Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Vật lý lớp 10: Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học trong chương trình Vật lý lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 43 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

MỤC LỤC
         Trang
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................3
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1. An toàn giao thông..........................................................................................3
1.2. Tai nạn giao thông..........................................................................................3
1.3. Văn hóa giao thông.........................................................................................3
1.4. Một số điều luật an toàn giao thông đường bộ............................................4
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG....................................6
2.1.Thực trạng về ý thức người tham gia giao thông  ........................................6
2.2.Thực trạng học sinh tham gia giao thông.......................................................7
2.3. Nguyên nhân  học sinh vi phạm an toàn giao thông......................................10
3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG  
CỦA HỌC SINH QUA MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT LÝ LỚP 10.........................12
3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông liên quan đến
 kiến thức Vật lý ..................................................................................................12
3.2. Giải pháp nâng cao ý thức của học sinh khi tham gia giao thông 
qua một số bài học Vật lý trong chương trình lớp 10.........................................13
3.3. Câu hỏi kiểm tra đánh giá kiến thức và các mức độ nhận thức của học sinh
khi học xong các nội dung nêu ra trong đề tài.....................................................13
4. 4. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM  ĐÁNH GIÁ  HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm............................................................34
4.2. Phương pháp thực nghiệm...........................................................................34
4.3. Tiến hành thực nghiệm.................................................................................34
4.4. Kết quả thực nghiệm....................................................................................35
4.5. Hiệu quả của sang kiến kinh nghiệm..........................................................37
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO




Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

PHẦN I ­  ĐẶT VẤN ĐỀ
1.  Lý do chọn đề tài.
        Tai nạn giao thông là vấn đề  nhức nhối đang được xã hội quan tâm và trở 
thành hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế  tai nạn  
giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ  và có thể  cướp đi mạng sống của 
con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có hơn 30 người chết và bị thương  
vì tai nạn giao thông.  Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn  
giao thông là học sinh. 
Làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và nâng cao ý thức 
tham giao giao thông của học sinh nói riêng là vấn đề  đang được các cấp, các 
ngành đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao 
thông của học sinh trung học phổ  thông từ  15 đến 18 tuổi là nhiệm vụ  quan  
trọng của ngành giáo dục, của nhà trường và của các thầy cô giáo hằng ngày 
giảng dạy các em... Học sinh THPT là những người chưa đến tuổi trưởng thành,  
đây là lứa tuổi rất cần được gieo vào ý thức tham gia giao thông an toàn để khi  
lớn lên, các em sẽ  trở  thành những người tham gia giao thông có văn hóa. Tuy  
nhiên, những gì các em được học  ở  trường lại chỉ  nặng về  lý thuyết, chưa  có 
nhiều hoạt động thực hành cụ  thể, chính vì vậy các em chưa có nhận thức sâu 
sắc, cũng như ý thức bắt buộc mình phải tuân thủ luật lệ giao thông. Để các em  
học sinh, và lớn hơn là thế  hệ  trẻ  có được ý thức, văn hóa giao thông và tham  
gia giao thông có trách nhiệm, chúng ta không thể chỉ xây dựng ý thức giao thông  
cho các em nhờ vào những bài giảng lý thuyết. Việc giáo viên cần làm là tăng sự 
hứng thú trong các giờ học về an toàn giao thông và lồng ghép các nội dung về 
an toàn giao thông trong các tiết học,  các  bài học, môn học có liên quan trong 
chương trình giáo dục THPT. Từ  đó, kích thích học sinh có ý thức hơn trong  
việc tiếp nhận kiến thức. Giáo viên cần được trang bị cả kiến thức chuyên môn 

và kiến thức về an toàn giao thông khi giảng dạy cho học sinh. Một trong những  
việc làm quan trọng của giáo viên khi giảng dạy là lồng ghép các nội dung bài 
học vào tình huống thực tế liên quan đến an toàn giao thông và nâng cao ý thức  
tham gia giao thông cho học sinh. 
       Với chương trình dạy học vật lý, giáo viên  có rất nhiều cơ hội để thực hiện 
điều đó. Vì vậy trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi nghiên cứu đề  tài với nội  
dung:  “Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số bài học  
trong chương trình vật lý lớp 10”. Để  xây dựng một xã hội có văn hóa giao  
thông, chúng ta phải có những hành động thiết thực, phải đổi mới cách dạy vừa  
thực tế, vừa có chiều sâu  và gắn liền kiến thức bài học vào thực tiễn. Được 
như  vậy, chắc chắn  nâng cao được ý thức tham gia giao thông của học sinh 
nhằm hạn chế được các vụ  tai nạn giao thông xảy ra đối với học sinh nói riêng 
và đối với tất cả mọi người tham gia giao thông nói chung.
Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

2. Mục đính nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao ý thức của học sinh khi 
tham gia giao thông qua một số bài học vật lý trong chương trình lớp 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
­ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về an toàn giao thông. Thực trạng viêc 
tham gia giao thông của học sinh hiện nay
­ Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh qua việc 
dạy học một số bài vật lý trong chương trình lớp 10
­ Tiến hành thự nghiệm để đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra kết luận
4. Đối tượng nghiên cứu
­ Cơ sở lý luận về an toàn giao thông, một số điều luật về giao thông đường bộ
­ Hoạt động dạy và học của giáo viên ở trường THPT

5. Phương pháp nghiên cứu
­ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
­ Phương pháp thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm
6. Giới hạn đề tài.
     Do thời gian và năng lực còn hạn chế, tôi chỉ đề xuất nghiên cứu một số bài 
trong chương trình vật lý lớp 10. Lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao  
thông cho họ  sinh trong khi giảng dạy và liên hệ  thực tế  về  những vụ  tai nạn 
giao thông xảy ra. Hơn nữa, đề tài chỉ nằm trong khuôn khổ một sang kiến kinh  
nghiệm nên việc thực nghiệm sư  phạm chưa được tiến hành rộng rãi để  đánh 
giá chính xác hơn kết quả nghiên cứu.

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1.1. An toàn giao thông.
       An toàn giao thông là tuân thủ  theo các quy định của luật giao thông, là sự 
bình an khi tham gia giao thông. An toàn giao thông đường bộ đề  cập đến các 
cách thức, biện pháp được để ngăn chặn người tham gia giao thông đường bộ bị 
chết  hoặc bị  thương. Những người tham gia giao thông đường bộ  bao gồm: 
người đi bộ, người đi xe đạp, người lái các loại xe máy khác nhau, hành khách 
trên các phương tiện công cộng.  
1.2. Tai nạn giao thông.
       Tai nạn giao thông là sự  việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ  quan của 
con người, khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường 
giao thông công cộng nhưng chủ  quan vi phạm các quy tắc an toàn giao thông 

hoặc gặp phải tình huống, sự cố không kịp phòng tránh đã gây ra thiệt hại nhất  
định về người và tài sản cho xã hội.
1.3. Văn hóa giao thông.
       Theo Uỷ  ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu  
hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về  lẽ  
phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng  văn hoá giao  
thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác  
tuân thủ  pháp luật về  đảm bảo trật tự an toàn giao thông như  một chuẩn mực  
đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi  
tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ  ban an toàn giao thông quốc gia, trong  văn 
hoá giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy 
đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an 
toàn giao thông; hai là,  có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, 
nhường nhịn và giúp đỡ  người khác; ba là, có thái độ   ứng xử  văn minh lịch sự 
khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
       Theo báo Văn hoá: “Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn  
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông,  
tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ  người tham gia giao thông  
gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để  hướng tới một  
xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.
        Như  vậy, chúng ta có thể  hiểu: Văn hoá giao thông là văn hoá của người 
trực tiếp tham gia giao thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có 
tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá giao thông như: Nhà làm 
luật giao thông; cơ  quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra 
Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản 

lý các chợ, các công trình xây dựng; người phụ  trách và nhân viên  ở  các trung  
tâm đào tạo, sát  hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện... 
Trong những yếu tố  trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một 
vai trò quan trọng tạo nên văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham  
gia giao thông  được  biểu hiện cụ  thể  như: phải hiểu biết đầy đủ  và nghiêm 
chỉnh chấp hành luật lệ  giao thông;   phải có tính cộng đồng khi tham gia giao 
thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà  
còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác, gặp trường hợp người bị nạn  
cần giúp đỡ  phải chia sẻ  kịp thời; phải  cư  xử  có văn hoá khi lưu thông trên 
đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ,  
biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Văn hoá giao thông phải được nhìn nhận từ 
hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý 
giao thông trong đó quan trọng nhất là người trực tiếp tham gia giao thông.
1.4. Một số điều luật ATGT đường bộ số 23/2008/QH12
Điều 9. Quy tắc chung
 
Nguời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng 
làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo giao thông.
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ
1. Hệ  thống báo hiệu đường bộ  gồm hiệu lệnh của nguời  điều khiển giao  
thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ  đường, cọc tiêu hoặc 
tường bảo vệ, rào chắn.
2. Tín hiệu đèn giao thông có ba màu, quy định nhu sau:
a. Tín hiệu xanh là được đi;
b. Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c.Tín hiệu vàng là phải dừng lại truớc vạch dừng, trừ  trường hợp đã đi 
quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy 
là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho 
người đi bộ qua đường.
3. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, quy định như sau:

a. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b. Biển báo nguy hiểm để  cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể  xảy 
ra;
c. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn huớng đi hoặc các điều cần biết;
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

e. Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy 
hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
4. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí 
dừng lại.
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm  
tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường 
đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường 
cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không  ưu tiên và đường  ưu tiên hoặc  
giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường 
nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đương  ưu tiên hoặc đường chính từ 
bất kỳ hướng nào tới.
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một nguời, trừ 
những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a. Chở người bệnh đi cấp cứu;
b. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c. Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe 
gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Nguời điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không  
được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Đi xe dàn hàng ngang;
b. Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d. Sử  dụng xe để  kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở  vật cồng  
kềnh;
đ. Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai  
bánh đối với xe ba bánh;
e. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia  
giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a. Mang, vác vật cồng kềnh;
b. Sử dụng ô;
c. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d. Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ. Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Điều 31. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe 
thô sơ 
1. Nguời điều khiển xe đạp chỉ được chở  một nguời, trừ truờng hợp chở thêm   
một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Người điều khiển xe đạp  
phải thực hiện quy định tại khoản 3 điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe 

đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 điều 30 của 
Luật này.
2. Người điều khiển, nguời ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài 
quai đúng quy cách.
3. Nguời điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường  
dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có  
báo hiệu  ở  phía truớc và phía sau xe. Nguời điều khiển xe súc vật kéo phải có 
biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ  phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở  giao 
thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Điều 32. Người đi bộ
1. Người đi bộ  phải đi trên hè phố, lề  đường; trường hợp đường không có hè  
phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ  chỉ  được qua đường  ở  những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ 
đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho nguời đi bộ  và phải tuân thủ  tín hiệu  
chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vuợt, hầm 
dành cho người đi bộ  thì người đi bộ  phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ  qua 
đường   khi   bảo   đảm   an   toàn   và   chịu   trách   nhiệm   bảo   đảm   an   toàn   khi   qua 
đường.
4.   Người   đi   bộ   không   được   vuợt   qua   dải   phân   cách,   không   được   bám   vào 
phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm 

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

an toàn và không gây trở  ngại cho nguời và phương tiện tham gia giao thông  
đường bộ.

5. Trẻ  em duới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ 
giới qua lại phải có nguời lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ  trẻ  em  
duới 7 tuổi khi đi qua đường.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
2.1. Thực trạng về ý thức người tham giao giao thông
        Việc tham gia giao thông của người Việt Nam có nhiều vấn đề  cần suy 
nghĩ. Bên cạnh những người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hoá, thực  
hiện nghiêm chỉnh luật giao thông là một bộ phận không nhỏ những người dân, 
người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động.  Mặt khác, tai 
nạn giao thông gây nên những tác động tâm lý cả trước mắt cũng như về lâu dài 
đối với mọi người, nó để  lại những di chứng về  tâm lý hết sức nặng nề  cho  
người bị  tai nạn  và người thân của họ,  gây nên hiện tượng bất an cho những  
người xung quanh.
      Theo dõi việc tham gia giao thông của người dân, nhất là ở những đô thị lớn 
như  Hà Nội, TP. Hồ  Chí Minh...chúng ta rất dễ  nhận ra những hành vi thiếu ý 
thức, kém văn hoá khi tham gia giao thông như: không có giấy phép lái xe vẫn sử 
dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe  
không đúng quy định;  đi xe buýt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ 
nữ  có thai, người tàn tật;   phóng nhanh; vượt  ẩu; đi vào đường ngược chiều; 
uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tín hiệu xin 
đường   khi   chuyển   làn   chuyển   hướng;   không   đi   đúng   phần   đường   của   loại  
phương tiện điều khiển; đi xe quá tốc độ  cho phép; vượt đèn đỏ; lạng lách; 
không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó;   kẹp ba, 
kẹp bốn trên xe máy; vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện  
thoại, nghe nhạc; làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh; rú còi inh ỏi;  
đua xe trái phép; vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh sát giao 
thông khi bị  dừng xe vì vi phạm luật giao thông...Chỉ  một va chạm nhỏ  trên 
đường phố, thay vì xin lỗi, cảm  ơn thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau 
thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong…

       Ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông như: 
Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở  tầm nhìn và tầm  
hoạt động cho các phương tiện khác; đi bộ  sai đường không đúng vạch quy  
định; tụ  tập đông người dưới lòng đường, trên vỉa hè, trước cổng trường học,  
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

bệnh viện, nhà hát...Đặc biệt nguy hiểm là hành vi tự mở đường ngang  dân sinh 
qua đường sắt.
2.2. Thực trạng về ý thức học sinh khi tham gia giao thông
Giờ tan học, tại cổng trường, nhiều học sinh đi xe đạp điện không đội mũ 
bảo hiểm; một số học sinh đi hàng 2, hàng 3, khiến nhiều người điều khiển xe 
máy, ô tô phải giảm tốc độ, thậm chí dừng lại nhường đường. Tuy nhà trường 
đã nghiêm cấm học sinh đi xe máy, nhưng một số em vẫn đi và gửi xe ở các bãi  
xe tư nhân gần trường, số lượng xe máy gửi tương đối nhiều. Dù nhà trường đã 
phối hợp với lực lượng xung kích của Đoàn giữ  trật tự  giao thông trước cổng 
trường, vẫn có khá nhiều học sinh “tụm năm, tụm ba” trước cổng trường gây 
ách tắc giao thông. Giờ tan học, hàng chục học sinh “đầu trần” đi xe máy điện,  
xe đạp điện phóng từ  khu vực cổng trường ra. Thậm chí có học sinh, đội mũ 
bảo hiểm đi xe đạp điện từ  trong sân trường ra khỏi cổng đã tháo ngay mũ ra 
khỏi đầu. Sau đó, các học sinh này tụ  tập rất đông tại cổng trường để  “buôn 
dưa lê” rất lâu mới về, gây cản trở giao thông tại khu vực này.
Việc cấm học sinh đi xe máy đã có trong nội quy của nhà trường, từ  phụ 
huynh đến học sinh đều biết nhưng để kiểm soát triệt để việc này rất khó. Học  
sinh đi xe máy gửi  ở  các nhà dân và bãi gửi xe bên ngoài với nhiều lý do khác 
nhau.  Ban giám hiệu đã làm việc với chính quyền địa phương để nhắc nhở, vận  
động các điểm giữ  xe không giữ  xe cho các em, nhưng chỉ  được một thời gian  
rồi đâu lại vào đó. Một số  phụ huynh được nhà trường nhắc nhở  việc cho con  

em mình đi xe máy thì nêu lý do nhà xa, công việc bận rộn không đưa đón được 
nên mới làm vậy…

Hình ảnh: Học sinh đi xe máy điện chở 3, sang đường vượt ẩu
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

Từ  đầu năm học, Sở  Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ  đạo, hướng  
dẫn các đơn vị, trường học trong toàn ngành  giáo dục  thực hiện tốt công tác 
đảm bảo trật tự  an toàn giao thông trong và ngoài trường học. Học sinh các 
trường khi bước vào năm học mới đều phải ký cam kết chấp hành nghiêm túc 
Luật Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng 
với nhà trường, gia đình chưa chặt chẽ, nên việc quản lý học sinh tham gia giao 
thông vẫn chưa đạt kết quả  như  mong muốn. Trách nhiệm các trường chỉ  là 
tuyên  truyền,   giáo   dục,   nhắc   nhở   chứ   không  có   quyền  xử   phạt.   Chỉ   những 
trường hợp học sinh đi xe máy vào trường hay vi phạm Luật Giao thông đường  
bộ, bị Cảnh sát giao thông gửi thông báo về trường thì lúc đó nhà trường mới có 
thể đưa ra hình thức xử lý.
Đề cập tới ý thức tham gia giao thông của học sinh thì vấn đề giáo dục  cần 
được nhắc đến. Có quá nhiều áp lực không đáng có đang đè nặng tâm lí của  học 
sinh. Đó là thành tích, là điểm số; những điều đó khiến cho từ việc nhỏ nhất là 
đọc thuộc nội quy nhà trường để  thực hiện và điều chỉnh hành vi  ứng xử  của 
học sinh cũng được thực hiện một cách hình thức. Chừng nào việc dạy để  học 
sinh nên người, giáo dục rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho học sinh  còn chưa 
được chú trọng bằng việc dạy để  học sinh thi đạt điểm cao, thi đỗ  vào các  
trường Đại học, Cao đẳng… thì việc tuyên truyền về an toàn giao thông ở  nhà 
trường chưa thể tác động gì nhiều tới hệ tư duy cũng như  phẩm chất đạo đức 
của học sinh "những chủ nhân tương lai của đất nước". 

     Ngoài mặt ý thức, học sinh còn thường xuyên có các hành vi vi phạm về an  
toàn giao thông như: điều khiển xe phân khối lớn khi tham gia giao thông, không 
đội mũ bảo hiểm, chở  quá số  người quy định, phóng nhanh,  vượt  ẩu,  đi hàng 
ngang...Chính vì vậy, số vụ tai nạn giao thông trong độ  tuổi học sinh là con số 
không hề nhỏ, khiến dư luận xã hội lo ngại.

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ
Hình  ảnh: Học sinh đi xe máy phân khối lớn chở  3, không đội MBH tham gia giao  
thông

Còn trước các cổng Trường Tiểu  học và THCS, vào giờ  tan học thường  
xuyên diễn ra cảnh nhốn nháo, mất trật tự, ùn tắc giao thông. Một phần là do 
phụ huynh đến đón con đứng chật cả cổng trường lẫn đường đi. Một phần khi  
đến giờ  tan học, các em học sinh thường xuyên tụ  tập trước cổng trường mua  
quà vặt, vui đùa, bất chấp cả dòng phương tiện đang ùn ứ, càng làm cho khung  
cảnh cổng trường giờ tan học như ong vỡ tổ và ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn  
giao thông. 

Hình ảnh: Phụ huynh đón con gây mất an toàn giao thông trước cổng trường

Trên đường, người đi đường dễ dàng bắt gặp các học sinh mặc đồng phục 
sử dụng phương tiện xe đạp, xe đạp điện chở quá số người quy định, dàn hàng 
ngang, đánh võng, lạng lách, học sinh cầm ô khi đi xe đạp điện, xe máy điện lao 
vun vút.

Trang 10



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

Tình trạng vi phạm an toàn giao thông  của học sinh  diễn biến phức tạp 
phần lớn là do phụ  huynh chưa quan tâm nhắc nhỡ, công tác giáo dục của nhà 
trường còn gặp phải một số  khó khăn. Đồng thời, việc xử  lý các hành vi vi 
phạm an toàn giao thông của học sinh, chưa  đủ sức răn đe. Vì vậy, vấn đề  đặt 
ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sự phối hợp của gia đình, nhà trường để 
giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. 

Hình ảnh: Học sinh dàn hàng ngang và cầm ô khi tham gia giao thông

 2.3. Nguyên nhân học sinh vi phạm an toàn giao thông.
       Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông phần lớn do  
các em chưa nhận thức đầy đủ về Luật giao thông đường bộ. Không chấp hành  
đúng luật đã quy định. Các bài học về an toàn giao thông ở  trường chưa nhiều,  
chưa có sự đồng bộ giữa các bộ môn. Các em chưa chú trọng đến việc tìm hiểu 
và thực hiện nghiêm túc luật giao thông đường bộ. Nhiều môn học chưa lồng 
ghép các nội dung giáo dục về an toàn toàn giao thông cho học sinh. Các nguyên 
tắc cơ bản khi tham gia giao thông chưa được học sinh chú ý, học sinh chưa liên  
hệ được kiến thức môn học với thực tế.  Học sinh chưa ý thức được việc tham  
gia giao thông an toàn là bảo vệ bản thân mình và bảo vệ cho người khác. Đa số 
các em còn suy nghĩ chủ quan về những hành vi vi phạm an toàn giao thông của  
bản thân mình. Những vụ tai nạn giao thông diễn ra hằng ngày không liên quan  
đến mình. Một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm khi 
tham gia giao thông…  Mặt  khác, do  hằng ngày  các em  thấy  cha mẹ, anh chị, 
những người xung quanh chưa thực sự làm gương cho con em trong việc chấp  
hành luật an toàn giao thông. Chúng ta có thể  liệt kê một số  nguyên nhân học  
sinh vi phạm an toàn giao thông như sau:
Trang 11



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

+ Thái độ, ý thức của học sinh khi tham gia giao thông chưa cao, chưa tự 
giác chấp hành luật giao thông đường bộ. Chưa nhận thức được những hành vi 
sai trái của mình, dẫn đến những hành vi khi tham gia giao thông chưa đảm bảo 
an toàn.
+ Học sinh chưa được học tập đầy đủ  về  luật giao thông đường bộ   ở 
trường ở lớp, chưa nắm vững các quy định đảm bảo an toàn giao thông. 
+ Học sinh còn xem thường các hành vi vi phạm về an toàn giao thông như:  
đi xe lạng lách, đánh võng trên đường; đi xe máy khi chưa có bằng lái; vượt đèn 
đỏ; đi sai phần đường; dừng đỗ  không đúng quy định, khi rẽ  ngang hoặc dừng  
lại không quan sát cẩn thận và không có tín hiệu báo cho người sau biết; đeo tai 
nghe nghe nhạc khi điều khiển xe; Đi hàng hai, hàng ba, chở  quá số  người quy 
định, sử dụng điện thoại, cầm ô khi điều khiển xe; phóng nhanh, vượt ẩu…
      + Một số học sinh còn vui chơi dưới lòng đường nơi các phương tiện đang 
tham gia giao thông; vui chơi gần đường sắt có tàu chạy qua.
+ Học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm với bản thân và với cộng 
đồng; chưa biết tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi tham gia giao 
thông.
+ Các hoạt động xây dựng mô hình văn hoá giao thông như: “Đội thanh niên 
tình nguyện”, “Đội thanh niên xung kích đảm bảo an toàn giao thông”, “Cổng 
trường an toàn giao thông”, “Chương trình phát thanh học đường về an toàn giao 
thông”...Các hoạt động khác như Hội diễn văn hoá văn nghệ; hội thi về an toàn 
giao thông chưa được tổ chức nhiều ở các trường THPT.
 
+ Học sinh chưa mạnh dạn đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, với 
những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông diễn ra hằng ngày mà trong số 
đó không ít người học sinh.

Nguyên nhân hàng đầu của các vụ  tai nạn giao thông của học sinh phổ 
thông được chỉ ra là do đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát, dàn  
hang ngang, chở  quá số  người quy định... Trong khi đó, việc xử  lý học sinh vi 
phạm quy định an toàn giao thông lại không đơn giản, hầu hết các trường hợp 
sai phạm mới chỉ dừng lại  ở việc nhắc nhở, hoặc nếu có thông báo từ  công an  
gửi về  trường thì nặng nhất cũng chỉ  bị  hạ  một bậc hạnh kiểm. Hơn nữa, học  
sinh có hành vi sai phạm khi bị lực lượng chức năng phát hiện thường tìm cách 
trốn tránh, dễ gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Thậm  
chí, khi bị bắt lỗi, chính các bậc phụ  huynh lại gây khó dễ  cho lực lượng chức  
năng,   khiến   công   tác   xử   lý   học   sinh   vi   phạm   giao   thông   không   đạt   hiệu 
quả. Trong tất cả  các nguyên nhân trên thì ý thức khi tham gia giao thông của 
học sinh là vấn đề đáng báo động
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

3. NÂNG CAO Ý THỨC THAM GIA GIAO THÔNG CHO HỌC SINH QUA 
MỘT SỐ BÀI  HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10
3.1. Những nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông liên quan đến Vật lý.
Khi tham gia giao thông trên đường, học sinh phải chú ý một số  nguyên tắc cơ 
bản có liên quan đến kiến thức vật lý như sau:
­ Khi đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy dưới 50 phân khối, tốc độ  tương 
đối lớn (khoảng 40km/h) nên khi tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ  đều có một gia  
tốc nhất định cần có thời gian để tăng tốc hoặc giảm tốc độ. Quảng đường khi  
tăng tốc và giảm tốc phụ thuộc vào khối lượng người ngồi trên xe, vận tốc ban 
đầu, công suất của xe, lực cản ma sát của mặt đường…Khối lượng trên xe càng  
lớn thì càng khó tăng tốc hoặc giảm tốc độ.
­ Khi hai xe chạy cùng chiều thì vận tốc của xe này đối với xe kia giảm đi so 
với vận tốc của mỗi xe, còn khi hai xe chạy ngược chiều thì vận tốc này được  

tăng lên, bằng tổng độ lớn vận tốc của mỗi xe.
­ Khi chạy xe tốc độ càng lớn thì tầm quan sát phía trước càng hạn chế và khả 
năng xử lý tình huống càng khó khăn, dễ gây tai nạn.
­ Khi các phương tiện giao thông chuyển động trên đường luôn có xu hướng bảo 
toàn vận tốc của nó. Đó là do quán tính, khối lượng lớn thì mức quán tính lớn. 
Xe nào có khối lượng càng lớn thì bảo toàn vận tốc càng lâu, nghĩa là muốn 
giảm vận tốc để dừng lại thì thời gian dài hơn, quảng đường đi được xa hơn. 
­ Khi đứng gần đường sắt mà có tàu chạy qua thì chúng ta bị hút về phía đường  
sắt, có thể  bị  tai nạn, do áp suất phía ngoài lớn hơn áp suất phía đường ray có 
tàu chạy qua (Định luật Becnuly). Điều này cũng xảy ra khi chúng ta đứng gần 
đường giao thông mà có xe ô tô lớn chạy qua.
­ Khi đi xe dưới trời mưa thì các hạt mưa luôn rơi xiên từ  phía trước vào mặt  
chúng ta theo công thức cộng vận tốc, nhưng tuyệt đối không được cầm ô, dù 
hướng về phía trước để tránh mưa vì một phần làm khuất tầm nhìn, một phần 
làm cản trở khả năng điều khiển xe, dễ gây tai nạn cho bản thân và cho người 
khác.
­ Khi trời mưa, đường trơn, ma sát giữa bánh xe và mặt đường giảm xuống, 
đồng thời hạn chế  tầm nhìn, nếu đi tốc độ  cao rất dễ  gây tai nạn. Khả  năng  
phanh để xe dừng lại cũng hạn chế hơn, quảng đường xe đi được đến khi dừng  
lại xa hơn.
­ Khi chuyển động đến đường cua, đường vòng xe rất dễ bị ngã hoặc bi văng ra  
khỏi đường. Tốc độ  xe càng lớn, bán kính khúc cua càng nhỏ  thì xe càng dễ  bị 
ngã văng ra khỏi đường gây tai nạn. Khi xe đi qua cầu vượt vồng lên, áp lực của 
Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

xe lên mặt đường giảm, xe không bám chắc vào mặt đường như  bình thường 
nên khó điều khiển xe hơn.

­ Khi tham gia giao thông, xe nào có trọng tâm càng cao, chiều rộng xe càng nhỏ 
càng dễ  bị  lật (cân bằng của vật có mặt chân đế  và mức vững vàng của cân 
bằng). Các xe Container thường có khối lượng lớn chở hàng hóa nặng nên trọng 
tâm càng cao, khi tránh chướng ngại vật lái xe đánh tay lái đột ngột nên xe rất  
dễ bị lật. Vì vậy khi tham gia giao thông không nên đi gần các xe Container.
­ Với các phương tiện giao thông, khi chuyển động với vận tốc v nào đó thì luôn 
có năng lượng là động năng. Động năng phụ  thuộc vào khối lượng và bình  
phương vận tốc. Khối lượng càng lớn thì động năng càng lớn, vận tốc tăng lên 
gấp đôi thì động năng tăng lên bốn lần. Xe có năng lượng lớn khi gây tai nạn 
càng nghiệm trọng. Vì vậy xe nào có khối lượng lớn, chạy với tốc độ nhanh thì 
khi tai nạn xảy ra càng nghiêm trọng, gây thiệt hại càng lớn. 
­ Khi va chạm giữa hai xe xảy ra, lực tương tác giữa hai xe bằng nhau. Nhưng 
xe nào có khối lượng lớn thì thu được gia tốc nhỏ, xe nào khối lượng nhỏ thì thu 
gia tốc lớn. Vì vậy, phần lớn các xe khối lượng nhỏ  thường bị  thiệt hại nặng  
nề hơn so với xe khối lượng lớn (Ví dụ: Ô tô va chạm xe máy; Xe con va chạm 
xe tải…)
  3.2. Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh qua một 
số bài học vật lý trong chương trình lớp 10.
Trong quá trình dạy học, một trong những biện pháp đổi mới nội dung,  
phương pháp dạy học là lồng ghép các nội dung giáo dục, nâng cao ý thức tham 
gia giao thông cho học sinh thông qua các môn học, qua các bài học cụ thể. Liên 
hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống. Từ những bài học trên lớp, các em  
liên hệ với thực tế, với những vụ tai nạn giao thông, biết được nguyên nhân, dự 
đoán được hậu quả xảy ra để có biện pháp phòng ngừa. Trong đó, bộ môn Vật  
lý lớp 10 có rất nhiều nội dung về chuyển động, về va chạm, về năng lượng…
liên quan đến an toàn giao thông. Đồng thời từ những bài học đó, xây dựng các  
bài tập Vật lý về an toàn giao thông, khi giải các em sẽ hiểu được nguyên nhân  
của việc tham gia giao thông mất an toàn, nguyên nhân các vụ  tai nạn xảy ra...  
Từ đó, các em sẽ thay đổi nhận thức và nâng cao hiểu biết về việc tham gia giao 
thông an toàn, giảm thiểu các tai nạn xảy ra đối với bản thân và những người 

xung quanh.
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số bài học vật lý lớp 10 liên quan đến nội 
dung giáo dục, nâng cao ý thứ tham gia giao thông cho học sinh. 
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều.
1. Mục tiêu
Trang 14


Sỏngkinkinhnghimnmhc2018ư2019Giỏoviờn:BựiVnC

ư Nêu đợc đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh
dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều.
ưBitcỏchlpcụngthcvtớnhccỏcilngtrongcụngthcca
chuynngbiniu.
ưVndngccỏccụngthcgiatc,vntc,qungng,cụngthcliờn
hgiibitoỏnchuynngcacỏcphngtingiaothụng.
v=v0+at;s = v0t +

1 2
at
2

; v2v02=2as

ưLiờnhcvithctvchuynngchmdnucacỏcphngtin
giaothụng.Tớnhcvntc,qungngcaxetlỳchómphanhnkhi
dngli.
2.Liờnhthctvgiaothụng.
Davotớnhchtcachuynngchmdnu,qungngvti
c,kthpvicỏcyutkhỏcviukincaxe,tớnhchtmtng

ngitacúthxỏcnhcvntccaụtụtithiimphanhlbaonhiờu.
T úcúth khngnhụtụcúvtquỏgiihnchophộp v tc hay
khụng.Cụngvicnythnggpkhixlýcỏcvtainngiaothụngngb.
Mcdự,khiphanhb phnphanhhómócúhiulcnhngdoquỏntớnh
lmchophngtinvnby,trttrờnngtonờnnhngvttrt,vt
phanh.Vttrt,vtphanhdihayngn,ph thucvo:tc;trnglng
caxe;phnx vk thutcangiiukhinxe;chtlngphanh;tớnh
cht mt ng ( dc, nghiờng mt ng, ng nha, ng ỏ,
ngkhụhayt).
Vớd1: Mtxedulch40ch ngi,chyvitc 60km/hkhiphỏthin
chngngivtpphanhnkhidnghndinranhsau:
Giaionnhnthccatix(0,2giõy):3,33m.
Giaionphnxcatix(0,6giõy):9,99m.
Sauthigianphanhlmvic(0,2giõy):3,33m.
Vtphanhtheocụngthc:30,87m.
Tngcngtlỳcnhnthcphanhnkhixedngl:47,52m.
Nhvynungiiukhinphngtinphỏthinchngngivt
clyxahn49,52m(quóngngphanh47,52m+khongcỏchanton2m)
tainnskhụngxyra.Nhngtrnghpchngngivtcphỏthin
trongkhongcỏchdi47,52mthỡtainncúthxyra.
Vớd2:XeContainercnquóngngbaonhiờuphanhdngli?
Thụngthng,nhngchicxeukộocúkhilngrtln(k c khi
chykhụngti)nờnkhi tc caochỳngthngmtmtquóngngkhỏ
Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

lớn để có thể dừng lại hoàn toàn, do quán tính lớn. Theo tính toán dựa trên các  
số liệu của xe Container, trên mặt đường khô ráo, nếu xe chạy ở tốc độ 60 km/h  

thì cần 81 m để  phanh dừng, trong khi xe con chỉ mất 32 m. Còn  ở  tốc độ  100  
km/h, quãng đường với xe Container phanh dừng tăng lên là 185 m, của xe con  
khi đó  là 76 m.
3. Bài tập vận dụng về giao thông.
Ví dụ 1: Một người đi xe máy đang chạy với tốc độ 54 km/h thì thấy một 
chướng ngại vật trước mặt cách 20m không thể tránh. Người ấy phanh gấp với 
lực cản tối đa để bánh xe trượt trên mặt đường và xe dừng lại khi vừa chạm 
vào chướng ngại vật.
a.  Tính gia tốc của xe và thời gian từ lúc phanh đến khi dừng lại
b. Nếu người ấy chạy với tốc độ 72 km/h và cũng phanh như lúc đầu liệu 
có an toàn không? Vì sao?
­ Hướng dẫn:    v0  = 54km/h = 15m/s
a. Khi hãm phanh để xe dừng lại khi vừa chạm vào chướng ngại vật:
2
2
2
  v = 0    khi  s = 20m.   Gia tốc của xe là:  a = v − v0 = 0 − 15 = −5,6 (m/s2)
2s

2.20

b. Với gia tốc a = ­5,6(m/s2)  và v0 = 72 km/h  = 20 (m/s)
2
2
2
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s  =  v − v0 = 0 − 20 = 35,7 
2a

2.( −5,6)


(m)
Khi đó quảng xe máy đi lớn hơn khoảng cách đến chướng ngài vật nên xe máy 
sẽ húc vào chướng ngại vật có thể gây tai nạn.
Ví dụ  2: Một bạn học sinh đi xe máy điện với vận tốc 36 km/h sau xe tải 10m 
(cùng làn đường). Vì có chướng ngại vật phía trước, xe tải đột ngột phanh dừng 
lại, khi đó bạn học sinh bị bất ngờ đã giảm ga và phanh tối đa  để  chuyển động 
chậm dần đều nhưng vẫn đâm vào xe tải với vận tốc 18 km/h và bị tai nạn.
a.  Tính gia tốc của xe máy điện khi phanh tối đa.
b. Với vận tốc như trên thì khoảng cách an toàn khi đi sau xe tải là bao nhiêu? 
­ Hướng dẫn:    v0  = 36km/h = 10m/s
a. Khi hãm phanh để xe máy điện va chạm với xe tải cách s = 10m.
Vận tốc khi va chạm là: v = 18km/h =5m/s
2
2
2
2
  Gia tốc của xe máy điện là:  a = v − v0 = 5 − 10 = −3,75 (m/s2)
2s

2.10

b. Với gia tốc a = ­3,75(m/s )  và v0= 10 (m/s)
2

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ
2
2

2
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s  =  v − v0 = 0 − 10 = 13,3 
2a

2.( −3,75)

(m)
Để không xảy ra tai nạn thì khi xe máy điện dừng cũng phải cách ít nhất 3m đối  
với xe tải và từ lúc phát hiện xe tải dừng đột ngột đến khi hãm phanh cũng mất  
khoảng 5m. Do đó khoảng cách an toàn khi đi sau xe tải là 20m (đối với xe đi sau  
có vận tốc 10m/s)
Trong thực tế, người ta đưa ra nguyên tắc để  đảm bảo an toàn khi đi sau  
xe khác là nguyên tắc “2 giây”. Nghĩa là, nếu chạy với vận tốc 10m/s thì khoảng  
cách an toàn là 20m, nếu vận tốc là 15m/s thì khoảng cách an toàn là 30m, nếu  
đi với vận tốc 20m/s thì khoảng cách an toàn là 40m…
Ví dụ 3: Một xe Container khối lượng 30 tấn đang chuyển động với vận tốc 72  
km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều bằng lực hãm tối đa Fh = 6.104 
N.
a.  Tính vận tốc từ lúc hãm phanh đến khi xe đi được 50m.
b. Nếu gặp đèn đỏ, muốn xe dừng lại đúng quy định thì phải hãm phanh 
cách vị trí dừng bao xa
c.  Tại   sao   khi   tham   gia   giao  thông,   chúng   ta  cần   phải   đi  cách   xa   các   xe 
Container. 
­ Hướng dẫn:    v0  = 72km/h = 20m/s;     m  = 30 tấn = 3.104(kg)
a. Khi hãm phanhbằng lực Fh = 6.104N. 
  Gia tốc của xe container là :  a =

−Fh −6.104
=
= −2 (m/s2)

4
m
3.10

b. Với gia tốc a = ­2(m/s2)  và v0= 20 (m/s)
2
2
2
thì quảng đường xe đi được đến khi dừng lại là: s  =  v − v0 = 0 − 20 = 100  (m)
2a

2.(−2)

Vậy muốn xe dừng lại đúng quy định phải hãm phanh từ lúc cách vị trí dừng 
100m.
c. Khi tham gia giao thông chúng ta phải đi cách xa các xe Container vì khi gặp  
sự  cố  xe rất khó dừng lại nên dễ  gây tai nạn. Mặt khác xe Container chở hàng  
nặng, trọng tâm của xe nâng lên cao nên rất dễ mất cân bằng. Nếu tài xé đánh  
lái đột ngột thùng  Container dễ  bị  lật xuống đường do không được cài chắc  
chắc vào xe, thậm chí khi cài chắc chắc rồi có thể  lật cả  xe, gây rat a nạn rất  
nghiêm trọng.
Ví dụ 4: Một ô tô chạy trên đường thẳng với vận tốc không đổi là 30 m/s vượt  
quá tốc độ  cho phép và bị  cảnh sát giao thông phát hiện. Chỉ  sau 1s khi ô tô đi  
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

ngang qua 1 cảnh sát phóng xe chuyên dụng đuổi theo với gia tốc không đổi 3 
m/s2 

a. Sau bao lâu cảnh sát đuổi kịp ô tô.
b. Quãng đường anh đi được là bao nhiêu?
­ Hướng dẫn: Chọn hệ quy chiếu gắn với quảng đường, gốc tọa độ tại vi trí 
Cảnh sát giao thông đứng, gốc thời gian lúc xe ô tô chạy qua, chiều dương cùng 
chiều chuyển động.
a. Phương trình chuyển động của ô tô là:     x1 = 30t
Phương trình chuyển động của xe cảnh sát là: 
1
1
                                                          x2 =  a(t − 1)2 = .3(t − 1)2 = 1,5t 2 − 3t + 1,5
2
2
Khi cảnh sát đuổi kịp ô tô: x1 = x2  => 30t = 1,5t2 ­ 3t + 1,5   => t  =  21,9(s)
Vậy chỉ sau 21,9 giây thì xe cảnh sát đã đuổi kịp ô tô.
b. Quảng đường mà 2 xe đã đi được là: s1 = s2 = 30.21,9 = 657,6 (m)
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
1. Mục tiêu
r
r
r
­ Viết được công thức cộng vận tốc:  v1,3 = v1,2 + v2,3 .
­ Biết cách áp dụng được công thức cộng vận tốc trong các trường hợp:
+ Vận tốc tương đối cùng phương, cùng chiều với vận tốc kéo theo.
+ Vận tốc tương đối cùng phương, ngược chiều với vận tốc kéo theo.
­ Giải được bài tập về công thức cộng vận tốc liên quan trong thự tế.
­ Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến công thức cộng vận tốc.
2. Liên hệ thực tế về giao thông
Khi học về tính tương đối của chuyển động, chúng ta hiểu đúng quy luật 
chuyển động của các phương tiện giao thông. Ví dụ như khi đang đi cùng chiều  
với các phương tiện khác, chúng ta hình như  thấy mình đi chậm lại muốn tăng 

tốc thêm để  vượt qua. Nếu điều kiện không an toàn, hoặc xe cùng chiều phía 
trước đột ngột dừng lại thì tai nạn có thể xảy ra.
3. Bài tập vận dụng về giao thông
Ví dụ 1: Ô tô A đang chuyển động với vận tốc 60 km/h. Ô tô B đang chuyển 
động với vận tốc 50 km/h. 
a.  Tính vận tốc của ô tô A so với ô tô B trong 2 trường hợp: 
­ Hai xe chuyển động cùng chiều
Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

­ Hai xe chuyển động ngược chiều
b. Nếu xảy ra va chạm giữa hai xe thì trường hợp nào tai nạn nghiêm trọng 
hơn (cùng chiều hay ngược chiều). Tại sao?
r

r

r

­ Hướng dẫn:  a. Áp dụng công thức cộng vận tốc:  v1,3 = v1,2 + v2,3
+Khi hai xe chạy cùng chiều:        Độ lớn:  v1,3 = v1,2 − v2,3 =  60 – 50 = 10(km/h)
+Khi hai xe chạy ngược chiều:     Độ lớn:  v1,3 = v1,2 + v2,3 =  60 + 50 = 110(km/h) 
b. Nếu xảy ra va chạm giữa hai xe thì khi chạy ngược chiều tai nạn sẽ nghiêm 
trọng hơn, vì vận tốc tương đối lớn hơn nên động năng lớn hơn nhiều lần, 
Năng lượng càng lớn thì hậu quả tai nạn càng nặng nề.
Ví dụ 2:  Khi đi xe trong trời mưa ta thường có cảm giác giọt mưa rơi nghiêng 
(hắt vào mặt ta) ngay cả khi trời lặng gió.
a.   Hãy giải thích vì sao như vậy.

b. Để tránh bị mưa tạt vào người, các bạn học sinh thường cầm ô che mưa 
khi đi xe và hướng ô về phía trước, điều đó có an toàn không? Vì sao?
r

v3,2

­ Hướng dẫn: 

r

r

r

a. Theo công thức cộng vận tốc:  v1,3 = v1,2 + v2,3
r

Trong đó:  v1,3 : là vận tốc của mưa đối với người đi xe

r

r
v

v1,3r
r
            v1,2 : là vận tốc của mưa đối với mặt đất  (Hình vẽ)
v2,3 1,2
r
v2,3 : là vận tốc của mặt đất so với người đi xe (ngược lại với vận tốc của 

xe)    

r

Dễ dàng nhận thấy vận tốc   v1,3  xiên góc α so với phương thẳng đứng. Vì vậy ta  
thấy giọt mưa luôn rơi xiên góc hắt vào mặt người đi xe.
b. Để  tránh mưa tạt vào người, chúng ta cầm ô che mưa hướng về  phía trước  
xiên góc α như trên là đúng. Tuy nhiên, khi đi xe làm như thế rất nguy hiểm, vừa  
che khuất tầm nhìn, vừa gây cản trở trong quá trình điều khiển xe. Nếu gặp gió  
lớn có thể làm chúng ta bị ngã gây tai nạn. Vì vậy tuyệt đối không được sử dụng  
ô khi đi xe đạp, xe máy điện để  đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những  
người khác khi tham gia giao thông.
Ví dụ 3: : Khi ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì người ngồi trong xe 
thấy các giọt nước rơi xuống tạo thành những vạch làm với phương thẳng đứng 
một góc α = 300. Tính vận tốc rơi xuống của các giọt mưa. Giả thiết rằng khi 
r
tới gần mặt đất, giọt nước mưa chuyển động thẳng đứng và đều đối với đv
ấ3
t.,2
­ Hướng dẫn: 

r

r

r

Theo công thức cộng vận tốc:  v1,3 = v1,2 + v2,3

α


r
v1,3r r
v2,3v
Trang
1,2 19


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ
r

Trong đó:  v1,3 : là vận tốc của mưa đối với người đi xe
r

          v1,2 : là vận tốc của mưa đối với mặt đất  ((Hình vẽ)

r
v2,3 : là vận tốc của mặt đất so với người đi xe (ngược lại với vận tốc của 

xe)    
Theo bài ra có: Độ lớn: v2,3 = 10 m/s, góc nghiêng α = 300. 
v2,3

  tan α =  v

1,2

  => v1,2 = 

v2,3

10
=
= 10 3  (m/s)
tan α tan300

Bài 10: Ba định luật Niu Tơn
1. Mục tiêu
­ Phát biểu được các định luật Niu­tơn.
­ Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số  ví dụ  về  quán tính. Nêu  
được khối lượng là số đo mức quán tính.
­ Nêu được mối quan hệ  giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể  hiện trong  
định luật II Niu­tơn.
­ Vận dụng được các định luật I, II, III Niu­tơn để  giải được các bài toán đối 
với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động.
­ Biết cách tính gia tốc và các đại lượng trong công thức của các định luật Niu­
tơn để viết phương trình chuyển động cho vật hoặc hệ vật. 
Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để 
giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống liên quan đến giao 
thông.
2. Liên hệ thực tế về giao thông.  
      Ba định luật Niu tơn là các định luật cơ bản chi phối chuyển động của các  
vật. Mọi tính toàn về  chuyển động trong khi tham gia giao thông đều sử  dụng 
các định luật Niu Tơn. Đặc điểm chuyển động của các xe khi tham gia giao 
thông phụ thuộc vào khối lượng, vận tốc, lực kéo động cơ, lực ma sát với mặt  
đường…Lực có ảnh hưởng đến tính chất của chuyển động, là nguyên nhân làm  
biến đổi chuyển động của các xe.
Xu hướng giữ  nguyên trạng thái chuyển động của vật được phát biểu lần 
đầu   bởi Galileo  và   được Newton tổng   kết   lại   trong định   luật   I   Newton (còn 
được gọi là định luật quán tính). Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc cả 
hướng và độ lớn.

+ Nếu vật đang đứng yên thì có xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên
Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

+ Nếu vật đang chuyển động thì có xu hướng giữ  nguyên trạng thái chuyển  
động thẳng đều.
+ Khi không có ngoại lực dụng vào vật hoặc các ngoại lực có hợp lực bằng 
0 thì vật giữ  nguyên trạng thái chuyển động. Đây chính là chuyển động theo 
quán tính.
Quán tính là một xu hướng của một vật thể giữ nguyên chuyển động của nó 
khi có bất cứ vật gì chống lại chuyển động này. Hay nói cách khác, quán tính là 
sự  chống lại của vật thể  đối với sự  thay đổi tốc độ  và hướng chuyển động.  
Mọi vật đều muốn giữ chuyển động của chúng một cách tự nhiên.
Nếu một chiếc ô tô có tốc độ 50 km/giờ, quán tính sẽ  luôn muốn giữ  chúng 
chuyển động  ở 50 km/giờ  ở hướng đó. Bất cứ  vật gì ở  trên chiếc xe, bao gồm 
cả  người lái và hành khách đều có quán tính riêng, theo quán tính của chiếc xe.  
Chiếc xe làm tăng vận tốc của người lái theo tốc độ  của nó. Hãy tưởng tượng 
rằng chúng ta đang lao đi với vận tốc đều đều 50 km/h. Tốc độ của chúng ta và  
tốc độ chiếc xe gần như bằng nhau, vì vậy ta cảm thấy mình và chiếc xe đang 
di chuyển như một khối duy nhất.
3. Câu hỏi và bài tập định tính về an toàn giao thông
       1. Tại sao khi hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động, nếu ô tô chuyển 
động sang trái thì người trong xe sẽ nghiêng sang bên phải và ngược lại?
­ Vì khi xe đang chạy thẳng cả  người và xe có vận tốc hướng thẳng, khi xe  
chuyển  động  sang  trái,  người  vẫn còn  bảo toàn  vận tốc thẳng   sẽ  tiếp  tục  
chuyển động trong khi xe đã rẽ  sang trái nên người ngã vào bên phải của xe.  
Tương tự như vậy cho trường hợp xe rã sang bên phải.
       2. Trong tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào một ô tô con đang chạy  

ngược chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? 
Hãy giải thích?
­   Ô tô tải  khối lượng m1 va chạm với ô tô con  khối lượng m2 
Hai ô tô chịu lực F như  nhau theo định luật 3 N ewton. Nhưng mỗi xe lại thu  
được gia tốc khác nhau:  F = m 1.a1 = m2.a2    vì  m1 > m2 =>  a2 > a1 hay ô tô con  
nhận được gia tốc lớn hơn (dễ bi hư hỏng nhiều hơn, tai nạn cũng nguy hiểm  
hơn)
4. Tại sao khi đi xe máy điện, xe máy nếu dùng phanh trước đột ngột thì có 
thể bị ngã xe, gây tai nạn? 
­ Vì sử dụng phanh trước đột ngột và bóp quá mạnh khiến bánh trước hoàn toàn  
bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường và mất hoàn toàn khả  năng điều khiển xe,  
làm cho xe bị ngã, gây tai nạn
Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

5. Tại sao tàu hỏa không thể dừng lại ngay khi gặp chướng ngại vật?
 ­ Tàu hỏa không giống phương tiện giao thông đường bộ  muốn dừng là dừng 
được ngay, mà cần có thời gian nhất định. Với tàu khách chạy 80km/h muốn  
dừng hẳn, khi hãm phanh gấp trên đoạn đường dài 400m mới dừng hẳn; tàu chở  
hàng nặng cũng phải 500 – 600m. Vơi nh
́ ưng tr
̃
ương h
̀ ợp phat hiên vât can qua
́ ̣
̣
̉
́ 

gân, lai tau cung se không phanh khân câp đ
̀ ́ ̀ ̃
̃
̉
́ ược bởi co thê lam lât
́ ̉ ̀ ̣  tàu hoăc trât
̣
̣ 
bánh các toa tàu khỏi đường ray anh h
̉
ưởng tơi hang trăm hanh khach trên tau.
́ ̀
̀
́
̀
6. Tại sao khi đi ô tô phải thắt dây an toàn? 
­ Dây an toàn giữ chặt chúng ta không bị bay về trước và đập vào kính chắn gió  
hoặc va đập vào bảng đồng hồ khi chiếc xe đột ngột dừng lại do tai nạn.
Theo tính toán, nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn thì việc va  
đập vào kính chắn gió, vô lăng, ghế  phía trước... với vận tốc và lực rất mạnh.  
Đây là lý do nhiều người bay về  phía trước khi xe gặp tai nạn. Với những va  
chạm này, nguy cơ  bị  chấn thương nghiêm trọng hoặc tử  vong là rất lớn. Nếu  
thắt dây đai an toàn đúng quy cách, các dây đai sẽ  truyền phần lớn lực dừng  
thông qua các phần trên cơ thể, như: khung xương chậu, xương sườn, vai. Lực  
này tác động vào nhiều điểm trên cơ thể nên không gây nhiều tổn thương và sẽ  
giảm được phần lớn tác hại.
       7. Tại sao khi xe bị tai nạn, người ngồi trong xe sẽ lao v ề phía trước. Tốc 
độ càng cao, trọng lượng càng lớn thì lực va càng mạnh?
­ Dựa trên định luật Newton và định luật bảo toàn năng lượng, khi xảy ra va  
chạm, theo quán tính xe dừng lại thì người ngồi trên xe vẫn lao về  phía trước.  

Với công thức F = ma, trong đó a là gia tốc, m là khối lượng người, nếu người  
có khối lượng m = 50 kg thì  khi  hai xe chạy ngược chiều với vận tốc tương  
đương là v= 50 km/h, thời gian va chạm là 0,1 giây thì lực va đập khoảng 15000 
N  (tương đương 1,5 tấn). Còn va chạm xảy ra trong 1/100 giây thì lực tác động  
tương đương 15 tấn đè lên người, bằng rơi từ tòa nhà cao 45m xuống đất.
Tương tự tốc độ càng cao, số người trên xe càng nhiều thì động năng càng  
lớn và lực va chạm càng mạnh. Khi ôtô di chuyển  ở  tốc độ  50 km/h và phanh  
gấp thì lực quán tính sẽ đẩy người ngồi trên xe về phía trước với tốc độ tương  
tự. Khi đó đầu sẽ lao về trước tốc độ mạnh nhất (khoảng 40 km/h).
Bài 13: Lực ma sát
1. Mục tiêu
­ Viết được công thức xác định lực ma sát trượt:  Fmst = µt N
­ Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập.
Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

­ Biết tính lực ma sát trượt và các đại lượng trong công thức tính lực ma sát.
­ Nêu  được  đặc  điểm  của các loại lực ma sát:  ảnh hưởng của ma sát  đến 
chuyển động của cá vật.
1. Lực ma sát nghỉ có một giá trị cực đại của nó và tỷ lệ với phản lực vuông góc  
N
                           (Fmsn) max = µng.N        trong đó μng là hệ số ma sát nghỉ.
 2. Lực ma sát trượt có đặc điểm sau:
+ Xuất hiện tại bề mặt tiếp xúc khi hai vật trượt tương đối với nhau.
+ Có phương song song với bề mặt tiếp xúc và hướng cản trở chuyển động.
+ Có độ lớn tỷ lệ với phản lực vuông góc
                        Fmst = µ.N           với μ là hệ số ma sát trượt.
3. Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn cũng tỷ lệ với phản lực vuông góc

                                        Fmsl = µl.N 
         Tuy nhiên, hệ số ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với hệ so ma sát trượt.
4. Lực cản môi trường là một dạng của lực ma sát. 
Lực cản môi trường xuất hiện khi một vật chuyển động trong một môi  
trường nhớt (lỏng hoặc khí). Tuy nhiên, khác với lực ma sát, lực cản môi trường  
phụ  thuộc mạnh vào vận tốc. Với vận tốc nhỏ, lực cản môi trường tỷ  lệ  với  
vận tốc, khi vận tốc lớn, lực cản môi trường tỷ lệ với bình phương vận tốc.
2. Liên hệ thực tế với giao thông
Lực ma sát luôn xuất hiện trong sự chuyển động tương đối của các vật với  
nhau. Có nhiều trường hợp ma sát là có hại nhưng cũng không ít trường hợp ma 
sát là có lợi. Chẳng hạn ma sát làm mòn lốp xe, ma sát làm mòn các trục máy, ổ 
bi khi chuyển động…Nhưng nếu không có ma sát nghỉ  chúng ta lại không cầm  
nắm được các vật, các chi tiết máy sẽ  không được lắp ghép, liên kết với nhau  
và đặc biệt ma sát nghỉ  còn đóng vai trò là lực phát động làm cho các phương 
tiện giao thông chuyển động được trên mặt đường. Ví dụ khi ô tô chuyển động 
lăn bánh trên mặt đường có ma sát nghỉ  tác dụng lực vào bánh xe làm bánh xe 
tiến về  phía trước, nhưng ma sát lăn làm cản trở  chuyển động và làm mòn lớp 
xe và  ổ  trục. Khi xe phanh, bánh xe không lăn mà chỉ  trượt trên mặt đường thì 
ma sát trượt giúp xe dừng lại…
3. Câu hỏi thực tế và bài tập liên quan đến giao thông.
Câu hỏi: Các lốp xe  ảnh hưởng đến sự  an toàn giao thông đến mức nào khi  
chúng ta lái xe trên xa lộ? Yếu tố  nào ngăn cho xe khỏi bị  trượt và cho phép 
Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2018­2019                                 Giáo viên: Bùi Văn Cơ

chúng ta kiểm soát được xe khi cua xe hay dừng lại? Ma sát làm được gì  ở 
đây?
­ Bề mặt lốp xe đóng vai trò chủ  yếu trong việc tạo ma sát hay chống trượt.  

Trong điều kiện khô ráo, một lốp xe nhẵn sẽ tạo lực đẩy lớn hơn bởi vì diện  
tích tiếp xúc lớn hơn sẽ  làm tăng lực ma sát. Vì vậy, lốp xe dùng cho xe đua  
trên các đường đua có bề mặt nhẵn không có khía.
Bài tập:  Một xe ôtô đang chạy trên đường lát bêtông với vận tốc v0 = 100 km/h 
thì hãm phanh để dừng lại. Cho g = 10 m/s2. Hãy tính quãng đường ngắn nhất 
mà ôtô có thể đi cho tới lúc dừng lại trong hai trường hợp :
a.  Đường khô, hệ số ma sát trượt giữa lốp xe với mặt đường là µ = 0,7.
b.  Trời mưa, đường trơn, hệ số ma sát giảm còn lại là µ =0,4.

­ Hướng dẫn:              Biểu diễn và phân tích các lực:

       hoặc      
Chọn gốc toạ độ tại vị trí xe có v0 =  100 km/h   27,8 m/s.
Mốc thời gian tại lúc bắt đầu hãm xe.
Theo định luật II Niutơn và công thức tính Fms  ta có:     a = 

− Fms −µmg
=
= −µg
m
m

a. Khi đường khô µ = 0,7  =>  a = ­ 0,7.10 = ­ 7(m/s2)
2
2
2
Quãng đường xe đi được là: v2 – v02 = 2as  = >  s =  v − v0 = 0 − 27,8 =55,2 (m)

2a


2(−7)

b. Khi đường ướt µ = 0,4 =>  a = ­ 0,4.10 = ­ 4(m/s2).
2
2
2
Quãng đường xe đi được là: s =  v − v0 = 0 − 27,8 = 96,6(m).

2a

2(−4)

Trang 24


×