Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Những biện pháp chỉ đạo, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.75 KB, 21 trang )

SỞ GIAO DUC VA ĐAO TAO THANH HOA
́
̣
̀ ̀
̣
́
PHONG GD&ĐT THANH PHÔ
̀
̀
́
Trương tiêu hoc Lê Văn Tam
̀
̉
̣
́

  NHƯNG BIÊN PHAP CHI ĐAO, TÔ CH
̃
̣
́
̉
̣
̉
ỨC
   HOAT ĐÔNG NGOAI GI
̣
̣
̀ Ơ LÊN L
̀
ỚP 


Họ và tên: Nguyên Thi Tuyêt
̃
̣
́
Chức vụ: Hiêu tr
̣ ưởng
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Văn Tám TP 
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc linh v
̃ ực: Quan ly
̉
́

 


Th¸ng 4 n¨m 2011

A ­ PHẦN MỞ ĐẦU
   I­ Lí do chọn đề tài:

Tại Hội nghị  lần thứ  2 của Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII đã 
khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phát huy nguồn lực con người là khâu đột phá để 
tiến vào thời kỳ mới.
Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn mới vô cùng quan trọng 
nhưng cũng rất nặng nề. Trước tình hình đó giáo dục phải xác định rõ được vị 
trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong giai đoạn Lịch sử  mới, giai đoạn 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giáo dục toàn diện, hình thành cho HS 
những cơ  sở  ban đầu để  phát triển về  tình cảm, trí tuệ, thể  chất và các kĩ  

năng cơ bản giúp HS có đủ điều kiện học bậc THCS, PTTH.
Để  thực hiện mục tiêu đặt ra, cùng với hoạt động dạy học trên lớp,  
hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp ( HĐGDNGLL )  ở  trường tiểu học có  
một   vị   trí   đặc   biệt   quan   trọng   trong   quá   trình   giáo   dục   trẻ.   Thông   qua 
HĐGDNGLL những tri thức, kĩ năng cơ bản đã được học có điều kiện để các 
em trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử. Học sinh được tham gia hoạt động, 
giao tiếp, giao lưu học hỏi lẫn nhau và có điều kiện tốt để  các em hoà nhập  
được với sự phát triển của xã hội.
  
 Giữa hoạt động dạy học các môn học và HĐGDNGLL có mối quan hệ 
mật thiết với nhau, tác động bổ  sung lẫn nhau tạo cho quá trình giáo dục trẻ 
đảm bảo sự  phát triển toàn diện. Khi HĐGDNGLL được tổ  chức với nhiều 
hình thức hoạt động cụ  thể, đa dạng, hấp dẫn tạo điều kiện cho các em trau  
dồi mở rộng vốn hiểu biết, hiểu rõ hơn về cuộc sống quanh em , nhìn rộng ra 
thế giới bên ngoài.
Với đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học 
sinh tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực 
sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.
Trong thực tiễn của quá trình giáo dục học sinh ở trường tiểu học hiện  
nay, con đường giáo dục thông qua hoạt động GD NGLL ở mỗi trường được 
tiến hành theo một cách khác nhau. Tuy nhiên ở phần lớn các trường nội dung 
HĐGDNGLL còn nghèo nàn , đơn điệu chưa tương xứng với vai trò, ý nghĩa 
của mục tiêu giáo dục , với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu tham gia hoạt 
động của học sinh tiểu học.


Chính vì vậy tôi đã chọn việc “Chỉ  đạo, tổ chức hoạt động giáo dục  
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Lê Văn Tám” làm nội dung nghiên cứu, 
nhằm tìm ra những biện pháp chỉ  đạo, tổ  chức HĐGDNGLL góp phần nâng  
cao hiệu quả giáo dục trong trường tiểu học hiện nay.  


      II. Đối tượng và phạm vi thực hiện:

Kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của  
trường tiểu học Lê Văn Tám Năm học 2010­2011.

B ­ PHẦN NỘI DUNG
I. Tình hình nhà trường:

Trường tiểu học Lê Văn Tám đóng trên địa bàn phường Ba Đình. Được 
tách ra từ trường PTCS Lê Văn Tám năm 1994. Nhà trường đã có nhiều thành  
tích trong học tập và rèn luyện, có đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều có 
năng lực chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Học sinh ngoan, nề nếp, đạo 
đức tốt, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều năm liền nhà trường liên tục 
có học sinh giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp Quốc gia. Hiện nay trường có 
15 phòng học cao tầng và các phòng chức năng với khuôn viên thoáng mát, 
sạch sẽ. Bàn ghế  đảm bảo đủ  cho một học sinh một chỗ  ngồi. 100% phòng 
học có bảng từ  chống loá, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa  
đông.
Năm học 2010­2011 trường có 27 CBGV trong đó giáo viên có trình độ 
Đại học và Cao đẳng: 23đ/c; còn lại là giáo viên có trình độ trung học.
Toàn trường có 616 học sinh được biên chế 16 lớp. Nhiều năm liên  tục 
trường đạt tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc cấp Tỉnh ( từ 1997 ­ 1998 ­ 
2009   ­   2010).   Năm   2006   ­   2007   trường   được   Nhà   nước   khen   tặng   Huân 
chương lao động hạng ba. Năm 2010­2011 trường được Thủ tướng Chính Phủ 
tặng Bằng khen.

II. Công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động ngoài giờ  lên lớp  
của trường TH Lê Văn Tám
1. Công  tác chỉ đạo, tổ chức HĐNGLL của trường TH lê Văn Tám

Ban giám hiệu trường TH Lê Văn Tám đã nhận thức rõ vị trí, vai trò và 
tác dụng của HĐGDNGLL, cùng với các môn học góp phần vào việc giáo dục 
học sinh tiểu học phát triển toàn diện về nhân cách. Ngay trong kế hoạch năm 
học của nhà trường, Ban giám hiệu đã xây dựng mục tiêu của HĐGDNGLL. 
Phối hợp chặt chẽ  với đội Thiếu niên, các lực lượng giáo dục để  xây dựng 


chương trình, kế  hoạch tổ  chức HĐGDNGLL bám sát nội dung, yêu cầu và 
điều kiện thực tế của nhà trường.
Mỗi hoạt động đề ra đều được Hiệu trưởng phân công cụ thể đảm bảo  
đúng người, đúng việc....
­ Tổng phụ trách Đội thay Hiệu trưởng tổ chức điều hành và phối hợp 
với giáo viên chủ  nhiệm, các lực lượng giáo dục trong và ngoai nhà tr
̀
ường 
thực hiện nội dung đã xây dựng.
­ Các HĐGDNGLL được tiến hành đều có sự  kiểm tra, đánh gia c
́ ủa  
Ban giám hiệu nhà trường.
2. Nội dung và hình thức tổ  chức HĐNGLL  ở  trường TH Lê Văn 
Tám.
2.1. Tổ  chức chào cờ  đầu tuần là hoạt động được tiến hành thường 
xuyên và đều đặn. Các hoạt động của đội thiếu niên tổ  chức lồng ghép đan 
xen và thống nhất về  mục đích hoạt động. Nội dung và hình thức tổ  chức  
trong từng buổi chào cờ  rất đa dạng và phong phú. Ngoài việc đánh giá toàn  
diện về  tình hình chung, nhà trường còn tổ  chức sinh hoạt theo chủ  điểm, tổ 
chức các hoạt động văn nghệ, thông tin thời sự, cập nhật giáo dục về  môi  
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã  
hội...
2.2. Hoạt động văn hoá ­ nghệ  thuật: Đây là một loại hình hoạt động  

quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh, nhất là  
học sinh bậc tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau:
­ Tập một bài hát, điệu múa.
­ Trình diễn một chương trình văn nghệ.
­ Thi văn nghệ giữa các tổ học sinh.
­ Tổ chức vẽ tự do hoặc vẽ theo chủ đề.
2.3. Hoạt động vui chơi giải trí, thể  dục thể  thao: Hoạt động này góp 
phần rèn luyện một số phẩm chất: Tinh thần tổ chức, kỷ luật, nâng csao tinh 
thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái…
Một số trò chơi:
­ Đứng ngồi theo lệnh( rèn khả năng tập trung).
­ Tập tầm vông( rèn khả năng phán đoán).
­ Chuyền bóng tiếp sức (rèn   sự    khéo   léo, nhanh nhẹn   và   sự    phối 
hợp).
2.4. Hoạt động xã hội­ lao đông công  ich: 
̣
́
­ Bươc đâu đ
́ ̀ ưa cac em vao cac hoat đông xa hôi đê giup cac em nâng cao
́
̀ ́
̣
̣
̃ ̣ ̉
́ ́
 
hiêu biêt vê con ng
̉
́ ̀
ươi, đât n

̀ ́ ước, xa hôi nhăm giao duc tinh cam đôi v
̃ ̣
̀
́
̣ ̀
̉
́ ới quê  


hương đât n
́ ươc, con ng
́
ươi…Đông th
̀
̀
ơi thông qua lao đông giup tre găn v
̀
̣
́
̉ ́ ới 
đơi sông xa hôi.
̀ ́
̃ ̣
­ Cac hinh th
́ ̀
ưc hoat đông: Tham gia công tac t
́
̣
̣
́ ừ thiên, quy Đôi, đong gop

̣
̃ ̣
́
́ 
ung hô nan nhân chât đôc mau da cam, vê sinh l
̉
̣ ̣
́ ̣
̀
̣
ơp hoc,sân tr
́ ̣
ương, lam đep bôn
̀
̀
̣
̀ 
hoa, cây canh cho đep tr
̉
̣ ương l
̀ ơp,  môi tr
́
ường. 
2.5. Hoat đông tiêp cân khoa hoc­ Ky thuât:
̣
̣
́ ̣
̣
̃
̣

­ Giup cac em tiêp cân đ
́ ́
́ ̣ ược những thanh t
̀ ựu khoa hoc­ công nghê tiên
̣
̣
 
tiên. Điêu đo se tao cho cac em s
́
̀ ́ ̃ ̣
́
ự say mê, tim toi, kich thich cac em hoc tâp tôt
̀
̀ ́
́
́
̣ ̣
́ 
hơn.
­ Tô ch
̉ ưc cho hoc sinh s
́
̣
ưu tâm nh
̀
ưng bai toan vui, tim hiêu cac danh
̃
̀
́
̀

̉
́
 
nhân, tim hiêu vê Bac Hô, tim hiêu vê cac anh hung nho tuôi.
̀
̉
̀ ́
̀ ̀
̉
̀ ́
̀
̉
̉

III.   Một   số   biện   pháp   trong   công   tác   chỉ   đạo,   quản   lí  
HĐGDNGLL ở trường tiểu học Lê Văn Tám.
              Trong quá trình tổ  chức    “Hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên  
lớp” tại trường tiểu học Lê Văn Tám, tôi đã rút ra một số biện pháp chỉ đạo, 
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  sau đây:
1) Xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động.
HĐGDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản trong nhà trường do đó 
Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, khoa học để có thể quản 
lí và chỉ đạo HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao.
Dựa vào nội dung HĐGDNGLL, các chủ điểm cần tập trung trong năm  
học và tìm hiểu năng lực của mỗi giáo viên, khả  năng phối hợp với các lực  
lượng giáo dục ngoài nhà trường. Đồng thời dựa vào yêu cầu, nhiệm vụ  cụ 
thể để xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu, lập kế hoạch chỉ đạo, quản lí sát hợp.  
Xác định rõ mục đích của từng nội dung hoạt động. Ban giám hiệu triển khai  
kế hoạch và chương trình hoạt động cho toàn trường một cách ổn định, duy trì 
nề nếp thường xuyên liên tục.

Hoạt động của đội thiếu niên đã được đồng chí tổng phụ  trách kiêm 
giáo viên mĩ thuật: Trịnh Thị Phương vận dụng và kết hợp trong các buổi sinh 
hoạt tập thể lớp cuối tuần với buổi sinh hoạt Đội; sắp xếp các hoạt động ở 
sân trường trong giờ ra chơi hàng tuần vào các buổi thứ 2, thứ 4 và thứ 6  các 
em thực hiện 3 bài múa hát tập thể; các buổi thứ 3, thứ 5 tổ chức bài thể dục  
tay không. Ngoài ra còn có các trò chơi khác.
Đông th
̀
ơi v
̀ ơi môi chu điêm, tuy theo điêu kiên cu thê cua nha tr
́
̃
̉
̉
̀
̀
̣
̣
̉ ̉
̀ ường, 
căn cứ vao l
̀ ưa tuôi hoc sinh đê nha tr
́
̉
̣
̉
̀ ương xây d
̀
ựng kê hoach cho phu h
́ ̣

̀ ợp đaṭ  
hiêu qua giao duc cao. Đôi v
̣
̉
́
̣
́ ơi hoc sinh l
́ ̣
ơp 1, 2  nha tr
́
̀ ương chi tô ch
̀
̉ ̉ ức các 
hoạt động đơn giản theo nhóm và trong nội bộ  lớp. Đối với lớp 3, 4, 5 nhà 


trường tổ  chức các hoạt động quy mô lớn hơn: Tổ  chức thi giữa các lớp,tổ 
chức giao lưu liên khối,tổ  chức với qui mô toàn trường. Tổ  chức diễn ca 
truyền thống…


                                            KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Năm học 2010 ­ 2011

THÁNG

9

CHỦ ĐỀ


NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KHỐI 1+2

KHỐI 3+ 4 + 5

́   Tâp
̣   xêp
́ 
 Mưng
̀   ­   Hoc̣   sinh   lơp1:
­ Tổ chức lễ khai giảng.
̀
̃
năm hoc̣   hang ngu
­ Ổn định tổ chức lớp
mơi­ Tim
́ ̀   ­ Tổ chức lễ khai giảng.
­   Hoạt   động   làm   sạch   đẹp 
hiêu
̉   ­ Ổn định tổ chức lớp
trường, lớp.
truyên
̀   ­Giữ vệ sinh trường lớp.
­ Ôn lại nội quy học sinh. 
thông nha
́
̀  ­ Học nội quy học sinh
­ Giáo dục vệ sinh môi trờng.
trương 
̀


HÌNH THỨC TỔ CHỨC
­ Tập dượt đội hình, ôn luyên cac bai
̣
́ ̀ 
hat đa đ
́ ̃ ược hoc 
̣ ở năm hoc tr
̣ ước,văn 
nghệ  chào đón các em khối 1 (Khối  
2,3,4,5).
­ Lao động vệ sinh trường lớp.
­ GV lên kế  hoạch tuyên truyền và 
giáo dục truyên thông nha tr
̀
́
̀ ường.


THÁNG

10

11

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KHỐI 1+2


KHỐI 3+ 4 + 5

HÌNH THỨC TỔ CHỨC

­   Tìm   hiểu   truyền   thống 
tốt   đẹp   của   nhà   trường. 
Tổ  chức thi viết chữ  đẹp, 
Ngươì   Mỹ   thuật,   giọng   hát   hay, 
hoc sinh
̣
  kể chuyện.
̣
́ ̣
́ 
ngoan­ ­ Thực hiên tôt vê sinh ca
̣
ơp hoc.
́ ̣
truyên
̀   nhân, vê sinh l
thông nha
́
̀  ­Giáo   dục   thực   hành   vệ 
sinh răng miệng, vê sinh an
̣
 
trương
̀
toan th
̀ ực phâm.

̉

­   Tìm   hiểu   truyền   thống   tốt 
đẹp của nhà trường. Tổ  chức 
thi   viết   chữ   đẹp,   Mỹ   thuật, 
giọng hát hay, kể  chuyện, cờ 
vua,
­   Hoạt   động   làm   sạch   đẹp 
trường lớp
­ Giáo dục thực hành vệ  sinh 
răng   miệng,   vệ   sinh   an   toaǹ  
thực phâm...
̉
­ Tô ch
̉ ưc Đai hôi Chi đôi,Liên
́
̣
̣
̣
 
Đôi.
̣

­ Tổ chức tuyên truyền trong các giờ 
SHTT,   SH   dưới   cờ...trong   giờ 
HĐTT.
­ Tổ  chức thi và trao giải dịp chào 
mừng ngày thành lập trường 17/10.
­   Giới   thiệu  truyền   thống   của  nhà 
trường,   dựng   hoạt   cảnh   Lê   Văn 

Tám...
­ Lao động vệ sinh...
­   Tim
̀   hiêủ   nhưng
̃   nhiêm
̣   vụ   trong
̣  
tâm, hương phân đâu cua ban thân.
́
́ ́ ̉
̉

­ Làm quen với các thầy cô 
giáo trong trường.
­   Thi   đua   học   tập   chăm 
Kinh yêu
́
  ngoan   làm   nhiều   việc   tốt 
thây giao,
̀
  chào mừng ngày 20/11
cô giaó ­Kỉ  niệm ngày 20/11, sưu 
tầm   bài   hát,   bài   thơ   về 
thầy giáo cô giáo.
­ Giáo dục môi trường.

­ Phát động phong trào thi đua 
học   tập   chăm   ngoan­   làm 
nhiều   việc   tốt   mừng   ngày 
20/11

­ Kỉ  niệm ngày nhà giáo VN 
20/11.
­ Giáo dục môi trường.

­   Phát   động   phong   trào   thi 
đua.......chào mừng ngày 20/11.
­ thi làm báo tường.
­ Hội diễn văn nghệ.
­ Vẽ tranh về môi trường.
­ Đội tuyên truyền măng non tuyên 
truyền về  nghề  dạy học,kính trọng 
và   biết   ơn   thầy   cô   giáo,   giữ   gìn 
ATGT, tham gia bảo vệ môi trường.


THÁNG

12

1­2

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KHỐI 1+2

KHỐI 3+ 4 + 5

HÌNH THỨC TỔ CHỨC


­ Sưu tầm tranh  ảnh , thơ, 
Tiêp b
́ ước   bài viết về  anh bộ  đội cụ 
cha anh­   Hồ.
Uông
́   ­ Tổ  chức hội vui học tập 
nươć   ­ Giáo dục môi trường.
nhớ  ­ Giáo dục tinh thần tương 
thân tương ái.
nguôn
̀

­ Tìm hiểu về  anh bộ  đội cụ 
Hồ, đất nước­ con người Việt 
Nam.
­ Tổ chức thăm hỏi cựu chiến 
binh địa phương.
­ Giáo dục môi trường.
­   Giáo   dục   tinh   thần   tương 
thân tương ái.

­ Tổ  chức các hội thi tìm hiểu, kể 
chuyện truyền thống về ngày 22/12
­   Rèn   nề   nếp   kỷ   luật   như   anh   bộ 
đội. Chúc mừng các đơn vị bộ đội.
­ Các hoạt động nhân đạo từ thiện.  
­ Tổ  chức hội vui học tập chuẩn bị 
cho thi học kỳ I.

Mưng

̀   ­ Tìm hiểu về truyền thống 
Đang
̉   văn hoá của phường Ba 
mưng
̀   Đình.
xuân­Giữ  ­ Giáo dục AT giao thông
gin truyên
̀
̀   ­ GD vệ sinh răng miệng.
thông văn
́
  ­ Tổ chức tham quan di tích 
hoa dân
́
  lịch sử, văn hoá của quê h­
ương đất nước.
tôc.
̣

­ Tìm hiểu về truyền thống 
văn hoá của phường Ba Đình.
­  Tìm hiểu về phong tục tế 
cổ truyền của dân tộc.
­ Giáo dục an toàn giao thông
­ Giáo dục vệ sinh răng 
miệng.
­ Tổ chức tham quan di tích 
lịch sử, văn hoá của quê h­
ương đất nước.


­ Tổ chức lao động mùa xuân: Tổng 
vệ sinh trường lớp, chăm sóc vườn 
hoa, cây cảnh.
­ Tổ chức các trò chơi dân gian: Kéo 
co, chi chi chành chành…
­ Biểu diễn văn nghệ, đóng tiểu 
phẩm...
 ­ Thu gom phế liệu.


THÁNG

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KHỐI 1+2

KHỐI 3+ 4 + 5

3

­Phát động thi đua học tập 
chăm ngoan, làm nhiều 
việc tốt chào mừng ngày 
Yêu quý  8/3.
­Tham dự các hoạt động kỉ 
me va cô 
̣ ̀
niệm ngày 8/3 và 26/3.
­Làm quen với các bài học 

về an toàn giao thông.

4

­Tổ  chức cho HS xem một  ­   Tổ   chức   cho   HS   sưu   tầm 
số tranh ảnh về hoạt động  tranh   ảnh   học   tập   và   hoạt 
của   thiếu   nhi   V   Nam   và  động của thiếu nhi các nước 
thế giới.
khu vực và thế giới.
­   Tổ   chức   kể   chuyện   và    ­ Tổ  chức kể  chuyện và giới 
Hoa binh­
̀ ̀  
giới   thiệu   truyền   thống  thiệu   truyền   thống   Chiến 
Hưu nghi
̃
̣
nhân   lễ   kỷ   niệm   Chiến  thắng   Hàm   Rồng   ,Chiến 
thắng Hàm Rồng 
thắng Điện Biên Phủ 
­Tổ  chức hội vui học tập,  ­   CLB   khoa   học,   nghệ   thuật, 
VN chào mừng 30/4 .
VN   chào   mừng   ngày   30/4   và 
1/5.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC

­Phát động thi đua học tập 
­ Tổ chức hội thi tìm hiểu về ngày 
chăm ngoan, làm nhiều việc tốt  thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3.
chào mừng ngày 8/3 và 26/3.

­ Tổ chức hội diễn văn nghệ chào 
­Tổ chức các hoạt động kỉ 
mừng ngày 8/3 và 26/3…Hoa điểm 
niệm ngày 8/3 , 26/3
10 tặng cô
­ Giáo dục an toàn giao thông. Tuyên truyền dưới cờ bằng hình 
thức diễn tiểu phẩm.
­ Tổ chức hội vui học tập tại lớp.
­ Tổ  chức kể  chuyện và giới thiệu 
truyền   thống   Chiến   thắng   Hàm 
Rồng , Chiến thắng Điện Biên Phủ
­   Tổ   chức   cho   học   sinh   tham   dự 
phong trào: “Viết thư UPU”.


THÁNG

5

CHỦ ĐỀ

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
KHỐI 1+2

­ Học tập 5 điều Bác Hồ 
dạy
­   Văn   nghệ   ca   ngợi   công 
Bac Hô
́
̀ 

ơn   của   Đảng   và   Bác,   kỉ 
kinh yêu­
́
 
niệm   ngày   sinh   nhật   Bác 
Tự haò   19/5.
truyên
̀ 
­   Hướng   dẫn   hoạt   động 
thông Đôi
́
̣   hè.
ta

KHỐI 3+ 4 + 5
­Tìm hiểu về  thời niên thiếu 
của Bác.
­Học   tập   về   5   điều   Bác   Hồ 
dạy.
­Viết bài ca ngợi Bác Hồ  kính 
yêu.
­ Thi  đua học tập, rèn luyện 
chào mừng ngày thành lập Đội 
15/5
­   Hướng   dẫn   hoạt   động   hè, 
HS đang ký sinh hoạt hè.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC
­   Phát   động   thi   đua.....   mừng   ngày 
sinh nhật Bác.

­ Tổ  chức hội thi: Tìm hiểu về  thời 
nên thiếu của Bác Hồ; Tìm hiểu về 
truyền thống Đội TNTP HCM.
­ Tổ  chức dâng hương, báo công tại 
Nhà tưởng niệm Bác Hồ.
­ Tổ  chức bàn giao học sinh về  sinh  
hoạt hè tại địa phương.


2. Tô ch
̉ ưc th
́ ực hiên:
̣
Đối với mỗi nội dung hoạt động nhà trường điều thực hiện theo các 
bước sau :
    a) Bước chuẩn bị: ( Bao gồm các phần việc ) 
­ Xác định mục đích hoạt động.
­ Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức 
­ Dự  kiến thời gian, địa điểm 
­ Phân công người thực hiện .
      b) Bước tiến hành 
­ Tổ chức triển khai kế hoạch .
­ Đôn đốc thực hiện .
     c) Bước tổng kết :
­ Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được .
­ Động viên khen thưởng .
       Ví dụ:   Cuộc thi “ Ngược dòng lịch sử ”.
             Hình thức : Hái hoa dân chủ ­ Tổ chức theo mô hinh t
̀ ừng lớp:
             Cùng một chủ đề, tùy thuộc vào từng độ tuổi để chúng tôi lựa chọn 

nội dung và hệ thống câu hỏi cho phù hợp.  
* Đối với lớp 1,2: Hệ thống câu hỏi cần phải dễ, gần gũi với các em.  
Cụ thể:
­ Câu 1: Năm học 2010­2011,trường Lê Văn Tám có bao nhiêu lớp? Bao 
nhiêu học sinh?
­ Câu 2: Ngày truyền thống nhà trường là ngày nào?
­ Câu 3: Ngày 19/05/1890 là ngày gì?   
­ Câu4: Nêu 5 điều Bác Hồ dạy?
­ Câu 5: Ngày 30/5/1975 là ngày gì?
­ Câu 6: Kỷ niệm Quốc tế phụ nữ vào ngày nào? …
* Đối với lớp 3,4,5: Mức độ  câu hỏi khó hơn và phải vận dụng được  
kiến thức đã học hoặc sự hiẻu biết của mình về  cuộc sống chung quanh. Cụ 
thể:  
­ Câu 1: Ngày 03/2/1930 là ngày gì?
­ Câu2: Ngày 07/5/1954 là ngày gì?
­ Câu3: Tên thật của Kim Đồng là gì?
­ Câu4: Ngày 20/11/1982 là ngày gì?
­ Câu 5: Chủ Tịch Hồ Chí Minh sinh ngày tháng năm nào?
­ Câu 6: Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh nằm ở đâu?
­ Câu 7: Nơi thành lập tổ chức Đội nhi đồng cứu quốc đầu tiên tại tỉnh  
nào?...


          Ví dụ:  Cuộc thi  “ Tìm hiểu về kiến thức văn hóa”
  Hình thức: Tổ chức thực hiện trong khối lớp 5.
Mục đích: giúp các em tiếp cận với kiến thức mới, fèn luyện kỹ  năng 
giao tiép. Đồng thời học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trên lớp và vốn  
hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi nhanh nhạy.
 – Chia thành 3 đội: 5A­ 5B­ 5C
Nội dung: Bao gồm các câu hỏi thuộc lĩnh vực kiến thức: Toán, Tiếng 

Việt, TN­XH, tiếng Anh, âm nhạc, mỹ thuật... nội dung có trong báo đội, báo  
Nhi đồng, Nhi đồng chăm học, Khoa học khám phá...
Tổ chức thực hiện:
            Chúng tôi ra các câu hỏi  tiêu biểu ở một số bộ môn như sau:
­Câu 1:   Toán  
Tìm số thích hợp điền vào ô trống

4
9

7

5

6
3

9
3
5

1

7

Đáp án:  Số 7
 ­ Câu2 :   Tiếng Việt
                Hãy tìm ra lỗi sai ở hai câu thơ sau:
                           Việt Nam đồng ruộng ta ơi !
                     Mênh mông biển nước đâu trời đẹp hơn

                                              ( Nguyễn Đình Thi )
Đáp án:  Lỗi sai:    đồng ruộng; nước            Sửa lại :   đất nước ­ lúa
­ Câu 3: Tiếng Anh  
Do sơ  ý cô đã để  lẫn lộn các biển báo giao thông với lời chỉ  dẫn rồi. 
Các em hãy giúp cô đặt đúng lại các lời chỉ dẫn với các biển báo giao thông .
              red­ light  
              turn­left          
   stop                      
             you can park        


Đáp án:    Hình vẽ  tương ứng

     

P

STOP

                red­ light                               you can park                                 stop         
    (Đèn đỏ)                             (Bạn có thể đỗ xe)                         ( Dừng 
lại)
Câu 4: Âm nhạc
Em hãy cho biết 2 câu dưới đây là lời của bài hát nào, tên tác giả của bài 
hát ấy?  Trình bày bài hát đúng lời, đúng nhạc? 
“ Đội ta đi trống rung vang lừng đất trời. Gió tung khăn quàng phấp 
phới như muôn ngàn hoa”.
Đáp án:          Bài hát:  Đội ta lớn lên cùng đất nước.
            Tác giả: Nhạc sĩ  Phong Nhã ( Ông là tổng biên tập đầu tiên của 
báo TNTP)

 Câu 5:   Khoa học
Vì sao trâu, bò luôn nhai ?
Đáp án:   Trâu bò luôn nhai vì: Không giống những động vật khác, dạ 
dày trâu bò có tới 4 ngăn, được phân biệt theo chức năng là: Dạ cỏ,  tổ ong, lá  
sách và múi khế. Thức ăn trâu bò ăn vào không được nhai kỹ mà chuyển từ dạ 
cỏ  đến dạ  tổ  ong. Sau quá trình lên men, thức ăn lại quay trở  lại lên miệng,  
rồi đưa xuống lá sách, và cuối cùng là múi khế  để  hấp thụ. Đây chính là 
nguyên nhân tại sao trâu bò luôn nhai khi chúng không ăn cỏ. Và được gọi là  
“động vật nhai lại ”
Ví dụ :  Tổ chức thi  “Tìm hiểu về báo Đội” 
Mục đích:Thông qua hội thi đã phát huy được năng lực thực sự ở  
mỗi học sinh, làm cho các em tích cực , tự giác tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn hơn  
trong giao tiếp . Đặc biệt giúp học sinh thực hiện tốt phong trào: “ Mua­ Đọc  
­ Học ­  làm theo báo Đội” thông qua các trang báo các em được cung cấp 
thêm nguồn tri thức vô tận về kiến thức khoa học, văn hoá xã hội, về vốn 


sống, về An toàn giao thông, có trách nhiệm hơn với bản thân mình và những 
người xung quanh thông qua  “Trang viết tuôỉ hồng”....
Hình thức : Sân khấu hóa­Tổ chức quy mô toàn trường 
 Hội thi gồm 3 đội chơi được mang tên:
                                   + Măng non

                           + Thỏ nâu
                           + Họa mi 

Nội dung : Hội thi gồm có 4 phần:
­ Màn chào hỏi
­ Phần thi : Hiểu biết về truyền thống nhà trường, dân tộc Việt Nam.
­  Phần thi : Hiểu biết về báo đội, báo nhi đồng.

­  Phần thi : Năng khiếu: Có thể là ca hát, tiểu phẩm hoặc kể chuyện.
  Tổ  chức thực hiện: Cụ  thể  phần thi thứ  3: PHẦN THI HIỂU BIẾT VỀ 
BÁO ĐỘI, BÁO NHI ĐỒNG:
* Ai nhanh hơn: Bấm chuông giành quyền trả lời  (Tối đa 10 điểm/ 
câu)
Câu 1: Em hãy cho biết số báo TNTP đầu tiên ra đời ở đâu? Vào ngày, 
tháng, năm nào?
Đáp án:
 Số báo TNTP đầu tiên ra đời vào ngày 1/6/1954 tại chiến khu Việt Bắc  
(Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ  muốn có 1 tờ  báo dành cho các em  
thiếu niên mang tính chất giáo dục. Trước ý nguyện của Bác thì các cô, chú 
phóng viên đã gấp rút cho ra đời tờ báo đầu tiên mang tên TNTP).
        Câu 2: Em hãy kể tên quỹ và giải thưởng do báo TNTP tổ chức và tham  
gia tổ chức?
Đáp án:
Các quỹ và giải thưởng do báo TNTP tổ chức và tham gia tổ chức:
­ Quỹ học bổng Vừ A Dính (Do bác Trương Mỹ Hoa ­ Nguyên phó chủ 
tịch nước làm chủ  tịch quỹ  và chú Phạm Thành Long ­ Tổng biên tập báo 
TNTP làm giám đốc quỹ. Quỹ  dành cho các em học sinh dân tộc từ  cấp tiểu  
học đến đại học).
­ Quỹ Lê Văn Tám do công ty bút bi Thiên Long tài trợ.
­ Quỹ tình thương do cán bộ phóng viên của báo tài trợ.
­ Giải thưởng Kim Đồng do báo TNTP đề xuất
      Câu 3: Tên chuyên mục mới xuất hiện trên báo TNTP, đồng thời cũng là 
một cuộc vận động được thiếu nhi, toàn dân tham gia rất hào hứng sôi nổi?


Đáp án:
  Chuyên mục “Kể chuyện Bác Hồ kính yêu” ở trang 4­ trang 5 trên báo 
TNTP.

Câu 4: Hưởng  ứng phong trào “Mua ­ Đọc ­ Học ­ Làm theo báo đội”  
trường chúng ta đã và đang có bao nhiêu loại báo Đội, báo Nhi Đồng? Em hãy 
kể tên các loại báo đó?
Trả lời: Trường của chúng ta đã và đang có 6 loại báo Đội và báo Nhi 
đồng.
Cụ thể : + Nhi đồng                           + Nhi đồng Chăm học
              + Nhi đồng Cười                  + Khoa học khám phá
              + Thiếu niên                         + Thiếu niên chủ nhật
(ngoài  ra còn có  tạp chí Toán tuổi thơ  và Văn học tuổi trẻ  của Bộ 
GD&ĐT)
Câu 5: Bút danh của người gác chuyên mục “Phát hiện lý thú” hay còn 
gọi là “Gội đầu chủ nhật” là ai?
Trả lời: Kính lúp
Câu 6:  Chuyên mục “Kể  chuyện lịch sử” trong báo TNTP do ai đảm 
nhận?
a/ Giáo sư Trần Quốc Vượng
b/ Giáo sư Dương Trung Quốc
c/ Giáo sư  Lê Văn Lan
d/ Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
            Trả lời: c/ Giáo sư  sử học Lê Văn Lan.
Tổ chức rút kinh nghiệm: Đánh giá việc làm được, chưa làm được, 
khen ngợi cá nhân, tập thể.
3. Xây dựng các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham 
gia vào việc tổ chức HĐGDNGLL 
Ban giám hiệu nhà trường đã lựa chọn sắp xếp một “bộ  máy” tổ  chức  
HĐGDNGLL một cách hợp lí. Tổng phụ trách đội vừa có vai trò tham mưu và 
xây dựng kế hoạch hoạt động, các giáo viên chủ nhiệm là những nhân tố tích 
cực có trách nhiệm chính trong việc tổ  chức các hoạt  động và điều hành  
HĐGDNGLL của tập thể lớp mình phụ trách. Tổng phụ trách đội hướng dẫn 
ban chỉ huy liên đội tổ chức các hoạt động. Hoạt động của tập thể lớp và của 

chi đội đan xen một cách nhịp nhàng tạo cho các em liên tục được sinh hoạt  
trong môi trường tập thể. 
­ Nhà trường tranh thủ được sự lãnh đạo của Đảng uỷ, UBND phường,  
đoàn thanh niên và hội CMHS tạo điều kiện về CSVC, đôn đốc nhắc nhở con 


em mình. VD khi tổ chức hoạt động tháng ATGT nhà trường đã nhận được sự 
giúp đỡ  của công an phường trong việc tuyên truyền, cung cấp thông tin và 
trao đổi về luật giao thông, hướng dẫn các em thực hành khi gặp tín hiệu đèn, 
biển báo… 
4. Làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực tổ  chức cho đội ngũ giáo 
viên.
Để tổ chức HĐGDNGLL có hiệu quả, trước hết phải tạo điều kiện để 
giáo   viên   và   tổng   phụ   trách   đội   có   những   hiểu   biết   về   HĐGDNGLL   và 
phương pháp tổ chức họat động.
Ban giám hiệu có năng lực quản lý tốt với nhiều năm kinh nghiệm về 
công tác tổ chức và chỉ đạo.
Tổng phụ trách nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm 
tổ chức hoạt động đội
Ban giám hiệu phối hợp tốt với tống phụ  trách từ  khâu xây dựng kế 
hoạch, tổ chức hoạt động và kiểm tra đánh giá đến hướng dẫn giáo viên lập  
kế hoạch HĐGDNGLL của lớp.
5. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho HĐGDNGLL
HĐGDNGLL đòi hỏi phải có đầy đủ  về  cơ  sở  vật chất đảm bảo các 
yêu cầu cho từng nội dung hoạt động. Nhà trường đã xem đây là mục tiêu lâu 
dài cho nên mỗi năm đều có mua sắm, trang bị thêm nhiều phương tiện, dụng 
cụ …
Trong sinh hoạt truyền thống trường đã xây dựng được thư  viện với  
nhiều tài liệu cần thiết, lưu giữ  nhiều hình  ảnh băng hình. Phòng đoàn đội, 
nhà đa năng phục vụ  cho các buổi sinh hoạt tập thể. Sân trường rộng đảm 

bảo cho hoạt động vui chơi, có đàn Ooc gan, loa đài, ti vi, và nhiều dụng cụ 
khác…
6. Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng HĐGDNGLL
Để đạt hiệu quả cao trong tổ chức HĐGDNGLL cần chọn lọc, sắp xếp 
công việc thích hợp cho từng khối lớp và sử dụng nhiều hình thức phong phú 
tạo cho hoạt động ngoài giờ  nhẹ  nhàng, vui tươi, phù hợp với lứa tuổi, phát 
huy được tính tích cực tự giác của học sinh tránh sự đơn điệu nhàm chán.
Việc tổ chức hoạt động đòi hỏi phải có thời gian, tinh thần trách nhiệm, 
cơ sở vật chất, bộ máy điều hành. Cần thông qua những học sinh tiêu biểu để 
lôi cuốn tất cả các em tham gia. Chẳng hạn trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, 
hoạt động từ thiện nhân đạo, nhà trường đã có nhiều tấm gương tốt. Các em  
rất nhiệt tình, giàu tình thương luôn luôn động viên bạn bè giúp đỡ  những 
hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm cụ  thể  như  quyên góp sách vở, 


quần áo… để  chia sẻ  cùng các bạn vùng bão lụt, các bạn có hoàn cảnh khó 
khăn...
Ngoài   các   biện   pháp   trên   đây,   trong   quá   trình   chỉ   đạo,   tổ   chức  
HĐGDNGLL đòi hỏi phải có sự  kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc thực  
hiện các nội dung kế hoạch đã đề ra.

IV. Những kết quả đạt được 

Bằng những biện pháp trên đây, với sự  nỗ  lực phấn đấu của đội ngũ 
giáo viên và tập thể  học sinh, năm học 2010­ 2011 trường tiểu học Lê Văn 
Tám đã từng bước thực hiện tốt mục tiêu đề ra, kết quả cụ thể như sau:
­ HĐGDNGLL đã đi vào nề  nếp, trở  thành một trong những điển hình 
của thành phố  và của tỉnh. Từ  năm 1994 ­ 1995 đến nay liên tục được giấy  
khen của tỉnh đoàn và bằng khen của TW đoàn trên các mặt hoạt động đội, 
hội , chữ thập đỏ..

      Ở nhà trường các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao diễn ra liên  
tục sôi nổi. Năm học: 2006­2007 được  liên ngành “ Tỉnh đoàn­ Sở GD & ĐT ­ 
Hội CTĐ “ tặng cờ  dẫn đầu toàn tỉnh. Năm học: 2009­2010 Liên ngành cấp  
tỉnh tặng cờ 3 năm từ 2008­2010 dẫn đầu bậc tiểu học toàn tỉnh.
­ HĐGDNGLL là một mặt cơ  bản góp phần giáo dục toàn diện nhân 
cách học sinh. Kết quả  giáo dục của trường tiểu học Lê Văn Tám là những  
học sinh có phẩm chất tốt, ngoan ngoãn, lễ  phép, trung thực, siêng năng và 
ham học hỏi ... thể hiện ở các mặt:
+ Học lực: 100% đạt từ trung bình trở lên ; trong đó : 
92 % đạt loại khá , giỏi 
+ Hạnh kiểm: 100% HS thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ.  
Đặc biệt, về chất lượng mũi nhọn, trường TH Lê Văn Tám  luôn là một  
trong những đơn vị thuộc tốp dẫn đầu của thành phố và của tỉnh. 
Tập thể  giáo viên trong nhiều năm liền được công nhận là tập thể  lao 
động giỏi. được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh từ 1997­1998 
đến nay; 2002­ 2003 được tặng cờ  đơn vị  dẫn đầu bậc tiểu học toàn tỉnh. 
2003­2004 được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. 2006­2007 Được Nhà 
nước khen tặng HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNH HẠNG BA. 2009­2010 Thủ 
Tướng Chính Phủ tặng bằng khen
Nhiều cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc được tặng khen CSTĐ, giáo 
viên giỏi cấp TP, cấp tỉnh, cấp Quốc gia.... 
Tổng phụ  trách đạt danh hiệu “Tổng phụ  trách giỏi” cấp thành phố  và  
được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Nói tóm lại để có được kết quả như trên một phần lớn là sự vận dụng, 
phối hợp những biện pháp trong chỉ đạo, quản lí của hiệu trưởng và sự nỗ lực  


phấn đấu của mỗi cán bộ  giáo viên. Bên cạnh đó là những tác động tích cực 
từ phụ huynh học sinh, Đảng uỷ và uỷ ban phường Ba Đình. 



C ­ PHẦN KẾT LUẬN 
 

I/ Kết luận

Qua thực trạng về  HĐGDNGLL và   các biện pháp chỉ  đạo , tổ  chức  
cùng những kết quả đã đạt được của trường tiểu học Lê Văn Tám (TP Thanh  
Hoá ), tôi rút ra một số kết luận sau đây :
           1) Bản thân Hiệu trưởng phải có nhận thực đúng đắn về  tầm quan  
trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp và đưa nội dung hoạt động 
giáo dục ngoài giờ  lên lớp vào kế  hoạch năm học cụ  thể, tránh qua loa vài  
dòng chung chung. Đưa kế  hoạch hoạt động ra bàn bạc thống nhất trong đội 
ngũ cốt cán rồi triển khai trong Hội đồng sư  phạm cùng với kế  hoạch năm 
học nhằm: Thống nhất nội dung hoạt động ­ Bàn biện pháp thực hiện tích cực  
­ Từng bộ phận có kế hoạch cụ thể.
2) Để tổ  chức HĐGDNGLL đòi hỏi phải tổ chức thành nề nếp thường 
xuyên liên tục từ kế hoạch năm học , kế hoạch tháng đến nội dung sinh hoạt 
tập thể của từng khối , lớp, đồng thời phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể 
cho HĐGDNGLL như lập kế hoạch dạy học trên lớp .
3) Tuyên truyền kịp thời với cha mẹ  học sinh về  tác dụng, tầm quan  
trọng của HĐ NGLL để  CMHS tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt 
động tập thể lớn.
4) Một vấn đề cơ bản  để tổ chức HĐGDNGLL là trách nhiệm của tập  
thể  cán bộ  giáo viên, trước hết là Ban giám hiệu và Tổng phụ  trách đội. Do  
vậy đòi hỏi phải bồi dưỡng, tập huấn, trao đổi học tập giữa các điển hình  
trong công tác tổ chức các HĐGDNGLL.
5) Đối với tổ  chức HĐGDNGLL, những điều kiện cơ  bản về  cơ  sở 
chật chất trường học chuẩn bị cho từng nội dung hoạt động cụ thể là một yêu  
cầu không thể  thiếu được . Đòi hỏi nhà trường phải được trang bị  các đồ 

dùng phương tiện phục vụ cho sinh hoạt tập thể như phòng truyền thống, đàn 
ooc ­gan, loa đài...

II/ Một số đề xuất .
1)  Đối  với mỗi  nhà   trường: Cần quán triệt kỹ  tinh thần nội dung,  
chương trình hoạt động cho đội ngũ. Xây dựng nội dung phù hợp với tình hình 


đơn vị. Có giải pháp thiết thực để tổ chức các hoạt động tập thể lớn nhằm bổ 
trợ  cho hoạt động NGLL. Có những giải pháp thiết thực hỗ  trợ  kinh phí cho 
hoạt động NGLL. Tranh thủ sự  hỗ trợ từ các nguồn để  đầu tư   trang thiết bị 
để phục vụ cho sinh hoạt tập thể, tổ chức HĐGDNGLL như loa đài, đàn ooc­ 
gan, phòng truyền thống,phòng tập đa năng, sân chơi.... và các tài liệu tham 
khảo, hướng dẫn tổ chức hoạt động.
2) Các phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cần xây dựng các điển hình trường  
có phong trào, nề nếp hoạt động tốt , từ đó tăng cường công tác trao đổi, học 
hỏi kinh nghiệm tổ chức và chỉ đạo công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cần 
có kế  hoạch tập huấn cho đội ngũ giáo viên về  HĐ NGLL, các kỹ  năng sinh 
hoạt tập thể cho giáo viên theo từng giai đoạn.
Tóm lại:  Việc tổ  chức hoạt  động giáo dục ngoài giờ  lên lớp trong 
trường tiểu học hiện nay không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục 
toàn diện, đạt được những điều mà quan điểm giáo dục của Đảng đã đề  ra 
cho ngành giáo dục. Mỗi một cán bộ  quản lý, nhất là Hiệu trưởng cần có 
nhận thức đầy đủ  đúng mức tầm quan trọng của HĐ NGLL trong việc thực  
hiện nhiệm vụ  chính trị  trong nhà trường, nhiệm vụ  dạy và học mới có thể 
khắc phục các khó khăn để tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả.
Sáng kiến kinh nghiệm tôi viết trên đây cũng còn nhiều hạn chế  , rất 
mong đón nhận được sự góp ý của các đồng chí và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 15 tháng 4 năm 2011

           Người viết

    Nguyễn Thị Tuyết



×