Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.34 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------

ĐẶNG CÔNG VĂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP MỚI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng – Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Công Phƣơng

Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Tùng
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Cƣờng

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 2 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2015, Chính phủ đã ban hành nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm
thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP với nhiều điểm mới.
Thứ nhất, việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được dựa trên
mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và
chi đầu tư.
Thứ hai, việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy nhân sự và tài chính được quy định tương ứng với từng
loại hình đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định, bao gồm các
quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, cách xác định giá dịch vụ
sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và giá dịch
vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Thứ tư, về quy định chuyển tiếp, Nghị định quy định trong khi chưa
ban hành hoặc sửa đổi Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công trong từng lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp công theo từng
lĩnh vực được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP và các Nghị định hiện hành về tự chủ trong các
lĩnh vực.
Tiếp theo, để có sự tương đồng giữa chính sách tài chính và kế toán,
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 về việc hướng dẫn Chế độ kế toán HCSN thay cho Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC; điểm nhấn quan trọng khi áp dụng Thông tư
107 là kế toán chuyển từ nhấn mạnh cơ sở tiền sang việc nhấn mạnh

đến cơ sở dồn tích.
Trong năm 2017, các hoạt động tài chính của Bệnh viện Tâm thần
đã phải tuân theo những quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP do áp
dụng cơ chế giá đã bao gồm nhiều chi phí, việc này dẫn đến một số vấn
đề như sau:


2
- Các khoản chi thường xuyên trước 2016 được ngân sách nhà nước
cấp toàn bộ nhưng từ năm 2016 phải phụ thuộc vào nguồn thu do áp
dụng giá dịch vụ khám chữa bệnh đã cơ cấu chi phí lương. Như vậy,
Bệnh viện mang tính chất là kinh doanh, sẽ phát sinh thặng dư/ thâm
hụt, không còn được bao cấp.
Trong năm đầu tiên áp dụng chế độ kế toán HCSN theo Thông tư
107/2017/TT-BTC sẽ không tránh khỏi những khó khăn nên tôi đã chọn
đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành
phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp mới” nhằm đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể để tổ
chức công tác kế toán tại bệnh viện phù hợp chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà
Nẵng, qua đó nhận diện thông tin kế toán cần phải cung cấp cho nhà
quản lý nhằm phục vụ công tác quản lý điều hành tại Bệnh viện.
- Đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm
thần thành phố Đà Nẵng trong điều kiện áp dụng Chế độ kế toán đơn vị
hành chính, sự nghiệp theo Thông tư 107.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần
thành phố Đà Nẵng.

- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ công tác kế toán tại Bệnh viện ở thời
điểm chuyển sang áp dụng chế độ kế toán mới (năm 2018).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu thực tế, khảo sát một
trường hợp. Nghiên cứu trường hợp được thể hiện thông qua các
phương pháp khảo cứu tài liệu, khảo sát thực tế kết hợp với mô tả, giải
thích để tổng hợp, phân tích, đánh giá các nội dung có liên quan về
công tác kế toán hiện tại của Bệnh viện.


3
Phương pháp lập luận cũng được áp dụng để phân tích, so sánh giữa
lý thuyết với thực trạng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc thù
hoạt động của bệnh viện.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp có thu.
Chương 2: Nghiên cứu thực tế về công tác kế toán tại Bệnh viện
Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần
thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh áp dụng chế độ kế toán hành chính
sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập, đặc biệt là các cơ sở y tế, đã được thực hiện nhiều trong vài năm
gần đây.
Luận văn nghiên cứu trong lĩnh vực y tế của tác giả Đoàn Nguyên
Hồng (2010) về “Hoàn thiện công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới” đã phân tích và đánh giá thực
trạng công tác kế toán tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu

Ba Đồng Hới để đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện. Trên cơ sở
thực tế tại Bệnh viện, tác giả đã chỉ ra kết quả đạt được trong công tác
kế toán tài chính tại đơn vị, cụ thể: “Công tác kế toán tài chính của đơn
vị đã đi vào nề nếp, đảm bảo cho sự điều hành, quản lý và sử dụng có
hiệu quả các nguồn tài chính. Việc tổ chức công tác kế toán hợp lý,
khoa học đã phát huy được năng lực đội ngũ kế toán, sự phối hợp các
phần hành kế toán trong đơn vị khá tốt và thông suốt”. Bên cạnh đó, có
những hạn chế về việc chưa sử dụng đầy đủ các chứng từ để phản ánh
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng đặc điểm, nội dung và bản chất của
nghiệp vụ, đơn vị chưa mở thêm các tài khoản chi tiết của nguồn thu
nên khi cần thông tin chi tiết từng nguồn thì khó cung cấp kịp thời và
chính xác, thiếu một số sổ theo quy định, công tác mở sổ chi tiết chưa
đầy đủ, đơn vị chưa có phần mềm quản lý bệnh viện, các phần mềm kế


4
toán TSCĐ, kế toán kho, kế toán thanh toán chưa tích hợp với phần
mềm kế toán tổng hợp, thời gian lập báo cáo tài chính còn chậm, công
tác phân tích và công khai báo cáo tài chính chưa được chú trọng và
công tác kiểm tra và tự kiểm tra tài chính chưa phát huy được vai trò.
Tiếp theo là nghiên cứu của tác giả Hồ Thị Như Minh (2014) về
“Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng”
nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện
Mắt thành phố Đà Nẵng, đồng thời tìm ra những mặt còn tồn tại từ đó
mạnh dạn đề xuất các giải pháp cụ thể, khoa học để hoàn thiện công tác
kế toán tại đơn vị. Từ những tồn tại của công tác kế toán tại Bệnh viện
Mắt thành phố Đà Nẵng như việc sử dụng hệ thống tài khoản không
chính xác, báo cáo tài chính chưa có thuyết minh và chất lượng không
cao, chưa chú trọng trong công tác kiểm tra kế toán và công khai tài
chính,…Tác giả đã đưa ra hướng hoàn thiện cho những tồn tại nêu trên,

đồng thời tác giả cũng đưa ra những điều kiện để hoàn thành được việc
hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng.
Tiếp theo là của tác giả Phạm Việt Linh (2014) về “Hoàn thiện
công tác kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định” với mục đích
tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Định, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán trong điều kiện
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của bệnh viện. Thực
trạng công tác kế toán đã được tác giả đề cập là chưa quy định định
mức phân bổ chi phí cho các nguồn thu; Công tác phân loại chứng từ và
luân chuyển chứng từ kế toán giữa các bộ phận chưa thống nhất, còn
chồng chéo, thiếu liên kết; phân công nhiệm vụ cho kế toán chưa phù
hợp. Sau khi nêu lên những thực trạng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình
Định, tác giả đã đưa ra hướng hoàn thiện. Đồng thời cũng đề nghị tăng
cường tin học hóa trong công tác kế toán.
Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực giáo dục của tác giả Hoàng Lê
Uyên Thảo (2012) về “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường
Cao đẳng công nghệ - kinh tế và thủy lợi Miền Trung” nhằm phân tích,
đánh giá thực trạng công tác tổ chức công tác kế toán tại Trường Cao


5
đẳng Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi Miền Trung, thông qua nghiên
cứu thực tiễn đề xuất phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện
công tác kế toán tại đơn vị. Theo đó, công tác kế toán tại đơn vị đạt
được một số kết quả như sau: nhà trường đã xây dựng hệ thống biểu
mẫu chứng từ đầy đủ, sử dụng theo đúng quy định của chế độ kế toán
hiện hành, Trường đã từng bước nghiên cứu và xác định được tài khoản
tổng hợp và chi tiết phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Trường, đơn
vị cũng đã lập đầy đủ biểu mẫu BCTC và quyết toán ngân sách theo
đúng quy định, đã ứng dụng CNTT trong công tác kế toán, phần lớn các

chứng từ sổ sách được thực hiện trên máy tính, bộ máy kế toán của
Trường theo mô hình tập trung, phù hợp với bộ máy quản lý. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những mặt tồn tại về việc lưu trữ chứng
từ, lập BCTC, hệ thống TK, việc kiểm tra chứng từ, ứng dụng CNTT để
từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.
Một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số
tháng 7/2016, ThS. Trần Đức Chung đã đề cập đến việc cung cấp thông
tin kế toán cho nhà quản lý của ĐVSNCL với đề tài “Kế toán quản trị
đối với ĐVSNCL trong nền kinh tế hội nhập”. Bài báo đã nêu lên tầm
quan trọng của kế toán quản trị trong toàn bộ công tác kế toán và công
tác quản lý kinh tế tài chính của một đơn vị. Trong đó, việc tính đúng,
tính đủ các yếu tố đầu vào và tổ chức tốt công tác thu thập, xử lý, phân
tích, cung cấp thông tin để phục vụ yêu cầu quản lý có ý nghĩa to lớn
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL có thu. Từ
đó, tác giả đã nêu lên những tồn tại cần phải cải thiện của kế toán quản
trị mà ảnh hưởng đến toàn bộ công tác kế toán tại ĐVSNCL.
Một đề tài khác không nói trực tiếp đến công tác kế toán đơn vị
HCSN nhưng lại đề cập đến vai trò của kế toán HCSN trong quản lý
NSNN là bài báo với tiêu đề “Vai trò của kế toán hành chính sự nghiệp
trong quản lý ngân sách” của Ths. Nguyễn Thị Minh Phương (2014) đề
cập việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, do đó việc quản lý NSNN phải theo kịp sự phát triển của nền kinh


6
tế thị trường. Từ đó tác giả đề nghị cần phải quan tâm đặc biệt đến công
tác kế toán trong đơn vị HCSN với những vai trò, nhiệm vụ cụ thể.
Cuối cùng, trong nghiên cứu về công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm
thần thành phố Đà Nẵng của tác giả Ngô Nữ Quỳnh Trang (2014) về
“Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà

Nẵng” đã nghiên cứu về công tác kế toán của Bệnh viện Tâm thần
trong năm 2012 với mục đích là phân tích, đánh giá những tồn tại và
bất cập trong thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện, sau đó là đưa ra
các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tại Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng. Với phạm vi chọn nghiên
cứu là số liệu, thông tin năm 2012 thì bộ phận kế toán của Bệnh viện
Tâm thần có nhiều hạn chế về nguồn lực dẫn đến sai sót trong công tác
kế toán cần phải hoàn thiện. Nên nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc
hoàn thiện công tác kế toán, chưa đề cập đến việc cung cấp thông tin kế
toán cho nhà quản lý. Đồng thời, năm 2012 vẫn đang áp dụng chế độ kế
toán HCSN theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC nên hướng hoàn thiện
của tác giả Ngô Nữ Quỳnh Trang vẫn theo quy định của Quyết định
19/2006/QĐ-BTC và các hướng dẫn liên quan.
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều nội dung rất có ích
trong công tác kế toán, tuy nhiên chỉ đi vào nghiên cứu một là đề cập
đến thực trạng công tác kế toán của các đối tượng nghiên cứu với nhiều
bất cập và tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện chung nhất
cho công tác kế toán tại đơn vị nghiên cứu hoặc là chỉ trình bày cơ sở lý
thuyết về việc cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý. Các ngheien
cứu trên chưa có đánh giá tổng hợp về công tác kế toán nhằm có những
thông tin kế toán cần phải cung cấp cho nhà quản lý để hỗ trợ việc đưa
ra các quyết định điều hành.
Đồng thời, năm 2017 Bộ Tài chính đã ban hành thông tư
107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán HCSN thay thế Quyết
định số 19/2006/QĐ-BTC với nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt nhất
là thay đổi bản chất kế toán HCSN từ cơ sở tiền sang cơ sở kế toán dồn
tích. Việc tổng hợp số liệu kế toán dựa trên chế độ kế toán của Thông


7

tư 107/2017/TT-BTC để có những thông tin hữu ích giúp cho nhà quản
lý đưa ra các quyết định điều hành là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, luận văn đã đi đến nghiên cứu,
đánh giá thực trạng công tác kế toán và việc cung cấp thông tin kế toán
cho nhà quản lý tại Bệnh viện Tâm thần TP Đà Nẵng. Từ đó, đưa ra
hướng hoàn thiện cho công tác kế toán và đề xuất những nội dung mà
kế toán cần cung cấp cho lãnh đạo bệnh viện trong điều kiện áp dụng
Chế độ kế toán HCSN mới quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
a. Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo
quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công,
phục vụ quản lý nhà nước.
b. Đặc điểm
Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ
phận cấu thành trong cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước nhưng không mang
quyền lực nhà nước, không có chức năng quản lý nhà nước. Các ĐVSNCL
bình đẳng với các tổ chức, cá nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công,
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật qui định về ngành nghề, lĩnh vực
chuyên môn và chịu sự điều tiết của cơ quan quản lý cấp trên.
c. Phân loại
Đơn vị sự nghiệp công lập được phân loại theo các tiêu chí sau:
Căn cứ theo cấp ngân sách.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động.



8
Căn cứ vào khả năng tự chủ về tài chính đối với chi thường xuyên
và chi đầu tư.
1.1.2. Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu
a. Nguồn kinh phí hoạt động
Kinh phí do NSNN cấp gồm cả chi thường xuyên và không thường
xuyên;
Ngoài ra, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm
cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp
công theo giá tính đủ chi phí; Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí
được để lại chi theo quy định; Nguồn vốn vay viện trợ, tài trợ theo quy
định của pháp luật và nguồn thu khác.
b. Chi kinh phí
Chi thường xuyên: Chi tiền lương, chi trả lương theo lương ngạch,
bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn
vị sự nghiệp công. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý. Trích khấu
hao tài sản cố định theo quy định.
Chi không thường xuyên: là khoản chi theo quy định đối với từng
nguồn kinh phí không thường xuyên được cấp.
c. Tính tự chủ tài chính
Phụ thuộc vào mức độ tự chủ tài chính mà đơn vị sự nghiệp công
lập sẽ có quyền tự chủ khác nhau:
Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
Tự chủ nguồn kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển từ
các nguồn thu của đơn vị. Chủ động trong việc chi thường xuyên.
Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên
Đơn vị tự bảo đảm trong các hoạt động thường xuyên, nguồn vốn
đầu tư được ngân sách nhà nước cấp.

Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
Được ngân sách cấp bổ sung kinh phí chi hoạt động thường xuyên
do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà


9
nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo
giá, phí chưa tính đủ chi phí.
Đối với đơn vị sự nghiệp công do NSNN bảo đảm chi thường xuyên
Được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ
được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
1.1.3. Lập, chấp hành dự toán thu chi
a. Lập dự toán thu chi
Lập dự toán thu chi là khâu đầu của một chu trình quản lý tài chính,
đây là căn cứ quan trọng cho việc thực hiện và kiểm soát thu – chi, đảm
bảo cân đối và phù hợp giữa các nguồn kinh phí.
Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương
pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp
không (Ngô Nữ Quỳnh Trang, 2014).
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ: là phương pháp xác
định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của
kỳ liền trước và được điều chỉnh theo một số yếu tố như tỷ lệ lạm phát,
tỷ lệ tăng trưởng.
Phương pháp lập dự toán cấp không : Phương pháp lập dự toán cấp
không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào
nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều
kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động
thực tế của năm trước. Từng bộ phận chức năng sau đó sẽ được đánh
giá toàn diện bằng việc phê duyệt toàn bộ các chi phí dự kiến phát sinh
chứ không phụ thuộc vào những phần chi phí tăng thêm.

b. Chấp hành dự toán thu chi
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp
kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự
toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực (Học viện Tài chính, 2009).
c. Quyết toán thu chi
Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài
chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về việc chấp hành dự


10
toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự
toán từ đó rút ra được kinh nghiệm cho các kỳ sau.
Tóm lại, ba khâu công việc trong quản lý tài chính ở các đơn vị sự
nghiệp có thu luôn có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức
năng và nhiệm vụ được giao.
1.2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.2.1. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
a. Về chứng từ kế toán
Đối với chứng từ thuộc loại bắt buộc: gồm 4 loại sau: Phiếu thu,
Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền.
Đối với chứng từ được tự thiết kế: Ngoài 4 loại chứng từ kế toán bắt
buộc kể trên và chứng từ bắt buộc quy định tại các văn bản khác, đơn vị
HCSN được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung
quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.
b. Hệ thống tài khoản
Tài khoản từ loại 1 đến loại 9: là các tài khoản theo dõi tình hình tài
chính. Tài khoản loại 0, được hạch toán đơn.
Về nguyên tắc hạch toán

Nguyên tắc cơ sở dồn tích (ghi nhận nghiệp vụ khi phát sinh, không
quan tâm đến việc thu - chi tiền hay chưa).
c. Sổ sách kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ
kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Sổ tổng hợp
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh theo trình tự thời gian. Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán).
Nguyên tắc mở sổ kế toán


11
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có
quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán. Sổ kế toán
được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán
năm cũ chuyển sang và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh
thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.
d. Về báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo gồm 05 mẫu Báo cáo quyết toán và 05 mẫu Báo
cáo tài chính.
Về kỳ hạn lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính năm của đơn vị
hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Kế toán một số nội dung chủ yếu ở đơn vị sự nghiệp có thu
a) Kế toán doanh thu
Kinh phí của các đơn vị HCSN thường bao gồm các nguồn sau đây:
NSNN cấp; Thu phí, lệ phí được để lại theo quy định của cấp có thẩm
quyền; Nguồn viện trợ cho biếu tặng; Nguồn thu từ hoạt động sản xuất

kinh doanh và cung cấp dịch vụ; Nguồn thu khác.
* Đối với thu hoạt động do NSNN cấp
Kế toán sử dụng các TK phản ánh gồm: TK 511– Thu hoạt động do
NSNN cấp,TK 337– Tạm thu và các tài khoản ghi đơn. Các sổ kế toán
theo dõi nguồn kinh phí gồm: Sổ cái TK 511, sổ theo dõi dự toán từ
nguồn NSNN trong nước.
* Đối với thu viện trợ, vay nợ nước ngoài
Kế toán phải mở sổ tài khoản 512 để theo dõi nguồn viện trợ không
hoàn lại, mở chi tiết theo mỗi loại chương trình, dự án.
* Thu phí được khấu trừ, để lại
Kế toán đơn vị sự nghiệp mở sổ tài khoản 514 để phản ánh các
khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực
hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp
công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ, để lại.


12
* Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Ở những đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, kế toán
mở sổ tài khoản 531 để theo dõi doanh thu sản xuất kinh doanh dịch vụ.
b) Kế toán chi kinh phí
* Chi phí của hoạt động do ngân sách nhà nước cấp
Kế toán sử dụng tài khoản phản ánh là: TK 611 – Chi phí hoạt
động, bao gồm cho cả kinh phí hoạt động thường xuyên (TK 6111) và
kinh phí hoạt động không thường xuyên (TK 6112). Các sổ kế toán
theo dõi chi nguồn kinh phí NSNN gồm: Sổ cái TK 611, Sổ chi tiết chi
phí theo mẫu S61-H.
* Chi phí của các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài
Kế toán sử dụng tài khoản phản ánh là TK 612- Chi phí từ nguồn
viện trợ, vay nợ nước ngoài. Đơn vị phải mở sổ theo dõi chi phí của các

viện trợ, vay nợ nước ngoài trên các sổ cái tài khoản 612; Sổ chi tiết
theo dõi nguồn viện trợ (S102-H); Sổ chi tiết theo dõi nguồn vay nợ
nước ngoài (S103-H).
* Chi phí của hoạt động thu phí được khấu trừ, để lại
Kế toán đơn vị sự nghiệp mở sổ tài khoản 614 để phản ánh các
khoản chi cho hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí,
lệ phí. Sổ kế toán để theo dõi chi phí hoạt động thu phí, lệ phí được
khấu trừ để lại là Sổ cái tài khoản 614; Sổ chi tiết theo dõi nguồn phí
được khấu trừ, để lại.
* Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Chi phí của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của đơn vị sự
nghiệp được phản ánh vào 02 tài khoản là TK 632- Giá vốn hàng bán
và TK 642- Chi phí quản lý của hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch
vụ. Các sổ kế toán theo dõi gồm Sổ cái TK 632, TK 642 và Sổ chi tiết
chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
c) Kế toán hàng tồn kho
Kế toán hàng tồn kho của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng các tài
khoản để phản ánh gồm: TK 152- Nguyên liệu, vật liệu, TK 153- Công cụ,


13
dụng cụ, TK 154- Chi phí SXKD dở dang, TK 155- Sản phẩm và TK 156Hàng hóa. Các sổ kế toán theo dõi hàng tồn kho gồm: Sổ cái các tài khoản
152, TK 153, TK 154, TK 155, TK 156; Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và Bảng tổng hợp chi tiết nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
d) Kế toán tài sản cố định
TSCĐ được phản ánh trên các tài khoản 211- TSCĐ hữu hình; TK
213- TSCĐ vô hình; TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ và
TK 366- Chi tiết theo dõi GTCL của TSCĐ. Các sổ kế toán theo dõi
TSCĐ gồm: Sổ cái TK 211, TK 213, TK 214, TK 366- Chi tiết theo dõi

GTCL của TSCĐ; Sổ chi tiết TSCĐ; Thẻ TSCĐ.
e) Báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính và Báo cáo quyết toán
1.3. BÁO CÁO PHỤC VỤ QUẢN TRỊ NỘI BỘ NHẰM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU QUẢN LÝ
1.3.1. Báo cáo tình hình tài chính theo hoạt động
1.3.2. Báo cáo doanh thu, chi phí theo chức năng/ chƣơng trình
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đối với một đơn vị, công tác kế toán đảm bảo những quy định Luật
kế toán, Chế độ kế toán và đáp ứng quy định quản lý tài chính sẽ cung
cấp thông tin kế toán đúng đắn, chính xác và kịp thời cho lãnh đạo đơn
vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính trị được giao và đạt được
những mục tiêu hoạt động.
Chương này đã trình bày tổng quan về đặc điểm đơn vị sự nghiệp có
thu bằng cách mô tả đặc điểm, tính chất các nguồn kinh phí cũng như việc
sử dụng các nguồn kinh phí. Qua đó cũng trình bày cơ chế quản lý tài
chính, yêu cầu đối với kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp và hệ
thống hóa nội dung công tác kế toán tại các phần hành chủ yếu.
Chương cũng đã trình bày thông tin quản trị nội bộ mà cần phải
cung cấp cho nhà quản lý để ra quyết định điều hành kịp thời, chính xác
và hợp lý.


14
CHƢƠNG 2
THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
2.1.1. Đặc điểm hoạt động của Bệnh viện

Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện:
- Tổ chức thu dung điều trị nội trú các bệnh nhân tâm thần cấp tính.
- Chỉ đạo tuyến dưới, tổ chức mạng lưới khám và điều trị quản lí
ngoại trú.
- Đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ y bác sĩ chuyên khoa cho bệnh
viện các tuyến quận huyện, xã phường.
- Nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
- Tuyên truyền giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Bệnh viện thực hiện thăm khám cho cả đối tượng có thẻ Bảo hiểm
y tế và không có thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.
2.1.2. Khái quát hoạt động tài chính của Bệnh viện
Bệnh viện là đơn vị dự toán cấp 2, thuộc nhóm đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên (Có tỷ lệ tự chủ trên dưới 40%).
Nguồn tài chính của bệnh viện
Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp y tế, nguồn NSNN cấp
bổ sung cho hoạt động chi thường xuyên do nguồn thu không đảm bảo,
nguồn NSNN cấp dùng điều trị cho một số đối tượng tâm thần.
Ngoài ra, bệnh viện cũng được NSNN cấp chi thường xuyên để
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (Được cấp theo nguồn kinh
phí thường xuyên, không tự chủ). Bệnh viện cũng có nguồn thu từ KCB
dịch vụ, cho thuê mặt bằng bệnh viện phục vụ bán thuốc và căng tin
nấu ăn cho BN và người nhà.
Các khoản chi của bệnh viện


15
Lương cho cán bộ nhân viê, phụ cấp và các khoản đóng góp theo
lương.Phụ cấp thường xuyên; Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Lương
tăng thêm.
Chi nghiệp vụ chuyên môn: thuốc, hóa chất, vật tư y tế và vật tư

chuyên môn khác phục vụ cho công tác KCB và điều trị.
Chi mua sắm, sữa chữa: bao gồm các khoản chi để mua sắm, duy
trì, bảo dưỡng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; Các khoản chi
thường xuyên khác theo quy định.
2.1.3. Đăc điểm tổ chức quản lý của Bệnh viện
Bệnh viện được UBND thành phố xếp loại là Bệnh viện chuyên
khoa hạng II, quy mô 220 giường bệnh, 14 khoa phòng với 194 cán bộ,
viên chức, người lao động làm việc.
Phòng Kế toán Tài chính thực hiện việc quản lý toàn bộ các nguồn
kinh phí. Phòng có Trưởng phòng, kiêm Kế toán Trưởng và 8 nhân viên
kế toán.
Chế độ kế toán áp dụng theo quy định tại Thông tư 107/2017/TTBTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. Sử dụng phần mềm kế toán
DAS – Hành chính sự nghiệp.
2.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
KẾ TOÁN
2.2.1. Các hoạt động tài chính của bệnh viện
a. Tài chính từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp
NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên tự chủ.
NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên, không tự chủ: Thực hiện
chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng;
Nguồn kinh phí để điều trị cho một số đối tượng tâm thần.
b. Tài chính từ nguồn thu sự nghiệp
Thu dịch vụ KCB của đối tượng thẻ BHYT và không thẻ BHYT.
c. Tài chính từ nguồn sản xuất kinh doanh dịch vụ và thu khác


16
Thu từ dịch vụ cho thuê mặt bằng mở quầy thuốc và làm căng tin
trong bệnh viện, thu do thực hiện một số dự án nghiên cứu khoa học

với các tổ chức nước ngoài.
2.2.2. Lập dự toán thu chi ngân sách
Việc lập dự toán thu chi hàng năm do Phòng Kế toán Tài chính lập
dựa trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ cho phép, khả năng tổ chức
quản lý của đơn vị và định mức chi quy định của UBND thành phố Đà
Nẵng.
Đối với chi phí phục vụ cho các hoạt động chuyên môn đặc thù và
thường xuyên sẽ được đơn vị lập dự toán số chi phí cho mỗi hoạt động
và đề nghị Sở Y tế duyệt cấp.
2.2.3. Tổ chức chấp hành dự toán thu chi ngân sách
Trên cơ sở quyết định giao dự toán thu – chi ngân sách hàng năm
của Sở Y tế, bệnh viện tổ chức thực hiện quản lý kinh phí và chi tiêu
theo đúng luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
2.3. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Khái quát về vận dụng chứng từ, tài khoản và sổ kế toán
ở Bệnh viện
a) Chứng từ kế toán
Bệnh viện áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
b) Hệ thống tài khoản
Bệnh viện sử dụng hệ thống TK theo danh mục tại Thông tư
107/2017/TT-BTC.
c) Sổ kế toán
Ngoài hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo hình
thức chứng từ ghi sổ được thực hiện trên máy vi tính. Bệnh viện đã tổ
chức hệ thống sổ chi tiết khá đầy đủ. Các sổ kế toán chi tiết được phân
thành 02 nhóm gồm Sổ chi tiết và Sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết
toán.



17
2.3.2. Kế toán doanh thu
 Doanh thu của hoạt động do ngân sách cấp
Hằng năm, Sở Y tế sẽ ban hành Quyết định giao dự toán đối với
nguồn NSNN cấp cho các hoạt động thường xuyên của Bệnh viện,
không giao dự toán cho nguồn thu dịch vụ KCB và các dịch vụ khác.
Doanh thu được bệnh viện phản ánh trên tài khoản 511.
 Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Theo cơ chế quản lý tài chính được quy định tại Nghị định
16/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì dịch vụ khám chữa bệnh của đơn vị sự
nghiệp y tế công lập được xem xét là dịch vụ và phản ánh trên TK 531.
2.3.3. Kế toán chi phí
a. Chứng từ chi phí và nội dung chi phí của bệnh viện
b. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
 Phản ánh chi phí nguồn NSNN cấp
Bệnh viện sử dụng tài khoản 6111- Chi thường xuyên để theo dõi
chi phí nguồn NSNN cấp. Tài khoản này được mở chi tiết cho các
nguồn kinh phí thường xuyên tự chủ, kinh phí thường xuyên không tự
chủ và kinh phí chương trình BV SKTTCĐ năm 2018.
 Phản ánh chi phí nguồn sản xuất kinh doanh, dịch vụ
Chi phí sản xuất kinh doanh, dịch vụ của bệnh viện được phản ánh
vào 02 tài khoản là: TK 632 và TK 642. Sổ tài khoản 632 theo dõi chi
phí thuốc, vật tư y tế, hóa chất xuất ra để điều trị cho bệnh nhân và toàn
bộ chi phí chung trực tiếp đã được cơ cấu trong giá dịch vụ KCB.
2.3.4. Kế toán vật tƣ, dƣợc phẩm
 Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán
Thuốc, hóa chất, vật tư y tế và y dụng cụ của bệnh viện được theo
dõi trên sổ kế toán tài khoản 152.
2.3.5. Kế toán tài sản cố định
a. Chứng từ và luân chuyển chứng từ

b. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán


18
Tại bệnh viện, các tài khoản liên đến phản ánh tài sản cố định được
sử dụng là TK 211- TSCĐ hữu hình, TK 213- TSCĐ vô hình, TK 214Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, TK 3661- Giá trị còn lại của
TSCĐ.
2.3.6. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính tại Bệnh viện
Báo cáo của bệnh viện được in từ phần mềm kế toán hành chính sự
nghiệp. Phần mềm có đầy đủ các biểu mẫu của Báo cáo tài chính và
Báo cáo quyết toán theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
2.4. CUNG CẤP THÔNG TIN KẾ TOÁN PHỤC VỤ CHO QUẢN
LÝ TẠI BỆNH VIỆN
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động
Các nội dung trên báo cáo trình bày tình hình thu hoạt động khám
chữa bệnh theo hai đối tượng là có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT,
tương ứng với doanh thu của từng đối tượng sẽ có phần chi phí.
Bảng 2.5. Báo cáo kết quả hoạt động
(Đơn vị tính: Đồng)
STT

Nội dung

BN thẻ BHYT

1
2

Doanh thu
Chi phí lương được cơ cấu

trong giá dịch vụ KCB
Doanh thu thuần
Chi phí
Chênh lệch doanh thu chi phí
Nguồn cải cách tiền lương
Kết quả hoạt động

13.955.874.261

BN không thẻ
BHYT
6.614.741.383

3.200.000.000
10.755.874.261
7.462.780.000
3.293.094.261
1.350.000.000
1.943.094.261

2.170.000.0000
4.444.741.383
845.000.000
3.599.741.383
1.420.000.000
2.179.741.383

3
4
5

6
7

2.4.2. Báo cáo hoạt động tài chính
a. Báo cáo tình hình hoạt động tài chính
Báo cáo này gồm hai phần đó là phần thu và phần chi. Trên phần
thu thể hiện tất cả các khoản thu trong kỳ báo cáo của bệnh viện: Thu
từ NSNN cấp, Thu từ viện phí trực tiếp, thu từ bảo hiểm y tế và thu từ
các nguồn khác. Phần chi thì thể hiện tất cả các nội dung chi trong kỳ
của bệnh viện.


19
b. Báo cáo chi tiết nguồn thu viện phí
Báo cáo này phân tích chi tiết các nội dung thu đã được trình bày
trên báo cáo tình hình hoạt động tài chính. Theo đó, thu hoạt động KCB
sẽ được phân loại thành thu của bệnh nhân khám bệnh ngoại trú và
bệnh nhân chữa bệnh nội trú, tổng thu của hai đối tượng trên sẽ bằng
tổng thu từ viện phí trực tiếp và thu từ bảo hiểm y tế trên Báo cáo tình
hình hoạt động tài chính.
2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
BỆNH VIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
THEO THÔNG TƢ 107/2017/TT-BTC
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc
a. Kết quả công tác tài chính
Trong điều kiện cơ chế quản lý tài chính có nhiều thay đổi nhưng
bệnh viện đã tuân thủ theo những quy định tại Nghị định 16/2015/NĐCP, Nghị định 85/2012/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo
đó, những kết quả mà bệnh viện đã đạt được về công tác tài chính
b. Kết quả công tác kế toán
Bệnh viện đã áp dụng tương đối đầy đủ và đúng các quy định của

chế độ kế toán.
2.5.2. Những hạn chế
a. Những hạn chế tổng quát
Bệnh viện sử dụng phương pháp lập dự toán cấp không cho nguồn
kinh phí thường xuyên, tự chủ nhưng chưa có sự phối hợp một cách
chặt chẽ với các bộ phận chuyên môn khi lập dự toán dẫn đến có sự
điều chỉnh giữa các nội dung của nguồn kinh phí thường xuyên, không
tự chủ trong quá trình thực hiện giải ngân kinh phí.
b. Hạn chế do năm đầu tiên áp dụng chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
Ngoài những kết quả đạt được ban đầu trong việc áp dụng chế độ
kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC thì đơn
vị vẫn có hạn chế khi áp dụng.


20
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Công tác kế toán có vai trò lớn trong hoạt động của bộ máy kế toán,
hướng đến mục tiêu chung của một đơn vị và đáp ứng yêu cầu quản lý
của đơn vị. Trong chương 2, Luận văn đã mô tả thực trạng cơ chế quản
lý tài chính của Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng trong điều
kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và mô tả công tác kế toán
tại bệnh viện trong giai đoạn áp dụng chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC. Đặc biệt, năm tài chính
2018 là năm đầu tiên áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư
107/2017/TT-BTC nhưng đã có những vận tương đối tốt. Từ đó, tác giả
đã đưa ra những đánh giá về những điểm đạt được và những tồn tại, hạn
chế của công tác kế toán tại Bệnh viện Tâm thần. Do đó, luận văn xin
đưa ra những hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị cho
phù hợp với chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới theo Thông tư số

107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN TÂM
THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP MỚI
3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Giai đoạn lập dự toán: Để dự toán chính xác và đầy đủ từng nguồn
thu và nội dung chi thì bệnh viện cần xác định rõ các nhiệm vụ sẽ thực
hiện cho năm lập dự toán.
Giai đoạn chấp hành dự toán: Trong giai đoạn này bệnh viện cần
theo dõi chi tiết nhiệm vụ chi theo từng nội dung trong từng tháng hoạt
động vì tất cả các hoạt động, các báo cáo chuyên môn được thực hiện
theo tháng.
Giai đoạn quyết toán thu chi: Trong giai đoạn chấp dự toán thì đơn
vị đã thực hiện việc theo dõi tình hình sử dụng kinh phí đúng dự toán
đã lập nên khi quyết toán cũng cần phải quyết toán kinh phí đúng với
dự toán đã lập theo từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi.


21
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI MỘT SỐ PHẦN
HÀNH CHỦ YẾU Ở BỆNH VIỆN TÂM THẦN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
3.2.1. Hoàn thiện công tác chứng từ kế toán
Ngoài 04 loại chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc theo mẫu tại Thông
tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 là Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề
nghị thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền thì bệnh viện có sử dụng các
mẫu khác được hướng dẫn trong thông tư 107/2017/TT-BTC hoặc tự thiết
kế theo đúng đặc thù chuyên môn của bệnh viện.

3.2.2. Hoàn thiện công tác theo dõi, hạch toán TSCĐ
a. Chứng từ và luân chuyển chứng từ
Tài sản cố định tại đơn vị chủ yếu được nhận từ cấp trên theo đề xuất
của bệnh viện nên kế toán chỉ tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ chứng từ làm căn
cứ ghi nhận tài sản và chuyển cho khoa phòng sử dụng. Để hoàn thiện việc
lập và tiếp nhận chứng từ, kế toán tài sản cố định cần quan tâm đến việc
lưu hồ sơ một cách khoa học, lưu theo hồ sơ công việc để dễ dàng cho
công tác kiểm tra, quản lý.
b. Phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách
Bệnh viện cần phải tính hao mòn TSCĐ riêng cho từng hoạt động theo
nhiệm vụ giao và hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Theo đó, cần phải phân
bổ giá trị hao mòn, khấu hao cho 2 hoạt động tại bệnh viện. Tác giả đề xuất
phương án phân bổ theo bảng tính sau như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân bổ chi phí khấu hao và hao mòn năm 2018
S
T
T
1
2
3

4

Nội dung/
động

Hoạt

Thu theo hoạt động
Tỷ lệ trong tổng thu

Giá trị khấu hao và
hao mòn trong năm
2018
Phân bổ giá trị khấu
hao và hao mòn cho
các hoạt động theo tỷ
lệ trong thu tại mục 2

Thu SN KCB

KCB Dịch
vụ

Cho thuê
mặt bằng

Cộng

17.370.615.644
96,2%

335.038.527
1,9%

342.000.000
1,9%

18.047.654.171
100%
4.435.510.405


4.266.961.009

84.274.698

84.274.698

4.435.510.405


22
3.2.3. Hoàn thiện công tác tin học hoá kế toán
Phần mềm kế toán cần sử dụng hệ thống mạng nội bộ của bệnh viện
để liên kết dữ liệu của nhiều kế toán viên. Kế toán trưởng là người quản
lý tổng thể phần mềm kế toán và số liệu kế toán trên phần mềm.
3.3. THÔNG TIN KẾ TOÁN CUNG CẤP PHỤC VỤ QUẢN TRỊ
NỘI BỘ
3.3.1. Báo cáo tình hình tài chính theo hoạt động
Theo báo cáo kết quả hoạt động (B02/BCTC) thì hoạt động của đơn
vị được phân loại thành các hoạt động: Hoạt động hành chính sự
nghiệp; Hoạt động sản xuất kinh, dịch vụ; Hoạt động tài chính và Hoạt
động khác. Trong đó, Hoạt động hành chính sự nghiệp gồm các nguồn
thu từ NSNN cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; Nguồn phí được
khấu trừ, để lại. Kế toán cần cung cấp tình hình tài chính của bệnh viện
theo chi tiết từng hoạt động.
3.3.2. Báo cáo doanh thu, chi phí theo chức năng/ chƣơng trình
Tình hình tài chính của bệnh viện phụ thuộc lớn vào tình hình hoạt
động của các hoạt động trong bệnh viện nên kế toán cũng cần phải cung
cấp cho nhà quản lý chi tiết hiệu quả của từng hoạt động.
3.4. CÁC ĐỀ XUẤT PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC KẾ TOÁN

CỦA BỆNH VIỆN
3.4.1. Đổi mới cơ chế tài chính và đòi hỏi đổi mới kế toán
nhằm phục vụ quản trị nội bộ
Quản lý nguồn thu, không để thất thoát và hạn chế bị cơ quan bảo
hiểm xã hội xuất toán chi phí khám chữa bệnh.
Phân tích đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của từng bộ phận,
từng khoa phòng để có phương pháp điều hành hợp lý nhất.
Chi phí từng bộ phận, khoa phòng sử dụng không được vượt quá
định mức đã được quy định trong các văn bản quy định pháp luật liên
quan.
Nội dung chi phục vụ cho cộng đồng không có nguồn thu thì cần
phải xác định rõ để trình cơ quan cấp trên cấp kinh phí.


23
3.4.2. Chế độ kế toán mới và đòi hỏi vận dụng đầy đủ, thích
hợp với đặc thù của Bệnh viện
Áp dụng cơ sở dồn tích một cách linh hoạt trong việc ghi nhận
doanh thu KCB. Việc ghi nhận doanh thu phải được thực hiện ngay cả
khi bệnh viện chưa được bệnh nhân và cơ quan bảo hiểm xã hội thanh
toán chi phí khám chữa bệnh.
Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội thì bệnh viện vẫn phải ghi nhận
doanh thu với chi phí khám chữa bệnh phát sinh của bệnh nhân đã kết
thúc đợt điều trị. Chi phí này sẽ được gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội
quyết toán, sang kỳ tiếp theo nếu phát sinh việc xuất toán chi phí khám
chữa bệnh của kỳ trước thì sẽ thực hiện bút toán ghi giảm doanh thu
tương ứng cho phần bị xuất toán.
***
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện đã được trình bày ở

chương 2. Luận văn đã đưa ra những phương án để hoàn thiện công tác
kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới.
Việc tổ chức lại hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán theo
chế độ kế toán mới đã cho phép đánh giá hiệu quả tài chính một cách
thuận lợi hơn, qua đó tăng cường trách nhiệm về quản lý tài chính tại
đơn vị hành chính sự nghiệp, đồng thời vẫn đáp ứng yêu cầu theo dõi,
kiểm soát về thu - chi ngân sách nhà nước, đảm bảo trách nhiệm về
ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Những thông tin tài chính để hỗ trợ cho quản trị nội bộ của đơn vị
là cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với Nhà quản lý. Vì thông tin quản
trị nội bộ giúp có những con số cụ thể đưa ra những quyết định điều
hành từ cách bố trí, sử dụng con người đến việc đưa ra phương hướng
thúc đẩy cán bộ nhân viên nhằm nâng cao tinh thần lao động, tăng năng
suất, tăng hiệu cho từng bộ phận hoạt động nói riêng và toàn đơn vị nói
chung.


×