trách nhiệm giải quyết khiếu nại đòi bồi thường.
Khoảng thời hạn này có thể khác nhau tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phổ
biến là một năm kể từ ngày hàng hóa được trả hay lẽ ra phải được trả cho người nhận
hàng. Trên thực tế, khi thời gian không đủ để các bên giải quyết khiếu nại thì người vận
chuyển có thể chấp nhận đề nghị gia hạn thời hiệu khởi kiện (extension to suit time) theo
đề nghị của các bên có quyền lợi về hàng hóa để có đủ thời gian tự giải quyết hoặc đưa
khiếu nại ra tòa án. Ví dụ: thời hiệu khởi kiện là một năm (theo hợp đồng), khi sắp hết
hạn này, người giao hàng đề nghị gia hạn thêm 6 tháng và được người vận chuyển chấp
nhận. Như vậy, tòa án sẽ chấp nhận thời hiệu khởi kiện là một năm 6 tháng mà không bác
đơn khiếu nại của người khởi kiện với lý do đã hết thời hiệu theo hợp đồng.
SUBROGATION (thế quyền)


Người được bảo hiểm chuyển cho người bảo hiểm quyền đòi người vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển hay người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng
hóa.
AVERAGE (TO) (LAYTIME) (thời hạn làm hàng bù trừ)
Người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến được quyền bù trừ
thời gian bốc hàng vào thời gian dỡ hàng khi tính toán tiền thưởng phạt. Ví dụ: người
thuê vận chuyển được thưởng 5 ngày ở cảng nhận hàng nhưng bị phạt 3 ngày ở cảng trả
hàng thì người thuê vận chuyển còn được thưởng 2 ngày.
SLING (xì-lắng)


Một đoạn dây có hai đầu được nối với nhau tạo thành một chiếc “thòng lọng” dùng
để bốc dỡ hàng hóa. “Dây thòng lọng” này được quấn quanh hàng hóa (thường là hàng
đóng bao, kiện) để móc cần cẩu của tàu nhấc lô hàng lên khi bốc hay dỡ hàng. Sau khi
bốc hàng lên tàu, sợi dây này thường được rút ra khỏi hàng hóa, nhưng trong một số
trường hợp, sợi dây này được để nguyên cùng với hàng hóa sau khi bốc hàng lên tàu và
trong quá trình vận chuyển để việc dỡ hàng được thuận lợi (vì chỉ việc móc vào “dây
thòng lọng” đã được quấn sẵn từ trước), vì vậy tốc độ dỡ hàng sẽ nhanh hơn nhiều. Thuật
ngữ này còn gọi là “rope sling”.
SINGLE HATCH SHIP (tàu có một miệng hầm hàng)
Tàu biển chở hàng khô có miệng hầm hàng không được chia theo chiều dài (tương
phản với loại tàu có hai miệng hầm hàng). Tàu loại này rất thích hợp để vận chuyển loại
hàng có chiều dài quá khổ hoặc hàng loại cồng kềnh.
DEW POINT (điểm sương)
Nhiệt độ mà hơi nước bắt đầu ngưng tụ và nước ẩm hình thành. Nếu nhiệt độ không
khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ không khí bên trong ở những khoang kín như hầm hàng
hay công-te-nơ, nước ẩm sẽ xuất hiện ở mặt trong của vỏ tàu hay mặt trong công-te-nơ.
Mặt khác, nếu nhiệt độ không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ không khí bên trong ở
những khoang kín như hầm hàng hay công-te-nơ, nước sẽ xuất hiện ở ngay trên hàng hóa.
Vì vậy, trong một số trường hợp, cần phải thông gió hầm hàng, làm thay đổi nhiệt độ của

điểm sương để tránh hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
TANK BARGE (sà lan chở chất lỏng)
Sà lan (thường chạy trên sông) được thiết kế để chở các loại chất lỏng không đóng
trong thùng như xăng, dầu, nước…
SHORT SEA TRADER (tàu chạy tuyến ngắn)
Tàu biển vận chuyển hàng hóa tuyến quốc tế nhưng thường là tuyến ngắn. Thuật
ngữ này thường được dùng giống như thuật ngữ “tàu chạy ven biển” (coaster), là loại tàu
vận chuyển hàng giữa các cảng trên cùng một bờ biển hay giữa các cảng trong cùng một
nước. Trên thực tế, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa 2 thuật ngữ này. Tàu biển chạy trên
những tuyến này có nhiều loại khác nhau: loại một hay nhiều boong, có hay không có cần
cẩu, một hay nhiều miệng hầm hàng, có thể thích hợp để vận chuyển công-te-nơ. Thông
thường, những tàu loại này có kích thước nhỏ hơn tàu chạy vượt đại dương (tàu viễn
dương - ocean going vessels).
DERATTING CERTIFICATE (giấy chứng nhận đã diệt chuột)
Văn bản do cơ quan ytế có thẩm quyền ở cảng cấp cho tàu biển xác nhận rằng chuột
trên tàu đã bị diệt (tức là đã tiến hành công việc diệt chuột ở trên tàu).
UNMOOR (TO) (cởi dây)
Tháo dây buộc tàu ra khỏi cọc bích (cọc buộc tàu thuyền – bollard) gắn trên bờ.
UNSEAWORTHINESS (không đủ khả năng đi biển)
Tình trạng tàu biển không thích hợp để vận chuyển một loại hàng hóa nào đó trong
một chuyến đi biển. Tình trạng này, chẳng hạn như, có thể là do không đủ thuyền viên,


nhiên liệu; máy móc hoặc trang thiết bị không được sửa chữa tốt hoặc không thích hợp để
tiếp nhận hay vận chuyển hàng hóa.
Equipment (thiết bị)

Thuật ngữ dùng để chỉ container nói chung hoặc dùng để chỉ loại container đặc biệt
(thường gọi là “special equipment”), là loại không phải loại container thông thường, như
loại mở phía trên (open top) hay container lạnh (refrigerated container). Ví dụ:

“equipment specifications” (quy cách các loại container) là bản giới thiệu các loại
container mà hãng tàu có.
Europallet (pa-lét kiểu châu Âu)
Pa-lét (khay xếp hàng) có kích thước theo tiêu chuẩn của châu Âu: dài 1,2m, rộng
0,8m. Loại này ban đầu chủ yếu dùng trong vận tải đường bộ và đường sắt, nhưng gần
đây đã được dùng để vận chuyển bằng tàu container, bằng cách thay đổi kích thước (cắt
bớt) các góc container để xếp được tối đa loại pa-let này.
Containership (tàu chở container)
Tàu biển được thiết kế đặc biệt để vận chuyển những thùng tiêu chuẩn (gọi là
container). Tàu có các khoang (cell) để xếp container theo chiều thẳng đứng, gọi là (cell
guides). Container thường được xếp trên boong tàu và được liên kết chắc chắn với nhau,
phù hợp với vận chuyển đường biển.
Protective clauses (điều khoản bất ngờ)
Những điều khoản trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc hợp đồng thuê tàu
quy định về những tình huống không thấy trước được, như băng đá, đình công, tổn thất
chung hay đâm va. Thuật ngữ này còn gọi là “protecting clauses”.
Miss the cancelling date (không đến cảng đúng hạn)
Tàu biển không đến được vị trí đã thỏa thuận vào ngày cuối cùng nêu trong hợp
đồng, thường gọi là ngày chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, người thuê tàu hay người thuê vận
chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tàu chuẩn bị rời cảng
cuối cùng hay trên đường đến cảng để bắt đầu thực hiện hợp đồng nhưng chủ tàu hay
người vận chuyển thấy rằng tàu không thể đến kịp vào ngày chấm dứt hợp đồng, nên
nhiều hợp đồng cho người vận chuyển hay chủ tàu quyền được thông báo về việc tàu
không thể đến đúng hạn (kèm theo ngày dự kiến đến cảng) để người thuê vận chuyển hay
người thuê tàu quyết định có đồng ý kéo dài ngày chấm dứt hợp đồng hoặc không chấp
nhận kéo dài và chấm dứt hợp đồng. Ví dụ, theo hợp đồng, thời điểm tàu phải đến cảng
bốc hàng (loading) hoặc cảng giao tàu (với hợp đồng thuê tàu định hạn) trong khoảng 1115/02/2008. Ngày 15/02/2008 gọi là ngày chấm dứt hợp đồng (cancelling date). Nếu tàu
không đến cảng trong ngày 15/02 thì người thuê vận chuyển hay người thuê tàu có quyền
chấm dứt hợp đồng. Tuy vậy, nếu chủ tàu hay người thuê vận chuyển thấy rằng tàu không
thể đến đúng hạn (chẳng hạn ngày 16/02 hay 17/02 mới đến được) thì có thể thông báo

cho người thuê vận chuyển hay người thuê tàu rằng tàu không đến kịp kèm theo dự kiến
ngày 16/02 tàu mới có mặt để người thuê vận chuyển hay người thuê tàu quyết định có
chấp nhận gia hạn hợp đồng (đến ngày 16/02) hay chấm dứt hợp đồng (và có quyền đòi
bồi thường thiệt hại nếu hợp đồng có quy định về việc này).


Voucher (chứng từ)
Văn bản, giấy tờ… (giấy biên nhận, hóa đơn, phiếu thu tiền… ) dùng để chứng
minh, xác nhận một khoản chi phí nào đó mà đại lý hàng hải gửi cho chủ tàu hay người
vận chuyển.
Newsprint (cuộn giấy in báo)
Loại giấy dùng để in báo, được đóng gói thành từng cuộn để vận chuyển và được
bốc dỡ tại cảng bằng những xe nâng hàng (fork-lift) có gắn thiết bị chuyên dùng gọi là
“bàn kẹp” (paper clamp).
Liner terms (theo điều kiện tàu thường xuyên)
Giá cước vận chuyển, bao gồm cước vận chuyển đường biển và chi phí bốc dỡ hàng
tại cảng nhận hàng và cảng trả hàng, được tính theo tập quán của cảng. Tập quán này ở
nhiều quốc gia không giống nhau. Ví dụ như có bao gồm chi phí đưa hàng (sau khi dỡ
khỏi tàu biển) đến một địa điểm nào đó trong cảng theo quy định của cảng hay chỉ bao
gồm chi phí dỡ hàng xuống cầu cảng… Ngay ở một số nước, tập quán ở mỗi cảng cũng
khác nhau. Vì vậy, khi dùng thuật ngữ này, nếu không nắm rõ tập quán ở cảng thì nên
kèm theo giải thích chi tiết về trách nhiệm và quyền của mỗi bên để tránh phát sinh tranh
chấp. Thuật ngữ này viết tắt là “l.t.”.
Strand (mắc cạn)
Tàu biển ngừng chuyển động do đáy tàu chạm với đáy sông, hoặc đáy biển, đáy hồ.
Non-vessel owning common carrier (người vận chuyển không có tàu)
Người hoặc công ty (thường là đại lý giao nhận) không sở hữu hay khai thác tàu
nhưng ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với hãng tàu để vận chuyển hàng cho bên thứ
ba và thường phát hành vận đơn thứ cấp (house bill of lading). Thuật ngữ này viết tắt là
n.v.o.c.c. Một cách gọi khác của thuật ngữ này là “non-vessel operating common carrier”.

Ngoài ra, thuật ngữ trên còn gọi là “non-vessel owning carrier”, viết tắt là “n.v.o.c.” hoặc
“n.v.o.”.
Recharter (cho thuê lại)
Người thuê tàu hoặc người thuê vận chuyển hàng hóa theo chuyến, cho người khác
thuê tàu mà mình đã thuê. Ví dụ: A thuê định hạn (hoặc thuê theo hợp đồng vận chuyển
theo chuyến) tàu biển của chủ tàu (hoặc của người vận chuyển hàng hóa) B. Sau đó A cho
C thuê định hạn (hoặc thuê theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến). Việc làm của A đối
với C gọi là “cho thuê lại”.
Free on quay (giao hàng trên cầu cảng)
Thuật ngữ dùng trong hợp đồng mua bán, có nghĩa là người bán hàng có trách
nhiệm đưa hàng đến cầu cảng ở cảng bốc hàng (loading port) tại vị trí gần tàu biển nhất
có thể được do người mua chỉ định.
Purposes (thời hạn làm hàng tính gộp)
Thời hạn cho phép bốc và dỡ hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage
charterparty) được cộng lại với nhau, thể hiện bằng số ngày hay giờ. Ví dụ, thời hạn cho
phép bốc hàng (laytime for loading) là 5 ngày, thời hạn cho phép dỡ hàng là 6 ngày. Như


vậy 11 ngày gọi là “thời hạn làm hàng tính gộp”. Người thuê vận chuyển hay người giao
hàng có quyền sử dụng linh hoạt thời hạn 11 ngày dành cho bốc dỡ này. Chẳng hạn nếu
bốc hàng chỉ hết 4 ngày thì có quyền dỡ hàng trong 7 ngày mà không phải trả tiền phạt.
Nếu dỡ hàng ít hơn 7 ngày thì được thưởng, trừ khi hợp đồng có quy định khác.
Pure car carrier (tàu chuyên dụng chở ôtô con)
Tàu được thiết kế riêng để chở ôtô du lịch mới (sản xuất), thông thường với số
lượng lớn và đi xa. Loại tàu này thay thế cho loại tàu chở hàng rời (hàng xá) trước đây
được dùng để chở ôtô từ nơi sản xuất đến cảng trả hàng, sau đó chở hàng rời quay về.
Tàu chuyên dụng chở ôtô con có các cầu dẫn để đưa xe lên các tầng boong, phổ biến là
có 12 hoặc 13 tầng boong. Tàu loại này thường được viết tắt là “p.c.c.”. Ngoài ra, còn có
một số loại tàu kiểu này được thiết kế linh hoạt để có thể chở được các loại xe khác như
xe tải, xe kéo moóc (trailer), xe ôtô chở khách và được gọi là “tàu chở xe cộ” (vehicle

carriers) hoặc “tàu chuyên dụng chở ôtô con và ôtô vận tải” (pure car and truck carriers),
viết tắt là “p.c.t.c.”.
Position containers (chuyển vỏ container)
Đưa container rỗng (không có hàng ở bên trong) đến vị trí hoặc khu vực cần thiết để
đóng hàng cho chuyến tiếp theo.
Container/barge carrier (Tàu chở container/sà lan)
Tàu được thiết kế để chở cùng một lúc cả container và sà lan. Sà lan nổi trên mặt
nước và được đưa lên tàu qua cửa có kích thước lớn ở mũi tàu. Container được xếp trên
boong tàu.
Commodity box rate (đơn giá cước container)
Tiền cước vận chuyển của mỗi container đối với một loại hàng nhất định.
Stow (xếp hàng)
Sắp đặt, sắp xếp hàng hóa trên tàu biển để vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng
trả hàng.
Come forward (đến sớm)
Tàu biển có thời gian hay ngày dự tính đến cảng, ngày sẵn sàng hoặc hoàn thành
việc bốc hay dỡ hàng (tùy từng trường hợp), sớm hơn thời gian đã báo trước hoặc dự
tính. Ví dụ: Tàu thông báo dự tính sẽ đến cảng ngày 25/11/2007 nhưng thực tế tàu đã đến
ngày 24/11/2007. Như vậy gọi là tàu “đến sớm” (come forward).
Cargoworthy (thích hợp để chở hàng)
Một tàu biển phù hợp để chở một loại hàng nào đó.
Clean receipt (tình trạng nhận tốt)
Hàng hóa được nhận trong tình trạng bên ngoài tốt, không có ghi chú hay nhận xét
gì về hư hỏng hay mất mát, thiếu hụt.
Salve (cứu hộ hàng hải)
Cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu thoát khỏi hiểm họa hoặc cứu trợ tàu biển
đang gặp nguy hiểm trên biển.


SD14 (tàu chở hàng khô tiêu chuẩn)

Loại tàu biển boong kín, thông dụng, chở hàng khô, trọng tải khoảng 15.000 DWT,
thích hợp để vận chuyển nhiều loại hàng hóa trên nhiều tuyến đường khác nhau. Tàu có
dung tích chở hàng rời (grain capacity) khoảng 21.000 M3, 5 hầm hàng và 5 miệng hầm
hàng. Số lượng thiết bị làm hàng (cần cẩu) và sức nâng của cần cẩu ở mỗi tàu không
giống nhau mà tùy thuộc vào yêu cầu của người mua tàu khi đặt đóng tàu.
Consign (chuyển giao)
Đưa hàng hóa cho người vận chuyển (carrier) để chuyển cho người được gọi là
người nhận hàng (consignee).
Consecutive voyages (các chuyến liên tục)
Các chuyến tàu biển kế tiếp nhau liên tục được chủ tàu/người vận chuyển cho người
thuê vận chuyển thuê theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Hợp đồng có thể quy định
số lượng chuyến sẽ thực hiện hoặc tổng khối lượng hàng hóa sẽ vận chuyển hoặc toàn bộ
thời gian mà chủ tàu sẽ thực hiện tối đa số lượng chuyến. “Consecutive” thường được
viết tắt là “consec.”, đặc biệt là trong điện tín (cable) hoặc telex.
Saturdays, Sundays and Holidays Excepted (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ)
Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) có
nghĩa là ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ không tính vào thời hạn làm hàng (laytime)
khi tính toán thời gian được thưởng hay bị phạt.
Tanker broker (người môi giới tàu dầu)
Người môi giới hàng hải chuyên làm công việc giao dịch, ký kết hợp đồng cho tàu
chở hàng lỏng để rời, như: dầu thô, dầu sản phẩm các loại, mật mía, nước…
Stem (thời gian có hàng)
Sự có sẵn hàng hóa vào ngày hoặc những ngày mà tàu sẽ bốc hàng theo thỏa thuận
trong hợp đồng.
Quote (1. Chào hàng; 2. Chào tàu)
1. Người thuê vận chuyển thông báo rằng mình đang cần tàu để vận chuyển hàng
(thường nêu rõ tên hàng, khối lượng, bao bì (đóng bao, kiện hay để trần), tuyến đường
vận chuyển, thời gian, yêu cầu về tàu…). 2. Chủ tàu/người vận chuyển thông báo rằng
mình cần hàng để vận chuyển (thường nêu cụ thể chi tiết tàu như: trọng tải, tuổi tàu, dung
tích hầm hàng, số hầm hàng, sức nâng của cần cẩu…), có khi còn nêu cả loại hàng yêu

cầu, tuyến đường vận chuyển. Hầu hết những công việc này (chào hàng, chào tàu) đều
được thực hiện thông qua người môi giới hàng hải.
Stiff (lắc cứng)
Tàu biển có xu hướng bị lắc ngang rất nhanh do chiều cao khuynh tâm lớn (large
metacentic height), tức là trọng tâm bị hạ thấp; nguyên nhân thường là do tàu chở hàng
có tỷ khối nhỏ (hàng nặng như thép, đá…) và xếp ở đáy hầm.
Through rate (cước trọn gói đa phương thức)


Đơn giá cước bao gồm cước phí vận chuyển đường biển, chi phí chuyển hàng sang
tàu biển khác (nếu có), và cước phí vận chuyển tiếp theo bằng phương thức vận tải khác
đến nơi đến cuối cùng trên đất liền. Ví dụ: X đô-la Mỹ là tiền cước chở hàng từ
Singapore đến cảng Đà Nẵng và được dỡ lên bờ để chở tiếp sang Lào bằng ôtô vận tải.
Salvage agreement (Hợp đồng cứu hộ hàng hải)
Hợp đồng được giao kết (bằng các hình thức do các bên thỏa thuận) giữa người cứu hộ và
người được cứu hộ về việc thực hiện cứu hộ. Thuyền trưởng của tàu biển bị nạn được
thay mặt chủ tàu giao kết hợp đồng cứu hộ. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu của tàu biển bị
nạn được thay mặt chủ tài sản trên tàu giao kết hợp đồng cứu hộ tài sản đó. Các bên tham
gia hợp đồng cứu hộ hàng hải có quyền yêu cầu hủy bỏ hoặc thay đổi những thỏa thuận
không hợp lý trong hợp đồng, nếu các thỏa thuận này được giao kết trong tình trạng nguy
cấp và bị tác động bởi tình trạng đó hoặc chứng minh được là bị lừa dối, lợi dụng khi
giao kết hoặc khi tiền công cứu hộ quá thấp hoặc quá cao so với thực tế được cung cấp.
Over consumption (lượng dầu tiêu thụ quá nhiều)
Lượng dầu nặng (fuel oil) mà tàu biển tiêu thụ mỗi ngày quá nhiều trong một
khoảng thời gian nhất định. Nếu tàu được thuê định hạn và hợp đồng thuê tàu định hạn có
điều khoản quy định số lượng dầu tối đa tiêu thụ mỗi ngày nhưng tàu tiêu thụ một lượng
dầu quá nhiều thì sẽ phát sinh khiếu nại của người thuê tàu định hạn đối với chủ tàu về
chi phí dầu tiêu thụ quá mức theo thỏa thuận.
Sulphuric acid carrier (tàu chở a-xít-sun-phơ-rích)
Tàu chở chất lỏng, có trang thiết bị đặc biệt để chở a-xít-sun-phơ-rích. Sản phẩm

này có tính ăn mòn rất cao nên bề mặt các két chứa hàng được phủ nhiều lớp lót hoặc sơn
đặc biệt. Nhiệt độ thích hợp trong hầm hàng được duy trì bằng hệ thống hâm nóng
(heating coils). A-xít-sun-phơ-rích phát ra khí độc nên hầm hàng phải được thông khí để
bảo đảm an toàn.
Summer zone (vùng biển mùa hè)
Một trong những khu vực địa lý do Hội nghị quốc tế về đường nước chở hàng
(International Conference on Load Lines) quy định cho vỏ tàu (thân tàu) biển không được
ngập sâu hơn đường nước chở hàng mùa hè (summer load line) của tàu.
Ro-Ro/container
vessel (tàu
Ro-Ro
tàu
chở
container)
Tàu thiết kế để chở container đồng thời cũng có boong để chở loại hàng tự hành loại tự di chuyển như máy kéo, ôtô… hay loại được xe kéo đưa lên tàu (roll-on roll-off
cargo). Loại tàu này còn gọi là “con-ro ship”.
Sheep carrier (tàu chở cừu)
Tàu biển dùng để chở súc vật sống, chủ yếu là cừu. Phần nhiều loại tàu này được
hoán cải (converted) từ tàu chở dầu hay tàu chở hàng khô. Tuy nhiên cũng có một số tàu
được đóng chuyên để chở súc vật sống. Loại tàu đã hoán cải chủ yếu được sửa thiết kế
bằng cách đóng thêm các tầng boong để chở gia súc gồm các chuồng có mái che để nhốt
gia súc trong quá trình vận chuyển. Thuật ngữ này còn gọi là “livestock carrier”.
Slow steam (chạy chậm)


Giảm tốc độ của tàu biển nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Trong nhiều trường hợp, nếu
chạy với tốc độ bình thường, khi đến cảng tàu vẫn phải chờ cầu bến nên chủ tàu ra lệnh
cho tàu chạy chậm lại để đỡ tốn nhiên liệu. Khi tàu chạy chậm, chi phí quản lý, điều
hành, lương thuyền viên tăng lên nhưng nhìn tổng thể về mặt kinh tế, thì cho tàu chạy
chậm vẫn có lợi hơn là để tàu chạy bình thường nhưng phải chờ đợi (khi đến cảng).

Sole arbitrator (trọng tài viên duy nhất)
Người được cả hai bên thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ như hợp đồng vận chuyển
theo chuyến) chọn làm người giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Temperature recorder (máy ghi nhiệt độ)
Thiết bị dùng để đo và ghi lại nhiệt độ ở bên trong container cách nhiệt trong một
khoảng thời gian nào đó. Thiết bị này cũng có thể được dùng kết hợp với máy đo độ ẩm
đặt trong hầm hàng của tàu biển để ghi lại không những nhiệt độ mà còn cả độ ẩm (trong
hầm hàng).
Ship (bốc hàng)
Đưa hàng hóa lên tàu biển.
Shortlanded cargo (hàng bị thiếu)
Hàng hóa có ghi trong “Bản lược khai hàng hóa” (cargo manifest; ship’s manifest)
nhưng không thấy được dỡ tại cảng trả hàng đã định. Đại lý tàu biển tại cảng trả hàng sẽ
gửi (thư, fax, email… ) cho đại lý tại các cảng trả hàng khác một văn bản gọi là “Phiếu
tìm hàng thất lạc” (cargo tracer) để hỏi xem lô hàng bị thất lạc nói trên có bị dỡ nhầm
xuống một trong những cảng này hay không.
Tanker (tàu chở hàng lỏng)
Tàu được thiết kế để chở hàng ở thể lỏng để rời/xá. Dung tích của tàu dùng để chứa
hàng được chia làm nhiều khoang, thường gọi là két. Tàu chở hàng lỏng dùng để vận
chuyển nhiều loại hàng khác nhau như dầu thô, dầu sản phẩm, khí hóa lỏng, rượu… Kích
thước và dung tích chứa hàng của loại tàu này rất khác nhau. Có loại tàu chở dầu thô cực
lớn (ultra large crude carrier, viết tắt là u.l.c.c.) trọng tải trên nửa triệu tấn, có loại tàu nhỏ
chạy ven biển. Tàu chở hàng lỏng thường bốc hàng lên tàu bằng máy bơm ở trên bờ và
dỡ hàng ra khỏi tàu bằng bơm của tàu.
Stanchion (cột chống)
Cột dựng thẳng đứng dùng để chống, đỡ theo một thiết kế nhất định. Ví dụ như các
cột trong hầm hàng của tàu biển dùng để chống mặt boong ở phía trên, hoặc các cột dùng
trong kiến trúc để đỡ các mái hay tầng phía trên không bị đổ xuống.
Work a ship (làm hàng)
Thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa của tàu biển tại cảng nhận hàng (cảng bốc hàng)

hoặc cảng trả hàng (cảng dỡ hàng).
Withdraw a ship from the service of charterer (rút tàu về)
Chấm dứt việc điều hành, khai thác tàu của người thuê tàu định hạn đối với thời
gian còn lại của hợp đồng (thuê tàu định hạn). Chủ tàu hành động như vậy căn cứ vào


thỏa thuận trong hợp đồng, khi xảy ra vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, thường là do
người thuê tàu định hạn không trả tiền thuê tàu đúng thời hạn.
Squat (tăng mớn)
Thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mớn nước (draught) của tàu biển bị tăng lên do tốc
độ của tàu giảm xuống.
Tare (trọng lượng bao bì)
Cân nặng của phần bao gói, vỏ bọc bên ngoài của hàng hóa. Trọng lượng này cộng
với cân nặng của bản thân hàng hóa (net weight) tạo thành trọng lượng cả bì (gross
weight). Đối với container dùng để vận chuyển hàng hóa thì trọng lượng bao bì là trọng
lượng của bản thân container rỗng, tức là container không có hàng hóa ở bên trong. Thuật
ngữ này còn gọi là “tare weight”.
Tank car (toa xe chở hàng lỏng)
Loại container chuyên dùng để vận chuyển hàng lỏng để rời/xá (in bulk) bằng
đường sắt.
Stevedore’s hook (móc cầm tay)
Móc có một đầu nhọn, làm bằng sắt hay thép, mà công nhân bốc dỡ hàng hóa ở
cảng thường dùng để kéo các bao hàng khi bốc dỡ trên bờ hay trong hầm hàng. Thuật
ngữ này còn gọi là “docker’s hook” hay “hand hook” để phân biệt với móc cẩu (cargo
hook) – là loại móc được gắn vào một đầu cần cẩu để cẩu hàng.
Stoppage in transitu (đòi lại hàng)
Quyền của người bán hàng ra lệnh cho thuyền trưởng chuyển giao những lô hàng
đang trên đường vận chuyển cho mình (người bán hàng) nếu như người mua hàng không
có khả năng thanh toán tiền bán hàng của những lô hàng đó.
Ultra large crude carrier (tàu chở dầu cực lớn)

Tàu chở dầu khổng lồ với kích cỡ không được định nghĩa chính thức, nhưng thường
được mô tả là có trọng tải từ 350.000 đến 550.000 DWT. Thuật ngữ này thường được viết
tắt là u.l.c.c.
Substitute (tàu thay thế)
Tàu biển được thay thế cho một tàu cụ thể đã ký kết cho một chuyến xác định trong
hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party). Ví dụ: Tàu A đã được ký kết để
thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hãa theo chuyến từ Hải Phòng đi Kobe. Vì một lý
do nào đó, tàu A không thực hiện được nên phải thay thế bằng tàu B. Thông thường, việc
thay tàu trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến chỉ được thực hiện nếu được người thuê
vận chuyển đồng ý.
Twin hatch vessel (tàu có miệng hầm chia theo chiều dọc)
Tàu chở hàng khô có các miệng hầm được chia làm đôi theo chiều dài của tàu. Thiết
kế miệng hầm theo cách này làm cho việc bốc hàng lên tàu và sắp đặt hàng sát với hai
phía của mạn tàu được dễ dàng hơn và giảm bớt chi phí di chuyển hàng trong hầm hàng
(nếu có).


Under-consumption (tiêu thụ dưới định mức)
Số lượng nhiên liệu mà tàu biển tiêu thụ tính theo ngày hoặc theo một khoảng thời
gian nhất định ít hơn số lượng dự tính hoặc số lượng đã tháa thuận.
Tally (kiểm đếm hàng hóa)
Ghi số lượng bao, kiện hàng… cùng với ký mã hiệu, mô tả bên ngoài hàng hóa (nếu
cần) khi hàng được bốc lên tàu hay dỡ ra khỏi tàu. Công việc này thường được nhân viên
kiểm đếm (tally clerk) thực hiện theo yêu cầu của chủ tàu, người vận chuyển, người giao
hàng, người nhận hàng hoặc công nhân bốc dỡ. Số liệu kiểm đếm được ghi vào một
chứng từ gọi là “phiếu kiểm kiện” hay “sổ kiểm đếm” (tally sheets, tally books) và dùng
để chứng minh số lượng hàng đã bốc lên hay dỡ ra khỏi tàu biển.
Reporting point (vị trí báo cáo)
Địa điểm mà tàu phải báo cáo khi đi qua vị trí đó. Ví dụ: Tàu phải báo cáo cho cảng
vụ hàng hải khi đến cảng. Thuật ngữ này còn gọi là “calling-in-point”.

Drop back (quá thời gian dự kiến)
Tàu biển bị chậm trễ so với thời gian dự tính hoặc chậm trễ trong việc đến cảng, sẵn
sàng bốc dỡ, hoặc hoàn thành việc bốc dỡ hàng… Thuật ngữ này còn gọi là “go back”.
Dry dock (ụ tàu khô)
Bể kín chứa nước, thường được đào hoặc xây ở cửa biển, cửa sông; có cửa thông
với biển hoặc sông. Sau khi tàu vào “bể”, cửa được đóng lại, toàn bộ nước được bơm ra
khỏi “bể” để có thể kiểm tra và sửa chữa tàu. Thuật ngữ này còn gọi là “graving dock”.
Self-trimmer (tàu tự san hàng)
Tàu mà hầm hàng có cấu trúc đặc biệt sao cho hàng xá/hàng rời, sau khi được bốc
lên tàu, có khả năng tự san hàng (tự làm cho bề mặt hàng húa được bằng phẳng). Thuật
ngữ này còn gọi là “self-trimming ship”.
Captain's Log (nhật ký boong)
Sổ ghi chép mọi hoạt động của bộ phận boong trên tàu biển. Việc ghi chép vào sổ
này do một sỹ quan boong thực hiện mỗi khi hết ca trực. Thuật ngữ này còn gọi là “deck
log”.
Statement of facts (biên bản sự kiện)
Bản thống kê do đại lý tàu biển tại cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng làm; trong đó có
ghi ngày, giờ tàu đến cảng, bắt đầu bốc dỡ, quá trình bốc dỡ, hoàn thành bốc dỡ, thời gian
và lý do ngừng bốc dỡ như thời tiết xấu, đình công hay thiết bị bốc dỡ bị hỏng và những
sự kiện quan trọng khác liên quan đến tàu. Có khi chứng từ này còn ghi số lượng hàng
húa được bốc dỡ từng ngày. Thuật ngữ này còn gọi là “port log”.
Bareboat charter (thuê tàu trần)
Thuê tàu theo phương thức chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể,
không bao gồm thuyền bộ. Hợp đồng thuê tàu trần thường có các nội dung: tên chủ tàu,
tên người thuê tàu; tên, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu; vùng hoạt
động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu; thời gian, địa điểm và điều kiện


của việc giao và trả tàu; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu; tiền thuê tàu, phương thức
thanh toán; bảo hiểm tàu; thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu; và các nội

dung liên quan khác. Thuật ngữ này còn gọi là"demise charter”.
Cargo manifest (bản lược khai hàng húa)
Văn bản trích dẫn từ vận đơn, liệt kê danh mục hàng húa chở trên tàu, được sử dụng
cho nhiều mục đích khác nhau, như: thống kê hàng húa xuất nhập khẩu bằng đường biển,
tính thuế, nghiên cứu cơ cấu hàng húa… Nội dung chính của văn bản này bao gồm: tên
tàu biển, số vận đơn, tên hàng, số lượng, khối lượng, tên, địa chỉ của người giao hàng,
người nhận hàng, tên cảng bốc, cảng dỡ hàng… Thuật ngữ này còn gọi là "manifest".
Excluded period (thời gian miễn trừ)
Khoảng thời gian mà trong đó, bất kỳ phần thời gian nào có hoạt động bốc hoặc dỡ
hàng đều không tính vào thời hạn làm hàng (laytime) để tính thưởng phạt, trừ khi có thỏa
thuận khác. Khoảng thời gian này phải được thỏa thuận trong hợp đồng và có thể bao
gồm ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ chung (public holidays) và thời gian tàu di chuyển từ
khu neo đậu vào cầu cảng. Cần lưu ý, khi thời hạn làm hàng (laytime) đã hết, thời gian
miễn trừ sẽ tính vào thời gian bị phạt (time on demurrage). Thuật ngữ này còn gọi là
"excepted period”.
Conventional (hàng bao kiện, hàng thông thường)
Hàng đóng trong bao, thùng, kiện, bó... được bốc lên tàu và dỡ ra khỏi tàu bằng cần
cẩu; còn gọi là "breakbulk cargo" để phân biệt với hàng đóng trên xe rơ-moóc (trailer)
hoặc đóng trong container. Dịch vụ tàu chở hàng bao kiện (hàng thông thường) hoạt động
thường xuyên theo một lịch trình đã định giữa các cảng được công bố trước gọi là
"breakbulk service". Thuật ngữ này còn được gọi là “breakbulk”.
Thuật ngữ hàng hải
Performance
hành)

claim (khiếu

nại

vận


Khiếu nại của người thuê tàu định hạn đối với chủ tàu khi tàu biển không đạt được
tốc độ như thoả thuận trong hợp đồng, hoặc tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn định mức đã
cam
kết,
hoặc

khiếu
nại
về
cả
hai
vấn
đề
trên.
Grounding (chạm đáy)
Đáy tàu biển tiếp xúc từ từ với đáy biển hoặc đáy sông do mực nước giảm sút trong
khi (tàu) đang đậu tại cầu cảng (buộc dây) hay thả neo tại vùng neo đậu.
Remeasure

a

ship (đo

lại

dung

tích


tàu

biển)
Tính toán, xác định lại dung tích đăng ký của tàu biển khi quy tắc đo dung tích có
thay đổi hoặc khi cơ quan có thẩm quyền của một nước nghi ngờ về tính xác thực của
Giấy chứng nhận dung tích tàu biển. Việc kiểm tra lại này có thể do cơ quan có thẩm
quyền, tự mình hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan quyết định tiến hành
kiểm tra lại dung tích tàu biển. Theo thông lệ, trong trường hợp kết quả kiểm tra không
phù hợp với Giấy chứng nhận dung tích tàu biển thì chủ tàu phải thanh toán các chi phí


liên quan đến việc kiểm tra lại. Trong trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với Giấy
chứng nhận dung tích tàu biển thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự quyết định kiểm
tra hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm tra phải chịu chi phí liên quan đến việc kiểm tra
lại (dung tích tàu biển).
Unprotected (hàng để trần)
Hàng hóa được bốc lên tàu biển mà bên ngoài (của hàng hóa) không có bao bì. Ví
dụ: ôtô vận tải, máy kéo… thường được bốc lên tàu không có bao bì.
Ship (1.

Tàu

biển,

2.

Thuộc

về


phía

tàu

biển)
1. Thuật ngữ dùng để chỉ tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động
trên mặt nước (vận chuyển hàng hóa, hành khách, tuần tra, nghiên cứu khoa học…); 2.
(thường dùng trong nhóm từ “ship interests”) Quyền lợi, trách nhiệm, chi phí… thuộc về
phía tàu biển (chủ tàu, người thuê tàu định hạn, thuyền trưởng, thuyền viên của tàu) để
phân biệt với quyền lợi về phía hàng hóa.
Donkeyman (sỹ

quan

máy)
Sỹ quan cấp thấp thuộc bộ phận máy trên tàu biển mà nhiệm vụ, chức trách (của sỹ
quan này) bao gồm cả việc bảo dưỡng máy đèn của tàu (auxiliary
engines).
Weight/measurement ratio (trọng lượng/dung tích)
Tỷ lệ giữa trọng lượng và thể tích của hàng hóa tính theo một đơn vị nào đó, chẳng
hạn như M3/tấn. Tỷ lệ này thường được sử dụng cùng với khả năng chất xếp hàng bao
hoặc hàng rời (hàng xá) của tàu (ship’s bale or grain capacity) để xác định số lượng hàng
hóa tối đa có thể bốc lên tàu.
Coil
cuộn)

carrier (container

chở


sắt

Container tương tự loại container phẳng (flatrack) dùng để chở sắt cuộn, có sàn
trũng khá sâu để các cuộn sắt không bị xê dịch vị trí trong quá trình vận chuyển.
Orders (chỉ thị chuyến tàu)
Những chỉ dẫn, mệnh lệnh, thông báo… cho chuyến tiếp theo mà chủ tàu hoặc
người khai thác tàu gửi cho thuyền trưởng. Những thông tin này (chỉ dẫn, mệnh lệnh…)
bao gồm tên cảng dự định nhận hàng, cảng lấy nhiên liệu và cảng trả hàng cùng với tên,
địa chỉ, số điện thoại… của đại lý tàu biển tại mỗi cảng, chi tiết hàng hóa, lịch trình cấp
nhiên liệu cho tàu, yêu cầu về thông báo thời gian tàu dự tính đến cảng. Khi chưa biết
chuyến tiếp theo sẽ đi đâu, tàu được gọi là “đang đợi chỉ thị”, và thuyền trưởng có thể
được yêu cầu tiếp tục neo đậu hoặc di chuyển về hướng hay khu vực mà chủ tàu hay
người khai thác tàu dự tính sẽ tìm được hàng cho tàu.
Time barred (hết thời hiệu khởi kiện)
Đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật để đưa đơn khởi kiện (đơn đề nghị tòa
án hay trọng tài giải quyết một yêu cầu, đưa ra một quyết định…) ra tòa án hay trọng tài.


Thông thường, những khiếu kiện đã hết thời hiệu như vậy không được tòa án hay trọng
tài thụ lý (xem xét).
Forced ventilation (thông gió cưỡng bức)
Hệ thống thông gió hầm hàng của tàu biển hoạt động bằng cách đóng các ống thông
gió trên boong tàu, bơm không khí vào hầm hàng rồi làm khô hầm hàng bằng máy hút ẩm
(nếu cần). Hệ thống thông gió này rất có tác dụng khi không khí bên ngoài có độ ẩm cao,
dễ gây hư hỏng cho hàng hóa do ngưng tụ hơi nước nếu đưa không khí bên ngoài vào
hầm hàng. Thuật ngữ này còn gọi là “mechanical ventilation”.
Utilisation (số lượng trọn vẹn)
Số lượng hàng hóa có thể xếp hết vào một conatiner.
Collier (tàu chở than)
Loại tàu chở hàng rời được đóng chuyên dùng để chở than. Tàu thường có 3, 4 hoặc

5 hầm hàng và có miệng hầm rộng để gầu ngoạm có thể di chuyển đến mọi vị trí trong
hầm hàng làm cho việc dỡ hàng được nhanh chóng. Bốc hàng lên tàu được thực hiện
bằng máy hút chuyên dùng. Một số tàu chở than có băng tải (conveyor belts) để dỡ hàng
và được gọi là “tàu tự dỡ hàng” (self-unloaders).
Trip charter (thuê định hạn chuyến)
Thuê định hạn tàu biển cho một chuyến đi cụ thể chứ không phải trong một thời
gian nhất định. Ví dụ: Thuê định hạn một chuyến, hành trình từ Singapore đi Kobe với
thời gian (kể cả bốc dỡ…) khoảng 22 ngày, nhận tàu tại Singapore, trả tàu tại Kobe với
giá tiền thuê tàu là 7.000 USD/ngày. Thuật ngữ này cũng có khi được dùng với nghĩa
không phải là thuê định hạn mà là thuê chuyến (voyage charter) theo một hợp đồng vận
chuyển theo chuyến.
Salvage service (cứu hộ hàng hải)
Hành động cứu tàu biển hoặc các tài sản trên tàu biển thóat khỏi nguy hiểm hoặc
hành động cứu trợ tàu biển đang bị nguy hiểm trên biển, trong vùng nước cảng biển,
được thực hiện trên cơ sở một hợp đồng cứu hộ hàng hải. Thuật ngữ này còn gọi là
“maritime salvage”.
Tonnes per day (Lượng hàng bốc/dỡ mỗi ngày)
Số lượng hàng hóa được bốc lên tàu biển hoặc dỡ từ (ra khỏi) tàu biển mỗi ngày.
Thời hạn mà chủ tàu/người vận chuyển cho phép người thuê vận chuyển bốc hoặc dỡ
hàng được gọi là thời hạn làm hàng (laytime) và thường được tính trên cơ sở số lượng
tính bằng tấn/ngày.
Special

survey (kiểm

tra

đặc

biệt)

Kiểm tra chặt chẽ vỏ tàu (thân tàu) và máy tàu biển theo định kỳ 5 năm/lần do các
giám định viên của cơ quan đăng kiểm tàu biển thực hiện để duy trì phân cấp tàu biển.
Weight
rated
cargo (hàng
tính
cước
theo
trọng
lượng)
Hàng hóa mà tiền cước vận chuyển được tính trên cơ sở trọng lượng (của hàng
hóa) cho một đơn vị thu cước có nghĩa là bao nhiêu đơn vị tiền tệ cho một đơn vị trọng


lượng. Ví dụ: 25 đô-la Mỹ cho 1 tấn (25 USD/tấn). Hàng tính cước theo trọng lượng
thường có tỷ khối (số đo tính bằng m 3 chia cho 1 tấn) nhỏ hơn 1. Ví dụ: Một tấn quặng
kim loại có dung tích là 0,7m3 thì tỷ khối của nó là 0,7 (0,7/1). Tiền cước vận chuyển đối
với loại hàng này được tính trên cơ sở trọng lượng của hàng
hóa.
Windage (hàng hao hụt vì gió)
Số lượng hàng bị gió thổi bay đi trong khi bốc hoặc dỡ hàng. Loại mất mát này
thường xảy ra với hàng rời/hàng xá có hạt nhỏ và nhẹ như cám, mùn
cưa…
Water ballast (nước ba-lát)
Nước biển, nước sông… dùng để dằn tàu, có tác dụng làm tăng tính ổn định khi tàu
chạy rỗng (không có hàng) hoặc để điều chỉnh mớn nước hay độ nghiêng của tàu cho phù
hợp với hoạt động trên biển hay tại cảng (bảo dưỡng, sửa
chữa…).
Warp


(to) (chuyển

cầu)
Dùng dây buộc tàu làm thay đổi vị trí của tàu biển chứ không dùng máy tàu để
quay chân vịt làm di chuyển tàu. Ví dụ: tàu đang nằm trong cầu (có buộc dây), cần dịch
chuyển một chút để có đủ chỗ cho một tàu khác cập cầu thì có thể dùng dây buộc tàu (kéo
vào, thả ra) để dịch chuyển vị trí tàu mà không cần nổ máy để chuyển động bằng chân vịt
của tàu.
Voyage account (hạch toán chuyến tàu)
Bản kê chi tiết mọi thu nhập và chi phí của một chuyến tàu sau khi kết thúc chuyến tàu
đó. (Ví dụ: tiền cước vận chuyển, cảng phí, đại lý phí…).
Weather

routing (tuyến

đường

theo

thời

tiết)
Dịch vụ có thu phí, cung cấp tuyến đường đi cho tàu biển cùng với thông tin dự báo
thời tiết mới nhất để tránh những tình trạng khắc nghiệt như bão tố, sương mù dày đặc,
băng đá… do cơ quan nhà nước hay tư nhân cung cấp cho chủ tàu hay người khai thác
tàu biển. Tuyến đường này không nhất thiết là tuyến đường ngắn nhất nhưng là tuyến
đường được dự tính đi mất ít thời gian hơn vì tránh được những tình trạng thời tiết nói
trên làm cho tàu phải giảm tốc độ. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ này còn có thể làm giảm bớt
những rủi ro về thương tật hay tử vong cho thuyền viên trong những trường hợp thời tiết
rất

xấu.
Thuật
ngữ
này
còn
gọi

“ship
routing”.
Underkeel clearance (chân hoa tiêu)
Khoảng cách tối thiểu giữa đáy tàu biển và đáy sông hay đáy biển do cơ quan có
thẩm quyền (cảng vụ, công ty hoa tiêu…) quy định để bảo đảm an toàn cho tàu biển,
tránh những nguy hiểm không thể lường trước hoặc những thay đổi về khí hậu làm ảnh
hưởng đến độ sâu của luồng lạch, sông biển. Thuật ngữ này còn gọi là “keel
clearance”.


Stowage (sắp

đặt

hàng

trên

tàu)
Việc sắp xếp hàng hóa trên tàu biển phải thực hiện các yêu cầu sau: Một là, bảo đảm
cho tàu biển được an toàn và ổn định không chỉ khi hành trình vượt biển hay đại dương
mà cả khi di chuyển giữa các cảng để bốc hay dỡ một phần hàng hóa; hai là, bảo đảm cho
mỗi lô hàng không bị hư hỏng, nhiễm bẩn hay nhiễm mùi… do xếp gần với những loại

hàng hóa không được phép xếp gần nhau (chẳng hạn như chè với thuốc lá…); ba là, bảo
đảm cho việc có thể dỡ hàng tại cảng trả hàng của một lô hàng nào đó mà không cần phải
di chuyển (những) lô hàng sẽ dỡ tại (các) cảng khác.
Subject (điều bảo lưu)
Một điều kiện mà nếu các bên không thỏa thuận được thì hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường biển chưa được giao kết. Thuật ngữ này thường dùng trong thuật ngữ “to
lift subjects” (từ bỏ các điều kiện bảo lưu).
Package
limitation (giới
hạn
trách
nhiệm
cho
mỗi
kiện
hàng)
Số tiền tối đa mà người vận chuyển hàng hóa có thể phải chịu trách nhiệm cho mỗi
kiện hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong trường hợp mất mát hoặc tổn thất
đối với hàng hóa. Số tiền tối đa này được các bên thỏa thuận hoặc do luật quy
định.
Pallet

carrier (tàu

chở

pa-

lét)
Tàu được thiết kế để chở hàng hóa đóng trong pa-lét và đóng trong container. Mặc

dù tàu có thể vận chuyển hàng tổng hợp (general cargo) nhưng thường dùng để chở sản
phẩm giấy đóng trong pa-lét. Những pa-lét giấy này được đưa lên tàu qua cửa phía bên
(side door) bằng thiết bị chuyên dùng để nâng pa-lét (pallet lift) đến một độ cao cần thiết,
sau đó được xe nâng hàng đưa vào vị trí đã định. Khác với pa-lét, container thường được
để trên boong tàu.
Beaufort Scale (thang sức gió và mức sóng Beaufort)
Việc phân cấp gió và độ cao của sóng biển do Beaufort, một sỹ quan hải quân
Hoàng gia Anh đưa ra năm 1805. Thang này được hoàn thiện dần cho đến ngày nay và
được thể hiện phổ biến qua các thông số: cấp gió (wind force) từ 0 đến 17 (thường dùng
đến cấp 12, từ cấp 13 đến 17 chỉ dùng cho những vùng có điều kiện khí tượng đặc biệt);
vận tốc gió tính bằng hải lý/giờ (speed in knots) từ dưới 1 đến 118 nơ (knots); mô tả về
gió (description) từ “lặng gió” (calm) đến “đại cuồng phong” (hurricane); độ cao trung
bình và tối đa của sóng biển tính bằng mét (wave height in metres – average and
maximum) từ 0,1 đến 14m và trên 14m; mô tả tình trạng mặt biển (sea conditions) từ
“phẳng như gương” (calm/glassy sea) đến “bọt nước và sóng biển tung trắng xóa, tầm
nhìn bị hạn chế nghiêm trọng” (phenomenal sea).
Sundays
and
holidays
excepted (trừ
Chủ
nhật

ngày lễ)
Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến có nghĩa là không tính Chủ nhật
và những ngày nghỉ lễ trong khi tính toán thời hạn làm hàng (laytime). Thuật ngữ này
viết
tắt

S.h.e.x.

hoặc
SHEX.


Sub-charterer (người đi thuê lại)
Người hoặc công ty thuê tàu biển của một người hay công ty không phải là chủ tàu
mà người này (người hay công ty không phải là chủ tàu) cũng chỉ là người đi thuê tàu
biển. Ví dụ: C thuê tàu của B nhưng B không phải là chủ tàu mà chỉ là người hoặc công
ty thuê tàu của chủ tàu A nên C được gọi là “người đi thuê lại”.
Metric tonne (Tấn mét)
Tấn có trọng lượng bằng 1.000kg.
Immediate rebate (Giảm cước trực tiếp)
Việc hạ đơn giá cước của Công hội tàu chuyên tuyến dành cho người gửi hàng
(shipper) có hợp đồng đặc biệt (loyalty contract) với Công hội. Hợp đồng này yêu cầu
người gửi hàng phải vận chuyển toàn bộ hàng hóa của mình bằng tàu của hãng tàu là hội
viên của Công hội.
Specific gravity (Trọng lượng riêng)
Tỷ lệ giữa trọng lượng của một đơn vị chất lỏng và dung tích của nó. Ví dụ: 1 tấn
chất lỏng nào đó có dung tích là 1m3 thì tỷ trọng của chất lỏng đó là 1/1.
Intelligent clamp (Bàn kẹp thông minh)
Loại thanh cặp trên xe nâng hàng (fork-lift) được gắn với máy tính để có thể tính
toán và tạo ra một áp lực (sức ép) phù hợp với những cuộn giấy khi nâng lên hay hạ
xuống, tránh tình trạng bị trượt do chưa đủ áp lực hoặc làm hư hỏng cuộn giấy do sức ép
quá lớn.
Intermodal tariff (Biểu cước vận tải đa phương thức)
Bản liệt kê đơn giá cước của hãng tàu chuyên tuyến hay Công hội tàu chuyên tuyến
thể hiện mức cước, bao gồm cả chặng đường bộ lẫn chặng đường biển.
Spout (Ống chuyển hàng)
Đường ống dùng để vận chuyển hàng rời/hàng xá lên tàu, có đầu ống hướng vào
hầm hàng và được di chuyển đến các vị trí khác nhau trong hầm hàng để rót hàng đúng

nơi cần thiết.
Bunker fuel (Dầu nhiên liệu)
Thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ loại dầu nặng (fuel oil) nào dùng làm nhiên liệu trên
tàu biển. “Bunker” là nơi chứa than để chạy máy trong thời kỳ than còn được dùng làm
nhiên liệu, trước khi có những két chứa dầu nặng (fuel oil tank) khi nhiên liệu được
chuyển từ than sang dầu. Khi dùng làm động từ, “bunker” có nghĩa là tiếp thêm nhiên
liệu (refuel) và được dùng từ thuở tàu còn chạy bằng than.
Ore/bulk/oil carrier (Tàu chở quặng/hàng rời/dầu)
Tàu đa dụng loại lớn, được thiết kế để chở quặng, hàng rời hoặc dầu để giảm bớt
thời gian tàu lẽ ra phải chạy không hàng (in ballst) nếu như tàu chỉ hạn chế trong việc vận
chuyển một loại hàng. Quặng, hàng rời có thể được xếp vào các hầm hàng ở giữa và nếu
có dầu sẽ được bơm vào các két ở hai bên. Thuật ngữ này viết tắt là o.b.o. Loại tàu này
đôi khi được gọi là tàu chở hàng rời/chở dầu (bulk/oil carrier) hoặc gọi là tàu chở
dầu/hàng rời/quặng (oil/bulk/ore carrier).


Ship’s husband (Đại lý sửa chữa tàu)
Người được chủ tàu thuê để trông coi việc sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển.
Part charter (Thuê một phần tàu)
Thuê tàu để vận chuyển một số lượng hàng, mà số lượng hàng này chỉ là một phần
của toàn bộ số hàng hóa có trên tàu. Ví dụ như tàu chở 30.000 tấn hàng thuộc 2 hợp đồng
vận chuyển hàng hóa khác nhau (một hợp đồng có số lượng 18.000 tấn, hợp đồng kia
12.000 tấn) thì thuê tàu theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa để chở số lượng 18.000 tấn
hay 12.000 tấn được gọi là thuê một phần tàu.
Freight (Tính cước)
Xác định số tiền phải trả để vận chuyển một lô hàng. Ví dụ: có 100 mét khối (M 3)
máy móc, thiết bị, mỗi M3 có đơn giá cước là 30 USD. Số tiền cước phải trả được tính
như sau: 100 M3 x 30 USD/M3 = 3.000 USD.
International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải quốc tế)
Một tổ chức của Liên hiệp quốc, trụ sở đóng tại Luân Đôn (Thủ đô nước Anh), có

chức năng hoạt động chuyên về lĩnh vực an toàn trên biển. Nhiệm vụ của tổ chức này bao
gồm việc ban hành các luật lệ, quy tắc về dung tích tàu biển, vạch tải (load lines), an toàn
trong vận chuyển hàng rời... Tên viết tắt của tổ chức này là IMO. Trước đây, tổ chức này
có tên gọi là “Inter-governmental Maritime Consultative Organization” (I.M.C.O.) - Tổ
chức Tư vấn hàng hải liên chính phủ.
Freight quotation (Bản chào cước phí vận chuyển)
Văn bản do hãng tàu chuyên tuyến hay Công hội tàu chuyên tuyến gửi, thể hiện tiền
cước cho lô hàng hoặc cho biết đơn giá cước của một loại hàng nào đó. Văn bản loại này
cũng có thể không phải dành cho một lô hàng cụ thể mà chỉ là bản báo giá cước để tham
khảo. Ví dụ, muốn biết giá cước vận chuyển để nghiên cứu, dự báo thị trường; hoặc
người gửi hàng đã có hàng cần vận chuyển, nên yêu cầu hãng tàu báo giá cụ thể để xem
xét, hãng tàu sẽ tính toán và gửi bản tính cước đó; hoặc có khi người gửi hàng dự định
bán một lô hàng và cần có giá cước để tính toán xem có bán hàng được không theo điều
kiện giá hàng bao gồm cước phí vận chuyển.
International Transport Workers’ Federation (Liên đoàn Công nhân vận tải quốc
tế)
Tổ chức công đoàn của những người làm việc trên tàu biển. Một trong những mục
tiêu của tổ chức này là thiết lập những tiêu chuẩn về nghề nghiệp cho người đi biển như
tiền lương, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, chế độ nghỉ phép. Nhiều người thuê tàu định
hạn đưa vào hợp đồng thuê tàu định hạn điều khoản về việc chủ tàu phải đáp ứng những
yêu cầu của liên đoàn này đối với người đi biển để tránh tàu bị trục trặc do bị kiểm tra và
xử lý. Tên của tổ chức này thường được viết tắt là I.T.F. hay ITF.
Conro (tàu chở container và chở hàng Ro-Ro)
Loại tàu được thiết kế để vừa chở được container vừa chở được loại hàng tự hành,
có bánh xe, như ôtô, máy kéo, xe nâng hàng…
Open rate (Đơn giá cước mở)


Giá cước cho một đơn vị hàng hóa đối với số lượng hàng hóa xếp thêm vượt quá
một định mức nào đó (về số lượng) được thỏa thuận cho một hoặc nhiều tàu cụ thể giữa

người gửi hàng hoặc người giao nhận với hãng tàu chuyên tuyến hay Công hội tàu
chuyên tuyến. Giá cước này thấp hơn giá mà hãng tàu hay Công hội công bố và thường
được áp dụng cho những chuyến hàng của một loại hàng nào đó từ một cảng nhận hàng
đến một cảng trả hàng. Ví dụ: Hàng hóa là các kiện đay vận chuyển từ cảng A đến cảng
B, được thỏa thuận là nếu xếp vượt quá 3.000 M 3, thì từ mét khối thứ 3.001 đến 3.500
được hưởng đơn giá cước 32 USD/M3 trong khi mức cước công bố là 36 USD/M3.
Leg of a voyage (Một chặng của hành trình)
Một phần của toàn bộ hành trình của một tàu biển. Thông thường, những phần này
được tính từ một cảng mà tàu ghé vào đến cảng tiếp theo nhưng cũng có thể được chia
nhỏ hơn để chủ tàu hay người khai thác tàu có thể xác định một cách tổng thể lợi nhuận
của tàu hay chuyến tàu. Nhiều chặng của một chuyến tàu cũng được xem xét khi xác định
hay tính toán số lượng dầu tiêu thụ vì tàu chạy không hàng (ballast) thường tiêu thụ ít
nhiên liệu hơn khi chở hàng. Thuật ngữ này còn gọi là “leg”.
Stern ramp (Cầu dẫn phía sau)
Mặt phẳng nghiêng nối phía sau của tàu Ro-Ro với bờ hoặc cầu cảng để hàng hóa
“tự hành” như ôtô, máy kéo, máy xúc, máy ủi… tự chạy hay được kéo lên, xuống tàu.
Mặt phẳng nghiêng này thường được thiết kế đồng thời có tác dụng là cửa kín nước để
che phần thân tàu khi kết thúc bốc dỡ hàng hoặc hành trình trên biển, không cho nước
tràn vào.
Timber load line (vạch tải chở gỗ)
Một trong những vạch được sơn hai bên mạn tàu cho biết độ sâu tối đa mà thân tàu
(vỏ tàu) có thể ngập trong nước khi tàu chở gỗ trên boong tàu lúc đến cảng, rời cảng hoặc
hành trình trên biển ở các vùng vạch tải (load line zones) khác nhau. Vị trí của những
vạch tải này được xác định theo quy tắc đã được thống nhất tại Hội nghị quốc tế về vạch
tải (International Conference on Load Line) đã được nhiều quốc gia hàng hải thông qua.
Thuật ngữ này còn gọi là “lumber load line”.
Stow deadweight (hàng nặng)
Loại hàng chiếm dung tích khi xếp trên tàu nhỏ hơn 1m 3 cho 1 tấn trọng lượng
(hàng hóa), ví dụ: đá, thép tấm…
Service


agreement (hợp

đồng

dịch

vụ)
Thoả thuận giữa người giao hàng (shipper) và công hội tàu chuyên tuyến. Theo đó
người giao hàng cam kết chở một phần hay toàn bộ hàng của mình trên tàu của công hội
trong một khoảng thời gian nào đó để đổi lấy việc công hội sẽ dành cho một mức cước và
các dịch vụ ưu đãi khác theo thoả thuận. Một số hợp đồng còn yêu cầu người giao hàng
phải đạt được một số lượng hàng tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định mà hai
bên đã cam kết. Thuật ngữ này còn gọi là “service contract”.
Measurement rated cargo (hàng nhẹ)


Hàng hoá có đơn giá cước được tính trên cơ sở dung tích (của hàng hoá) và có đơn
vị tính cước là 1m3. Hàng loại này thường là những loại có tỷ khối lớn hơn 1, tức là 1 tấn
hàng có thể tích lớn hơn 1 m3. Ví dụ như bông, đệm mút, dăm gỗ (wood chips)…
Misdescribe (mô tả sai)
Thông báo, tuyên bố... sai sự thật của chủ tàu về chi tiết (kỹ thuật, thương mại...)
của một con tàu; tương tự như vậy, đối với người thuê vận chuyển hay người giao hàng là
việc cung cấp những thông tin không chính xác về hàng hóa (dung tích, tên hàng, số
lượng...). Những thông tin, thông báo... sai lệch này có thể dẫn đến khiếu nại về chi phí
phát sinh, hoặc có thể gây ra tổn thất, hư hỏng cho tàu, hàng hóa, và trong một số trường
hợp, có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
Quay (cầu cảng)
Công trình được xây dựng có kết cấu vững chắc dọc theo những vùng nước mà tàu
thuyền có thể đi lại được và dùng làm nơi neo đậu cho tàu thuyền để bốc dỡ hàng

hóa.
MacGregor hatch (nắp hầm hàng Mac-grê-gô)
Nắp hầm hàng nhãn hiệu Mac-grê-gô, được sử dụng phổ biến trên các tàu chở hàng
khô. Những nắp hầm hàng này dùng để đóng (che, đậy) các miệng hầm hàng và được làm
bằng thép có thiết kế và hoạt động thuộc nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào loại (type)
tàu. Một số dạng nắp hầm hàng kiểu này là: loại nắp gấp (folding hatch cover), nắp cuốn
(rolling hatch cover), nắp trượt (sliding hatch cover)…
Safety radio - telegraphy Certificate (giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện)
Văn bản do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp, xác nhận rằng tàu biển có đủ
trang thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện phù hợp với cỡ tàu, số lượng thuyền viên, khu
vực hoạt động của tàu…
Salvage Association (Hiệp hội Cứu hộ)
Tổ chức có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên toàn thế giới, bao gồm đại diện của
các hiệp hội được chỉ định để thực hiện việc giám định khi có tổn thất, hư hỏng đối với
tàu biển hay hàng hóa ở nước ngoài. Thông thường, Hội không xác định trách nhiệm gây
ra tổn thất, hư hỏng đối với tàu biển hay hàng hóa, mà công việc của Hội đơn thuần chỉ là
báo cáo về phạm vi, mức độ của tổn thất hay hư hỏng; dự đoán nguyên nhân gây ra tổn
thất, hư hỏng và chi phí sửa chữa, khắc phục.
Measure (dung tích hàng)
Kích thước của một kiện hàng (bao hàng, lô hàng…) thể hiện bằng mét khối (m 3)
hay phít khối (cbft), thường được xác định bằng cách đo chiều dài, chiều rộng và chiều
cao lớn nhất của chúng. Thuật ngữ này còn gọi là “measurement” và viết tắt là “M”.
Celullar barge (sà lan chở container)
Sà lan được thiết kế dùng để chở container. Với loại sà lan này, phần hầm hàng có
cấu trúc tương tự như hầm hàng của tàu chở container và tàu loại này còn có tên gọi khác
là “container barge”.
Sto-ro (stô - rô)


Cách sắp xếp hàng hóa thông thường (conventional cargo) trên tàu rô-rô (roll on-roll

off). Hàng hóa được đưa lên tàu bằng xe kéo (trailer) thuộc nhiều loại khác nhau tùy theo
tích chất của hàng hóa, nhưng sau đó được dỡ từ xe kéo và sắp đặt trực tiếp lên mặt
boong tàu hoặc sàn hầm hàng trong quá trình vận chuyển.
Non-conference line (hãng tàu độc lập)
Hãng tàu chuyên tuyến (shipping line) hoạt động trên tuyến đường biển có Công hội
tàu chuyên tuyến (liner conference) nhưng không phải là thành viên của công hội đó.
Thuật ngữ này còn gọi là “independent line” hoặc “outsider”.
Feeder ship (tàu gom hàng)
Tàu biển loại nhỏ của các hãng tàu chuyên tuyến (shipping lines) hoạt động ở những
cảng mà tàu lớn (chạy vượt đại dương, thường gọi là “tàu mẹ") ghé vào và không ghé
vào, để bốc hàng lên “tàu mẹ" hoặc dỡ hàng từ “tàu mẹ". Ví dụ: “Tàu mẹ" hoạt động giữa
cảng Hamburg và cảng Singapore, tàu gom hàng hoạt động giữa cảng Singapore và cảng
Sài Gòn để bốc hàng từ Sài Gòn chở sang cho “tàu mẹ" nằm tại Singapore và dỡ hàng từ
“tàu mẹ" đưa về Sài Gòn. Thuật ngữ này còn gọi là "feeder vessel".
Weather routing (tuyến đường thời
tiết)
Dịch vụ có thu phí,
cung cấp tuyến đường đi cho tàu biển cùng với thông tin dự báo thời tiết mới nhất do cơ
quan nhà nước hay tư nhân cung cấp cho chủ tàu hay người khai thác tàu biển để tránh
cho tàu gặp phải những tình trạng khắc nghiệt của thời tiết như bão tố, sương mù dầy đặc,
băng đá… Tuyến đường này không nhất thiết là tuyến đường ngắn nhất nhưng là tuyến
đường được dự tính đi mất ít thời gian hơn vì tránh được những tình trạng thời tiết nói
trên làm cho tàu phải giảm tốc độ. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ này còn có thể làm giảm bớt
những rủi ro về thương tật hay tử vong cho thuyền viên trong trường hợp thời tiết rất
xấu. Thuật ngữ này còn gọi là “ship
routing”.
Underkeel clearance (chân hoa
tiêu)
Khoảng cách tối thiểu giữa
đáy tàu biển và đáy sông hay đáy biển do cơ quan có thẩm quyền (cảng vụ, hoa tiêu…)

quy định để bảo đảm an toàn cho tàu biển, tránh những nguy hiểm không thể lường trước
hoặc những thay đổi về khí hậu làm ảnh hưởng đến độ sâu của luồng lạch, sông biển.
Thuật ngữ này còn gọi là “keel
clearance”.
LS . VÕ NHẬT THĂNG - LS. NGÔ KHẮC LỄ (Biên soạn)



×