Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên ngành Đi biển trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

–––––––––––––––––––––––

VŨ ĐỨC VINH

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUYÊN
BIỆT CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐI BIỂN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
–––––––––––––––––––––––

VŨ ĐỨC VINH

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHUYÊN
BIỆT CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐI BIỂN TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học :
1. PGS.TS Hoàng Công Dân

2. TS Nguyễn Thế Truyền

HÀ NỘI – NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là
trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Đức Vinh


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU

1


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

1.1.

4

Vai trò và những yếu tố cấu thành của thể dục thực dụng
nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục thể chất

1.1.1

Vai trò của thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống giáo

4

dục thể chất
1.1.2

Những yếu tố cấu thành thể dục thực dụng nghề nghiệp

5

1.2.

Đặc điểm giáo dục thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với

8


sinh viên các trƣờng đại học có nghề nghiệp đặc thù
1.2.1

Quá trình hình thành kiến thức thể dục thực dụng nghề nghiệp

8

Tác động của thể dục thể thao đối với hình thành kĩ năng nghề
1.2.2. Tác động của thể dục thể thao đối với hình thành kĩ năng

10

nghề
1.2.3

Tác động của thể dục thể thao với yếu tố tâm – sinh lý nghề

12

1.2.4

Tác động của thể dục thể thao đối với phát triển tố chất thể lực

14

nghề nghiệp
1.3.

Đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và điều kiện lao động trên
tàu viễn dƣơng


15


1.3.1

Đặc điểm môi trường tự nhiên trên biển

15

1.3.2

Điều kiện lao động trên tàu vận tải biển viễn dương

17

1.4.

Sinh lý lao động và phòng chống mệt mỏi

25

1.4.1

Sinh lý lao động

25

1.4.2


Mệt mỏi trong lao động

29

1.4.3

Cơ chế của mệt mỏi

29

1.4.4

Biểu hiện của mệt mỏi

31

1.4.5

Các biện pháp phòng chống mệt mỏi

32

1.5.

Giáo dục thể chất góp phần đào nguồn nhân lực nghề đi

33

biển
1.5.1


Vị trí của thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với chuẩn bị

33

nguồn nhân lực nghề đi biển
1.5.2

Nhiệm vụ và phương pháp chuẩn bị thể lực thực dụng nghề

35

nghiệp
1.6.

Những công trình nghiên cứu liên quan

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC

39
44

NGHIÊN CỨU
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu

44

2.1.1


Đối tượng nghiên cứu

44

2.1.2

Khách thể nghiên cứu

44

2.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

44

2.2.1

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

44

2.2.2

Phương pháp phỏng vấn

44

2.2.3


Phương pháp quan sát sư phạm

45

2.2.4

Phương pháp kiểm tra y sinh

45

2.2.5

Phương pháp kiểm tra sư phạm

48

2.2.6

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

55

2.2.7

Phương pháp toán học thống kê

56

2.3


Tổ chức nghiên cứu

57


2.3.1

Địa điểm nghiên cứu

57

2.3.2

Kế hoạch nghiên cứu

57

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.

Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và xây dựng tiêu

59
59

chuẩn phát triển thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành
đi biển Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
3.1.1


Thực trạng giáo dục thể chất và giáo dục thể lực nghề nghiệp

59

của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
3.1.2

Xây dựng tiêu chuẩn đánh thể lực sinh viên Ngành đi biển,

66

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
3.1.3

Đánh giá thực trạng phát triển thể chất sinh viên Ngành đi

73

biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam:
3.1.4

Xây dựng thang điểm và bảng điểm tổng hợp đánh giá thể lực

76

sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại họcHàng hải Việt Nam.
3.1.5

Bàn luận mục tiêu 1


79

3.2

Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung giáo

90

dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển,
Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam
3.2.1

Cở sở lý luận và thực tiễn

90

3.2.2

Cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối

97

và lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên biệt cho sinh
viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
3.2.3

Thực nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng nội dung học trình

105


thể dục thực dụng nghề nghiệp và hệ thống bài tập
chuyên biệt phát triển thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
3.2.4

Bàn luận mục tiêu 2

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

112
131


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BXTC

Bật xa tại chỗ

DTS

Dung tích sống

ĐHHH

Đại học hàng hải

ĐVHT


Đơn vị học trình

GDTC

Giáo dục thể chất

GDĐT

Giáo dục đào tạo

LVĐ

Lượng vận động

NTN

Nhóm thực nghiệm

NĐC

Nhóm đối chứng

STN

Sau thực nghiệm

TCTL

Tố chất thể lực.


TĐT

Tốc độ cao

TDTT

Thể dục thể thao

TTN

Trước thực nghiệm

XPC

Xuất phát cao

DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG
SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
cm

Centimét

kg

Kilogam

m

Mét


gy

Giây



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên bảng
3.1

3.2

Thực trạng phân bổ các nội dung môn học Giáo dục thể chất ở
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Thực trạng các điều kiện đảm bảo cho GDTC và thể thao ở
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Trang
61

62

Kết quả đánh giá thực trạng tinh thần và thái độ đối với môn
3.3

học GDTC của sinh viên Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng

Sau tr.63


hải Việt Nam (n=144)
Kết quả khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến tinh thần và
3.4

thái độ đối học tập đối với môn học GDTC của sinh viên

Sau tr.65

Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n=144)
Kết quả lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể
3.5

chất sinh viên Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt

Sau tr.69

Nam.
3.6

Kết quả kiểm định độ tin cậy các test đánh giá thể lực sinh viên
Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n = 144)

Sau tr.71

Kết quả kiểm định tính thông báo các test đánh giá thể lực sinh
3.7

viên Ngành đi biển,Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

72


(n=144)
3.8

3.9
3.10

Kết quả thực trạng hình thái, chức năng sinh lý sinh viên
Ngành đi biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n=144)
Kết quả thực trạng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (n=144)

Sau tr.73

Sau tr.74

Kết quả thực trạng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam so với Chuẩn đánh giá thể

Sau tr.75

lực theo QĐ 53/2008/BGDĐT (n=144)
3.11

Kết quả kiểm định phân bố chuẩn các thông số tố chất thể lực
sinh viên Ngành đi biển,Trường ĐHHH Việt Nam

3.12

Bảng điểm tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển,Trường Đại

học Hàng hải Việt Nam

Sau tr.76

Sau tr.77


Tên bảng
3.13

Bảng điểm tổng hợp tố chất thể lực sinh viên Ngành đi
biển,Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

3.14

Kết quả khảo sát định hướng phát triển thể lực thực dụng nghề
nghiệp cho sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam.

3.15

Cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối

3.16

Kết quả ý kiến chuyên gia lựa chọn hệ thống bài tập phát triển

Trang
78

Sau tr.96

Sau tr.100

thể lực chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển Trường Đại Sau tr.103
học Hàng hải Việt Nam (n = 23)
3.17

3.18
3.19

Phân bổ bài tập thể lực nghề đi biển trong tiến trình giảng dạy

Sau

nội dung Bơi ếch.

tr.104

Phân bổ bài tập thể lực nghề đi biển trong tiến trình giảng dạy

Sau

nội dung Thể thao hàng hải
Phân bổ bài tập thể lực nghề đi biển trong tiến trình giảng dạy
nội dung Bơi thực dụng và cứu đuối.

tr.104
Sau
tr.104

So sánh phát triển tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển

3.20

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam giữa NTN và NĐC - Sau tr.106
Trước thực nghiệm.
So sánh phát triển tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển

3.21

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam giữa NTN và NĐC - Sau Sau tr.106
thực nghiệm.

3.22

3.23

3.24

3.25

3.26

Tăng trưởng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam – NTN (n=81)
Tăng trưởng tố chất thể lực sinh viên Ngành đi biển
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – NĐC (n=64)
Tăng trưởng tố chất thể lực toàn diện sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – TTN
Tăng trưởng tố chất thể lực toàn diện sinh viên Ngành đi biển,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – STN
Đánh giá học trình Bơi thực dụng và cứu đuối cho sinh viên

Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam (n=14).

Sau tr.106

Sau tr.106

Sau tr.107

Sau tr.107

109


Tên bảng
3.27

Kết quả đánh giá về tinh thần, thái độ của sinh viên Ngành đi
biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – STN
Tên biểu đồ

3.1

Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực chung sinh viên Ngành đi
biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – NTN

3.2

3.3

3.5


Trang
Sau
tr.106
Sau

Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – NTN

tr.106

Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực chung sinh viên Ngành đi

Sau
tr.106

Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực chuyên môn sinh viên

Sau

Ngành đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – NĐC

tr.106

Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực toàn diện sinh viên Ngành
đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - TTN.

3.6

110


Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực chuyên môn sinh viên

biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam – NĐC
3.4

Trang

Kết quả tăng trưởng tố chất thể lực toàn diện sinh viên Ngành
đi biển Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - STN

Sau
tr.107
Sau
tr.107


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Với nhận thức Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khoá quyết
định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, trong những năm
qua Đảng và Nhà nước đã tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục theo
hướng khoa học và hiện đại [12]. Đào tạo nguồn nhân lực đã đặt ra những
yều cầu cấp bách: Vừa phải trang bị những tri thức, kỹ năng mới, vừa phải
thay đổi công nghệ và cách làm. Nhà trường từ chỗ đào tạo khép kín chuyển
sang mở, gắn bó với chặt chẽ với khoa học - công nghệ và ứng dụng [24]
Từ những định hướng trên cho thấy, giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu
xã hội cần đảm bảo các yếu tố: Đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính
thực tiễn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu về sử dụng lao động. Gắn đào tạo
với thực tiễn sử dụng lao động của nhà sản xuất và doanh nghiệp, bởi vì nơi

sử dụng nguồn lực lao động là nơi đưa ra các yêu cầu về đào tạo [26]. Do đó,
cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động cần có sự phối hợp trong việc xây
dựng chương trình đào tạo, phương hướng đào tạo và tổ chức quản lý đào tạo
[13], [25].
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trương ương khoá XI
(2003), về đổi mới căn bản toàn diên giáo dục, đã xác định phương hướng,
biện pháp đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam phải gắn với sử dụng, trực
tiếp phục vụ đào tạo chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành [4]. Vì vậy, trong nền kinh tế
thị trường, giáo dục đại học phải đáp ứng những yêu cầu và hoạt động của các
nhà sản xuất và doanh nghiệp [33], [34].
Thông báo số 242-TB/TW kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) và phương hướng phát triển giáo dục và
đào tạo đến năm 2020 đã chỉ rõ: Chương trình, giáo trình chậm đổi mới,
chậm hiện đại hóa, nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động
nghề nghiệp. Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên
nhân trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác nghiên cứu và ứng dụng


2

trong phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa được quan
tâm đúng mức [2].
GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn
thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao năng lực làm việc và kéo dài tuổi
thọ; Là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động
(động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người và
đặc biệt là hình thành kỹ năng vận động sống. Trong đó, GDTC mang “tính
nghề” hiện đang là hoạt động chủ đạo trong nghiên cứu về đổi mới nội dung
và hình thức. Hướng tới góp phần rèn luyện tri thức và kỹ năng phục hoạt

động nghề nghiệp [20], [21], [38]. Vì vậy, áp dụng các phương tiện TDTT
với các biện pháp tích cực trong việc hình thành kĩ năng nghề, tác động đến
các yếu tố tâm, sinh lí nghề và phát triển thể lực chuyên môn nghề nghiệp,
nhằm nâng cao hiệu quả và tăng năng suất lao động là nội dung phương tiện
GDTC nghề có ý nghĩa quan trọng trong công tác đào tạo công nhân lành
nghề chất lượng cao ở các trường dạy nghề Việt Nam, là yêu cầu cấp thiết
đối với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay [38].
Đi biển là một nghề đặc thù, hệ thống đào tạo cán bộ, thuyền viên của
Việt Nam vừa phải đáp ứng yêu cầu của Công ước quốc tế (STCW) và các
quy định hiện hành của quốc gia. Đã có một chiến lược của quốc gia về phát
triển ngành Vận tải biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thì đi
kèm theo phải có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực
đó [3], [11], [30]. Từ cơ sở tiếp cận cho thấy, GDTC nói chung và GDTC
chuyên biệt cho ngành đi biển là một yêu cầu bức thiết cho chuẩn bị nguồn
nhân lực phát triển kinh tế biển, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH-HĐH và
hội nhập quốc tế, tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nội dung
giáo dục thể chất chuyên biệt cho sinh viên ngành đi biển Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu:


3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thiết kế nội dung giáo dục thể chất
chuyên biệt (Cấu trúc nội dung học trình Bơi thực dụng và cứu đuối; Lựa
chọn bài tập thể lực chuyên biệt), đáp ứng nhu cầu tác nghiệp, làm việc cho
sinh viên Ngành đi biển, Trường ĐHHH Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định giải quyết hai
mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng giáo dục thể chất và xây dựng tiêu
chuẩn phát triển thể chất chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển, Trường
Đại học Hàng hải Việt Nam:
Đánh giá thực trạng GDTC và thể thao, thực trạng giáo dục thể lực
nghề nghiệp của Trường ĐHHH Việt Nam; Đánh giá thực trạng phát triển
thể chất sinh viên; Lựa chọn test, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá PTTC
chuyên biệt ngành đi biển.
Mục tiêu 2: Lựa chọn nội dung giáo dục thể chất chuyên biệt và đánh
giá hiệu quả ứng dụng nội dung giáo dục chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi
biển, Trường ĐHHH Việt Nam:
Cấu trúc học trình Bơi thực dụng và cứu đuối và lựa chọn hệ thống
bài tập thể lực chuyên biệt cho sinh viên Ngành đi biển; Đánh giá hiệu quả
ứng dụng nội dung GDTC chuyên biệt cho sinh viên ngành đi biển.
Giả thuyết khoa học:
Các công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra: Các bài tập TDTT được
lựa chọn và áp dụng có hệ thống tác động chuyên biệt và không chuyên biệt
lên cơ thể trong quá trình hình thành kĩ năng kĩ sảo vận động, nâng cao được
tính ổn định của cơ thể trong các thao tác lao động trước những tác động bất
lợi của điều kiện bên ngoài. Vì vậy, nếu cấu trúc nội dung GDTC chuyên
biệt sẽ đáp ứng nhu cầu tác nghiệp, làm việc cho sinh viên Ngành đi biển.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và những yếu tố cấu thành của thể dục thực dụng nghề
nghiệp trong hệ thống giáo dục thể chất
1.1.1. Vai trò của thể dục thực dụng nghề nghiệp trong hệ thống giáo
dục thể chất
Các bài tập TDTT là nhân tố cơ bản khắc phục hậu quả xấu của trạng

thái ít hoạt động và sự căng thẳng về trí lực cho họ. GDTC cho sinh viên
nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau [20], [21]:
Củng cố và giữ gìn sức khỏe, phát triển thể chất bình thường và duy trì
năng lực hoạt động cao.
Phát triển toàn diện các tố chất thể lực cơ bản để chuẩn bị bước vào
cuộc sống lao động, trong đó quan trọng nhất là đạt được các chỉ tiêu trong
chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành.
Củng cố và hoàn thiện các kỹ năng kỹ xảo vận động quan trọng đối
với cuộc sống và bổ sung thêm những kỹ năng kỹ xảo mới, trong đó có các
kỹ năng kỹ xảo thực dụng nghề nghiệp được lựa chọn. Sử dụng hợp lý các
phương tiện TDTT trong cuộc sống cá nhân và trong chế độ hoạt động lao
động.
Theo đó, thể dục thực dụng và nghề nghiệp là một khái niệm dùng để
chỉ các phương tiện TDTT nói chung, được sử dụng với mục đích giáo dục
những năng lực thể chất thích hợp với những đòi hỏi chuyên biệt của một
nghề nghiệp nhất định và trang bị những kỹ năng kỹ xảo vận động quan
trọng đối với nghề nghiệp [18], [68], [78].
Hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm nảy sinh thêm hàng
trăm ngành nghề khác nhau, nên sự chuyên môn hóa theo ngành nghề trong
quá trình GDTC có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn đối với xã hội, là nhân tố trực
tiếp nâng cao kết quả đào tạo chuyên gia, rút ngắn thời gian hoàn thiện các
kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp và nâng cao năng lực hoạt động của con người
trong những điều kiện lao động phức tạp, để nâng cao năng suất lao động.


5

Ở nhiều nước trên thế giới và ngay cả nước ta, hoạt động của các
trường đại học gắn liền với hoạt động của thực tiễn lao động nhằm đưa
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất [26], [33].

Ở nhiều trường đại học, nhờ tích lũy được những kinh nghiệp thực
tiễn trên cơ sở nghiên cứu khoa học, đã hình thành được những phương pháp
và hình thức tập luyện thể dục thực dụng và nghề nghiệp, chuẩn bị tốt thể lực
cho sinh viên, giải quyết có hiệu quả quá trình gắn nhà trường với thực tiễn
xã hội, đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước [50], [68], [67].
Như vậy chuẩn bị thể lực thực dụng nghề nghiệp cho sinh viên có vị
trí quan trọng trong chương trình GDTC của các trường đại học và chuyên
nghiệp, đặc biệt ở những trường đào tạo những chuyên gia mà hoạt động
nghề nghiệp đòi hỏi phải có trình độ chuẩn bị thể lực chuyên môn cao như
các ngành địa chất, hàng hải, lâm nghiệp v.v… [52].
1.1.2. Những yếu tố cấu thành thể dục thực dụng nghề nghiệp
Quan hệ giữa con người và sản xuất là mối quan hệ hữu cơ. Ngày nay
khoa học kỹ thuật phát triển làm thay đổi tính chất và điều kiện lao động, đòi
hỏi con người làm việc trong một nền sản xuất mới có những năng lực ngày
càng hoàn thiện hơn. Con người luôn luôn là lực lượng sản xuất chính của xã
hội.
Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều ngành nghề làm cho chức
năng và vị trí của con người trong sản xuất phải thay đổi. Con người cần
được chuẩn bị chuyên môn cho thích ứng với những chức năng ngành nghề
mới – đồng thời phải được chuẩn bị thể lực nghề nghiệp tương ứng để loại
trừ mâu thuẫn giữa những điều kiện kỹ thuật với năng lực con người sử dụng
chúng [84].
Vì vậy yếu tố chung để hình thành thể dục thực dụng và nghề nghiệp
là quan hệ giữa con người với trình độ sản xuất. Thể dục thực dụng nghề
nghiệp góp phần giải quyết mối quan hệ này trong quá trình học tập của sinh
viên các trường đại học và chuyên nghiệp, phải được coi là một phần bắt


6


buộc trong chương trình quốc gia GDTC của các trường đại học và chuyên
nghiệp. Để hình thành những nội dung cụ thể của thể dục thực dụng nghề
nghiệp, phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như hình thức, điều kiện và
tính chất lao động. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như chế độ lao động
và nghỉ ngơi, sự biến đổi khả năng làm việc v.v…[84]
Về nhân tố hình thức lao động: Trong quá trình làm việc, ở mỗi con
người tất cả mọi hệ thống cơ quan đều được tham gia hoạt động, song hình
thức lao động khác nhau được xác định bằng sự gắng sức trội hơn ở một hệ
thống chức năng nhất định như hệ thần kinh, các cơ quan phân tích vận
động, hệ tuần hoàn, hô hấp và cả hệ cơ. Thí dụ: những người làm việc với
máy móc tinh vi, sự gắng sức không lớn, song hoạt động này đòi hỏi những
yêu cầu cao với hệ thần kinh trung ương, cơ chế phối hợp vận động, và chức
năng của các cơ quan phân tích thị giác, vận động… Song có nhiều nghề đồi
hỏi sự phát triển cao về sức mạnh, sức bền và những phẩm chất thể lực khác,
những phẩm chất tâm lý…[40]. Vì vậy sự hình thành những cấu trúc chuyên
biệt các phẩm chất thể lực và thể chất của những người có nghề nghiệp khác
nhau phải khác nhau. Đó là yếu tố đầu tiên cấu thành nội dung thể dục thực
dụng nghề nghiệp cho những ngành nghề khác nhau nhằm giúp họ hình
thành năng lực chuyên môn được nhanh chóng hơn [18], [40], [48].
Về nhân tố điều kiện lao động: điều kiện lao động được hiểu là những
điều kiện ngoại cảnh của hoạt động nghề nghiệp, như những nhân tố gây
phức tạp cho việc thực hiện quá trình lao động. Đó là những điều kiện bên
ngoài không thuận lợi, kể cả những điều kiện sản xuất, gây thêm sự căn
thẳng cho các nhân tố tâm lý và sinh lý của cơ thể trong thời gian lao động.
Việc hình thành nội dung thể dục thực dụng nghề nghiệp phải tính tới nhân
tố này thì sự chuẩn bị và đào tạo người cán bộ mới thu được kết quả cao.
Về nhân tố tính chất lao động: cũng như điều kiện lao động, tính chất
lao động là những nhân tố khách quan của lao động, quy định những tác
động chuyên biệt với cơ thể con người. Nhân tố này xác định những yêu cầu



7

chuyên biệt về trình độ thể lực của người lao động với nghề này hay nghề
khác. Mỗi một nghề nghiệp được xác định bởi những đặc điểm và tính chất
thao tác, phản ánh nội dung của chức năng lao động. Đặc điểm một thao tác
trong lao động nào đó được thể hiện bằng tổng hợp của những dấn hiệu về
đặc tính không gian, thời gian, đặc tính về lực, về phối hợp các cử động và
loại thao tác đó. Tính chất cảu các thao tác lao động trong các hình thức hoạt
động nghề nghiệp khác nhau có thể giống nhau và ngươci lại có thể khác
nhau hoàn toàn, Dựa vào tính chất lao động, người ta chia thành các nhóm
nghề nghiệp mang tính chất ước định có cơ sở khoa học [84]. Khi xây dựng
nội dung thể dục thực dụng nghề nghiệp cho sinh viên phải căn cứ vào tính
chất hoạt động nghề nghiệp. Có thể coi đây là nhân tố cơ bản nhất [18], [40],
[91]
Các ngành nghề có những đặc thù riêng trong sự hoạt động của mình.
Khi xây dựng nội dung của thể dục thực dụng và nghề nghiệp, cần căn cứ
vào một số nhân tố phụ như chế độ làm việc và nghỉ ngơi của sinh viên và sự
biến đổi khả năng lao động của họ. Trong thời gian học tập ở trường đại học,
nhiệm vụ chính của sinh viên là nắm vững kiến thức khoa học trong điều
kiện khối lượng thông tin tăng thường xuyên (sự bùng nổ thông tin). Vì vậy
để thích ứng với quá trình này đòi hỏi sinh viên phải có chế độ học tập và
nghỉ ngơi hợp lý, biết sử dụng thời gian vào những hoạt động có lợi và hoạt
động TDTT, nhằm nâng cao khả năng làm việc trí óc, loại trừ sự mệt mỏi,
củng cố và nâng cao sức khỏe. Những năm học tập của sinh viên là thời kỳ
sung sức về thể lực và trí tuệ. Khả năng làm việc, sự sáng tạo ở họ thật dồi
dào, phong phú. Nhưng năng lực làm việc chưa đạt được mức tối đa, chống
mệt mỏi, song nhanh hồi phục. Bởi vậy hình thành nội dung thể dục thực
dụng nghề nghiệp phải tính đến những nhân tố này [38], [45], [55].
Như vậy là trong số lượng lớn các nghề nghiệp hiện có ở các trường

đại học, cao đẳng và chuyên nghiệp đang đòi hỏi những yêu cầu cao về sự
chuẩn bị thể lực và các năng lực chuyên môn, có quan hệ mật thiết với môi


8

trường công tác sau này. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, có nhiều
ngành học mới nảy sinh và nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện, mang tính chất
phức tạp hơn. Trong tương lai, con người luôn luôn có vai trò to lớn là làm
chủ xã hội và thiên nhiên, hướng quy luật thiên nhiên phục vụ cho lợi ích của
mình [20]. Vì vậy hơn bao giờ hết những sinh viên, những chủ nhân của xã
hội phải có sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa về mặt thể chất, đáp ứng
những yêu cầu cao của nghề nghiệp [84].
1.2. Đặc điểm giáo dục thể dục thực dụng nghề nghiệp đối với sinh
viên các trƣờng đại học có nghề nghiệp đặc thù
1.2.1. Quá trình hình thành kiến thức thể dục thực dụng nghề nghiệp
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang làm thay đổi rất nhiều
tính chất và điều kiện lao động. Song dù cho sản xuất có đạt đến trình độ cao
đến đâu, cũng không loại trừ con người ra khỏi sản xuất, mà chỉ thay đổi
chức năng và vị trí của con người trong sản xuất. Kỹ thuật càng hoàn thiện
thì con người điều khiển nó càng được hoàn thiện.
Để chuẩn bị thể lực thể dục thực dụng nghề nghiệp cho sinh viên có
hiệu quả, cần nắm vững những kiến thức và quá trình hình thành thể dục
thực dụng và nghề nghiệp. Mặt khác hiện nay vẫn còn không ít những ngành
nghề thao tác không phức tạp nhưng lại đòi hỏi cao sự phát triển về các tố
chất thể lực cơ bản như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và những phẩm chất
thể lực, tâm lý khác. Cho dù kỹ thuật hiện đại hay thô sơ, con người luôn
phải nắm vững các kỹ năng kỹ xảo mang tính thực dụng nghề nghiệp để đạt
hiệu suất lao động cao khi bước vào thực tiễn cuộc sống nghề nghiệp. Vì vậy
giữa con người và kỹ thuật nghề nghiệp chỉ có thể hoạt động trong một mối

quan hệ tin cậy trong điều kiện có sự tương ứng hữu cơ giữa chúng. Con
người cần có sự chuẩn bị chuyên môn thích ứng với chức năng của ngành
nghề. Sự chuẩn bị này cần phải đi trước một bước những năng lực của con
người trong lao động [48].


9

Từ những năm 30 của thế kỷ 20, ở các nước phương Tây có nền khoa
học kỹ thuật sớm phát triển, người ta đã nhận thức được sự chuẩn bị thể lực
thực dụng cho con người. Trong thập kỷ 70-80, sự chuẩn bị thể lực thực
dụng cho sinh viên các trường đại học và chuyên nghiệp được chú ý hơn bao
giờ hết, được xây dựng thành chương trình và dựa vào kế hoạch đào tạo cán
bộ khoa học trong điều kiện cơ giới hóa và tự động hóa cao các quá trình sản
xuất hiện đại, trong nhiều thao tác lao động, tỉ lệ của những cử động nhanh,
chính xác và phối hợp phức tạp tăng lên, càng đòi hỏi sự chuẩn bị thể lực
thực dụng nghề nghiệp chu đáo hơn.
Chuẩn bị thể lực thực dụng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình
bao gồm chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị chuyên môn nghề nghiệp [64].
Chuẩn bị thể lực chung nhằm phát triển ở họ các tố chất thể lực thực
dụng như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo và các tố chất
thể lực chuyên môn cần cho hoạt động nghề nghiệp.
Chuẩn bị chuyên môn bao gồm việc hình thành các kỹ năng kỹ xảo
thực dụng nghề nghiệp. Đó là hai mặt cơ bản trong quá trình chuẩn bị thể lực
thực dụng nghề nghiệp, bên cạnh việc bồi dưỡng các phẩm chất ý chí tâm lý
và nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện lao động [20], [21],
[39].
Các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp được hình thành trong quá trình học
tập và lao động, cho nên việc giáo dục bồi dưỡng kỹ năng kỹ xảo nghề
nghiệp là nhiệm vụ chuẩn bị chuyên môn bắt buộc cho sinh viên.

Cũng giống như trong quá trình giáo dục thể chất, để hình thành kỹ
năng kỹ xảo cho một môn thể thao nào đó, cần có các bài tập chuyên môn.
Hình thành kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp phải bao gồm những bài tạp chuẩn
bị có những yếu tố của các thao tác trong hoạt động nghề nghiệp. Thí dụ: các
bài tập thực dụng đối với người làm nghề xây dựng, nghề hàng hải, quân
sự,v.v…Các bài tập này chứa đựng những nhân tố gần giống với hoạt động


10

nghề nghiệp, để làm quen dần với các yêu cầu chuyên biệt của các ngành
nghề đó đòi hỏi mang tính đặc trưng [18], [63], [71].
Vì vậy ngày nay trong nhiều nghề nghiệp, đã hình thành được các bài
tập chuyên môn có hiệu quả cao trong lao động sản xuất và trong chiến đấu.
Dựa vào những đặc điểm và tính chất của hoạt động lao động, các nhà sư
phạm TDTT ngày càng sáng tạo được nhiều phương tiện mới giáo dục thể
chất có hiệu quả. Các bài tập này được lựa chọn theo nguyên tắc chuyển tác
động từ bài tập chuẩn bị sang hình thành các kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp
cho đối tượng tập luyện. Đối với bất cứ nghề nghiệp nào, để hình thành và
hoàn thiện các kỹ xảo vận động, việc sử dụng các bài tập thực dụng trong đời
sống có ý nghĩa bổ trợ rất lớn. Đó là các bài tập tự nhiên (đi bộ, chạy, nhảy,
ném, leo trèo…), được sử dụng rộng rãi trong tập luyện TDTT của sinh viên
và nhiều đối tượng khác. Sở dĩ như vậy vì trong nhiều nghề nghiệp lao động,
các kỹ năng kỹ xảo được hình thành và hoàn thiện từ những động tác thực
dụng của tự nhiên mà con người đã nắm được. Việc nắm vững các động tác
này như những điều kiện không thể thiếu để làm việc có kết quả cao và bảo
đảm an toàn lao động [71], [74].
Đối với mỗi ngành nghề chuyên môn có thể sử dụng các dạng bài tập
của thể dục (thể dục dụng cụ, nhào lộn) và các môn bóng (bóng chuyền,
bóng rổ, bóng bàn, bóng đá, v.v….) như những phương tiện nhằm giáo dục

những phẩm chất quan trọng của những nghề đó. Thí dụ: các nghề nghiệp
đòi hỏi sự phối hợp động tác cao; năng lực định hướng trong không gian và
theo thời gian, năng lực phản ứng nhanh, hợp lý trước các tình huống thay
đổi, năng lực giữ thăng bằng trên cao, ở những bề mặt trống, tựa hẹp, đòi hỏi
sự dũng cảm bình tĩnh và tự tin.
1.2.2. Tác động của thể dục thể thao đối với hình thành kĩ năng nghề
Trong rất nhiều tài liệu chuyên môn, đã cho thấy rằng người ta rất chú
ý việc áp dụng các loại hình bài tập giáo dục thể chất riêng lẻ, liên kết mang
đặc điểm gần giống cơ cấu động tác lao động và cơ chế tác động của chúng


11

trong quá trình tiến hành lao động. Một số nhà khoa học cho rằng, hiệu quả
cao trong việc phát triển tố chất thể lực nghề có thể đạt được trong việc sử
dụng các phương tiện khác nhau dựa vào đặc điểm các nghề cụ thể, nhưng
trong khi sử dụng chúng cần phải tính đến bản chất tác động đối với cơ thể
người tập trong những điều kiện cụ thể [18].
Trong đào tạo công nhân mỏ than, thường sử dụng các bài tập đi, bò,
trườn trong các tư thế xổm, ngồi, nằm, đặc biệt các bài tập ấy đã được áp
dụng trên các mặt phẳng có độ dốc khác nhau, giống như những điều kiện
lao động trong hầm lò. Dựa trên đặc thù lao động của công nhân trên tầng
cao, áp dụng các bài tập với các dụng cụ đặc biệt trên độ cao khác nhau như
trong lao động thường gặp, những kiểu bò và leo trên thang, leo dây và đi lại
trên các trang thiết bị có tiết diện bề mặt nhỏ [38].
Khi lựa chọn các bài tập GDTC thực dụng nghề, cần tính đến tác động
sinh lí của động tác lên chức năng cơ thể người tập. Nhiều nhà khoa học cho
rằng, những động tác các môn thể thao khác nhau có tác động ảnh hưởng
khác nhau đối với sự hoàn thiện các chức năng cơ bản cũng như hiệu quả áp
dụng các bài tập cũng không giống nhau, phụ thuộc vào cơ chế sinh lý bản

thân động tác đó.
Do vậy khi lựa chọn các động tác, bài tập của môn thể thao đó định
hướng vào nghề đang đào tạo nhằm phát triển các tố chất thể lực chuyên
môn, hoặc hình thành những kĩ năng, kĩ xảo vận động nghề khác nhau cần
phải thực hiện theo sự phân tích cơ chế chức năng của động tác TDTT và lao
động [38].
Đã có những tài liệu đề cập tới vấn đề tìm những tố chất cơ bản cần
thiết đáp ứng đại đa số các ngành nghề như: sức nhanh của động tác, sự phối
hợp khéo léo động tác, tập trung thị giác cao, ổn định ý chí, v.v…Những tố
chất cần thiết đó được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi cho ngành công
nghiệp nhẹ và đặc biệt là ngành dệt, may mặc, sửa chữa đồng hồ, cơ khí
chính xác, kể cả nghề đặc thù như: phi công, lái tàu biển, v.v…


12

Trong các nghề vẽ, lắp ráp máy móc tinh vi, nghề dệt may, khai thác
bưu chính viễn thông, v.v…thường gặp nhiều động tác tỉ mỉ có liên quan đến
cảm giác động tác bàn tay, ngón tay. Trong trường hợp này sự ước định dùng
sức được phát sinh trong sự phối hợp giữa chúng với khả năng phối hợp
động tác, độ linh hoạt các khớp cũng như cảm giác của bàn tay. Để hoàn
thiện tố chất này, thường dùng các bài tập với bóng cao su, với gậy, dây
thừng [38]. Trong thực tiễn lao động gặp phải không ít các trường hợp đòi
hỏi sự hoàn chỉnh đồng thời các giác quan để có tính phối hợp, độ chính xác
và linh hoạt cao của động tác. Các nhà khoa học đã sáng tạo ra các bài tập
kiểu tung hứng, ném và bắt bóng hoặc các dụng cụ nhỏ nhẹ, các động tác thể
dục với gậy, dây, v.v…nhằm hoàn thiện năng lực phối hợp vận động và sự
linh hoạt thần kinh trong việc thực hiện các thao tác lao động, đặc biệt tố
chất “linh hoạt nghề” thể hiện liên quan với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật [48], [71]. Ngày nay việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào

nền sản xuất hiện đại đã tạo nên sự biến đổi thực sự những chức năng lao
động của con người. Nghĩa là đưa đến việc điều khiển, tiếp nhận, chỉnh lí các
cơ chế khác nhau của máy móc đều thực hiện dưới dạng các động tác tỉ mỉ.
Nhiều nhà khoa học đã phân tích và khẳng định vai trò quan trọng của
tính linh hoạt, sự phối hợp đối với các hoạt động lao động sản xuất, đã dùng
những bài tập TDTT để hoàn thiện những năng lực đó.
1.2.3. Tác động của thể dục thể thao với yếu tố tâm, sinh lí nghề
Sự tập trung thị giác là tính chất tâm lí xuất hiện trong bất kì một hoạt
động học tập, lao động, sinh hoạt nào trong cuộc sống. Sự chú ý vô cùng
quan trọng trong công việc của phi công thể hiện ở chỗ: khối lượng quan sát,
sự chuẩn xác của quan sát, di động và bền vững của quan sát, những chức
năng ấy có liên quan chặt chẽ với chức năng hoạt động của hệ thần kinh
trung ương. Áp dụng những động tác và bài tập đa dạng của môn bóng rổ,
bóng ném để hoàn thiện chức năng chú ý [68]. Dùng các phương pháp nhằm
tác động đến tính tích cực của thị giác, đặc biệt thu kết quả cao khi áp dụng


13

các bài tập đó trong sự phối hợp có chủ đích khi thực hiện các động tác khác
kèm theo. Các nhà khoa học đã cho rằng, chính các động tác như bắt bóng rổ
và chuyền bóng theo các hướng khác nhau, thực hiện ném bóng vào rổ, đều
có tác dụng rất tốt tới khả năng linh hoạt của thần kinh thị giác và phát triển
khối lượng và chất lượng quan sát của thị giác lên rất nhiều.
Sức nhanh của động tác cũng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt tính của
thần kinh, hoạt tính ấy biểu hiện trong sự thăng bằng của quá trình hưng
phấn và ức chế, và được hoàn thiện ngay trong quá trình lao động sản xuất,
nhưng hiệu quả hơn nếu như được tập luyện các môn TDTT định hướng
trong điều kiện luôn luôn thay đổi. Như vậy tập luyện TDTT sẽ làm thay đổi
chức năng các quá trình thần kinh. Điều đó được chứng minh bằng nhiều kết

quả ứng dụng thực tiễn của các nhà khoa học áp dụng tập các bài tập môn
bóng rổ và chạy cự ly ngắn sẽ hoàn thiện và nâng cao có hiệu quả hoạt tính
thần kinh trong quá trình thao tác lao động [68]. Tốc độ phản xạ được phát
triển khi làm những động tác TDTT có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ
hoàn thành động tác trong lao động. Nâng cao tốc độ phản xạ được sinh sản
ra trước hết là trong các loại vận động đòi hỏi sức nhan thực hiện động tác,
những bài tập trong môn bóng rổ và chạy cự ly ngắn, các bài tập kiểu trò
chơi với bóng, đặc biệt bóng cao su loại nhỏ, các tác dụng phát triển sức
nhanh của một số động tác lao động. Nhiều tác giả còn cho rằng, không phải
sức nhanh đơn giản chỉ có ý nghĩa để phát triển sức nhanh thực hiện động tác
lao động mà là sức nhanh có liên quan tới những cảm giác của xúc giác để
đảm bảo sự chính xác cao trong hoạt động lao động. Ngoài ra phản xạ vận
động còn có thể thực hiện trong khi làm các động tác hay bài tập trong môn
điền kinh nhẹ như chạy xuất phát theo khẩu lệnh, chạy tiếp sức, các trò chơi
với bóng…[95], [97], [98].
Trong lao động sản xuất đòi hỏi rất chính xác và tiết kiệm việc dùng
sức cơ bắp. Điều đó đỏi rất chính xác và tiết kiệm việc dùng sức cơ bắp.
Điều đó đỏi hỏi ở con người một sự chính xác cao trong việc ước định sức


14

mạnh tổng thể quan hệ phản xạ giữa các giác quan thị giác, xúc giác và các
cơ quan vận động khác. Khả năng này có thể dần dần hoàn chỉnh trong quá
trình lao động sản xuất, nhưng hiệu quả cao hơn cả là thông qua quá trình tập
luyện các bài tập chuyên môn.
Chính vì vậy để phát triển và hoàn chỉnh năng lực ước định sức lực cơ
bắp, tốc độ động tác, sự chính xác trong không gian, thường được áp dụng
những động tác bóng rổ, điều này rất có ý nghĩa trong đào tạo nghề lái xe, sự
cần thiết phát triển năng lực ước định dùng sức, sự chính xác trong quá trình

dùng sức cơ bắp là nhờ tập luyện các động tác, bài tập ở các môn bóng, điều
đó được chứng minh bằng kết quả thí nghiệm của nhiều nhà khoa học [18].
1.2.4. Tác động của thể dục thể thao đối với phát triển tố chất thể lực
nghề nghiệp
Trong nhiều công trình nghiên cứu đã có những phân loại các động tác
TDTT để phát triển các yêu cầu khác nhau của các tố chất vận động, sự phân
loại đó cho phép sử dụng thích hợp các phương tiện nhằm phát triển các tố
chất thể lực và phối hợp động tác chính xác cho các nghề nghiệp khác nhau.
Trong đó, tố chất sức bền có một ý nghĩa và vai trò quan trọng, đảm bảo duy
trì khả năng lao động cao. Tình trạng sức khỏe, khả năng tập luyện và sự
thích nghi điều kiện lao động của cơ thể được phản ánh trong các chỉ tiêu đặc
trưng cho tố chất này, phát triển sức bền theo có thể đánh giá ở cự li chạy
500 đến 1000 mét [42].
Sức bền cơ chân giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng lao
động thể lực. Để phát triển sức bền cơ chân thường áp dụng các bài tập nhằm
phát triển chịu đựng lâu dài như chạy ở cự li trung bình và cự li dài, tập bóng
rổ, nhảy dây theo quy định thời gian,v.v. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh
rằng, hiệu quả tập luyện sức bền tĩnh có thể có được là nhờ tập luyện các
động tác tĩnh đặc biệt trong cơ chế hoạt động yếm khí, sức bền tĩnh còn phụ
thuộc vào trình độ tập luyện nói chung và có thể nâng cao nhờ tập luyện
chuyên môn có chủ đích, đã thu được kết quả là: quan hệ tốt giữa sự phát


×