Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.22 KB, 38 trang )

Đề án môn học
Lêi nãi ®Çu
Năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự phồn thịnh hay suy thoái, phát
triển hay tụt hậu của đất nước. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát
triển, những bước phát triển mới về hội nhập của Việt Nam trong xu thế toàn cầu
hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và nhanh chóng đòi hỏi nền kinh tế
phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta
cũng đã chủ trương: mở cửa kinh tế thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu, coi hoạt động xuất khẩu là mục tiêu phát
triển của nền kinh tế quốc dân. Vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong
xuất khẩu là vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình
hình trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: Năng lực cạnh tranh trong xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với cái nhìn tổng quát về tình hình xuất
khẩu cũng như năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam trong những
năm gần đây. Từ đó đưa ra những phương hướng nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có được bài nghiên cứu này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thạc
sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề án !
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
1
Đề án môn học
ch¬ng I
lý luËn chung vÒ xuÊt khÈu vµ n¨ng lùc c¹nh tranh
trong xuÊt khÈu
I. XUẤT KHẨU.
1. Khái niệm.
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào lành thổ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Thứ nhất xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công


nghiệp hoá đất nước.
Ở Việt Nam, thời kỳ 1986-1990 nguồn thu về xuất khẩu hàng hoá đảm bảo
trên 75% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; Tương tự thời kỳ 1991-1995 là 66%
và năm 1996-2000 là 50%(đó là thống kê thông qua xuất khẩu dịch vụ).
Thứ hai xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy
sản xuất và phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có điều kiện phát triển. Ví dụ
ngành dệt may xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành sản xuất nguyên liệu như
bông, sợi hay thuốc nhuộm …Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm
xuất khẩu, dầu thực vật chè có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp
chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
2
Đề án môn học
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển và ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn
đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất
mở rộng thị trường.
Thứ ba xuất khẩu có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời
sống nhân dân.
Việc sản xuất, chế biến và dịch vụ hàng xuất khẩu trực tiếp thu hút hàng
triệu người lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Nó tác động tới
sản xuất làm cho cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, sự phân công lao động
mới đòi hỏi lao động được sử dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao hơn và đời
sống nhân dân được cải thiện .
Thứ tư xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối

ngoại của nước ta.
Xuất khẩu và quan hệ kinh tế có tác động qua lại với nhau, hoạt động xuất
khẩu có sớm hơn hoạt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các
mối quan hệ này phát triển. Ví dụ xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất
khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng quan hệ quốc tế.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
3
Đề án môn học
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG XUẤT KHẨU.
1. Khái niệm chung về năng lực cạnh tranh.
1.1. Khái niệm.
Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh
của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, cạnh tranh là cuộc ganh đua giữa
những người sản xuất hàng hoá, giữa thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thỉtường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành điều kiện sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm , thị trường một cách có lợi nhất.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ vô cùng
phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, công
nghệ ngày càng phát triển sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng trở nên thừa,
nhu cầu của con người ngày một cao hơn thì việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hàng hoá, dịch vụ chỉ được tiêu thụ khi nó thực
sự nổi bật hơn các hàng hoá và dịch vụ khác. sự nổi bật ấy tạo nên khả năng
giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh giành quyền tiêu thụ.
1.2. Phân loại năng lực cạnh tranh.
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, năng lực cạnh tranh là
điều kiện sống còn để tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năng lực cạnh tranh có ba loại cơ bản: năng lực cạnh tranh quốc gia;
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta đi sâu nghiên cứu năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp trong xuất khẩu.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
4
Đề án môn học
2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong xuất khẩu.
2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính
bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức doanh nghiệp… một
cách riêng biệt mà cần được đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong
hoạt động trên cùng một lĩnh vực thị trường. Trên cơ sở đó, muốn tạo nên năng
lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác
của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có khả năng thoả mãn tốt hơn các đòi
hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh
tranh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy
đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về
mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận
biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có
để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm
yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt
động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự,
công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…
2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
5
Đề án môn học

Năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp trong hoạt động xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc
tế trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng
cao trên thị trường quốc tế.
3. Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu.
3.1. Chất lượng sản phẩm và công nghệ.
3.1.1. Chất lượng sản phẩm
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi
khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm
vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục
tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những
quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản
phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường.
• Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh
bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng
nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản
phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng
không được người tiêu dùng đánh giá cao.
• Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn
hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc
tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.
• Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của
sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
6
Đề án môn học
• Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: chất
lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt
được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm
trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng

các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.
Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các
quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong
các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
(ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa:
"Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối
với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra
hay tiềm ẩn.
Chất lượng sản phẩm không chỉ thể hiện ở đặc tính cơ lí hoá của bản thân
sản phẩm mà nó còn là chất lượng của bao bì, mẫu mã, kiểu dáng và thị hiếu tiêu
dùng cùa khách hàng.
Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng sản phẩm của mặt hàng xuất khẩu
rất khó xác định chính xác. Nó bị chi phối bởi các yếu tố chủ yếu sau: sự chênh
lệch về khoa học công nghệ và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở từng khu vực
địa lí khác nhau, đúng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Việc tạo ra một sản phẩm
có chất lượng cao, độc đáo và phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng
ở mỗi vùng địa lí khác nhau và đạt điều kiện tiêu chuẩn quốc tế có thể tạo ra một
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động xuất khẩu.
3.1.2. Công nghệ.
Sv:Nguyễn Thị Thu Hà_K14-QT1
7

×