Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.93 KB, 15 trang )

                                                               M ỤC LỤC
STT

Nội dung

Trang

Phần thứ nhất: Mở đầu
  1

Đặt vấn đề

2

Mục tiêu

3

Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề

2

Cơ sở lí luận

3

Thực trạng vấn đề

4

Các giải pháp để giải quyết vấn đề



6

Tính mới của giải pháp

10

Hiệu quả của sáng kiến 

10

Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị
3

Kết luận

11

Kiến nghị

11

Tài liệu tham khảo

13

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1.  Đặt vấn đề
1



Trong các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học đóng một vai trò vô cùng  
quan trọng với học sinh. Nó hình thành cho các em bốn kĩ năng cơ bản cần phải có là:  
nghe – nói – đọc – viết. Trong đó kĩ năng đọc là một trong những hoạt động cần thiết,  
không thể thiếu và xuyên suốt quá trình học tập đối với các em. Thông qua hoạt động  
đọc, học sinh được mở  rộng kiến thức và hiểu biết thêm nhiều điều về  thiên nhiên, 
đất nước, cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của các dân tộc anh em trên đất 
nước mình và trên thế  giới. Đọc những bài văn hay hoặc những vần thơ  bất hủ  giúp  
học sinh trau dồi ngôn từ thêm phong phú, óc quan sát thêm tinh tế, mở rộng tầm hiểu  
biết về  cuộc sống và con người xung quanh. Chính vì vậy việc đọc có ý nghĩa giáo 
dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn. Đọc trở  thành một đòi hỏi cơ  bản đầu tiên đối 
với mỗi con người mà nhất là với học sinh lớp 1, lớp học đặt “nền móng” đầu tiên. Đó 
là sự khai hóa, sự khởi đầu, giúp cho các em chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong 
học tập và trong giao tiếp. Kĩ năng viết  ở  tiểu học được coi là phương tiện  ưu thế 
nhất trong hệ  thống ngôn ngữ  thì kĩ năng đọc là công cụ  để  khám phá, chiếm lĩnh tri  
thức không thể  thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt  ở  lớp 1. Khi biết đọc  
các em có điều kiện và khả năng nghe giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa và các tài 
liệu tham khảo, ... Nếu các em không đọc được các em sẽ  không viết được, không  
nắm bắt được nội dung các bài học, dẫn đến việc học tốt các môn học khác trong 
chương trình tiểu học là điều không thể. Chính vì vậy việc rèn luyện kĩ năng đọc cho 
học sinh lớp 1 là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Trong quá trình công tác và giảng dạy ở địa bàn có đến hơn 90% học sinh trong  
lớp là học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy, nhìn chung ở đây mặt bằng dân trí còn 
thấp. Người dân nơi đây quanh năm ngày tháng chỉ  chăm lo kiếm sống sao cho đủ  cái 
ăn, cái mặc, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Các bậc phụ  huynh hầu  
như  đều có tư  tưởng xem nhẹ  việc học tập của con em mình. Học cũng được, mà 
không học cũng chả sao! Nên việc duy trì sĩ số và đi học chuyên cần của học sinh nơi  
đây là một bài toán khó thử  thách lòng kiên nhẫn và tình yêu nghề  của giáo viên phụ 
trách. Mặt khác đa số các em học sinh lớp 1 đến trường khi chưa giao tiếp thành thạo  
bằng ngôn ngữ tiếng Việt, phát âm sai lỗi hay còn e dè, nhút nhát trong giao tiếp. Bên 

cạnh đó vốn tiếng Việt và phạm vi giao tiếp của các em còn hạn hẹp. Trong giao tiếp, 
các em chỉ sử dụng tiếng Việt khi nói chuyện với thầy cô ở trường. Còn với gia đình,  
bạn bè xung quanh các em sử  dụng tiếng “mẹ đẻ”. Nhiều em còn chưa thể  giao tiếp  
bằng tiếng Việt hoặc chỉ bặp bẹ được một vài câu. Bên cạnh đó, qua ba tháng nghỉ hè,  
2


các em không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những kiến thức do thầy cô truyền đạt  
bằng tiếng Việt giống như ở lớp mẫu giáo nên hầu hết các em đã quên hết các chữ cái 
đã được học hoặc chỉ nhớ được một vài chữ. Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 các em 
gặp phải muôn vàn khó khăn.
Với mong muốn giúp học sinh lớp 1 khắc phục những ảnh hưởng của tiếng mẹ 
đẻ khi học Tiếng Việt. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc trôi chảy để lĩnh hội kiến thức từ 
sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Vơi y nghia đo, tôi chon và vi
́ ́
̃ ́
̣
ết sáng kiến  
“Một số  biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số  lớp 1” . Đề  tài 
được nghiên cứu ở học sinh lớp 1, phân hiệu buôn Cuê từ năm học 2016 – 2017 cho đến  
nay.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề  tài là đưa ra những giải pháp giúp giáo viên thực hiện có hiệu 
quả  việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng các âm, tiếng, từ, câu sao cho đúng 
tốc độ  và trôi chảy toàn bài. Qua đó nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ  năng giao tiếp 
mạnh dạn, tự tin, lòng hứng thú, say mê đọc sách.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Đọc là một quá trình "nhận thức" phức tạp của việc giải mã các biểu tượng để 
tạo ra ý nghĩa. Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ   thông tin và ý 

tưởng. Giống như  ngôn ngữ, nó là một sự  tương tác phức tạp giữa các văn bản và  
người đọc được định hình bởi kiến thức của người đọc, kinh nghiệm, thái độ, và cộng  
đồng ngôn ngữ, vốn phụ  thuộc vào văn hóa và xã hội cụ  thể. Quá trình đọc đòi hỏi  
phải liên tục thực hành, phát triển và tinh chỉnh. Ngoài ra, đọc đòi hỏi sự  sáng tạo và  
phân tích bình luận. Người đọc văn chương thường chìm vào nội dung tác phẩm, nói 
cách khác là chuyển đổi ngôn ngữ thành các hình  ảnh mô phỏng các địa điểm mà văn  
chương đã mô tả. 
Tiếng Việt là tài sản chung của dân tộc Việt Nam và là ngôn ngữ chính âm của 
quốc gia. Việc sử dụng đọc ­ viết tiếng Việt làm tiếng nói chung của toàn dân tộc ta, 
khẳng định vị  trí và có chỗ  đứng rõ nét nhất là từ  năm 1945 đến nay. Từ  ngành học 
Mầm non đến bậc học cao nhất kỹ năng đọc luôn gắn liền với con người Việt Nam.  
3


Nó góp phần to lớn vào việc phát triển Văn hoá – Khoa học – Kinh tế  cho cả  khối  
cộng đồng to lớn trong việc xây dựng đất nước Việt Nam.
Quyết định số 16/2006/QĐ­BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn  
thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học  ở  tiểu học đã yêu cầu sau khi học  
xong môn Tiếng Việt lớp 1 học sinh phải đọc được các bài ứng dụng, tốc độ cần đạt 
30 tiếng/phút; trả lời được một đến hai câu hỏi về nội dung bài học.
Mặt khác lớp Một là lớp học nền móng của tiểu học, đóng vai trò quan trọng, vì 
thế  việc rèn cho các em đọc đúng là yêu cầu không thể  bỏ  qua. Bên cạnh đó kĩ năng 
đọc tốt góp phần nâng cao chất lượng học tập các lớp tiếp theo.
II. Thực trạng vấn đề
Trường Tiểu học Tây Phong được thành lập năm 1998, tách ra từ trường PTCS  
Hoàng Văn Thụ. Trường có ba phân hiệu cách nhau khá xa (khoảng 4km), tỷ  lệ  học  
sinh dân tộc thiểu số khoảng 35% toàn trường, riêng ở phân hiệu B.Cuê tỷ lệ học sinh  
dân tộc thiểu số chiếm gần 100%. Năm học 2017­2018, khối 1 có 74 học sinh, trong đó 
có 32 học sinh dân tộc thiểu số  chủ  yếu tập trung  ở  phân hiệu buôn Cuê. Ban giám 
hiệu nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy học, đặc biệt chú trọng đến rèn đọc 

thông thạo và tăng cường tiếng Việt cho học học sinh dân tộc thiểu số; triển khai kịp  
thời các văn bản chỉ đạo của ngành; tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, “ Giao lưu 
tiếng Việt của chúng em” cho học sinh; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc 
thi của giáo viên do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ  chức để  nâng cao trình độ 
chuyên môn.
Đội ngũ giáo viên đa số  trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo bài bản nên  
nắm bắt nhanh các văn bản chỉ đạo của ngành, vận dụng phương pháp và hình thức tổ 
chức tương đối linh hoạt. Nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, luôn chú trọng 
đến kĩ năng đọc, tăng cường tiếng Việt cho học sinh, sửa chữa cho học sinh kĩ năng 
phát âm hay kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày cũng như 
trong từng tiết học. Một số gia đình học sinh có sự quan tâm đến việc học của con cái,  
đặc biệt chú ý đến cách đọc và phát âm tiếng Việt của con nên thường xuyên phối hợp 
chặt chẽ với giáo viên chủ  nhiệm. Chính vì vậy trong những năm qua nhiều học sinh  
của trường tham gia thi  “Giao lưu tiếng Việt của chúng em”, “kể chuyện Bác Hồ” các  
cấp đạt kết quả cao.
4


* Về phía giáo viên
 Bản thân đã được tập huấn chuyên sâu chương trình Tiếng Việt 1­ CGD theo 
kế hoạch của Phòng Giáo dục, của nhà trường nên đã tổ chức dạy đúng phương pháp,  
tuân thủ  việc dạy học theo sách thiết kế  Tiếng Việt 1 – CGD thầy thiết kế, trò thi 
công. 
 Nắm chắc tiến trình từng mẫu bài, dạng bài, dạy đúng mục tiêu của từng bài 
học, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ  chuyên môn nghiệp vụ  và luôn 
trăn trở về việc tìm biện pháp dạy học Tiếng Việt 1 ­ CGD để đạt hiệu quả cao nhất.  
Là giáo viên trẻ, bản thân luôn năng nổ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy; tích cực  
tham gia các phong trào do trường tổ  chức; thường xuyên dự  giờ  thăm lớp, trao đổi 
chuyên môn với đồng nghiệp, tìm hiểu các phương pháp rèn đọc và tăng cường tiếng  
Việt cho học sinh qua mạng internet và các phương tiện thông tin khác. Tuy nhiên kinh 

nghiệm trong công tác chủ  nhiệm và giảng dạy chưa nhiều nên đôi lúc còn lúng túng  
trong việc rèn đọc cho học sinh; chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; có khi  
còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì nhà ở  xa trường; công tác phối hợp với cha mẹ 
học sinh chưa được chặt chẽ. 
Năm thứ tư thực hiện dạy chương trình Tiếng Việt 1 ­ CGD nhưng bản thân tôi 
đôi lúc vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương pháp giảng dạy, kĩ thuật hướng 
dẫn học sinh đọc những vần, từ khó... sao cho hiệu quả nhất. Ba quyển sách thiết kế 
Tiếng Việt ­ CGD là ba quy trình khác nhau nên giáo viên mất khá nhiều thời gian trong  
việc nghiên cứu, đọc tài liệu cũng như tiếp cận phương pháp dạy học. 
* Về phía học sinh 
Biên chế  lớp học đông (28 em), với hơn 90% là học sinh dân tộc thiểu số  nên 
giáo viên thực sự vất vả trong việc quán xuyến, hướng dẫn cho học sinh trong một tiết  
học để đạt kết quả tốt nhất.
Học sinh dân tộc thiểu số lớp Một là lớp học đầu cấp việc làm quen với chữ cái 
và phát âm chuẩn theo tiếng phổ thông là vô cùng khó khăn bởi sau ba tháng nghỉ hè các  
em hầu như đã quên hết chữ cái hoặc chỉ còn nhớ được một số chữ. Từ trước đến nay 
tiếng “mẹ đẻ” là ngôn ngữ giao tiếp chính trong cuộc sống hằng ngày của các em, khi 
giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều em chưa nói được. Ngồi học các em không tập trung  
hay uể oải vì phải học nhiều hơn chơi không giống như  học mẫu giáo. Đa số  các em 
5


có tâm lý không bền vững nhanh chán, ít tập trung chú ý, hay quên đồ  dùng học tập;  
ngồi   đọc, cầm sách chưa đúng tư  thế. Khả  năng tiếp thu của học sinh không đồng  
đều, có em chưa biết đọc, đọc chưa đúng dấu thanh, hoặc tự thêm dấu vào tiếng.
Mặt khác, học sinh dân tộc thiểu số  thường có thói quen thích là nghỉ  học để 
theo cha mẹ đi làm  ở xa hay  ở nhà trông em, đi nhặt cà phê, điều, .... cho cha mẹ  nên  
việc tiếp thu kiến thức gặp rất nhiều khó khăn.
* Về phía cha mẹ học sinh
Trường đóng trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu  

làm nghề nông, mặt bằng dân trí thấp, gia đình mải làm ăn kinh tế nên ít quan tâm hoặc 
thờ   ơ  với việc học tập của con cái. Đa số  phụ  huynh học sinh chưa nắm được cách  
đọc sao cho đúng hoặc không biết chữ, nên việc rèn luyện thêm  ở  nhà cho con còn  
nhiều hạn chế. Một số em có người thân hướng dẫn đọc trước theo chương trình hiện 
hành nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sửa lại lỗi phát âm sai. Khi học sinh ở nhà  
đa số  phụ huynh thường giao tiếp bằng tiếng “mẹ đẻ” mà không sử  dụng tiếng Việt 
nên phần nào cũng tạo thói quen không tốt cho học sinh khi đọc sách và giao tiếp  ở 
trường. Đặc biệt người dân tộc thiểu số  chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập 
của con em mình nên học sinh đến lớp có khi không có sách vở, đồ  dùng học tập cứ 
phó mặc cho giáo viên phụ trách.
* Khảo sát kết quả đọc của học sinh đầu năm
Năm 

Năm học 2017 ­ 2018

học 
2016 ­ 
2017

Nhận biết  Nhận   biết 
TSHS được   tất  được   một 
cả chữ cái số chữ cái

Không 
nhận   biết  TSH
được   chữ  S

Nhận   biết 
được   tất 
cả chữ cái


cái nào

Nhận 

Không 

biết 

nhận 

được 

biết 

một   số  được 
chữ cái

chữ   cái 
nào

28
6

9

12

7


22

7

8

7


III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
1. Tìm hiểu đặc điểm học sinh, nguyên nhân học sinh đọc yếu

Mỗi lứa tuổi, mỗi học sinh có đặc điểm tâm lí và khả  năng học tập khác nhau.  
Muốn rèn cho học sinh kĩ năng đọc tốt giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm lí, khả 
năng học tập của học sinh để  có biện pháp giáo giục phù hợp với đối tượng và lứa  
tuổi. Đây là công việc phải được thực hiện ngay từ  đầu năm học. Giáo viên tìm hiểu 
thông qua giáo viên Mầm non trong buổi nghiệm thu chất lượng trẻ  5 tuổi chuẩn bị 
vào lớp 1 vào cuối năm học, trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh, đến nhà học sinh 
nắm hoàn cảnh, quan sát học sinh trong quá trình học trên lớp để nắm bắt tính cách và 
khả  năng học tập của từng em. Mặt khác giáo viên có thể  tìm hiểu qua giảng dạy  
“Trước khi vào lớp 1”  hay khi dạy “tuần 0”, từ đó tìm ra phương các pháp giáo dục  
phù hợp. Bằng cách này, giáo viên có thể  phân loại đối tượng học sinh và nắm được 
học sinh đọc sai do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Ý thức chưa tốt, đi học chưa chuyên cần
+ Chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình học và giao tiếp
+ Khả năng tiếp thu còn hạn chế
Ví dụ:
Năm học 2016 – 2017 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1C. Khi được bàn 
giao và nhận lớp, tôi đã tiếp xúc với từng em học sinh, nắm bắt hoàn cảnh của các em.  
Trong đó có em H Kali Knul, nhà rất nghèo, bố mẹ đi làm thuê, nhà ở dột nát, tính em  

nhút nhát, gia đình mải làm ăn nên ít quan tâm đến việc học của em. Bản thân đã kêu  
gọi sự hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội nên đã giúp 
đỡ em về quần áo, sách vở để em yên tâm đến trường. Bản thân luôn gần gũi, thường 
xuyên gọi HS đọc hay phát biểu trước lớp để em được mạnh dạn, tự tin.
2. Đa dạng các hình thức rèn đọc
a) Rèn trong giờ học Tiếng Việt
Đối với học sinh dân tộc thiểu số  lớp 1, kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất. 
Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu 
biết, kinh nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt. Với môn Tiếng Việt CGD, mỗi một bài học  
được chia ra làm 4 việc. Trong đó việc thứ 3 yêu cầu đọc.  Ở đây muốn học sinh đọc 
7


tốt thì trước tiên giáo viên phải đọc và phát âm đúng và chuẩn để học sinh nghe đọc và  
phát âm lại. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để 
học sinh dễ hiểu và học sinh có thể  tự mình phát âm đúng. Giáo viên tổ  chức cho học  
sinh đọc bài dưới nhiều hình thức như: cá nhân, nối tiếp, nhóm, đồng thanh để  bao  
quát và nắm được khả  năng đọc của cả  lớp; tổ  chức cho học sinh thi đọc với nhau  
hoặc tổ chức các trò chơi học tập để tạo niềm vui và phấn khởi, giúp các em hứng thú  
tham gia vào tiết học. Đặc biệt khi dạy kĩ năng đọc chúng ta phải phân hóa đối tượng 
học sinh, chú ý quan tâm đến tất cả  các đối tượng học sinh trong lớp, dạy theo nhóm 
trình độ của học sinh. Hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh 
đọc đúng, đọc tốt thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao. Đối với học sinh có khả 
năng tiếp thu hạn chế phải quan tâm động viên các em kịp thời, cẩn thận, tỉ mỉ, khi đã 
thấy sự tiến bộ mặc dù là chi tiết nhỏ cũng nên động viên và khuyến khích để học sinh  
có tinh thần phấn khởi học tập. Động viên và giao nhiệm vụ  cho các bạn có năng  
khiếu hỗ  trợ  và chỉ  dạy thêm cho các em. Nhắc nhở  học sinh không trêu ghẹo, không 
đùa nghịch mà tạo cơ  hội cho bạn sửa chữa. Còn với các em học sinh đi học chưa  
chuyên cần giáo viên cần tạo các sân chơi học tập, mạnh dạn đổi mới các phương  
pháp dạy học tập để thu hút các em tham gia vào tiết học, hăng hái đến trường.

 Giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em đọc sai rất 
ngại đọc vì sợ  các bạn chê cười, chế  nhạo,... Giáo viên phải giải toả  tâm lí cho học  
sinh bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ. Đồng thời phải giải thích cho các em 
cùng hiểu, để cùng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn đọc tốt hơn. 
Ví dụ: Bài: Vần có âm chính và âm cuối. Vần /an/ (Tiếng Việt CGD tập 2 trang  
19).  Ở  hoạt động tìm tiếng có vần/an/. Giáo viên tổ  chức cho học sinh chơi trò chơi 
“Bắn tên” như  sau: Lớp trưởng điều khiển trò chơi bằng cách hô to (bắn tên, bắn 
tên.....), các thành viên còn lại tìm các tiếng chứa vần /an/ bằng cách đáp lại (tên gì, tên  
gì?) Lớp trưởng chọn bất cứ  một thành viên trong lớp chẳng hạn như  (tên Mai, tên  
Mai) và bạn học sinh đó đứng dậy tìm tiếng chứa vần /an/ như: lan, cạn, nhãn,... Cứ 
lần lượt như thế sau khi đã tìm đủ các số tiếng yêu cầu thì trò chơi kết thúc. Với hoạt 
động này các em vừa được học, vừa được chơi. Tạo không khí thoải mái cho các em  
hăng hái tham gia vào tiết học.
b)Rèn đọc trong các giờ học khác

8


Ngoài giờ học tiếng Việt, việc rèn đọc cho học sinh trong các môn học khác cũng  
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu không đọc được kiến thức trong sách giáo  
khoa học sinh không thể chiếm lĩnh, tiếp thu hết các kiến thức mà thầy cô cần truyền 
tải dẫn đến chất lượng học tập các môn học khác đạt kết quả không như mong muốn. 
Bản thân tôi thường xuyên rèn đọc cho HS thông qua các môn học khác như môn Toán, 
Đạo đức.
Đối với môn Toán giáo viên tăng cường cho HS đọc yêu cầu của bài tập, gọi HS  
giải thích cách tính của mình để  rèn kỹ  năng nói hoặc tổ  chức trò chơi học tập vừa  
củng cố Toán học, vừa rèn kỹ năng đọc.
Ví dụ: Dạy bài số 5, giáo viên tổ chức trò chơi củng cố: Đếm và đọc tên các chữ 
cái có trong bảng sau:
b, d, e, h, v 


     c) Rèn đọc thông qua ngoài giờ lên lớp
Không chỉ  rèn đọc trong giờ  học chính khóa, giáo viên còn giúp đỡ  HS đọc ngoài 
giờ  học như: tranh thủ giờ ra chơi, cuối buổi học,…. Tuy nhiên giáo viên cần để  học 
sinh được thư giãn trong giờ giảo lao. Chính vì vậy giờ ra chơi, giáo viên kèm thêm cho  
những HS đọc còn chậm khoảng 10 phút, cho các em ra chơi 10 phút . Khi rèn vào cuối 
buổi học giáo viên phải liên hệ  với cha mẹ  học sinh để  họ  khỏi lo lắng khi con về 
muộn hơn các bạn.
Ví dụ: Trong năm học 2017 – 2018, tôi   được giao nhiệm vụ  phụ  trách lớp 1C.  
Trong lớp có em Y Kôl Knul có khả  năng tiếp thu còn hạn chế. Bản thân đã gặp gỡ 
trao đổi với gia đình, đề  nghị  cùng phối hợp với giáo viên chủ  nhiệm. Phụ  huynh sẽ 
đón con trễ  hơn 10 phút so với ngày thường vào cuối mỗi buổi chiều thứ  3, 5. Thời  
gian 10 phút vào đó tôi giành để hướng dẫn lại kĩ năng đánh vần, đọc trơn cho em. Sau 
hai tháng kiên trì em đã có thể tự đọc trơn bài đọc.
Mặt khác, trong quá trình dạy với những HS hạn chế về trí nhớ, chưa thuộc bảng  
chữ cái, giáo viên đánh những chữ học sinh hay quên dán lên tường của lớp, hướng dẫn 
những học sinh đọc tốt thỉnh thoảng chỉ cho các bạn đọc chưa tốt đọc trong giờ ra chơi  
hay trước khi vào lớp. Với cách này giống như  vừa học, vừa chơi, “mưa dầm thấm  
lâu” dần dần các em cũng thuộc được chữ cái và biết đọc nhưng tốc độ đọc còn chậm.
9


Ngoài ra, mỗi tuần 1 lần giáo viên tổ chức các trò chơi học tập để rèn kỹ năng đọc 
cho HS. Chẳng hạn như tổ chức thi đọc hoặc nhìn tranh đoán chữ, bốc thăm được chữ 
nào đọc chữ đó, thi đọc chữ có chứa âm/vần đã học trong câu, …. 
Ví dụ: Đọc tiếng chứa vần ân trong câu sau: Vân và Lan chơi với nhau rất thân.
Bằng cách này học sinh rất thích thú, đã rèn được kỹ năng đọc cho HS.
3. Làm tốt công tác phối kết hợp
a) Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn
Trong lớp, không chỉ  có giáo viên chủ  nhiệm  giảng dạy mà còn giáo viên dạy 

các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Để giúp học sinh đọc tốt giáo  
viên cần phối hợp với những giáo viên này.
Bản thân tôi ngay từ  đầu năm học đã lập danh sách những học sinh đọc tốt và 
những học sinh còn hạn chế về kĩ năng đọc gửi về cho các giáo viên bộ môn trong lớp;  
trao đổi với giáo viên bộ môn về khả năng tiếp thu của từng học sinh, những em có kĩ  
năng đọc yếu và những học sinh cần lưu ý đặc biệt để giáo viên bộ  môn quan tâm hỗ 
trợ  kịp thời. Giáo viên chủ  nhiệm trao đổi với giáo viên bộ  môn cách rèn đọc, tăng  
cường tiếng Việt cho các em bằng cách tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung rèn  
đọc.   
Ví dụ: Trong giờ Thể dục, kết hợp với giáo viên phụ  trách hướng dẫn cho các 
em chơi trò chơi vận động nhảy vào ô chứa chữ cái và vần sao cho đúng. Hướng dẫn  
học sinh nhảy một chân vào các ô chứa các âm k, q, ngh, ch. Nhảy hai chân vào các ô  
chứa vần ăn, ân, am, ăng. Như  vậy trong một tiết học thể  dục, giáo viên vừa có thể 
đảm bảo được nội dung yêu cầu của bài, vừa có thể giúp học sinh dân tộc thiểu số rèn  
kĩ năng đọc mọi lúc mọi nơi.
b) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh
Cha mẹ học sinh là những người có  ảnh hưởng lớn đến khả  năng học tập của  
trẻ ở nhà. Việc phối hợp chặt chẽ với cha mẹ các em là điều kiện không thể thiếu để 
trẻ phát huy được khả năng học tập và sự uốn nắn kịp thời.
Ngay trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên thực hiện tốt công tác 
tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học tập để  cha mẹ học sinh hiểu. Việc làm  
này không phải dễ  dàng nhưng chúng ta cần kiên trì. Mặt khác giáo viên trao đổi về 
10


cách hướng dẫn con học tập  ở  nhà, nhắc nhở  luyện đọc thêm vào mỗi tối nếu như 
việc rèn đọc ở lớp chưa đạt yêu cầu, dán bảng chữ cái ở nhà và nhắc nhở con em mình  
đọc thường xuyên. Ngoài ra nhắc nhở  con luyện đọc thêm  ở  nhà vào thứ  bảy, chủ 
nhật. Trên lớp nếu học sinh không hợp tác hay chưa tập trung, giáo viên nhắc nhở  và 
phối hợp với phụ huynh để uốn nắn kịp thời, giúp các em khắc phục khuyết điểm, đọc 

tốt hơn.
Giáo viên khuyến khích, động viên cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng  
Việt tại gia đình; thường xuyên tạo môi trường học tập vui thú cho con em mình bằng 
các cách làm khác nhau như: đố vui lúc ăn cơm hay lúc con vui chơi; thường xuyên đọc 
sách, báo hay kể  những câu chuyện lí thú cho con em mình nghe để  tạo thói quen và 
niềm yêu thích đọc sách.
Giáo viên nhắc nhở gia đình cho con đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi bị  ốm  
đau nặng. Nếu HS nghỉ học thì các em sẽ không theo kịp các bạn.
IV. Điểm mới của sáng kiến
 Trước đây bản thân chỉ biết rèn đọc cho HS thông qua tiết học tiếng Việt, đôi  
lúc có suy nghĩ gia đình học sinh chưa quan tâm đến con em nên việc phối hợp với gia  
đình không cần thiết. Với kinh nghiệm này bản thân đã mạnh dạn đổi mới:  đa dạng 
các hình thức luyện đọc, làm tốt công tác phối kết hợp. Qua đó nâng cao chất lượng  
dạy học môn Tiếng Việt.
V. Hiệu quả của sáng kiến
Các giải pháp đưa ra đã có kết quả khả quan. Học sinh lớp 1 đã có kĩ năng đọc  
tương đối tốt hơn, khắc phục tình trạng nhiều em chưa biết đọc hoặc sai lỗi dấu  
thanh. Đa số  học sinh đọc đúng các bài học. Một số  em yêu thích đọc sách, tích cực  
tham gia vào các cuộc thi do nhà trường tổ chức như: “Giao lưu tiếng Việt của chúng  
em”, “Kể  chuyện theo sách”, “Kể  chuyện Bác Hồ” và đạt nhiều giải cao; nâng cao 
chất lượng, hiệu quả môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường.
Sau hai năm áp dụng đề tài, kĩ năng đọc của học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 đã 
có nhiều biến chuyển tốt. Kết quả thống kê cụ thể như sau:
Năm 
học 
11

Năm học 2017 ­ 2018



2016 ­ 
2017

TS
HS

Nhận 

Nhận 

biết 

biết 

được 

được 

tất   cả  một   số 

Không 

Nhận 

nhận 
biết 

TS

được 


HS

chữ   cái 

biết 
được tất 
cả   chữ 

Nhận 

Không 

biết 

nhận 

được 

biết 

một   số  được 
chữ cái

chữ 

chữ cái

chữ cái


28

9

12

7

22

7

8

7

28

20

6

2

22

16

4


2

cái

nào

cái nào

Trước khi 
thực hiện đề 
tài
Sau khi thực 
hiện đề tài
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Rèn kĩ năng đọc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong dạy học môn Tiếng 
Việt lớp 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc rèn đọc lại càng cấp thiết hơn. Đọc  
giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và học tập. Đọc là 
một công cụ, là chìa khóa mở ra kiến thức các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động 
cơ  học tập. tạo điều kiện để  học sinh phát huy khả  năng tự  học và tinh thần học tập  
suốt đời không ngừng nghỉ. Chính vì vậy, để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc 
thiểu số đạt hiệu quả thì người giáo viên cần đưa ra những biện pháp nhằm hình thành  
và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho từng học sinh. Trước tiên là kĩ 
năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài và sau đó là nâng cao dần kĩ năng đọc  
hay, đọc diễn cảm. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt. Kĩ năng đọc  
của học sinh không phải tự nhiên mà chuẩn được, cũng không phải trong một thời gian  
ngắn có thể  khắc phục và hoàn thiện. Đó là cả  một quá trình rèn luyện và phối hợp 
giữa người dạy và người học.
Để  đảm bảo mục tiêu bài học trong quá trình dạy mỗi giáo viên phải hết sức  
nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hiểu được tâm lí, khả  năng học tập của từng em học 

12


sinh; luôn tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức rèn đọc cho học sinh. Thường xuyên tự 
học, tự  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn,  
nghiên cứu sâu sách thiết kế, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. Thông qua việc rèn kĩ 
năng đọc giúp các em có khả năng giao tiếp linh hoạt, nhạy bén phù hợp.
II. Kiến nghị
a) Đối với nhà trường
Cần duy trì tổ chức các phong trào, sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số 
có cơ hội tham gia như: Thi kể chuyện Bác Hồ, kể chuyện theo sách, Giao lưu Tiếng  
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Kịp thời khen thưởng và động viên giáo viên và học  
sinh có thành tích tốt trong các cuộc thi trên cũng như  các học sinh có thành tích tốt 
trong học tập.
b) Đối với giáo viên
Tăng cường công tác tự học, tự rèn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi,  
rèn luyện kiến thức. Tích cực tham gia vào các phong trào do trường, ngành tổ chức.
c) Đối với cha mẹ học sinh
Quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc rèn kỹ năng đọc cho học 
sinh. Khuyến khích, động viên con em mình giao tiếp bằng tiếng Việt  ở nhà, tạo thói 
quen giao tiếp bằng tiếng Việt, niềm yêu thích đọc sách cũng như tính hòa đồng, thân  
thiện trong giao tiếp của học sinh.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bản thân có được trong quá trình giảng dạy. 
Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh 
nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác dạy và học.
Trân trọng cảm ơn!
Băng Adrênh, ngày 22 tháng 4 năm 2018
                                                                                                  Người viết

        Lê Thị Bảo Yến

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
13


.....................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu
1

Tác giả

Quyết  định  số   16/2006/QĐ­BGD&ĐT  về  Bộ trưởng BGD&ĐT
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ 
năng các môn học ở tiểu học.

2


Sách   thiết   kế   Tiếng   Việt   lớp   1   –   CGD   Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Tập 1, 2, 3

15



×