Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SKKN: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh khối 6,7,8 ở trường THCS Lê Quý Đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 32 trang )

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH 
TRONG GIỜ DẠY TIẾNG ANH KHỐI 6,7,8 
Ở TRƯỜNGTHCS LÊ QUÝ ĐÔN

Họ và tên: ĐỖ THỊ DỊU
Đơn vị công tác:  TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
Trình độ: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TIẾNG ANH


Krông Ana, tháng 03 năm 2019


MỤC LỤC
Trang


Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiếng  Anh ngày càng trở  nên phổ  biến, nó được xem là cầu nối con 
người từ những nước khác nhau trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Hơn thế 
nữa nhờ  có  Tiếng Anh mà con người đã có được những bước tiến đáng kể 
trong nhiều lĩnh vực. Việc học Tiếng  Anh là quan trọng và cần thiết hơn bao  
giờ hết.
Tuy nhiên,  Tiếng  Anh là một môn học khá khó đối với học sinh, đặc  
biệt là học sinh  ở vùng khó khăn. Vì vậy, chúng tôi luôn trăn trở  với câu hỏi  
làm thế nào để có được một giờ dạy hiệu quả và sinh động, gây được hứng 


thú với học sinh, khiến các em phát huy được vai trò chủ động sáng tạo trong 
việc lĩnh hội kiến thức cùng một lượng từ vựng khô khan.
Thực tế  cho thấy  ở  một số  tiết học, nếu người thầy áp dụng phương 
pháp dạy học truyền thống thì chỉ có ít học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, 
số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc 
mà không hiểu được nội dung bài học, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Hơn  
nữa, lớp học rất  ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để  khắc phục tình 
trạng trên, mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp 
thông qua một quá trình tìm tòi, thử  nghiệm và rút kinh nghiệm giảng dạy  
thực tế của bản thân trên cơ  sở  hiểu biết về  lý luận dạy học.  Chính vì vậy, 
trong khi giảng dạy Tiếng  anh tại trường THCS Lê Quý Đôn, tôi đã chú ý 
nghiên cứu, vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh trong các giờ dạy của mình. Đó cũng là lí 
do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ học Tiếng  
Anh khối 6,7,8 ở trường THCS Lê Quý Đôn”.
Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học,  
các kiểu bài, trong chương trình Tiếng anh THCS khối 6,7,8. Như  vậy, việc 
lựa chọn đề tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy 
bộ  môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy   ­  học  môn Tiếng Anh 
trong trường THCS Lê Quý Đôn
         Tạo hứng thú trong dạy học Tiếng Anh là một trong những giải pháp 
quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS 
hiện nay. Nó thu hút được sự  quan tâm của nhiều nhà lý luận dạy học cũng 
như các giáo viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ thông. Vấn đề này cũng 
đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục,  
của một số  thầy cô giáo. Các công trình nói trên đã tạo cơ  sở, nền móng cả 
về mặt lý luận và thực tiễn để tôi hoàn thành đề tài này. 
         Tuy nhiên, các tác giả  mới đề  cập một cách khái quát, mang tính chất 
định hướng, giới thiệu chủ yếu mà chưa đề cập đến việc áp dụng cụ thể vào 
1



bài học như  thế  nào để  tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, tôi đã  
mạnh dạn tiếp tục đi sâu tìm tòi nghiên cứu đề  tài này theo hướng vận dụng  
lý luận vào thực tế giảng dạy, với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm  
của mình vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích,  
say mê môn học để  góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng 
Anh.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh mà tôi đưa ra  
trước hết nhằm khơi được hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh THCS,  
giảm được sự   ức chế  tối đa trong một giờ  học, phát huy tính tích cực, chủ 
động sáng tạo của học sinh, giúp cho học có điều kiện sử  dụng Tiếng Anh  
một cách tự  nhiên, hình thành và rèn luyện kỹ  năng vận dụng kiến thức vào  
thực hiện quá trình giao tiếp thực tế và cũng là để củng cố, ôn tập lại những 
kiến thức, khắc sâu lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có  
hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao  
đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.

2


Phần thứ 2:  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ 
Trong đề  án 1400 về  "Dạy và học ngoại ngữ  trong hệ  thống giáo dục 
quốc dân giai đoạn 2008 –2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện 
việc dạy và học ngoại ngữ  trong hệ  thống giáo dục quốc dân, triển khai 
chương trình dạy và học ngoại ngữ  mới  ở  các cấp học, trình độ  đào tạo, 
nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về  trình độ  năng lực sử 
dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên;  

đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và 
đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học  
tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại 
ngữ  trở  thành thế  mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ  sự  nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”.
Chương trình giáo dục phổ  thông ban hành kèm theo quyết định số 
16/2006/QĐ­ BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ  trưởng Bộ  giáo dục và Đào 
tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của 
học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều 
kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự  học, khả  năng 
hợp tác rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình 
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”  
Nghị  quyết Hội nghị  Trung  ương 8 khóa XI về  đổi mới căn bản, toàn 
diện GD­ĐT nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ  phương pháp dạy và học  
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng 
kiến thức, kỹ năng của người học...”. 
Như  vậy, để  phát huy tính tích cực chủ  động sáng tạo của học sinh,  
nâng cao chất lượng dạy học bộ  môn Tiếng Anh, thì phải làm cho học sinh 
yêu thích môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì giáo viên phải 
tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều phương pháp để  phát huy 
tính tích cực, tự  giác, chủ  động, tạo hứng thú học tập cho học sinh đã được  
nhiều giáo viên áp dụng.  Làm cho  học sinh cảm thấy bài học  ở  đây nhẹ 
nhàng“như một trò chơi, mọi người tham dự vô tư, thoải mái”  với không khí 
“hòa nhã, vui vẻ..”. Nếu Tiếng Anh trở  nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, 
thực tế hơn, vậy thì không còn lý do gì mà học sinh lại không cảm thấy hứng  
thú để  học tập, không tích cực, chủ  động tham gia vào bài học. Mà có hứng  
thú học tập  ắt sẽ có kết quả  học tập tốt. Đây là nền tảng cho việc áp dụng  
phương pháp mới vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
môn Tiếng Anh. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 

Tiếng Anh đã trở  thành một môn học trọng tâm như  các môn văn hóa 
khác nhưng vẫn là môn học khó, không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng  
3


khiếu để  tiếp thu nó một cách dễ  dàng, đặc biệt là những học sinh  ở  vùng  
nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa như trường THCS Lê Quý Đôn.
Trường nằm trên địa bàn khó khăn, đa số gia đình các em học sinh đều  
làm nông, ngoài giờ học các em phải giúp đỡ bố mẹ làm thêm công việc như 
nhặt điều, nhặt cà phê, tưới nước, làm cỏ, có em đến mùa thu hoạch phải  
nghỉ học ở nhà giúp đỡ gia đình. Do đó đa số các em không nhận được cơ hội 
học tập tốt ở nhà, không có điều kiện làm bài tập và ôn bài ở nhà. Hơn nữa, tỉ 
lệ học sinh dân tộc thiểu số trong trường chiếm tới một nửa số học sinh nên  
một số em còn hạn chế về cách tiếp thu bài học, chất lượng học sinh học tập 
môn Tiếng Anh hàng năm chưa cao, tỉ lệ học sinh khá giỏi thấp, tỉ lệ học sinh  
yếu kém còn cao. 
Để  nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, một vài 
năm gần đây giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học tích 
cực trong giảng dạy. Tuy nhiên giáo viên còn đang lúng túng trong cách thức  
thực hiện, chưa đa dạng hóa các hình thức.  Qua thực tế cho thấy, nhiều năm 
học trước bộ môn Tiếng Anh ở trong trường THCS Lê Quý Đôn chưa thu hút 
được học sinh yêu thích môn học.  Đa số  các em chưa nắm chắc kiến thức, 
chưa có phương pháp học tập phù hợp, học tập một cách thụ  động, chủ yếu 
các em chỉ ghi chép bài, nhiều em rất ngại thực hành nói trên lớp, sợ nói ra sẽ 
bị sai, sợ các bạn chê cười, nhiều em chưa biết vận dụng vào tình huống thực 
tế, thậm chí có em còn không ghi chép bài ở trên lớp, nhiều em cảm thấy chán 
nản, mệt mỏi, và còn ngủ  trong giờ  học , đây là một thực trạng phổ  biến  ở 
trong tiết dạy Tiếng Anh. 
Năm học 2016 – 2017 qua thực tế điều tra bằng phiếu khảo sát (trước 
khi áp dụng các giải pháp vào giảng dạy), tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1A: Khảo sát mức độ yêu thích môn Tiếng anh 
Số học 

Em có thích học môn Tiếng Anh không?

sinh 
Khối

Thích

được 
điều 

Không thích

SL

%

SL

%

tra
6

62

22


35.5

40

64.5

7

59

19

32.2

40

67.8

8

31

9

29.03

22

70.97


Bảng 1B: Khảo sát kết quả học tập môn Tiếng Anh 
Khối

Số 

Học lực môn Tiếng Anh

4


HS 

Giỏi

Khá

TB

Yếu / kém

được 
điều  SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

tra
6

62

02

3.2 05

8.1

17

27.4

38

61.3

7

59


01

1.7

04

6.8

17

28.8

37

62.7

8

31

0

0

2

6.5

9


29

20

64.5

Qua bảng khảo sát học sinh môn Tiếng Anh các khối 6,7,8 tôi thấy tỉ lệ 
học sinh yêu thích môn học không nhiều, tỉ lệ học sinh khá, giỏi là rất ít, tỉ lệ 
học sinh yếu, kém là rất cao, đặc biệt là khối 8. Vậy tại sao các em không yêu 
thích môn học Tiếng Anh? Nguyên nhân từ đâu dẫn đến kết quả học tập của  
học sinh thấp như  thế? Giáo viên đã áp dụng tốt các phương pháp dạy học 
tích cực chưa? Đây là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở.  Do đó, đòi hỏi mỗi giáo 
viên trong tổ bộ môn của trường phải có trách nhiệm tìm tòi, nghiên cứu, thử 
nghiệm để tìm ra các giải pháp giúp kích thích niềm say mê, ham học hỏi của  
các em để môn Tiếng Anh trong nhà trường, trong toàn ngành được nâng cao 
chất lượng.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐàTIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng dạy và học và và quan trọng hơn thu hút được  
sự  tập trung chú ý của học sinh, tạo cho các em một tâm lý thoải mái, không 
áp lực khi học bộ  môn để  các em say mê, yêu thích môn học hơn nữa, tôi đã 
áp dụng một số giải pháp sau: 
1. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh
1.1 Động viên học sinh bằng những lời khen 
 Chúng ta có thể  thấy một lời khen bao giờ  cũng tốt hơn một lời chê  
bai. Vì thế  để  giúp các em mạnh dạn hăng hái phát biểu tôi luôn không bao  
giờ  tiếc những lời khen ngợi động viên các em. Thực tế  cho thấy, có những 
học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ  bị  mắc lỗi. Một số  em khác không 
dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Theo tôi, đây 
chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy Tiếng Anh cần phải xem xét để  giúp 
các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ  học.  

Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học 
sinh mắc phải (Ví dụ: lỗi phát âm, lỗi chính tả, thậm chí là lỗi ngữ pháp) để 
tránh cho các em tâm lí sợ  mắc lỗi khi thực hành.Vì vậy bất cứ  một câu trả 
lời tốt nào đều được khen đôi khi chỉ là một cái gật đầu, một nụ cười…Thậm 
chí nếu học sinh làm chưa đúng chúng ta cũng có thể khen.
5


Ví dụ 1: Khi dạy Unit 9 tiếng Anh 7 phần củng cố thì quá khứ đơn tôi 
yêu cầu học sinh làm câu chia động từ trong ngoặc.
My mother (buy) ________ me a school bag last week.
week.

Bài làm của học sinh như  sau: My mother  buyed  me a school bag last 

Rõ ràng bài làm của học sinh chưa đúng, nhưng em đã nhận biết được 
câu này dùng thì quá khứ đơn nhưng em không nhớ động từ này thuộc động từ 
bất quy tắc. Vậy trong tình huống này cần hết sức tránh thái độ  chê bai, bực  
bội “câu dễ như này mà em cũng làm sai”, hay chữa lỗi ngay. Ngược lại, giáo 
viên cần tỏ  thái độ  khích lệ, khen em đã nhận biết được thì quá khứ  đơn và 
giúp em nhận ra còn nhầm lẫn ở chỗ nào để em tự sửa. Như vậy sẽ khích lệ 
được học sinh mạnh dạn và cố gắng hơn ở các tiết học sau.
 Ví dụ  2: Trong Tiếng Anh 6 khi dạy Unit 4. Big or small trang 46 sau  
phần B1, khi thực hành 2 học sinh hỏi đáp như sau:
Student 1: How many floors does our school have?
Student 2: Our school have 2 floors.
Trong câu này rõ ràng học sinh đã sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, trong 
giao tiếp, tôi không quá chú trọng vào ngữ  pháp. Thay vì ngắt lời khi các em 
đang nói để sửa lỗi, tôi để cho học sinh trả lời xong. Mặc dù câu trả lời chưa 
đúng nhưng tôi vẫn khích lệ hay khen em bằng câu như: “Not bad”. Sau đó tôi 

hỏi em học sinh đó chúng ta dùng: “Our school  have 2 floors or our school has 
2 floors” bằng cách này học sinh có thể  tự  sửa được câu đúng cho mình và 
chắc chắn em sẽ khắc sâu bài học hơn.
1.2 Đơn giản hóa các bài học
­ Khi giảng dạy tôi luôn phải chú ý đến tính vừa sức trong dạy học d o 
đối tượng học sinh trong trường tôi một nửa là người dân tộc thiểu số, nhận  
thức còn nhiều hạn chế  nên tôi đã mạnh dạn thay đổi một số  bài tập trong  
chương trình sách giáo khoa cho đơn giản và phù hợp với đối tượng học sinh 
hơn. 
+Ví dụ 1: Trong chương trình Tiếng Anh 8 Unit 9: At home and away­  
Lesson  A2   phần  Production  “Now  tell  the  story  of   Liz’strip  to  Tri  Nguyen  
Aquarium” phần này dùng bức tranh để kể lại câu chuyện đã học. Tuy nhiên 
để  giúp học sinh trường tôi kể  được tôi thiết kế  thêm phần gợi ý từ, nhằm 
giúp học sinh kể được câu chuyện một cách dễ  dàng hơn vì đã có một số  từ 
gợi ý như sau: 

6


a.The Robinson family/ go / 
aquarium . 

b.They / see /sharks/ 
dolphins, turtles / many 
colorful fish ..

d. Mr.  Robinson / buy/ Liz / 
cap / a picture of a dolphin /
it . Mrs. Robinson /buy/  
poster .


c. There /be/ 
souvenir shop / the 
exit of the 
aquarium 

After / visit / aquarium, the Robinson 
/go/ food stall. Mr. and Mrs. Robinson 
/eat/ fish crab /Liz /eat/ noodles.

Hình 1: Hình ảnh trong Unit 9(B2) sách Tiếng Anh 7
+Ví dụ  2: Khi dạy unit 8­Lesson: Read trang 75 phần “Complete the  
summary. Use the information from the passage” trong chương trình Tiếng Anh 
lớp 8, đối với những lớp có học lực yếu kém cao, tôi đưa ra yêu cầu đơn giản 
hơn. Các em đọc lại đoạn văn và dùng từ cho sẵn đó để  nối, thay vì yêu cầu 
học sinh tự tìm các từ  trong đoạn văn để  điền. Như  vậy sẽ  giúp các em học  
yếu một chút có cơ  sở  thêm để  hoàn thành bài tập. Nếu các em hoàn thành 
được bài tập các em sẽ có động lực tham gia học tập tốt hơn.
1 .   Co m p le te   t h e   s u m m a ry .   Us e   in fo rm a tio n   f ro m   p a s s a g e .
city(2)
hospitals

rural
world

leaving

schools

problem

home

problems

People from the countryside are (1) ________ their (2) _______ to go and
live in the (3)________. Farming can sometimesbe a difficult life and
these people from (4) __________ areas feel

the (5) ________ offers

more opportunities. H owever, many people coming to the city create
(6)_________ . There may not be enough (7) ________ or (8) __________,
while water and electricity supplies may

not be adequate. This is

a (9)__________ facing governmentsaround the (10) ______ .

­ Để  phù hợp với đối tượng học sinh của mình, tôi đưa ra những yêu 
cầu khá đơn giản, rõ ràng. Ví dụ ngoài việc sử dụng các kỹ năng cụ thể trong  
từng tiết dạy, tôi luôn căn cứ vào khả năng ghi nhớ và thể hiện của từng học  
sinh để  yêu cầu thực hành và giao bài tập về nhà tránh áp lực và quá tải với 
khả  năng của học sinh yếu kém, tránh nhàm chán vì quá dễ  đối với học sinh  
khá, giỏi.
1.3 Hãy tạo cho những học sinh yếu hơn có cơ  hội để  được “tỏa 
sáng”
Giáo viên không nên chỉ mời những học sinh có kiến thức tốt phát biểu  
trong giờ  mà cần khuyến khích mọi thành viên khác phát biểu xây dựng bài, 
mặc dù các ý kiến phát biểu có thể  không thật chính xác vì chính điều này  
kích thích các em cần cố gắng hơn để học.

7


 Ví dụ: Trong bài unit 4 trong sách tiếng Anh 6 phần B1, khi hỏi câu:  
Where’s your classroom? Tôi gọi 1 hoặc 2 em học sinh trong lớp học tốt trả 
lời mẫu, sau đó gọi tiếp 1 hoặc 2 em học yếu trả lời. Như thế t ất c ả các em 
sẽ tích cực hơn vì được tham gia vào quá trình học tập. 
2. Áp dụng những tình huống, hành động thực tế vào bài giảng
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nếu mình có thể áp dụng 
những ví dụ, tình huống hành động cụ thể, thực tế vào bài giảng sẽ khiến cho 
bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và khiến các em nhớ từ, cấu trúc, mẩu hội 
thoại lâu hơn và có thể sử dụng chúng trong thực tiễn hàng ngày. 
­ Ví dụ 1: Khi dạy quá khứ tiếp diễn ở chương trình lớp 8 trong unit 12 
phần language focus trang 119, tôi chụp 1 tấm hình con trai đang ngủ vào lúc 9  
giờ  tối hôm qua và đưa ra ví dụ: “At 8 pm last night, my son was doing his  
homework” để giới thiệu cấu trúc và cách sử dụng.
­ Ví dụ 2: Khi dạy về cấu trúc thì hiện tại tiếp diễn ở lớp 6, giáo viên 
có thể  dùng hành động thực tế  của mình để  đưa ra cấu trúc câu. Ví dụ  giáo 
viên cầm quyển sách lên đọc và hỏi học sinh: Look at me! What am I doing?  
Hoặc chỉ vào 1 học sinh đang chạy ở ngoài sân và nói: He is running  
­ Ví dụ 3: Khi học về các tính từ chỉ trạng thái như: hungry, thirsty, hot,  
cold, tired, full và các cấu trúc liên quan  ở  Unit 10, phần A1,2 trong chương  
trình Tiếng Anh 6. Nếu giáo viên sử dụng hành động của mình và hướng dẫn  
học sinh diễn tả những tính từ trên trong phần thực hành thì giờ học thêm sinh  
động và học sinh sẽ  rất hứng thú, đồng thời sẽ  nắm vững từ  mới và cách 
dùng chúng hiệu quả trong những tình huống thực tế.
+ Khi dạy từ  “thirsty”, giáo viên nói: I’m thirsty và uống 1 cốc nước. 
Trong tình huống này học sinh sẽ hiểu tình huống và đoán được nghĩa của từ 
+ Sau khi dạy hết từ mới giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm 
thể hiện bằng hành động.  Nhóm 1 học sinh lần lượt lên thể hiện hành động 

nhóm   2   nhìn,   đoán   và   hỏi   bằng   những   câu   hỏi   Yes/No   Ví   dụ:   Are   you  
cold/hot/tired?
3. Lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tiếng Anh
Như chúng ta đều biết, nếu được học tập trong một môi trường vui vẻ 
và sáng tạo, học sinh sẽ rất hào hứng mỗi khi tới lớp. Việc sử dụng âm nhạc 
trong lớp học là một cách để chúng ta có thể tạo được bầu không khí học tập 
tuyệt vời, mang niềm vui và sự say mê học tập đến cho học sinh.
Bài hát có thể được được sử dụng cho nhiều mục đích và có rất nhiều 
lý do tại sao bài hát có thể được coi là một công cụ sư phạm có giá trị. Bài hát  
có thể giúp học sinh cải thiện kỹ năng nghe và phát âm, vì thế cũng giúp nâng  
cao cả kỹ năng nói. Bài hát cũng có thể là công cụ  hữu ích trong việc học từ 
vựng, cấu trúc câu, và mẫu câu. Và có lẽ  lợi ích lớn nhất của việc sử  dụng 
8


các bài hát để  dạy học là đem lại niềm vui cho học sinh. Niềm vui thích là 
một phần quan trọng của việc học một ngôn ngữ mới, các bài hát có thể giúp 
việc học trở  nên thú vị  hơn và có khả  năng nâng cao động lực cho học sinh  
giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn.
Một số cách lồng ghép âm nhạc trong giờ học Tiếng Anh như sau:
3.1 Lồng ghép âm nhạc để giới thiệu chủ đề của bài học.

Phần giới thiệu chủ  đề  của bài mục đích để  giúp các em định hình 
mình sắp học cái gì vì thế tôi cho học sinh nghe một vài câu trong bài hát liên 
quan đến chủ  đề  của bài nhằm mục đích khêu gợi trí tò mò của học sinh về 
chủ đề bài học như: “Color, Feeling, Chrismas,...”
Ví dụ 1: Khi dạy bài Unit 13: Festival – Lesson: Read sách tiếng Anh 8.  
Tiết này học về “Chrismas”. Để giới thiệu cho học sinh về chủ đề này chúng 
ta có thể  cho HS nghe bài hát: Jingle Bells và hỏi học sinh: “When do people  
usually sing this song?”

Lời bài hát:
Dashing thro' the snow, in a one­horse open sleigh.
O'er the fields we go, laughing all the way.
Bells on bob­tails ring, making spirits bright,
What fun it is to ride and sing a sleighing song tonight.
Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way.
Oh what fun it is to ride in a one­horse open sleigh.
Jingle bells, Jingle bells, Jingle all the way.
Oh what fun it is to ride in a one­horse open sleigh.
3.2 Lồng ghép âm nhạc trong tiết ngữ pháp
Một tiết học ngữ pháp vốn rất khô khan vì thế tôi đưa âm nhạc vào tiết  
học này nhằm tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái trong tiết học, giúp các em 
củng cố cấu trúc ngữ pháp và khắc sâu bài học hơn.
Ví dụ sau khi học câu điều kiện loại 1  ở chương trình Tiếng Anh 6 thí 
điểm chúng ta có thể cho học sinh nghe bài hát “ If you’re happy” trong phần 
post­teaching để thay đổi không khí nhàm chán của tiết học ngữ pháp. Các em 
vừa hát vừa làm động tác tạo ra những âm thanh rất vui nhộn.
Lời bài hát: “If you’re happy” 
If you’re happy and you know it, clap your hands
If you’re happy and you know it, clap your hands
If you’re happy and you know it, and you really want to show it
If you’re happy and you know it, clap your hands
9


3.3 Lồng ghép âm nhạc để  củng cố  từ  mới hay bảng động từ  bất 
quy tắc 
Đây là một trong những phần mà học sinh sợ  học nhất vì rất khó để 
nhớ ,vì thế tôi đưa các bài hát vào phần này giúp học sinh hứng thú hơn và mau 
thuộc 

­ Ví dụ 1: Khi dạy phần động từ bất quy tắc trong chương trình Tiếng  
Anh 7, chúng ta có thể  dùng bài “rap về  động từ  bất quy tắc” cho HS hát 
theo, mục đích thay đổi bầu không khí và mau nhớ cách phát âm.
­   Ví   dụ   2:   Trong   sách   tiếng   Anh   7   hay   khi   dạy   Unit   2:   Personal 
information ­B3 học sinh  được học về  các tháng trong năm, phần này  để 
luyện tập chúng ta có thể cho học sinh nghe và hát theo bài hát “Months of a 
year”. Học sinh sẽ nhớ dễ hơn khi thuộc giai điệu bài hát này.
Lời bài hát: “Months of a year”
January and February sha la la la la. March and April and May. July and 
August, September and October, November and December. (Sha la la la la la la 
la). These are twelve months of a calendar year, sha la la that makes a year.
­ Ví dụ 3: Khi dạy bài unit 9: The Body­B2 (Sách tiếng anh 6). Học sinh 
được học về “color” sau khi dạy từ và luyên tập tôi cho HS nghe và hát thuộc 
bài hát “What color is it?”
­  Ví dụ  4: Khi dạy Unit1: Greetings tiếng Anh 6, sau khi dạy phần  
B1,B2 tôi cho HS nghe bài hát “Good morning to you” và các em có thể  thay 
“Good morning” bằng “Good afternoon/evening” để hát. Như thế các em sẽ có 
cơ hội luyện tập, vận dụng và phát âm các cách chào hỏi.
Lời bài hát "GOOD MORNING TO YOU":
Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning dear father 
Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning dear mother 
Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning dear father 

Good Morning To You 
Good Morning To You 
Good Morning To You 
10


Good Morning dear mother 
Good Morning To You
­Ví dụ 5: Khi dạy về thời tiết Unit 13 phần A: The weather and seasons  
(A1, A2) Tiếng Anh 6, sau khi giới thiệu từ về chủ đề  màu sắc cho các em 
luyện tập, tôi lấy bài hát “How’s the weather?” bỏ  đi một số  tính từ  và yêu 
cầu HS nghe và điền tính từ chỉ về thời tiết, sau đó luyện hát thuộc bài hát đó
Khi học về các bộ phận trên cơ thể  người Unit 9: The body tiếng Anh 
6,  ở  phần “Play with words”, bài hát này đã giúp học sinh nhớ  về  một số bộ 
phận trên cơ thể một cách sinh động dễ dàng khi vừa hát vừa biểu diễn theo  
lời và giai điệu bài hát “Head and shoulders”
Lời bài hát: “Head and shoulders”
Head and shoulders
Knees and toes
Knees and toes
Head and shoulders
Knees and toes
Knees and toes
Ears and eyes
And mouth and nose
Head and shoulders
Knees and toes
Knees and toes
Như vậy chỉ sau tiết học các em đã có thể hát và nhớ được gần hết các  
từ các em đã học, tôi nghĩ đây là một cách học vô cùng hiệu quả.

4. Sân khấu hóa trong dạy học Tiếng Anh
Với hoạt động diễn kịch bằng Tiếng Anh, nhiều học sinh nhận xét, đây 
là một hình thức học Tiếng Anh sinh động, thú vị  giúp các em phát triển kỹ 
năng nghe, nói vì mỗi em sẽ phải tập trung về phát âm, ngữ điệu diễn tả cảm  
xúc, tâm trạng theo đúng nhân vật mà mình đảm nhiệm. Ngoài ra các em còn 
có thể  phát huy sự tự tin, khả năng sáng tạo hay rèn luyện kỹ  năng làm việc  
theo cặp, nhóm.  Các em được hóa thân vào các vai trong những câu chuyện, 
những đoạn hội thoại đã giúp các tiết học trở nên thú vị, hấp dẫn, bớt nhàm 
chán đơn điệu. 
4.1 Một số bước thực hiện:
4.1.1 Tạo tình huống kịch
Đầu tiên tôi cần chọn tình huống cho một đoạn kịch liên quan đến bài 
học. Điều quan trọng là phải dựa trên nhu cầu và sở  thích của học sinh và  
đem lại cho học sinh cơ hội luyện tập những gì được học trên lớp. Bên cạnh 
đó, vở kịch đó cũng cần hấp dẫn để thu hút các em. 
11


4.1.2 Phát triển nội dung
Trên bối cảnh của vở  kịch, tôi thường phải đưa ra những ý tưởng để 
phát triển tình huống của câu chuyện. Tuy nhiên lời thoại như thế nào còn tùy 
vào khả  năng nói Tiếng anh của học sinh. Tôi có thể  đơn giản hóa cho phù 
hợp với trình độ học sinh. 
Ví dụ : Trong Unit 7 Phần B1 sau khi học xong bài học tôi cho học sinh 
đóng vai hóa thân vào vai Hoa và Tim hỏi đáp về gia đình Tim. Tuy nhiên để 
học sinh dễ dàng nhập vai trong tình huống này tôi đưa ra một đoạn hội thoại 
còn thiếu để học sinh dựa vào đó diễn tập tốt hơn. 
Period: 43 ­ Unit 7: THE WORLD OF WORK  B. The worker – B1

V. Role play

Hoa

Tim 

Hoa: Tell me about your family, Tim. How many people are there in your family?
Tim: ______________: My father , my mother, my sister, Shannon and me.
Hoa: Where does your mother work?
Tim: _________________________ .
Hoa: What does your father do?
Tim: __________________________ .
Hoa: Where does he work?
Tim: __________________________ .
Hoa: How many hours a week does he work?
Tim: __________________________ .
Hoa: What does he often do in his free time?
Tim: ______________________
Hoa: That sounds interesting.
Tim: That’s right. I love my family so much.

Hình 2: Mẫu hội thoại dùng để đóng vai Hoa và Tim hỏi đáp về gia đình 
Tim
4.1.3 Chuẩn bị lời thoại
Giới thiệu một số cấu trúc và từ vựng cho học sinh trước khi đóng vai 
để học sinh định hình nói cái gì.
­Ví dụ  1:  Tình huống của vở  kịch là mua hàng và bán hàng trong khi 
dạy phần A2 unit 11: What do you eat? Tiếng Anh lớp 6, trang 116 Tôi sẽ hỏi 
học sinh những câu như  “Trong tình huống này em sẽ  nói gì với người bán 
hàng?”, “Người bán hàng sẽ  nói gì?” và viết ra những gì học sinh nói lên  
bảng, Cách giới thiệu từ mới và cấu trúc này sẽ  làm cho học sinh tự  tin hơn  
trong khi đóng kịch.


12


­Ví dụ  2: Tình huống của vở kịch là đóng vai 1 người là khách du lịch  
nước ngoài đến Đak Lak, 1 người đóng vai người chỉ đường để hỏi đáp trong  
Unit 8: Places phần B2 Tiếng anh 7 trang 80. Trong khi giới thiệu cho học sinh  
thông qua bài hội thoại mẫu và hỏi khi hỏi đường ta dùng cấu trúc nào? Chỉ 
đường ta dùng cấu trúc nào? 
4.1.4 Chuẩn bị thông tin
Học sinh cần được cung cấp đầy đủ  thông tin về  vở  kịch đặc biệt là 
những đoạn mô tả  vai để  các em có thể yên tâm đảm nhận vai của mình. Ví 
dụ  tình huống  ở  bưu điện thì giá cả  của những vật dụng như  tem, phong bì 
giấy viết thư, tạp chí, báo, card điện thoại…là bao nhiêu.
4.1.5 Phân vai
­ Phân vai từ trước cho mỗi học sinh. Giáo viên có thể  đóng một trong  
các vai để làm mẫu. Đôi khi giáo viên cũng có thể giao việc đóng vai như một 
bài tập về nhà. Học sinh sẽ tìm hiểu trước các từ và cụm từ có nghĩa, chuẩn  
bị lời thoại và sau đó cùng nhau diễn kịch trong giờ học tiếp theo.
­ Một lớp có thể  được phân ra thành các nhóm diễn kịch. Khi quyết  
định phân vai tôi phải cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng học sinh.  
Ví dụ một nhóm mà toàn học sinh nhút nhát thì hẳn sẽ không thể thành công.  
Tóm lại, sự tương tác đạt hiệu quả tối ưu khi giáo viên để  cho học sinh làm 
việc trong cùng nhóm với bạn của mình.
4.1.6 Tập kịch
Với những tình huống đơn giản tôi cho các em diễn tập tại lớp, còn 
nếu những vở kịch hoặc tình huống khó các em về nhà luyện tập   
4.1.7 Diễn kịch
Trong khi học sinh th ể  hi ện, tôi phải là ngườ i lắng nghe và lưu ý  
những lỗi mà học sinh mắc phải có thể  là về  từ vựng hoặc ngữ pháp. Đây 

sẽ  là tư  liệu để  tôi tham khảo và chuẩn bị  những bài luyện tập lần sau và 
đặc biệt là tôi không cắt ngang  câu chuyện bằng việc sửa lỗi để  tránh tình 
trạng làm học sinh mất hứng thú.
4.1.8  Kết thúc
Khi phần đóng kịch đã hoàn thành, một chút thời gian để  thâu tóm lại  
nội dung câu chuyện cũng vô cùng bổ  ích. Điều này không có nghĩa là chỉ  ra 
lỗi sai và sửa. Sau vở  kịch, học sinh rất hài lòng với chính bản thân, các em  
cảm thấy rằng vốn khả năng ngoại ngữ của mình đã được sử  dụng vào một 
công việc khá phức tạp và bổ ích. Cảm giác hài lòng này sẽ  biến mất nếu bị 
giáo viên sửa lại từng lỗi một. Học sinh dễ bị kém tự  tin hơn và không hào 
hứng đóng các vở  kịch khác nữa. Ngoài ra tôi cũng có thể  hỏi ý kiến của các 
học sinh về vở kịch và khuyến khích những ý kiến đóng góp. Mục đích ở đây 
13


là để thảo luận những diễn biến của vở kịch và ôn lại những vấn đề  các em  
đã từng học. Cùng với việc thảo luận nhóm, tôi cũng có thể  phát phiếu câu  
hỏi để đánh giá hiệu quả.  
Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học 
Tiếng Anh. Vở  kịch càng thú vị  càng lôi kéo được nhiều học sinh tham gia. 
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo viên có thể  xây dựng trong các em 
niềm yêu thích học tập và từ đó đạt được kết quả cao hơn.
4.2 Áp dụng sân khấu hóa trong phần củng cố bài học
Sau khi học xong nội dung bài học, tôi cho học sinh vận dụng những từ 
vựng, mẫu câu, cấu trúc đã học để  tạo thành những đoạn kịch ngắn, những 
hội thoại ngắn về  các tình huống thực tế  hàng ngày mục đích để  các em có 
môi trường tiếng để luyện tập kĩ năng nói, các em hóa thân vào các nhân vật  
trong các câu chuyện hoặc trong các tình huống thực tế. Qua đó giúp các em 
có thêm hứng thú vào học tập và mạnh dạn tự tin hơn khi tham gia giao tiếp
­ Ví dụ  1: Trong Tiếng Anh 7 khi dạy unit 8: Places phần B3 trang 84,  

phần thực hành tôi chia lớp thành 2 nhóm để  thực hiện đóng vai trong tình  
huống  ở  trong bưu điện nhằm mục đích củng cố  bài, vận dụng những từ 
vựng về  chủ  đề  về  bưu điện và cấu trúc mua bán, hỏi giá cả  vào các tình 
huống thực tế
+ Nhóm 1 đóng vai người đi mua hàng chuẩn bị  tiền bằng giấy trắng  
ghi số tiền: 1.000 đ, 2000 đ, 3000 đ, 4000 d, 5000 đ, 10.000 đ, 50.000 đ, 
100.000đ
+  Nhóm 2 chuẩn bị đồ bán tại bưu điện: tem, phong bì, card điện thoại,  
tạp chí, báo, tập giấy viết thư
+ Nhóm bày bán hàng lên 2 dãy bàn học giữa lớp. Học sinh đóng vai  
người bán hàng đứng sau quầy hàng của mình
+ Nhóm mua hàng cầm tiền đi chọn mua hàng mình cần
+ Gv đi quanh lớp chọn các lỗi tiêu biểu của học sinh
+ Kết thức, giáo viên đưa ra nhận xét, góp  ý cho học sinh rút kinh 
nghiệm 
Model dialogues
Clerk: Hello. Can I help you?
Tuan: I'd like a writing pad. The good one.
Clerk: Here you are. Is that all?
Tuan: Ah, I also need some envelopes. How much is that altogether?

14


Clerk: Well, the writing pad is ten thousand dong. Five envelopes are one 
thousand. That's eleven thousand dong altogether.
Tuan: Here is fifteen thousand dong.
Clerk: Thanks. Here is your change.
+ Model dialogues 
Linh: Hello, I would like some postcards of Ho Chi Minh City. Do you 

have them?
Clerk: Yes,   of   course.   Here   you   are.   They're   very   beautiful.   You   can 
choose the ones you like.
Linh: I'll get three postcards with different sights.
Clerk: OK. Is that all?
Linh: Oh, I also need a phone card. I'd like a one­hundred­thousand card. 
So, how much is that altogether?
Clerk: Well, three postcards are fifteen thousand dong. The phone card is 
one   hundred   thousand   dong.   That's   one   hundred   and   fifteen   thousand 
dong.
Linh: Here is one hundred and twenty thousand dong.
Clerk: Thank you. Here is your change.

15


Hình 2: Hình ảnh hoạt động nhóm diễn tập tình huống mua bán ở bưu điện
­ Ví dụ  2: Khi dạy bài Unit 4: OUR PAST­Lesson: Write trang 43 sách 
Tiếng anh 8 phần “Post­writing” tôi cho học sinh làm việc theo nhóm diễn vở 
kịch này: học sinh 1 đóng vai người kể  chuyện, học sinh 2 đóng vai người 
nông dân, học sinh 3 đóng vai con hổ  mục đích để  các em củng cố  lại nội 
dung đã viết về  câu chuyện và luyện tập nói bằng 1 cách thú vị  trải nghiệm 
vào vai các nhận vật trong câu chuyện này. Khi học sinh diễn tập tại lớp, tôi 
đi vòng quanh giúp đỡ  các em, rồi mời 1 hoặc 2 nhóm diễn trước lớp. Tôi 
quan sát học sinh đã thực hiện được gì và những gì chưa thực hiện được để 
rút kinh nghiệm cho các tiết sau.
16


Đoạn kịch như sau:

Teller: One day as a farmer was in the field and his buffalo was grazing  
nearby, a tiger appeared and asked the farmer: 
Tiger: Why is the strong buffalo your servant and why are you its master?
Farmer: As I have something called wisdom
Tiger: Where is your wisdom?”
Farmer:  I leave it at home today. Do you want to see it?
Tiger: Yes, I do
Farmer: Now I go home to get my wisdom, but I have to tie you to a tree 
because I don’t want you to eat my buffalo. Do you agree?
Tiger:  Ok.
Teller: The farmer tied the tiger to a tree with a rope. When he came  
back, he brought some straw with him and burned the tiger. He said:
Farmer: Here is my wisdom. This is my wisdom.
Tiger: Ouch, Ouch. Let me go! Please let me go!
Teller: When the fire bunred through the rope, the tiger escaped but it  
has black stripes from the burns today.
­ Ví dụ  3: Trong Unit 8: Places phần B2 Tiếng Anh 7 trang 80 sau khi  
học sinh học xong đoạn hội thoại, tôi cho học sinh làm việc theo cặp­ đóng  
vai 1 người là khách du lịch nước ngoài đến Đak Lak, 1 người đóng vai người  
chỉ đường để  hỏi đáp. Qua bài học này các em được trải nghiệm tình huống  
thực tế hỏi đường và chỉ đường để vận dụng cho cuộc sống sau này 
Tourist: Excuse me. Could you show me the way to Buon Don tourist 
center, please?
Student: Buon Don tourist center? Ok. Go straight to the crossroads then 
turn left. Go straight about 40 kilometers. It’s on your left.
Tourist: Thanks a lot.
Student: You’re welcome
­ Ví dụ  4: Trong bài Unit 4 tiếng anh 7 khi dạy unit B3 trang 48 sách  
tiếng anh 7 phần “Post­listening”, tôi cho sắp xếp bàn ghế  và để  1 số  loại 
sách, báo và tạp chí như  trong bài học sinh vừa nghe vừa nghe, cho học sinh  

làm việc cặp, học sinh 1 đến mượn sách báo, tạp chí, học sinh 2 đóng vai cô 
thủ thư chỉ cách bày trí các loại sách báo, tạp chí

17


Hình 3: Picture B3 (PAGE47)
Model dialogue
Student: Good morning
Librarian: Good morning. Can I help you?
Student: Yes. Where can I find the English books, please?
Librarian: They’re on the racks behind the librarian’s desk.
Student: Where are the science and math books?
Librarian: They are on the shelf next to the study area
Student: Thank you very much
Librarian: You’re welcome
Như vậy chỉ sau tiết học học sinh đã được trải nghiệm giống như mình  
đang  ở  trong thư  viện, các em chỉ  nghĩ mình đang diễn kịch thôi, không còn 
nghĩ mình phải đang luyện tập nói, điều này thực sự giúp các em rất hứng thú
­ Ví dụ  5: Trong chương trình Tiếng Anh lớp 6, Unit 11: What do you  
eat? Khi dạy phần A2 trang 116, để các em được trải nghiệm khi ở trong các  
cửa hàng, tôi dặn học sinh mang theo một số vật thật lên như cam, chuối, táo, 
dầu ăn, sôcôla, kem đánh răng, gạo…phần “Post­teaching” tôi cho học sinh  
đóng vai một người bán hàng một người mua hàng. Qua đây các em được 
luyện tập tình huống mua bán hàng và cấu trúc hỏi số lượng 
Model dialogue
18


Salegirl: Can I help you?

Shopper:  Yes, I’d like some oranges, please.
Salegirl: How many do you want?
Shopper: A dozen, please
Salegirl: A dozen of oranges. Is there anything else?
Shopper: Yes, I need some rice.
Salegirl: How much do you want?
Shopper: A kilo, please.
Salegirl: Here you are.
Shopper: Thank you
4. Lồng ghép Video Clip tạo hứng thú trong tiết dạy Tiếng anh 
4.1 Lồng ghép Video clip trong dạy phần “Warm up”:
Phần này tôi đưa một số video liên quan đến chủ đề bài học để cho các  
em xem và đưa ra một số  câu hỏi liên quan đến việc giới thiệu chủ  đề  bài  
giúp các em hứng thú tìm hiểu bài, xem mình sắp học về cái gì.
­ Ví dụ 1: Trong unit 12 Tiếng Anh 6 trên trang 124, khi giới thiệu chủ 
đề bài này tôi làm như sau:
+ Tạo ra 1 video clip bao gồm các hoạt động thể thao giải trí. Mục đích 
là để tạo sự tập trung vào chủ đề “Sports and pastime” và tạo hứng thú 
cho học sinh
+ Cho học sinh xem video và hỏi học sinh: What can you see in the video  
clip?  
+ Dẫn vào bài
­ Ví dụ  2: Trong unit 11 tiếng anh 7 trên trang 112, khi giới thiệu chủ 
đề bài này tôi làm như sau:
+ Tạo ra 1 video clip về 1 người bị bệnh đang ho, hắt xì hơi. Mục đích 
là tạo cho học sinh sự  tò mò, hứng thú về  chủ  đề  của bài học “The  
common cold”
+ Cho học sinh xem video và hỏi học sinh:  What illness does he catch?  
Why do you know? 
+ Dẫn vào bài

­Ví dụ 3: Trong sách tiếng anh 8 Unit 14: Wonders of the world, để giới 
thiệu chủ đề bài này tôi làm như sau: 
19


+ Tạo ra 1 video clip về các kì quan thế giới. Mục đích là làm cho học  
sinh tập trung chú ý vào chủ đề của bài học 
+ Đưa ra 1 câu hỏi trước cho học sinh: What can you see in the video  
clip? 
+ Cho học sinh xem video clip về những kì quan nổi tiếng trên thế giới
+ Yêu cầu học sinh trả lời
+ Gv dẫn nhập vào bài
Ví dụ  4. Trong unit 13­Lesson: Speak chương trình tiếng anh 8, để 
vào bài phần Speak tôi làm như sau:
+ Tạo ra 1 video clip bao gồm các hoạt động mà mọi người thường  
chuẩn bị  cho Tết. Mục đích là làm cho học sinh chú ý vào chủ  đề  của 
bài học 
+ Đưa ra 1 câu hỏi trước cho học sinh: What are people doing in the  
video clip? 
+ Yêu cầu HS trả lời
+ Gv dẫn nhập vào bài
4.2 Vận dụng video clip dạy phần “Post­teaching”.
Phần này tôi đưa các video clip mục đích để  mở  rộng, liên hệ  thực tế, 
giáo dục học sinh, củng cố bài học và khắc sâu bài học hơn 
­Ví dụ  1: Trong chương trình Tiếng Anh 6 khi dạy unit 16. Phần 
B1 tôi lồng ghép video clip để dạy như sau:
+ Tạo ra một video clip về  những hoạt động mà mọi người đang phá 
hại môi trường như: Chặt phá rừng, vứt rác xuống sông, hồ, biển, các khí thải  
từ nhà máy,… mục đích tôi dùng để tạo sự thu hút của các em trong phần nói  
tự do, củng cố kiến thức bài học, khắc sâu bài học và liên hệ đến thực tế nơi 

các em sinh sống 
+ Cho học sinh xem video clip 
+ Cho Hs làm việc theo nhóm nói lại những việc làm đó. 
+ Giáo viên đi quanh lớp để giúp đỡ nếu học sinh nào gặp khó khăn khi 
nói
+ Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
­Ví dụ  2: Trong sách Tiếng Anh 7 khi dạy Unit 15 phần A2 trên trang 
148, tôi vận dụng video clip như sau: 
+ Tạo ra một video clip về  tác hại của “Games online”, mục đích tạo  
hứng thú cho các em, giúp các em liên hệ thực tế và để  giáo dục học sinh về 
tác hại nghiêm trọng của “Game online”
20


+ Cho học sinh xem video clip 
+ Cho học sinh làm việc theo nhóm nói về tác hại đó. 
+ Giáo viên đi quanh lớp để giúp đỡ nếu học sinh nào gặp khó khăn khi 
nói
+ Mời đại diện các nhóm lên trình bày.
­Ví dụ  3: Trong sách Tiếng Anh 8 khi dạy Unit 6 phần write trên trang 
59, tôi vận dụng video clip như sau: 
+ Tạo ra một video clip về những hoạt động mà Đoàn thanh niên, Đội 
thiếu niên thường làm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mục đích tạo củng  
cố  bài học, giúp liên hệ  đến việc các em phải làm gì để  bảo vệ  môi trường 
xung quanh các em và tạo cho các em thu hút hơn tới bài học 
+ Cho học sinh xem video clip 
+ Cho Hs làm việc theo nhóm nói lại những việc làm đó, liên hệ  với 
đoàn đội trong nhà trường có thường xuyên tổ  chức các hoạt động bảo vệ 
môi trường không. 
+ Giáo viên đi quanh lớp để giúp đỡ  nếu học sinh nào gặp khó khăn khi 

nói
+ Mời đại diện các nhóm lên trình bày.

21


Hình 4: Một số hình ảnh lấy ra từ video clip 
4.3 Vận dụng video trong các tiết dạy ngữ âm
­ Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ trên 
thế giới. Nếu phát âm chính xác thì mọi kĩ năng như nghe, nói, đọc sẽ trở nên  
dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng sẽ làm 
cho người nghe hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu ý của người nói. Tuy 
nhiên đa số các tiết dạy ngữ âm học sinh không thích vì quá buồn tẻ, học sinh 
gặp nhiều khó khăn khi phát âm và ghi nhớ  các âm đã học vì thế  tôi đã cố 
gắng tìm tòi những video clip được phát âm bởi những người bản xứ  trên 
youtube hoặc một số đĩa chứa các âm mà mình cần dạy trong tiết học để giúp 
các em tập trung hơn, hứng thú hơn vào bài học và học được cách phát âm 
một cách chuẩn như có thể.
­ Video clip tôi thường dùng trong dạy ngữ âm trong các tiết “A closer  
look 1” các lớp tiếng anh đề án 6,7,8
­   Ví   dụ:   Khi   dạy   Unit   4   trong   sách   tiếng   anh   6   thí   điểm,   phần 
“Pronunciation: /i:/ & /i/ trong tiết “A closer look 1”. Để giới thiệu 2 âm này, 
tôi dùng video clip dạy các bước như sau:
+ Mở  video làm mẫu 2 âm trên và yêu cầu học sinh chú ý vào hình 
miệng, xác định âm nào dài hơn âm nào ngắn hơn, và nói cách đặt môi lưỡi  
như thế nào
+ Giới thiệu cách phát âm 2 âm này
+ Mở video và cho học sinh nghe và lặp lại 
+ Mở lại và yêu cầu học sinh đặt các âm vào đúng cột
+ Mở video đọc các từ và câu chứa các âm đó cho HS nghe và nhìn theo  

khẩu hình miệng để phát âm theo cho chuẩn
+ Mở video clip đọc các câu chứa từ có âm đó cho HS chọn một trong 2  
âm.
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
22


×