Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.89 KB, 69 trang )

Đề tài: Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở tại Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do
chúng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
khoa học. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong bài nghiên
cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Người cam đoan
Dương Thị Thu
Nguyễn Thị Hoài Thu
Trần Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng em đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý
thầy cô Trường Đại học Thương Mại. Trước hết, chúng em xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Thương Mại,
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho chúng em trong quá trình học
tập. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ThS. Lương
Nguyệt Ánh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn
nghiên cứu, giúp chúng em hoàn thành công trình nghiên cứu
này.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài chúng tôi
luôn nhận được sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả
Dương Thị Thu
Nguyễn Thị Hoài Thu
Trần Thị Thảo



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1. Số lượng chủ nhà tại San Francisco (Airdna 2017)
.....................................................................................................24
Biểu đồ 2. Số danh sách nhà cho thuê đang hoạt động tại
San Francisco (Airdna 2017)........................................................24
Biểu đồ 3. Số tháng cho thuê tại San Francisco (Airdna 2017)
.....................................................................................................25
Biểu đồ 4. Số lượng chủ nhà tại New York (Airdna 2017)....26
Biểu đồ 5. Số phòng cho thuê tại New York (Airdna 2017). 26
Biểu đồ 6. Số tháng cho thuê tại New York (Airdna 2017). .27
Biểu đồ 7. Lượng khách du lịch đến Việt Nam (2010-2017)39
Biểu đồ 8. Sự tăng trưởng của dịch vụ cho thuê Airbnb
(2010-2017).................................................................................40
Biểu đồ 9. Loại hình cho thuê trên Airbnb (2010-2017)......41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1

BMW

Công xưởng cơ khí Bayem

2

CEO

Tổng giám đóc điều hành


3

CMCN

Cách mạng công nghiệp

4

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

5

PSS

Hệ thống sản phẩm dịch vụ

6
7

SGP
TMĐT

Tiền tệ Singapore
Thương mại điện tử


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 đang hình thành
với sự phát triển vượt bậc của nhiều công nghệ, có thể thay đổi
mô thức sản xuất trên quy mô toàn cầu. Với nội dung cơ bản là
tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên 04
lĩnh vực chính: Lĩnh vực kỹ thuật số, lĩnh vực vật lý, lĩnh vực công
nghệ sinh học, lĩnh vực năng lượng tái tạo. CMCN 4.0 đang là xu
thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các
quốc gia, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động
sâu sắc đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới.
Theo đó, thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và
các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Sự lan toả rộng
rãi của Thương mại điện tử (TMĐT) đem đến lợi ích cho không chỉ
các nền kinh tế, các doanh nghiệp, mà còn cho cả từng cá nhân,
khi giúp họ tận dụng tốt hơn những thành tựu công nghệ thông
tin để tối đa hoá lợi ích từ những nguồn lực có sẵn, thông qua việc
chia sẻ, tận dụng các nguồn lực dư thừa của nhau.
Liên kiết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội
trực tuyến và môi trường điện tử ngày càng dễ dàng, các ứng
dụng công nghệ thông tin qua các thiết bị di động và các dịch vụ
TMĐT đã khiến việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở
nên thuận tiện hơn. Do đó, mô hình “Kinh tế chia sẻ - Sharing
Economy” - mô hình thị trường kết hợp sở hữu và chia sẻ, dựa


trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng
lợi ích cho các bên tham gia, là sự kết nối giữa bên muốn khai
thác tài sản chưa dùng đến (tài sản vô hình hoặc hữu hình) và bên
muốn tiêu dùng chúng; sẽ giúp cho người tiêu dùng có thể chia
sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa.

Kinh tế chia sẻ đã và đang dần phát triển mạnh mẽ trên
từng lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận
tải và nhà ở du lịch. Hai doanh nghiệp điển hình và thành công
lớn trong việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ là Uber và Airbnb.
Trong khi Uber áp dụng hình thức chia sẻ phương tiện đi lại thì
Airbnb kết nối người muốn chia sẻ và người cần được chia sẻ
trong lĩnh vực nhà ở. Việc chia sẻ nhà ở ngày càng trở nên phổ
biến và phát triển, khi mức sống của con người ngày càng được
cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng theo đó mà tăng lên. Theo Bộ
Thể thao Văn hóa và Du lịch – Tổng cục du lịch, lượng khách quốc
tế đến Việt Nam trong tháng 10/2017 đạt 1.024.899 lượt, tăng 5%
so với tháng trước và tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2016. Tính
chung 10 tháng năm 2017 ước đạt 10.473.230 lượt khách, tăng
28,1% so với cùng kỳ 2016. Khi lượng khách du lịch tăng lên, nhu
cầu về chỗ ở cũng từ đó là tăng lên. Ngoài việc đặt phòng trong
các khách sạn truyền thống, khách du lịch có thể thuê nhà của
người bản địa, từ đó có thể trải nghiệm được nên văn hóa, lối
sống của địa điểm du lịch mà còn có thể tiết kiệm một khoản phí
không nhỏ thay vì ở khách sạn. Từ đó, ý tưởng về một mô hình
kinh tế chia sẻ nhà ở đã ra đời, đáp ứng nhu cầu của con người
tuân theo luật cung – cầu và ngày càng phát triển trên thế giới
cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà
mô hình này mang lại, chúng cũng đặt ra không ít những thách
thức, khó khăn cho những nhà quản lý và cho xã hội.


Từ những tính cấp thiết trên, qua quá trình nghiên cứu nhóm
thấy được tính ứng dụng và tiềm năng lớn để phát triển của mô
hình này nên nhóm đã chọn nghiên cứu về “Phát triển mô hình
kinh tế chia sẻ nhà ở tại Việt Nam”.



2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để hiểu rõ về mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở trên thế giới và
rút ra được bài học cho sự phát triển của mô hình này tại Việt
Nam, nhóm tác giả đã nghiên cứu một số tài liệu trong và ngoài
nước có liên quan như:
Đề tài “Sharing Economy: Home Sharing in Modern Society.
Case company: Hostaway” (2017) của Anastasiia Zhuikova nghiên
cứu nhằm tăng cường sự hiểu biết về kinh tế chia sẻ và tập trung
vào thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ. Tài liệu cung
cấp trong nghiên cứu này cho thấy cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc
về sự phát triển của kinh tế chia sẻ, thực trạng và vai trò của nó
trong xã hội hiện đại. Phần thực hành bao gồm các cuộc điều tra,
phỏng vấn, và phân tích dữ liệu của các thành phố. Dữ liệu lý
thuyết là thu thập được từ sách, tạp chí điện tử và các bài báo
trực tuyến đáng tin cậy. Nghiên cứu này đã tạo nên một nền tảng
lý thuyết hữu ích cho các nghiên cứu sau này, nghiên về thực
trạng mô hình chia sẻ nhà ở tại một số thành phố trên thế giới
(San Francisco, New York, Amsterdam, Paris,…) tuy nhiên nền
tảng này không hoàn toàn đầy đủ, không nhắc tới những yếu tố
ảnh hưởng tới sự phát triển của mô hình hay những hạn chế của
mô hình.
Bài báo “Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam”
của ThS. Nguyễn Phan Anh – Đại học Thương Mại (2016) đăng
trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016, nghiên cứu về mô
hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam đã đưa ra những lý
luận chung về nền kinh tế chia sẻ, sự hình thành và phát triển
qua từng giai đoạn và nêu ra một số lợi ích mà nền kinh tế chia sẻ
mang lại như tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính

hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội
và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ; bên cạnh đó


tác giả cũng nêu ra những mối lo ngại cho sự phát triển của nền
kinh tế chia sẻ đặc biệt là về mặt pháp lý. Từ đó đưa ra một số gợi
ý cho Việt Nam cả về phía Chính phủ và phía cá nhân hay doanh
nghiệp. Tuy nhiên, với quy mô một bài báo khóa học, tác giả vẫn
chưa thể phân tích cụ thể những lợi ích to lớn mà nền kinh tế 4.0
này mang lại hay những khó khăn gây ra cho xã hội.
Nghiên cứu “Một số mô hình của nền kinh tế chia sẻ và vấn
đề đặt ra đối với nhà quản lý” của ThS. Mai Hương Giang (2015)
đăng trên Tạp chí Ngân Hàng - số 05 - 03/2015 nghiên cứu về một
số mô hình của nền kinh tế chia sẻ được đưa ra trong bài là
Kickstarter – mô hình gọi vốn từ các cộng đồng để thực hiện dự
án; Peer lending – mô hình cho vay cộng đồng; Relayrides – mô
hình chia sẻ ô tô trong cộng đồng; Uber – mô hình công ty taxi
cộng đồng; Carpooling – mô hình đi chung xe; Airbnb – mô hình
chia sẻ nhà ở du lịch; Bartering – mô hình trao đổi giữa các công
ty; bài nghiên cứu nêu ra cách thức hoạt động của các mô hình
này và những lợi ích mang lại. Từ đó nêu ra những lợi ích và bất
lợi chung của nền kinh tế chia sẻ và đề xuất một số kiến nghị cho
các nhà quản lý để khai thác được các lợi ích và hạn chế các bất
lợi mà mô hình kinh tế chia sẻ mang lại. Hạn chế của đề tài là
chưa đưa ra được những số liệu cụ thể, thành tựu mà các mô hình
mang lại, sức ảnh hưởng của mô hình đối với đất nước hay hạn
chế của ừng mô hình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của bài nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý
luận và thực trạng về nền kinh tế chia sẻ nhà ở trên thế giới và ở

Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
và áp dụng phù hợp phát triển mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở tại
Việt Nam. Nhằm hoàn thành các mục tiêu chung trên, bài nghiên
cứu có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:


- Thứ nhất, bài nghiên cứu tập trung đi làm rõ khái niệm của
nền kinh tế chia sẻ nói chung và mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở nói
riêng, chỉ ra vai trò và những yếu tố tác động đến sự phát triển
của nền kinh tế chia sẻ và mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở.
- Thứ hai, bài nghiên cứu cũng tiến hành phân tích và đánh
giá thực trạng phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở trên
thế giới và tại Việt Nam dựa trên số liệu sơ cấp có sẵn thu thập
được và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam.
- Thứ ba, từ những thực trạng nghiên cứu, bài viết đưa ra
các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển mô hình chia sẻ nhà ở
tại Việt Nam


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề chủ yếu liên
quan đến mô hình chia sẻ nhà ở trên thế giới và tại Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ nhà
ở, hoạt động và phát triển của mô hình này trên thế giới; cùng với
đó là đánh giá những thành công đã đạt được, những hạn chế,
yếu kém của mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự

phát triển phù hợp với Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam đến năm 2020.
4.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Qua nghiên cứu thực tế thì mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở
hiện chỉ phát triển mạnh tại một số quốc gia là Mỹ, Trung Quốc,…
nên với nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới thì đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu tại Mĩ và Trung Quốc. Bên cạnh đó,
nhóm tác giả chọn nghiên cứu Singapore vì dù có những khó khăn
hạn chế không nhỏ từ chính phủ và một bộ phận người dân mang
lại, thì mô hình này vẫn âm thầm phát triển. Từ những nghiên cứu
về mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở trên thế giới, đề tài nghiên cứu
mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở tại Việt Nam và rút ra những bài
học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới để phát triển mô
hình này tại Việt Nam.
4.2.3. Về thời gian


Đề tài nghiên cứu mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở từ năm
2010 đến năm 2017 và đề xuât các giải pháp thúc đẩy sự phát
triển, giải quyết những điểm còn hạn chế của mô hình kinh tế
chia sẻ nhà ở tại Việt Nam đến năm 2020.


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Do những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm
tác giả chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp trong đề tài nghiên cứu, bao
gồm các cơ sở lý thuyết từ các đề tài NCKH các cấp, các bảo cáo
khoa học, bài báo có liên quan và một số trang web chính thức
trong nước và nước ngoài như theseus.fi (cơ sở dữ liệu lưu trữ các

luận văn và ấn phẩm của các trường cao đẳng, đại học Phần Lan),
vietnamtourism.gov.vn (Tổng cục du lịch Việt Nam), vecita.gov.vn
(Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương),
tapchitaichinh.vn, vneconomy.vn, tin247.com… sách báo và thư
viện trường học. Những dữ liệu trên được sử dụng xuyên suốt
trong cả 3 chương của đề tài nhằm làm rõ hơn những mục tiêu,
tạo nền tảng cơ sở số liệu cho những lập luận của toàn bài.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu thì nhóm tiến hành phân tích dữ liệu
theo từng mặt, từng khía cạch của dữ liệu thu thập được, để hiểu
từng vấn đề mà dữ liệu đưa ra một cách sâu sắc, tìm kiếm được
thông tin phục vụ nghiên cứu, xác định tính hữu ích của dữ liệu và
phạm vi có thể kế thừa nội dung từ đó tiếp tục nghiên cứu triển
khai.
6. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu tổng hợp nhiều tài liệu có nghiên quan đến
đề tài nghiên cứu và khái quát một cách có hệ thống nền tảng lý
thuyết về nền kinh tế chia sẻ và mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở.
Đặc biệt, bài nghiên cứu đã bổ sung về cơ sở lý luận và xây dựng
khái niệm về mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở. Như vậy, bài nghiên
cứu có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở các khía
cạnh như sau:


Thứ nhất, hệ thống lại những cơ sở lý luận chung về nền
kinh tế chia sẻ, xây dựng khái niệm về mô hình kinh tế chia sẻ
nhà ở, phân loại, nêu ra vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế chia sẻ nói chung và mô hình kinh tế
chia sẻ nhà ở nói riêng.
Thứ hai, đề tài tiến hành phân tích đánh giá mô hình kinh tế

chia sẻ nhà ở tại Việt Nam. Đánh giá được thực trạng và nêu ra
vai trò cũng như những điểm thành công và hạn chế của mô hình
kinh tế chia sẻ nhà ở trong giai đoạn 2010-2017 tại Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp thúc đẩy sự phát
triển của mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở phù hợp với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam đến năm 2020.
7. Kết cấu bài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết
luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài nghiên
cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về nền Kinh tế chia sẻ nhà

Chương 2: Thực trạng phát triển mô hình chia sẻ nhà ở trên
thế giới và tại Việt Nam
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát
triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH TẾ CHIA SẺ
NHÀ Ở
1.1. Những lý luận cơ bản về kinh tế chia sẻ
1.1.1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ
Theo Wikipedia Tiếng Việt: Kinh tế chia sẻ (còn được gọi là
sharing economy hoặc tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị
trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng
ngang hàng (peer to peer) dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào
hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến
dựa vào cộng đồng.
Theo Idea Hunting: Nền kinh tế chia sẻ là một biểu hiện của
việc áp dụng công nghệ nhằm giảm sự lãng phí trong tiêu dùng,

hướng tới cộng đồng, thành phố thông minh – tài nguyên được
dùng một cách hiệu quả.
Nói chung, Kinh tế Chia sẻ là một hệ sinh thái kinh tế xã hội
được xây dựng xung quanh việc chia sẻ các nguồn lực con người,
vật chất và trí tuệ. Nó bao gồm việc chia sẻ sáng tạo, sản xuất,
phân phối, thương mại và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của những
người và tổ chức khác nhau. Kinh tế chia sẻ là một phương thức
trao đổi, chia sẻ tài sản, dịch vụ giữa các cá nhân với nhau thông
qua một bên thứ ba là các công ty ứng dụng công nghệ thông tin.
Mô hình kinh doanh này tận dụng tối đa nguồn lực dư thừa trong
xã hội, dựa trên việc cho thuê, trao đổi tài sản giữa người sở hữu
với người có nhu cầu sử dụng.
Kinh tế Chia sẻ là một hệ sinh thái kinh tế bền vững bao
gồm 10 khối xây dựng sau:
Con người: Con người là trung tâm của một nền Kinh tế Chia
sẻ; nó là một nền kinh tế nhân dân, nghĩa là mọi người là những


người công dân tích cực và những người tham gia trong cộng
đồng của họ và trong xã hội rộng lớn hơn.
Sản xuất: Trong một nền Kinh tế Chia sẻ, mọi người, các tổ
chức và cộng đồng như những người tham gia tích cực sản xuất
hoặc đồng sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp tác hoặc tập thể
hoặc hợp tác.
Giá trị và hệ thống trao đổi: Kinh tế Chia sẻ là một nền kinh
tế hỗn hợp, nơi có nhiều hình thức trao đổi, ưu đãi và tạo ra giá
trị. Giá trị được nhìn nhận không hoàn toàn là giá trị tài chính,
nhưng giá trị kinh tế, môi trường và xã hội rộng lớn cũng quan
trọng không kém.
Phân phối: Trong Kinh tế Chia sẻ, các nguồn lực được phân

phối và phân phối lại thông qua một hệ thống vừa có hiệu quả
vừa công bằng trên quy mô địa phương, khu vực, quốc gia và
toàn cầu.
Tài nguyên nhàn rỗi được phân bổ lại hoặc giao dịch với
những người muốn hoặc cần để họ tạo ra một hệ thống vòng tròn
hoặc vòng tròn hiệu quả, công bằng hoặc đóng. Tái chế, nâng cấp
và chia sẻ vòng đời sản phẩm là những tính năng phổ biến đối với
nền Kinh tế Chia sẻ.
Hành tinh: Một nền Kinh tế Chia sẻ đặt cả người và hành
tinh vào trung tâm của hệ thống kinh tế. Việc tạo ra, sản xuất và
phân phối giá trị hoạt động đồng bộ hoặc hài hòa với các nguồn
tài nguyên thiên nhiên sẵn có, không phải là chi phí của hành
tinh, thúc đẩy sự phát triển của con người trong giới hạn môi
trường.
Quyền lực: Kinh tế Chia sẻ trao quyền cho các công dân của
mình một cách kinh tế và xã hội và cho phép phân phối lại quyền


lực kinh tế và xã hội. Cả hai mặt đều phụ thuộc vào một quy trình
ra quyết định mở, chia sẻ, phân tán, dân chủ và các hệ thống
quản trị ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Luật chia sẻ: Trong một nền Kinh tế Chia sẻ, cơ chế cho việc
đưa ra luật là dân chủ, công khai và dễ tiếp cận. Các quy tắc,
chính sách, luật và tiêu chuẩn được tạo ra thông qua một hệ
thống dân chủ cho phép và khuyến khích sự tham gia của quần
chúng ở tất cả các cấp.
Truyền thông: Trong một nền Kinh tế Chia sẻ, thông tin và
kiến thức được chia sẻ, cởi mở và dễ tiếp cận. Thông tin liên lạc
cởi mở là trọng tâm của dòng chảy, tính hiệu quả và sự bền vững
của hệ thống kinh tế này.

Văn hoá: Kinh tế Chia sẻ thúc đẩy văn hoá, nơi mà cộng
đồng rộng lớn hơn và hàng hoá lớn hơn được xem xét. Sức khoẻ,
hạnh phúc, tin tưởng và tính bền vững là những đặc điểm nổi bật.
Tương lai: Kinh tế Chia sẻ là một hệ thống kinh tế bền vững
và bền vững được xây dựng quanh tầm nhìn dài hạn, luôn luôn
xem xét tác động và hậu quả của các hành động ngày nay đối với
tương lai. Tư duy hệ thống và nhu cầu về cách tiếp cận có hệ
thống để thay đổi là nền tảng cho sự thành công của Kinh tế Chia
sẻ.

1.1.2. Các loại hình kinh tế chia sẻ
-

Hệ thống sản phẩm dịch vụ

Hàng hóa được sở hữu tư nhân có thể được chia sẻ hoặc cho
thuê thông qua chợ kinh doanh ngang hàng peer-to-peer.


Ví dụ: "Drive Now" Eg của BMW là một dịch vụ chia sẻ xe, ở
đây cung cấp xe cho thuê thay vì phải sơ hữu một chiếc xe mới
cho riêng mình. Người dùng có thể truy cập vào, thuê một chiếc
xe hơi, cho biết nơi họ có thể nhận chúng và trả tiền cho việc sử
dụng chiếc xe đó theo phút.
- Thị trường phân phối lại
Một hệ thống tiêu thụ hợp tác dựa trên dịch vụ hoặc hàng
hóa trước khi sở hữu được truyền từ một người không muốn có
chúng cho những người muốn có chúng. Đây là một thay thế cho
các phương pháp phổ biến hơn 'giảm, tái sử dụng, tái chế, sửa
chữa" của xử lý chất thải. Trong một số thị trường, hàng hóa có

thể được miễn phí, như trên Freecycle và Kashless. Trong những
trường hợp khác, hàng hóa được trao đổi (như trên Swap.com)
hoặc bán lấy tiền mặt (như trên eBay, Craigslist, và uSell).
Ví dụ: Một dự án khởi nghiệp tại Việt Nam có tên “Dobody”
thành lập 9/2015, với khẩu hiểu “DOBODY - Mọi thứ đều có ý
nghĩa” là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ với sứ
mệnh “Phụng sự cộng đồng thông qua giải pháp mang chỗ thừa
bù vào chỗ thiếu”. Dobody được hoàn thiện với 4 chức năng khớp
lệnh cơ bản: Bán đồ thừa, Tìm đồ thiếu, Đổi đồ giao lưu và Làm từ
thiện. Trên nên tảng hệ thống, người dùng đăng tải những món
đồ, sản phẩm, dịch vụ mà mình muốn trao đổi, bán hoặc cần tìm.
Hệ thống sẽ gợi ý những người có thể đáp ứng nhu cầu của người
dùng. Đặc biệt giải pháp này còn giúp mọi người có thể chia sẻ
những khó khăn với đồng bào nghèo bằng cách quyên góp từ
thiện.
- Lối sống hợp tác
Hệ thống này được dựa trên những người có nhu cầu tương
tự hoặc cùng lợi ích với nhau để chia sẻ và trao đổi tài sản.
Ví dụ: Mới đây Ứng dụng đặt xe Grab đã mới cung cấp
thêm dịch vụ GrabShare. Theo đó, GrabShare cho phép bạn chia
sẻ chuyến xe với hành khách khác có cùng hướng đi. Bằng cách
này, bạn vừa giảm được chi phí đi lại hàng tháng, vừa có những


hành trình thú vị. Mỗi chuyến GrabShare chỉ có 2 điểm đến, do
đó, bạn cũng không phải quá lo lắng về thời gian di chuyển phát
sinh ngoài ý muốn. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm chi phí (Giá cước
GrabShare rẻ hơn 30% so với GrabCar) và giảm lượng khí thải
Carbon, chia sẻ chuyến đi, giảm lượng xe cộ lưu thông chính là
bảo vệ môi trường.

1.1.3.

Những lĩnh vực của nền kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ hiện đang được áp dụng trên 12 lĩnh vực sau:
-

Kinh tế chia sẻ trên lĩnh vực nông nghiệp là chia sẻ đất

trồng, hạt giống, gia súc, gia cầm, cũng như các kỹ năng và kiến
thức về chăn nuôi, chăm sóc cây trồng, …
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực tài chính là thực hiện tài trợ

cho một dự án hoặc liên doanh từ một số lượng lớn người thông
qua Internet, là một hệ thống trực tuyến cho phép các thành viên
cá nhân hoàn thành các giao dịch tài chính với nhau bằng cách sử
dụng một quy trình đấu giá cho phép các thành viên cung cấp các
khoản vay cho một khoản tiền cụ thể và ở một mức cụ thể, hoặc
là một nền kinh tế đang nổi lên hiện có trong một thế giới ảo,
thường là trao đổi hang hóa ảo trong bối cảnh một trò chơi trên
Internet.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực món ăn là một loại dịch vụ

ăn uống trong đó khách hàng tự phục vụ mình là chính và trả một
mức phí nhất định (như trong một bữa tiệc buffet) hoặc có thể là
một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức từ thiện mà phân phối thực

phẩm cho những người gặp khó khăn trong việc mua đủ thức ăn
để tránh đói.


-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch là nhà cung cấp tour

du lịch tư nhân quốc tế với chức năng cơ bản kết nối du khách với
người hướng dẫn thông qua nền tảng trực tuyến.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực địa ốc là một thị trường trực

tuyến và lòng hiếu khách, dịch vụ cho phép mọi người cho thuê
hoặc cho thuê ngắn hạn chỗ bao gồm cho thuê nghỉ, căn hộ cho
thuê, nhà trọ, kí túc xá giường, hoặc khách sạn phòng…
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực lao động là chia sẻ những

giá trị và những người quan tâm đến sự hiệp lực với những người
có giá trị làm việc ở cùng một vị trí.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực bất động sản là một hệ

thống trao đổi, nơi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi trực tiếp
cho các hàng hoá hoặc dịch vụ khác mà không sử dụng phương
tiện trao đổi, chẳng hạn như tiền.

-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận chuyển là một dịch vụ

chia sẻ các phương tiện di chuyển như xe đạp, ô tô hoặc chia sẻ
hành trình của mình cho mọi người để nhiều người đi cùng trên
một chuyến xe.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực quản trị học là một hình

thức thay thế của chính phủ nơi mà các lợi ích và tính sử dụng các
thuật toán máy tính được áp dụng cho các quy định và thực thi
pháp luật. Văn bản luật không thay thế nhưng nhấn mạnh để
kiểm tra hiệu quả của nó.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực kinh doanh là các mô hình

kinh doanh cung cấp cho việc phân phối sản phẩm và dịch vụ gắn
kết. Các mô hình PSS đang nổi lên như là phương tiện để cho
phép tiêu thụ hợp tác cả sản phẩm và dịch vụ, với mục tiêu là các
kết quả về môi trường.


-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực công nghệ là một mô hình

cho phép truy cập rộng khắp tới những nơi chia sẻ các nguồn tài

nguyên cấu hình (ví dụ như mạng máy tính, máy chủ, lưu trữ, các
ứng dụng và dịch vụ), có thể được nhanh chóng được cung cấp
với nỗ lực quản lý tối thiểu, thường xuyên qua Internet.
-

Kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực quyền kỹ thuật số là việc

cho phép mọi người có quyền tự do phát hành bản sao và phiên
bản sửa lỗi của một tác phẩm với quy định rằng các quyền giống
được bảo quản trong các sản phẩm phải xuống dòng.
1.1.4. Vai trò của kinh tế chia sẻ đối với nền kinh tế - xã hội
Các sản phẩm theo hình thức kinh tế chia sẻ chủ yếu tập
trung khai thác những nguồn lực có sẵn trong xã hội. Những
nguồn lực này có thể không sử dụng đến hoặc tạm thời chưa sử
dụng hoặc đang sử dụng nhưng chưa hết công suất. Thông qua
nền tảng thông tin, các nhà kinh doanh nắm bắt được và tiến
hành phân bổ lại nguồn lực này cho những người có nhu cầu sử
dụng. Chính vì thế, sản phẩm này có vai trò khá hữu ích cho quốc
gia, cho nhà đầu tư và cho người tiêu dùng:
-

Góp phần tăng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước:

Dòng sản phẩm, dịch vụ theo hình thức chia sẻ bổ sung cho
các sản phẩm truyền thống với giá bán thấp đã kích thích tăng
sức cầu của nền kinh tế. Không chỉ khai thác nguồn tài nguyên
sẵn có, kinh tế chia sẻ còn khai thác tối đa nguồn vốn, nguồn
nhân lực đang lãng phí để cung cấp cho xã hội những sản phẩm
dịch vụ đa dạng và hữu ích. Sự ra đời của dòng sản phẩm dịch vụ
này cũng đã làm tăng thu nhập cho những người đang có nguồn

lực nhàn rỗi mà nếu không có nó, các nguồn lực đó trở lên lãng
phí. Tận dụng nguồn lực đang lãng phí trong xã hội còn giúp nền


kinh tế phát triển bền vững hơn vì phương thức sản phẩm “lâu
bền” sẽ thay thế phương thức tiêu dung sản phẩm “nhanh chóng”
như hiện nay. Với việc bổ sung dòng sản phẩm dịch vụ mới, đa
dạng, phong phú được thị trường chấp nhận sẽ làm tăng GDP
theo đó thu ngân sách nhà nước cũng được bổ sung thêm.
-

Giảm bớt khoảng cách giàu nghèo:

Sản phẩm, dịch vụ theo hình thức kinh tế chia sẻ thường
phù hợp với những người có thu nhập trung bình và thấp trong xã
hội. Đối với những người là chủ sở hữu các nguồn lực sẵn có khi
tham gia vào việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, thu nhập của họ
sẽ tăng lên mà không cần tăng thêm nhiều chi phí. Đối với những
người sử dụng sản phẩm dịch vụ sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều
loại sản phẩm dịch vụ hơn và đặc biệt là với chi phí tiêu dùng
thấp. Điều này sẽ giảm chi tiêu trong ngân sách của gia đình họ.
-

Giảm các tác động tiêu cực đến môi trường:

Do tận dụng được nguồn tài nguyên có sẵn trong xã hội, các
nhà kinh doanh không cần khai thác thêm nguồn tài nguyên mới
nên đã tiết kiệm được tài nguyên, chí phí sản xuất dịch vụ. Trong
bối cảnh nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần, việc tận dụng tài
nguyên sẵn có không chỉ giảm chi phí kinh doanh cho các doanh

nghiệp mà còn giảm chi phí xã hội về việc quản lý, khai thác, bảo
vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên quóc gia. Việc sử dụng tài
nguyên đang lãng phí cũng giảm bớt tình trạng xả thải ra môi
trường và làm cho môi trường bớt ô nhiễn hơn.

-

Tạo thêm cơ hội tìm kiếm cơ hội lợi nhuận cho các nhà

kinh doanh.


Dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các nhà
kinh doanh có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ mà không cần bỏ
ra nhiều chi phí. Với ý tưởng kinh doanh phù hợp, thong qua việc
thiết lập nền tảng công nghệ thông tin, các nhà kinh doanh có thể
nắm bắt được nhu cầu “cần” và nhu cầu “có” của thị trường. Qua
đó các sản phẩm dịch vụ được “chia sẻ” từ người có nhu cầu bán
sang người có nhu cầu mua một cách dễ dàng. Cách cung cấp sản
phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin giúp cho các
nhà kinh doanh không mất nhiều chi phí về vốn, thuê văn phòng,
nhân viên. Trong điều kiện cạnh tranh ngày các khốc liệt của các
sản phẩm dịch vụ truyền thống, sản phẩm dịch vụ theo hình thức
chia sẻ tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trẻ - những người ít
vốn nhưng nhanh nhạy với thị trường và công nghệ thông tin.
-

Tăng lợi ích cho người tiêu dùng:

Dòng sản phẩm dịch vụ theo hình thức chia sẻ với chi phí

thấp và chất lượng không kém các sản phẩm truyền thống nên
người tiêu dùng có cơ hội thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn.
Không chỉ thỏa mãn yêu cầu tiêu dùng về số lượng, sản phẩm
dịch vụ theo hình thức chia sẻ còn mang lại cho người tiêu dùng
những trải nghiệm độc đáo, thú vị mà các dịch vụ truyền thống
không có được.
1.2. Những lý luận cơ bản về mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở
1.2.1.

Khái niệm mô hình kinh tế chia sẻ nhà ở

Mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình của nên kinh tế chia
sẻ nói chung, mô hình kinh doanh này cũng tận dụng tối đa
nguồn lực dư thừa trong xã hội, dựa trên việc cho thuê tài sản
giữa người sở hữu với người có nhu cầu sử dụng thông qua một
bên thứ ba là các công ty ứng dụng công nghệ thông tin, mà cụ


thể tài sản ở đây là nhà ở. Các hoạt động chia sẻ nhà ở bao gồm
thuê một phòng đơn trong nhà hoặc cho thuê toàn bộ ngôi nhà
trong một khoảng thời gian ngắn.
Một chủ sở hữu nhà có thể biến một căn phòng còn trống
thành tài sản kiếm tiền và thậm chí kiếm được một kỳ nghỉ bằng
cách cho thuê nhà của mình trong thời gian anh ta đi vắng. Du
khách nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận những nơi không tốn
kém, mà còn rất tiện lợi để ở - bao gồm các phòng nghỉ được
trang bị tốt tại những nơi được cho thuê.
Thông qua các công ty ứng dụng công nghệ thông tin về
chia sẻ nhà ở, người có nhu cầu cho thuê nhà có thể đăng ký, và
sau khi căn nhà đó có thể được khảo sát hoặc không khảo sát tùy

thuộc vào từng công ty, nó sẽ xuất hiện trên trang web của công
công ty với những hình ảnh, miêu tả cùng giá tiền cho thuê cụ
thể. Mặt khác, những người có nhu cầu với nhà ở ngắn hạn, đa
phần là những khách du lịch từ trong nước và ngoài nước sẽ xem
thông tin về những căn nhà được cho thuê trên trang web của
công ty đó, lựa chọn cho mình căn nhà hoặc căn phòng phù hợp
và tiến hành giao dịch ngay trên trang web đó. Một số trang web
điển hình đã và đang phát triển mạnh mẽ mô hình này là Airbnb,
HomeAway, PandaBeb,…
1.2.2. Những yếu tố tác động đến mô hình kinh tế
chia sẻ nhà ở
Khi quyết định tham gia vào mô hình chia sẻ nhà ở, khách
hàng thường cân nhắc kĩ về nhiều khía cạnh như địa điểm, giá cả,
sự tiện nghi,… Vì vậy, muốn hiểu rõ mô hình này cũng như đưa
mô hình ngày càng đi lên thì phải tìm hiểu về những yếu tố tác
động đến sự phát triển của mô hình.


1.2.2.1.

Yếu tố về cầu nhà ở

- Nhu cầu du lịch
Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh
tế - xã hội phổ biến, nhu cầu đi du lịch ngày một tăng cả về số
lượng và chất lượng. Vì đời sống của dân cư ngày càng được tăng
lên; các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi;
môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi, nghỉ
dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều
kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh

tế văn hoá ngày càng mở rộng. Chính vì thế nhu cầu về chỗ ở khi
đi du lịch cũng theo đó mà tăng lên.

- Yếu tố về kinh tế
Những người đi làm thuê hoặc những sinh viên thuê nhà trọ
bên ngoài nhưng tiền thuê nhà trọ quá cao một mình họ không
thể trả được hoặc họ thấy ở một mình quá lãng phí trong khi đó
cũng có rất nhiều người cũng có suy nghĩ chung nhưng lại không
có cách nào giải quyết được.
Nhiều cá nhân khi đi du lịch lại sợ khi đến nơi du lịch tìm nơi
nghỉ ngơi phải thuê khách sạn giá cao hay lại gặp phải những
người môi giới thì phải mất thêm một khoản tiền mô giới mới tìm
được chỗ ở.
- Yếu tố về xã hội
Giờ đây việc học tập cũng là một vai trò rất quan trọng
trong cuộc sống của mỗi người. Để nâng cao trình độ của mình,
mọi người luôn muốn đi đến những nơi khác để mở rộng tầm kiến
thức của chính mình do vậy việc đi du học ngày càng phát triển


×