Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nguyễn Du và Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.18 KB, 4 trang )

Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiện, quê ở Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý
tộc thời Lê, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ làm
tể tướng. Anh là Nguyễn Khản, đỗ tiến sĩ, làm đại quan trong phủ chúa.
Triều Lê - Trịnh sụp đổ, Nguyễn Du trôi giạt về quê vợ ở Thái Bình suốt
"mười năm gió bụi" rồi về sống ở Hà Tĩnh quê nhà, sống ẩn giật, tự xưng là
"Nam Hải điếu đổ", "Hồng Sơn liệp hộ".
Tây Sơn đổ, Gia Long thiết lập triều đại mới. Năm 1802, Gia Long triệu
ông ra àm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1813, Nguyễn Du được cử làm
Chánh sứ sang Trung Quốc, có lúc giữ chức Tham tri bộ Lễ, Cần chánh điện
đại học sĩ.
Tác phẩm
1. Thơ chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
- Thác lời trai phường Nón.
2. Thơ chữ Hán:
- Thanh Hiên thi tập.
- Nam trung tạp ngâm.
- Bắc hành tạp lục.
Truyện Kiều
1. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh
Tâm Tài Nhân, đời Thanh Trung Quốc để sáng tạo ra truyện Kiều, dài
3254 câu thơ lục bát, kiệt tác số một, "tập đại thành" của nền thơ ca cổ
điển Việt Nam.
2. Cốt truyện
Về đời Minh, có gia đình Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh thành được
ba người con: Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan
sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi hoạ, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp
Thanh ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng
"tình trong như đã mặt ngoài còn e". Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ


cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng "trăm năm tạc
mộ chữ đồng đến xương". Kim Trọng phải về Liễu Dương hộ táng chú. Gia
đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền
chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thuý Vân rồi theo họ Mã về Lâm Trụy.
Kiều mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục. Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất.
Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ
trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu
xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy từ Hải trở
thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ
Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy
xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng được cứu thoat rồi đi tu.
Kim Trọng trở lại vườn Thuý, kết duyên với Thuý Vân. Kim Trọng và
Vương Quan thi đỗ được bổ đi làm quan. Cả gia đình qua sông Tiền Đường
may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại
cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt...
3. Giá trị nội dung
a. Giá trị tố cáo hiện thức: lên án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực
hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người
như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu
manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh...
b. Giá trị nhân đạo: xót thương cho nỗi đau khổ của con người, tài sắc bị
dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống
của con người, v.v...
4. Giá trị nghệ thuật
a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với
những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác... trong xã hội
phong kiến suy tàn, thối nát.
b. Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi
kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đối thoại, câu truyện về nàng Kiều
diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

c. Ngôn ngữ thi ca: Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học,
sử dụng điển tích, thi liệu văn học cổ Trung Hoa với ca dao, tục ngữ, thành
ngữ... nâng lên thành một ngôn ngữ văn chương trong sáng, trau chuốt, mượt
mà, mẫu mực. Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát
trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du. "Truyện Kiều" xứng đáng là "tiếng
thương như tiếng mẹ du những ngày" (Tố Hữu).
Những ý kiến, những lời thơ hay và đẹp nói về "Truyện Kiều"
1… "Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình
đã thiết, nếu không phải có cái mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt
cả nghìn đời, thi tài nào có cái bút lực ấy..."
(Mộng Liên
Đường)
2... "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang..."
(Phạm Quí
Thích)
"Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước,
Lòng trinh không thẹn với Kim Lang"
(Nguyễn Quảng Tuân dịch)
3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình.
Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa.
Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở
Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh.
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên
Cành xuân phải trao tay khi nước mất
Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên.
Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc
Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường
Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc
Và lò trầm đêm ấy toả bay hương...

("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên)
4... Trải qua một cuộc bể dâu
Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình
Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh
Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều...
("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu).
5... Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày.
Hỡi Người xưa của ta nay,
Khúc vui xin lại so đây cùng Người!
("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×