Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ke hoach chu diem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.16 KB, 12 trang )

Chñ ®iÓm:
Thùc hiÖn 3 tuÇn ( Tõ ngµy 5/9/2009 ®Õn ngµy 20/9/2009 )
I. CĂN CỨ ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH TUẦN:
Để thiết kế được kế hoạch tuần theo chủ điểm “trường mầm non” em đã lựa chọn và căn cứ vào các nội dung sau:
- Căn cứ vào mục tiêu của chủ điểm giáo dục.
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ
- Căn cứ vào mạng nội dung
- Căn cứ vào mạng hoạt động
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn.
1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐIỂM:
- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ
- Căn cứ vào mạng nội dung
- Căn cứ vào mạng hoạt động
- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn.
Dựa vào các căn cứ trên em xác định mục tiêu chủ điểm giáo dục như sau:
a. Phát triển thể chất:
- Phát triển các cơ: tay, chân, bụng…
- Phát triển một số vận động cơ bản: Ném, bò, tung bắt bóng
- Hình thành và phát triển sự phối hợp giữa các giác quan và các cơ quan vận động
- Góp phần phát triển các phẩm chất thể lực: Sự nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai…
- Trẻ biết lợi ích của các loại thực phẩm, các món ăn ở trường mầm non
b. Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển vốn hiểu biết của trẻ về địa điểm của trường, lớp học của bé, tên các cô giáo, tên các bạn
trong lớp của mình và các lớp khác.
- Phát triển óc quan sát, tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định
- Phát triển kỷ năng nhận biết, so sánh, phân nhóm một số đồ dùng đồ chơi ở trường, lớp
- Hình thành và phát triển một số biểu tượng về toán: So sánh nhận biết sự giống và khác nhau giữa 2 nhóm đồ vật,
so sánh chiều dài 2 đối tượng.
c. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sữ dụng các từ chỉ tên gọi, các đặc điểm nỗi bật, các bộ phận của trường mầm non.


- Biết nói lên những điều quan sát được và biết thảo luận với cô, bạn.
- Biết đọc một số bài thơ về chủ điểm trường mầm non
d. Phát triển tình cảm xã hội:
- Biết quan tâm yêu thương cô giáo, bạn bè, các cô cấp dưỡng và bác bảo vệ ở trường mầm non.
- Biết chơi đoàn kết với các bạn trong lớp, trong trường, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
e. Phát triển thẩm mỹ:
- Biết tạo ra một số sản phẩm tạo hình về trường mầm non
- Biết nhận ra vẽ đẹp các khu vực, đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non và mong muốn được chăm sóc, bảo vệ.
- Biết yêu thích, hào hứng với hoạt động nghệ thuật.
2. CĂN CỨ VÀO ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA TRẺ:
a. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, vì vậy trẻ thích tìm tòi và khám phá về thế giới
xung quanh, trẻ có tính tò mò ham hiểu biết và khả năng bắt chước tái tạo lại những điều mà trẻ quan sát được từ
đó đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển nhanh
b. Khả năng phát triển của trẻ:
* Về ngôn ngữ: Trẻ có vốn từ tăng nhanh gồm nhiều thể loại từ, trẻ phát âm khá chính xác, khá rõ ràng những từ dể
phát âm. Trẻ nắm được các cấu trúc ngữ pháp cơ bản, câu trẻ phát âm khá đủ thành phần chủ yếu là câu đơn khi trẻ
nói ngược trẻ nhận ra và sửa lại được. Trẻ nghe và hiểu nhanh các ngữ điệu , giọng nói của người lớn đồng thời trẻ
thể hiện được ngữ điệu trong giọng nói của mình.
* Về tư duy: Tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cả hai loại tư duy này
đều phát triển mạnh vì vậy các thao tác tư duy như: Ghi nhớ chú ý có chủ định đều đã được hình thành và phát
triển, mức độ ý thức của trẻ cũng đã phát triển trẻ hiểu và giải thích được các hành vi
- Xúc cảm, tình cảm của trẻ phát triển mạnh và khá bền vững
* Tri giác: Trẻ bắt đầu xem xét ngắm nghía đối tượng nhưng hành động đó không theo một thứ tự nhất định
- Trẻ đã hiểu được tranh vẽ chỉ là thể hiện hiện thực và trẻ đã thiết lập mối quan hệ giữa tranh vẽ và hiện thực
- Tất cả các loại tri giác như: Nghe, nhìn, sờ mó đều được phát triển. Đặc biệt tri giác nghe phát triển rất nhanh
* Trí nhớ: Trí nhớ mẫu giáo nhỡ là loại trí nhớ máy móc và hình tượng.Trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ nhớ việc
ghi nhớ những tài liệu bằng ngôn ngữ, nhất là tài liệu giàu hình tượng, nhịp điệu vần điệu rõ ràng có nhiều tiến bộ
* Tưởng tượng: Hình ảnh tưởng tượng ngày càng phong phú hơn. Các hình ảnh của tưởng tượng vừa mang tính

hiện thực vừa mang tính chủ quan, cảm xúc rỏ nét.
* Cảm xúc tình cảm: Trẻ có nhu cầu được yêu thương và bộc lộ rất mạnh mẽ, tình cảm đối với mọi người, với thế
giới xung quanh, tình cảm phát triển nhiều phía và khá phong phú đa dạng trẻ được thích người lớn khen ngợi.
* Động cơ hành vi: Các động cơ được phát triển cả về số lượng và nội dung, các động cơ đó là động cơ đạo đức và
động cơ xã hội muốn làm gì đó cho người khác và đem lại niềm vui cho người khác
* Chú ý: Ở lứa tuổi này chú ý phát triển mạnh mẽ về hai dạng chú ý: không chủ định và có chủ định
* Ý chí: Ở mẫu giáo nhỡ trẻ biểu hiện ý chí nỗ lực cố gắng, kiên trì khắc phục khó khăn đạt tới mục đích tuy nhiên
khả năng nỗ lực kiên trì chưa cao.
* Ý thức và tự ý thức: Trẻ có ý thức mối quan hệ với mọi người và có một số luật lệ quy tắc cơ bản trong cuộc
sống như: ý thức làm quen người lạ, ý thức trong cách xưng hô.
3. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MẠNG NỘI DUNG:
- Căn cứ chủ điểm giáo dục
- Căn cứ mục tiêu chủ điểm
- Căn cứ điều kiện thực tiễn
Dựa vào các căn cứ trên em xây dựng mạng nội dung như sau:
MẠNG NỘI DUNG
Trường mầm non
LỚP HỌC CỦA BÉ
- Tên lớp, tên cô giáo,
- Tên các bạn, sở thích, giới tính.
- Đồ dùng đồ chơi trong lớp
- Hoạt động của trẻ trong ngày
- Hoạt động của cô giáo
- Một số quy định trong lớp
- Mối quan hệ giữa cô- trẻ, trẻ- trẻ
TÊN TRƯỜNG, ĐỊA ĐIỂM, CÁC KHU
VỰC TRONG TRƯỜNG
- Tên trường
- Địa điểm
- Tên gọi:

+ Khu hành chính, khu nhà bếp
+ khu sân chơi, phòng y tế
+ Phòng bảo vệ
- Chức năng của từng khu vực
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI LỚN TRONG
TRƯỜNG
- Tên riêng của từng người
- Công việc của từng người trong trường
+ Cô hiệu trưởng, hiệu phó
+ Bác bảo vệ, cô y tá
+ Các cô cấp dưỡng
4. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH MẠNG HOẠT ĐỘNG:
- Căn cứ chủ điểm giáo dục
- Căn cứ mục tiêu chủ điểm
- Căn cứ điều kiện thực tiễn
- Căn cứ mạng nội dung
Dựa vào các căn cứ trên em xây dựng mạng nội dung như sau:
MẠNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Tô màu trường mầm non
Nặn đồ chơi tặng bạn
vẽ hoa trong vườn trường
Vẽ theo ý thích
Làm bộ sưu tập về trường mầm non
HOẠT ĐỘNG LQVCBTVTOÁN
So sánh nhận biết sự bằng nhau về số lượng giữa 2
nhóm đồ vật
- So sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng giữa
2 nhóm đồ vật
So sánh chiều dài 2 đối tượng

HOẠT ĐỘNG QSKPMTXQ
Quan sát các khu vực chính trong trường
Quan sát công việc của các cô các bác làm việc trong
trường mầm non
Quan sát đồ chơi trong sân trường
Quan sát đồ dùng đồ chơi trong lớp
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
- Hát: Vui đến trường, em đi mẫu giáo, trường
chúng cháu đây là trường mầm non.
- Nghe hát: Đi học, ngày đầu tiên đi học, cô
giáo miền xuôi.
- Vận động theo nhạc: Vui đến trường, trường
chúng cháu đây là trường mầm non
Trường mầm non

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×