Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Thị xã Cửa Lò là một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch,
đang trong giai đoạn cần tăng cường đầu tư từ ngân sách để phát triển
kinh tế xã hội. Tuy nhiên, công tác đầu tư phát triển tại thị xã hiện nay
còn có một số tồn tại, cần được đánh giá để có giải pháp hoàn thiện.
Bên cạnh đó, tại thị xã chưa có 1 công trình khoa học nào nghiên cứu
về hoạt động đầu tư phát triển. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài ““Hoàn
thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò” làm công trình
nghiên cứu.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về hoạt
động động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách tại UBND cấp thị
xã; đánh giá vai trò, trách nhiệm của UBND thị xã trong công tác
quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước,
đặc biệt, làm rõ thực trạng từng bước trong nội dung quản lý hoạt động
1
đầu tư phát triển, từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý nhà nước các hoạt động đầu tư bằng nguồn
ngân sách trên địa bàn Thị xã Cửa Lò.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng lý thuyết quản lý nhà nước, lý thuyết về ngân
sách nhà nước, lý thuyết về hoạt động đầu tư để nghiên cứu cơ sở lý
luận. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, sử dụng kỹ
thuật phân tích SWOT; kỹ thuật tổng hợp, phân tích chi tiết số liệu thu
thập được thông qua các biểu mẫu, báo cáo để so sánh với dữ liệu liên
quan qua các thời kỳ để từ đó rút ra kết luận trong các khâu của quá
trình quản lý
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở


CẤP THỊ XÃ
2
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước là một bộ
phận của đầu tư phát triển nhà nước. Nguồn vốn ngân sách được nhà
nước đầu tư vào các chương trình mục tiêu, xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước, mua sắm tài sản công…Đầu
tư phát triển bằng ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế xã hội địa phương.
2.2 QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở CẤP THỊ XÃ
2.2.1 Khái niệm quản lý hoạt động đầu tư phát triển sử dụng
vốn ngân sách nhà nước ở cấp thị xã.
Là việc UBND thị xã tổ chức bộ máy để quản lý các hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản do ngân sách địa phương, ngân sách cấp trên
phân bổ theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra.
2.2.2 Nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư phát triển
3
Đảm bảo dự án thực hiện theo chương trình, phù hợp với quy
hoạch; đảm bảo đúng mục tiêu, kế hoạch, có hiệu quả; đảm bảo tính
công khai, minh bạch; quản lý theo thẩm quyền được phân cấp;
khuyến khích tư nhân tham gia vào hoạt động đầu tư.
2.2.3 Quy trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng
ngân sách nhà nước ở cấp thị xã
Bao gồm các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư;
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; Lập, thẩm định, thiết kế kỹ
thuật, thiết kế bản vẽ thi công; Bồi thường, giải phóng mặt bằng; Tổ
chức đấu thầu; Ký hợp đồng với nhà thầu; Nghiệm thu, thanh quyết
toán, bàn giao công trình.

2.2.4 Nội dung quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng
ngân sách nhà nước ở cấp thị xã
Quản lý hoạt động đầu tư phát triển thực hiện các nội dung theo
tứ tự từ quản lý quy hoạch; Quản lý công tác lập kế hoạch, phân bổ
nguồn vốn;Quản lý công tác thẩm định trong dự án đầu tư; Quản lý
4
công tác lựa chọn nhà thầu thi công; Quản lý công tác thi công công
trình; Quản lý công tác quyết toán dự án đầu tư.
2.2.5 Phương pháp, công cụ quản lý hoạt đầu tư phát triển
bằng ngân sách nhà nước
Quản lý hoạt động đầu tư phát triển bằng ngân sách sử dụng
phương pháp quản lý hành chính. Các công cụ quản lý chủ yếu là pháp
luật, cơ chế quản lý tài chính, chế độ, định mức, tiêu chuẩn
2.4.6 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả quản lý hoạt động
đầu tư phát triển
Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: Mức độ thực hiện mục tiêu
(hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng
và Nhà nước; Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng; Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả kinh tế xã hội khác.
2.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BẰNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
5
Nhân tố khách quan bao gồm:Tình hình kinh tế xã hội; Chu
trình ngân sách; Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định
của Nhà nước; Sự tiến bộ của khoa học công nghệ; Năng lực của các
nhà thầu tư vấn, đơn vị tư vấn giám sát; Chất lượng công tác quản lý
đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
Nhân tố chủ quan bao gồm: Xác định chủ trương đầu tư phù hợp với

chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội tổng thể; Khả năng lập
kế hoạch bố trí nguồn vốn, khả năng cân đối ngân sách; Chất lượng
công tác thẩm định; Trình độ tổ chức quản lý của UBND thị xã.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN
2007 – 2011
6
3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỊ XÃ
CỬA LÒ
Cửa Lò có điều kiện, tiềm năng về du lịch. Một số yếu tố về điều
kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, tiến độ giao đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng.
3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN 2007-2011.
3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007 -2011
Kinh tế thị xã Cửa Lò chuyển dịch theo đúng hướng, phát triển
theo chiều hướng gia tăng ngành dịch vụ, kinh tế du lịch.
3.2.2 Tình hình hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn ngân
sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 -2011
UBND thị xã Cửa Lò đầu tư khu vực các phường có mật độ dân
cư cao, hạ tầng du lịch dịch vụ tập trung, ưu tiên phát triển các ngành
phát triển kinh tế du lịch. Lượng vốn đầu tư hàng năm chiếm tỷ lệ cao
7
trong tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, khả năng đầu tư chưa được tập
trung.
3.2.3 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động đầu tư phát
triển giai đoạn 2007-2011 của thị xã Cửa Lò.
Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển đạt được một số kết

quả: như cơ bản chấp hành đúng quy hoạch; công tác lập kế hoạch, bố
trí vốn đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục; công tác thẩm định đạt một
số thành tựu; công tác lựa chọn nhà thầu cơ bản đáp ứng được năng
lực. Bên cạnh đó còn một số tồn tại như: bố trí vốn còn dàn trải, còn
nợ nhiều hạng mục; có một số năm, nhiều công trình áp dụng hình
thức chỉ định thầu; nhiều công trình chưa thực hiện quyết toán hoàn
thành.
3.3 KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI
ĐOẠN 2007 – 2011
3.3.1 Kết quả công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển
trên địa bàn thị xã Cửa Lò giai đoạn 2007 -2011
8
UBND thị xã Cửa Lò đã đầu tư cơ bản đồng bộ hệ thống hạ tầng
kỹ thuật về hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, trung tâm hành
chính, kênh mương tiêu nước phục vụ cho phát triển kinh tế.
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Đầu tư dàn trải, chất lượng dự án đầu tư chưa cao, công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng còn chậm, công tác thanh tra, kiểm tra
chưa trọng tâm, một số công trình chậm quyết toán chưa được UBND
thị xã giải quyết.
3.3.3 Hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư phát triển bằng
nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 – 2011
Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển đạt hiệu quả về mặt
kinh tế. Các chỉ tiêu hiệu quả luôn hoàn thành, đạt kết quả cao. Bên
cạnh đó, hoạt động quản lý đầu tư phát triển có tác động tích cực tới
đời sống xã hội của dân cư trên địa bàn.
3.3.4 Nguyên nhân của các kết quả đạt được
Nguyên nhân góp phần đạt được thành công là do được ưu đãi về
vốn, thu ngân sách cao từ nguồn thu từ đất, UBND chủ động trong

9
công tác lãnh đạo, tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên. Tuy nhiên, bên
cạnh đó còn có những nguyên nhân gây ra tồn tại như: cho chủ trương
chưa trọng tâm, Ban Quản lý dự án chưa hoàn thiện, người đứng đầu
chưa chủ động trong vai trò lãnh đạo. Ngoài ra có một số nguyên nhân
từ nhà thầu, đơn vị tư vấn chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng chất lượng
công trình.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ CỬA LÒ
4.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THỊ XÃ CỬA LÒ.
4.1.1 Mục tiêu tổng quát
10
Tận dụng thế mạnh của thị xã, trước cơ hội về phát triển kinh tế,
UBND thị xã Cửa Lò xác định chiến lược phát triển kinh tế toàn diện,
tăng cường thu hút vốn đầu tư, tập trung vào hệ thống hạ tầng du lịch.
Phấn đấu thành thị xã du lịch vào năm 2015 và thành điểm kinh tế
quan trọng của Tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
4.1.2 Định hướng phát triển một số ngành kinh tế cơ bản
Tăng cường sản phẩm nông nghiệp sạch, áp dụng kỹ thuật cao;
phát triển nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống; ưu tiên các ngành dịch
vụ phục vụ trực tiếp cho du lịch.
4.1.3 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội cơ bản
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng
bộ thị xã khóa IV (2010 -2015) đề ra.
4.1.4 Quan điểm, định hướng về hoạt động đầu tư phát triển

trên địa bàn thị xã.
UBND định hướng hoạt động đầu tư phát triển phải phù hợp với
chiến lược, quy hoạch phát triển của cụm công nghiệp trọng điểm và
của thị xã; tuân thủ các quy định của pháp luật đồng thời phát huy tính
11
sáng tạo, hiệu quả; đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng
phí.
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ CỬA
LÒ.
4.2.1. Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và
tuân thủ việc triển khai thực hiện theo quy hoạch
Lựa chọn nhà thầu tư vấn đủ năng lực thực hiện đồ án. Trong quy
hoạch phải nghiêm túc, chấp hành, không phá vỡ quy hoạch. Đồng
thời, coi trọng công tác dự báo và có biện pháp giám sát chặt chẽ để đề
xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp.
4.2.2 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch quản lý
nguồn vốn đầu tư phát triển – trách nhiệm của phòng Tài chính –
kế hoạch
Có giải pháp đồng bộ trong giải quyết tồn tại như: xác định chủ
trương trọng điểm; nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kế hoạch;
12
Áp dụng các mô hình toán kinh tế. Bên cạnh đó, không ngừng tăng
cường kiểm tra, giám sát các dự án, thực hiện chuyển đổi, cắt giảm
nguồn vốn khi cần thiết.
4.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý dự án đầu

Quy định lại chức năng, quyền hạn của các bộ phận tham mưu bên
cạnh việc sắp xếp, thay đổi vị trí trong bộ máy vận hành công việc.

Bên cạnh đó, có cơ chế thông thoáng để thu hút vốn đầu tư đầu tư vào
hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thị xã.
4.2.4. Tăng cường chế độ trách nhiệm của chủ thể quản lý
trong hoạt động quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước.
Thực hiện đồng bộ việc xem xét, đánh giá trách nhiệm của các
đối tượng tham gia vào quá trình điều hành, quản lý, bao gồm: UBND
thị xã, Ban Quản lý dự án, Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Công
thương thị xã. UBND thị xã đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ và tăng cường cơ chế phối hợp.
13
4.2.5. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát trong quản lý hoạt động đầu tư phát triển.
Đưa hoạt động thanh tra xây dựng cơ bản thành nhiệm vụ trọng
tâm. Xác định chương trình cụ thể, có biện pháp giám sát nhằm phát
hiện sai phạm, để có biện pháp điều chỉnh và xử lý cụ thể.
4.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và xác lập
trách nhiệm rõ ràng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư.
Có biện pháp lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, nhà thầu thi
công, nhà thầu tư vấn giám sát rõ ràng, đảm bảo hoạt động độc lập,
minh bạch, có hiệu quả. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của các
đối tượng tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư.
4.2.7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bên thụ hưởng kết
quả đầu tư
Bên thụ hưởng kết quả đầu tư phải tham gia giám sát hoạt động thi
công, kiểm tra chất lượng công trình, báo cáo người quyết định đầu tư
các vi phạm ảnh hưởng đến tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật.
14
KẾT LUẬN
Luận văn ““Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tư phát

triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Cửa Lò”
đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của luận văn thạc sỹ. Tuy nhiên, luận văn
còn một số hạn chế: Chưa đi sâu nghiên cứu hoạt động quản lý đầu tư
phát triển các chương trình mục tiêu quốc gia; một số nội dung chưa
có số liệu cụ thể. Tác giả kiến nghị Luận văn nghiên cứu cùng đề tài
sau sẽ có những bổ cứu khắc phục thiếu sót trên.
15

×