Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Giao dịch điện tử trong thực trạng pháp luật Việt Nam Luật Hợp Đồng (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.22 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với nhu cầu phát triển kết nối sự giao lưu kinh tế, hợp tác của các cá
nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, tập đoàn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ở
nhiều quốc gia, châu lục khác nhau đã đặt ra yêu cầu cần có một phương thức
giao kết hợp tác thuận tiện, dễ dàng đạt hiệu quả cao nhất. Chính điều này đã
hình thành nên một khái niệm mới trong giao dịch thương mại đó chính là giao
dịch điện tử.
Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó của thế giới. Các cá nhân, tổ chức ở
Việt Nam cũng đã xem giao dịch điện tử là một hình thức hữu ích trong việc
giao dịch với đối tác, thực hiện giao kết các hợp đồng… mà giao dịch bằng
phương pháp truyền thống chưa đáp ứng được.
Nhận thấy được sự cần thiết của giao dịch điện tử trong hoạt động kinh doanh
thương mại của các chủ thể thương mại, nhà nước cũng đã ban hành Luật giao
dịch điện tử năm 2005 và các thông tư, nghị định có liên quan hướng dẫn về
giao dịch điện tử, đáp ứng nhu cầu vân dụng giao dịch điện tử vào thực tiễn.
Sau đây, trong bài tiểu luận này, nhóm mình sẽ giới thiệu một cái nhìn tổng
quan về giao dịch điện tử, giúp bạn đọc nhận thấy được thực trạng và những rủi
ro trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử tại Việt Nam, từ đó đề xuất những
giải pháp khắc phục. Bài tiểu luận được thực hiện qua sự tìm tòi, hiểu biết của
các thành viên trong nhóm. Dù đã thực hiện bằng tâm huyết của cả nhóm song
bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sẽ nhận được sự góp
ý, bổ sung từ phía bạn đọc.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn !


MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa và bùng nổ cách mạng công
nghiệp 4.0, cuộc sông của chúng ta có nhiều thay đổi rất đáng kể. Và các giao
dịch của chúng ta không còn đơn thuần là giao dịch trực tiếp phải có văn bản
giấy tờ, chúng ta còn có thể giao dịch với nhau rất tiện lợi bằng hình thức giao
dịch điện tử. Chúng ta đã nghe đến nhiều về hình thức giao dịch này thậm chí là


đã và đang sử dụng nó mỗi ngày, vậy chúng ta đã hiểu hết về giao dịch điện tử
chưa?, và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về giao dịch điện tử?
Tại Việt Nam cùng với sự phát triển của internet, các giao dịch đã nhanh chóng
phát triển và trở thành nhu cầu cấp bách trong hoạt động của nhiều cơ quan nhà
nước, cá nhân, tổ chức. Theo báo cáo của bộ thương mại thì bắt đầu năm 2005
chúng ta đã bắt tay xây dựng các vấn đề về khung pháp lý cho các giao dịch
điện tử. Việc xây dựng khung pháp lý phù hợp không những góp phần tạo hành
lang cho giao dịch điện tử phát triển mà còn đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam. Trong các giao dịch điện tử không tránh khỏi việc phát
sinh các tranh chấp vướng mắc. Và đôi khi các cơ quan giải quyết còn nhiều hạn
chế. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về giao dịch điện tử, vai trò quan trọng
của pháp luật hợp đồng về giao dịch điện tử. Thực trạng giao dịch điển tử ở
nước ta như thế nào để từ đó đề xuất biện pháp hợp lý giải quyết vấn đề.


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
1. Khái niệm
- Giao dịch điện tử được pháp luật giải thích cụ thể tại Khoản 4 Điều 6 Luật
Giao dịch điện tử 2005 là giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng
phương tiện điện tử.
- Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì giao dịch điện tử tự
động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc thông qua hệ
thống thông tin đã được thiết lập sẵn.
- Theo Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì phương tiện điện tử là
phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính,
truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
- Theo điều 11, mục 1, Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm
1996 có quy định: “Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép
thể hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu

được sử dụng trong việc hình thành một hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi
hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng đã sử dụng
thông điệp dữ liệu cho mục đích đó”.
- Điều 33 Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam 2005 cũng quy định: “Hợp
đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy
định của Luật này”.
- Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005
thì: “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện,
điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công
nghệ tương tự”.
Như vậy ta thấy, Luật mẫu UNCITRAL không quy định cụ thể về hợp đồng
điện tử mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo hợp đồng điện tử dựa
trên những đặc điểm đặc trưng nhất của loại hợp đồng này. Theo nguyên tắc
chung, đối với những hợp đồng điện tử được ký kết bằng cách các bên không
trực tiếp gặp gỡ nhau, mà chỉ trao đổi thông tin qua lại bằng thư từ, quy trình
tạo lập và hình thành hợp đồng bao gồm hai giai đoạn mang nặng tính pháp lý


về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử 2005 không quy định cụ
thể về hai giai đoạn này, mà chỉ đặt ra các quy định về người khởi tạo thông
điệp dữ liệu - Điều 16; Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu - Điều 17;
Nhận thông điệp dữ liệu - Điều 18; Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 19; Gửi và nhận tự động thông điệp dữ liệu - Điều 20. Như vậy, Luật
Giao dịch điện tử năm 2005 mới chỉ quy định những vấn đề liên quan đến yếu
tố kỹ thuật của việc trao đổi trong giao dịch điện tử mà chưa đưa ra được các
quy định mang tính thủ tục pháp lý liên quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp
nhận đề nghị giao dịch ký kết hợp đồng điện tử. Chính điều này đã làm phát
sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp nếu có sau này.
Và đây cũng là một trong những thiếu sót của hệ thống pháp luật.

2. Nguyên tắc chung
Theo quy định tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005, các nguyên tắc chung
khi tiến hành giao dịch điện tử bao gồm:
- Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
- Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
- Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng.
- Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc tiến
hành giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước quy định cụ thể tại Điều 40 Luật
này.
Ngoài ra, pháp luật cũng định rõ một số hành vi bị nghiêm cấm khi giao dịch
điến tử và được quy định cụ thể tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005:
- Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ
liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép
một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại
hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về
giao dịch điện tử.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.


- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của
người khác.
II. THÔNG TIN GIAO DỊCH
1. Khái niệm thông điệp điện tử
Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được

lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
2. Hình thức thể hiện thông điệp điện tử
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử,
chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự
khác.
3. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ba loại hình thức giao kết
hợp đồng chính, bao gồm: hình thức giao kết bằng lời nói, văn bản và bằng
hành vi cụ thể.
Đối với mỗi hình thức lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, với
hình thức bằng văn bản, ưu điểm của hình thức này có giá trị pháp lý cao, các
thỏa thuận được ghi nhận rõ ràng tạo cho các bên trong giao dịch dễ dàng thực
hiện được mục tiêu của công việc. Đồng thời cũng dễ dàng phát hiện những
hành vi vi phạm hợp đồng. Thêm vào đó, đối tượng của hợp đồng thường có giá
trị cao, những giao dịch trong hợp đồng mang tính phức tạp, vì vậy mà các bên
thường chủ yếu lựa chọn hình thức này trong các giao dịch dân sự, kinh tế
thương mại.
Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 (sau đây là BLDS 2015):
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Về hình thức giao dịch dân sự,
Điều 119 BLDS 2015 khẳng định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời
nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương
tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như vậy, cơ sở pháp lý
của hình thức thông điệp dữ liệu đã được khẳng định một cách chắc chắn trong
BLDS 2015.
Ngoài ra theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng công
nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. “ Các hình thức có giá trị tương
đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình
thức khác theo quy định của pháp luật.”. Đồng thời, Luật Thương Mại 2005

cũng đưa ra nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong
hoạt động thương mại. Cụ thể tại Điều 15 của Luật này quy định: “Trong hoạt


động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ
thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận giá trị pháp lý như văn
bản”. Đối với thông tin trích xuất từ trang thông tin điện tử, theo Điều 23 Luật
Công nghệ Thông tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) “Tổ chức, cá nhân có
quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu
trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình”.
Luật GDĐT 2005 đã quy định rõ thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị
phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp
dữ liệu. Chúng có giá trị như văn bản. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu
thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là
đáp ứng yêu cầu này khi thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu có thể truy cập
và sử dụng để tham chiếu khi cần thiết.
* Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản: được quy định tại Điều 12 Luật
Giao dịch điện tử 2005 là trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể
hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu
thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để
tham chiếu khi cần thiết.
* Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc: Tại Điều 13 Luật Giao dịch điện
tử 2005 cũng khẳng định thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng
được các điều kiện sau:
- Nội dung của thông điệp dữ liệu được đảm bảo toàn vẹn kể từ khi được khởi
tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của
thông điệp dữ liệu được coi là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ
những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị
thông điệp dữ liệu.
- Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng

hoàn chỉnh khi cần thiết.
Trong giao dịch điện tử vẫn có thể tạo ra được bản sao giống hệt như bản gốc
một cách dễ dàng. Điều quan trọng ở đây là nội dung dữ liệu do một người khởi
tạo không bị thay đổi, đảm bảo tính nguyên vẹn của dữ liệu.
* Thông điệp dữ liệu có thể làm chứng cứ: Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử
2005 cũng nhấn mạnh thông điệp dữ liệu có thể làm chứng cứ, công nhận rằng
thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một
thông điệp dữ liệu. Giá trị đánh giá thông điệp dữ liệu của thông điệp dữ liệu
được dựa trên các yếu tố, bao gồm:
- Độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu.
- Cách thức đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu.


- Cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
4. Gửi, nhận thông điệp
4.1. Thời điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời
điểm, gửi thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
- Thời điểm gửi một thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu này
nhập vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo
- Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông
điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ
thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống
thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là
thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của
người nhận.
Người nhận thông điệp dữ liệu là người được chỉ định nhận thông điệp dữ liệu
từ người khởi tạo thông điệp dữ liệu nhưng không bao hàm người trung gian
chuyển thông điệp dữ liệu đó. Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch
không có thoả thuận khác thì việc nhận thông điệp dữ liệu được quy định như

sau:
a) Người nhận được xem là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ
liệu được nhập vào hệ thống thông tin do người đó chỉ định và có thể truy cập
được;
b) Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông
điệp dữ liệu độc lập, trừ trường hợp thông điệp dữ liệu đó là bản sao của một
thông điệp dữ liệu khác mà người nhận biết hoặc buộc phải biết thông điệp dữ
liệu đó là bản sao;
c) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo có
yêu cầu hoặc thoả thuận với người nhận về việc người nhận phải gửi cho mình
thông báo xác nhận khi nhận được thông điệp dữ liệu thì người nhận phải thực
hiện đúng yêu cầu hoặc thoả thuận này;
d) Trường hợp trước hoặc trong khi gửi thông điệp dữ liệu, người khởi tạo đã
tuyên bố thông điệp dữ liệu đó chỉ có giá trị khi có thông báo xác nhận thì thông
điệp dữ liệu đó được xem là chưa gửi cho đến khi người khởi tạo nhận được
thông báo của người nhận xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu đó;
đ) Trường hợp người khởi tạo đã gửi thông điệp dữ liệu mà không tuyên bố về
việc người nhận phải gửi thông báo xác nhận và cũng chưa nhận được thông
báo xác nhận thì người khởi tạo có thể thông báo cho người nhận là chưa nhận
được thông báo xác nhận và ấn định khoảng thời gian hợp lý để người nhận gửi


xác nhận; nếu người khởi tạo vẫn không nhận được thông báo xác nhận trong
khoảng thời gian đã ấn định thì người khởi tạo có quyền xem là chưa gửi thông
điệp dữ liệu đó.
4.2. Địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu
Nếu các bên tham gia giao dịch không có thỏa thuận thì:
- Địa điểm gửi thông điệp dữ liệu là trụ sở của người khởi tạo nếu người khởi
tạo là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú của người khởi tạo nếu người khởi tạo là
cá nhân. Trường hợp người khởi tạo có nhiều trụ sở thì địa điểm gửi thông điệp

dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (Điều 17 Luật
GDĐT 2005).
- Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là
cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận
là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp
dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch. (Điều 19 Luật
GDĐT 2005).
Khác với trường hợp gửi nhận văn bản hoặc các hình thức truyền thống
khác, việc gửi nhận thông điệp dữ liệu có thể tiến hành một cách tự động và
được quy định cụ thể trong Điều 20 Luật GDĐT 2005. Trong trường hợp người
khởi tạo hoặc người nhận chỉ định một hoặc nhiều hệ thống thông tin tự động
gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu thì việc gửi, nhận thông điệp dữ liệu được
thực hiện theo quy định tại các điều 16, 17, 18 và 19 của Luật Giao dịch điện tử
2005.
Trong lĩnh vực thương mại, việc hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa
một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân hoặc giữa các hệ thống thông tin
tự động với nhau không làm mất đi giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra
hay can thiệp của con người trong từng hành động cụ thể.
III. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp
đồng truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức mới chính là
giao kết hợp đồng điện tử. Khi giao kết thông qua hợp đồng điện tử các doanh
nghiệp đã giảm đáng kể được chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn
trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường
nước ngoài. Xét trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam gia nhập WTO
(11/01/2007) chưa lâu nên việc giao kết thông qua hợp đồng điện tử không chỉ
giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thị trường quốc tế mà còn tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với các hợp đồng có yếu tố
nước ngoài. Rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử được hình
thành qua giao dịch tự động trên wed.



Hợp đồng điện tử phát triển dựa trên sự bùng nổ công nghệ cao, mặc dù công
nghệ được sử dụng trong giao kết hợp đồng điện tử hiện đại, nhưng nó vẫn tồn
đọng trong đó những rủi ro kỹ thuật dẫn đễn việc tranh chấp, vi phạm hợp đồng
điện tử. Đồng thời khung pháp lý để điều chỉnh cho giao kết và thực hiện hợp
đồng điện tử tuy đã được ban hành tương đối nhiều và phổ quát, tuy nhiên giao
dịch điện tử là một lĩnh vực rộng, phát triển song song với sự đi lên của công
nghệ vì vậy mặc dù pháp luật có điều chỉnh nhưng vẫn không thể nào bao trùm
lên hết đời sống của giao dịch điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riểng.
Rủi ro quan tâm nhất trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử đó là rủi ro
liên quan đến yếu tố kỹ thuật và rủi ro liên quan đến pháp lý.
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử
1.1. Khái niệm
Theo điều 11, mục 1, Luật mẫu về Thương mại điện tử UNCITRAL năm 1996
có quy định: “Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể
hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được
sử dụng trong việc hình thành một hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của
hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng đã sử dụng thông điệp dữ
liệu cho mục đích đó”.
Điều 33 Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 cũng quy định: “ Hợp
đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy
định của Luật này”.
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Phương
tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật
số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”.
Như vậy ta thấy, Luật mẫu UNCITRAL không quy định cụ thể về hợp đồng
điện tử mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo hợp đồng điện tử dựa
trên những đặc điểm đặc trưng nhất của loại hợp đồng này. Theo nguyên tắc

chung, đối với những hợp đồng điện tử được ký kết bằng cách các bên không
trực tiếp gặp gỡ nhau, mà chỉ trao đổi thông tin qua lại bằng thư từ, quy trình
tạo lập và hình thành hợp đồng bao gồm hai giai đoạn mang nặng tính pháp lý
về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử 2005 không quy định cụ
thể về hai giai đoạn này, mà chỉ đặt ra các quy định về người khởi tạo thông
điệp dữ liệu - Điều 16; Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu - Điều 17;
Nhận thông điệp dữ liệu - Điều 18; Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 19; Gửi và nhận tự động thông điệp dữ liệu - Điều 20. Như vậy, Luật
Giao dịch điện tử năm 2005 mới chỉ quy định những vấn đề liên quan đến yếu
tố kỹ thuật của việc trao đổi trong giao dịch điện tử mà chưa đưa ra được các


quy định mang tính thủ tục pháp lý liên quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp
nhận đề nghị giao dịch ký kết hợp đồng điện tử. Chính điều này đã làm phát
sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp nếu có sau này.
Và đây cũng là một trong những thiếu sót của hệ thống pháp luật.
1.2. Đặc điểm
Xét về đặc điểm của Hợp đồng điện tử thì Hợp đồng điện tử có tính phi biên
giới, tính vô hình và phi vật chất, tính hiện đại và chính xác, ngoài ra tính rủi ro
cũng là một đặc điểm cần được cân nhắc khi tham gia giao kết loại hợp đồng
này.
- Tính phi biên giới: Trong giao dịch điện tử có phạm vi quốc tế, kể cả giao
dịch điện tử dân sự và giao dịch thương mại điện tử, các bên thực hiện việc
truyền các thông tin dữ liệu thông qua một mạng mang tính toàn cầu, vì vậy
không có khái niệm biên giới nữa. Một thương nhân dù anh ta ở đâu, ở từng địa
phương khác nhau hay ở phạm vi quốc tế, dù vào thời điểm nào cũng có thể
giao dịch với đối tượng của mình mà không có một cản trở nào. Việc xác định
vị trí, địa điểm, nơi mà thương nhân này tiến hành trở nên khó khăn hơn so với
hợp đồng truyền thống, thậm chí là đôi khi không thể thực hiện được. Điều này

sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp khi cần xác định địa điểm giao kết hợp đồng
điện tử, đặc biệt khi chúng được giao kết với thương nhân nước ngoài.
- Tính vô hình, phi vật chất: Môi trường điện tử là một môi trường số hóa, môi
trường ảo, vì vậy các hợp đồng điện tử mang tính vô hình, phi vật chất, nghĩa là
hợp đồng tồn tại được chứng minh được lưu trữ bởi các dữ liệu điện tử chứ
không sờ mó được giống như các dạng vật chất khác. Tính vô hình và phi vật
chất này khiến cho việc xác định bản gốc, chữ ký của hợp đồng trớ nên khác xa
so với các hợp đồng bằng giấy trắng mực đen truyền thống.
- Tính hiện đại chính xác: Tính hiện đại của hợp đồng được thể hiện ở chỗ,
hợp đồng điện tử được ký kết dựa trên việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật
hiện đại, là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ. Việc sử dụng các
công nghệ đó mang độ chính xác cao cho giao dịch. Có giao dịch mà mà tất cả
các bước đều được tự động hóa (ví dụ một quy trình tự động để mua hàng trên
Internet).
- Tính rủi ro: Phương thức giao kết hợp đồng điện tử có những rủi ro nhất
định. Với sự phát triển đáng kinh ngạc của thương mại điện tử, người ta cũng
đang đối mặt với những rủi ro phát sinh từ việc giao kết hợp điện tử, mà nguyên
nhân phát sinh những rủi ro đó là do tính vô hình, tính hiện đại của hợp đồng
điện tử đem lại. Trong môi trường ảo, đôi khi thật khó xác định năng lực của đối
tác giao kết hợp đồng, xác định xem đon đặc hàng trên Internet là thật hay là
giả. Tính vô hình khiến cho việc lưu trữ hợp đồng nhằm đảm bảo bằng chứng về
hợp đồng trong trường hợp xảy ra tranh chấp là đều không đơn giản. Làm thế


nào để có một chữ ký điện tử đáng tin cậy, làm thế nào để bảo mật được hợp
đồng điện tử và chữ ký điện tử, làm thế nào để chóng lại rủi ro chống phá của
các “hacker”. Trên thực tế, có nhiều người đã phải chịu thiệt hại do những rủi ro
này mang lại. Khách hàng bị mất tiền do việc bảo mật không tốt thẻ tín dụng,
nhiều doanh nghiệp do không lấy được tiền bởi những hợp đồng giả mạo chữ ký
điện tử, nhiều vụ tranh chấp rơi vào bế tắt khi cơ quan giải quyết tranh chấp

không thể tìm được cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bên có lợi ích bị xâm
phạm.
- Về luật điều chỉnh: Những đặc điểm riêng biệt của hợp đồng điện tử so với
hợp đồng truyền thống khiến cho luật điều chỉnh hợp đồng điện tử cũng khác
với luật điều chỉnh hợp đồng truyền thống. Vì pháp luật truyền thống chưa đề
cập đến những vấn đề như thông điệp dữ liệu, trao đổi thư điện tử, chữ ký điện
tử... và vì vậy, chưa thể giải quyết những vấn đề đặc thù phát sinh từ việc giao
kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Do đó, người ta không thể dùng pháp luật
được xây dựng để điều chỉnh luật giao kết và thực hiện hợp đồng truyền thống
để làm cơ sở pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh từ việc giao kết và thực
hiện hợp đồng điện tử. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới, bên cạnh các đạo
luật về hợp đồng truyền thống, người ta đã phải ban hành Luật giao dịch điện
tử, Luật thương mại điện tử, Luật về chữ ký điện tử, các đạo luật này sau khi
được ban hành sẽ có hai tác dụng:
+ Đem lại niềm tin cho các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử từ đó sẽ
kích thích các bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử nhiều hơn và với giá trị
cao hơn.
+ Tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp phát sinh khi giao kết hợp đồng
điện tử.
1.3. Trình tự giao kết
Hai giai đoạn mang nặng tính pháp lý về thủ tục, đó là: Giai đoạn đề nghị giao
kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, Luật Giao
dịch điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về hai giai đoạn này, mà chỉ đặt ra
các quy định về Người khởi tạo thông điệp dữ liệu - Điều 16; Thời điểm, địa
điểm gửi thông điệp dữ liệu - Điều 17; Nhận thông điệp dữ liệu - Điều 18; Thời
điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu - Điều 19; Gửi và nhận tự động thông
điệp dữ liệu - Điều 20. Như vậy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 mới chỉ quy
định những vấn đề liên quan đến yếu tố kỹ thuật của việc trao đổi trong giao
dịch điện tử mà chưa đưa ra được các quy định mang tính thủ tục pháp lý liên
quan đến các giai đoạn đề nghị và chấp nhận đề nghị giao dịch ký kết hợp đồng

điện tử. Chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho việc
giải quyết tranh chấp nếu có sau này.
1.3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng


Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành không quy định cụ thể về lời mời
“đề nghị giao kết hợp đồng”, “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập
thông qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Về bản chất, việc giao kết hợp
đồng nói chung cũng như giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói riêng đều
bao gồm hai hoạt động “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận giao kết hợp
đồng”. Tuy nhiên, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị định 52/2013/NĐCP lại không sử dụng thuật ngữ này, nhưng trong giao kết hợp đồng khi sử dụng
chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tại mục 2 Nghị định 52/2013/NĐCP) lại dùng sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết”, “chấp nhận giao kết” mà
không thông qua thông điệp dữ liệu điện tử. Việc quy định thuật ngữ thiếu đồng
nhất giữa văn bản luật và nghị định hướng dẫn hay trong cùng nghị định là thiếu
hợp lý về kỹ thuật lập pháp.
1.3.2. Chấp nhận giao kết hợp đồng
Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng không xác định rõ thời điểm hợp đồng
điện tử được coi là đã giao kết. Điều 17, 18, 19 của Luật này chỉ quy định về
thời điểm, địa chỉ gửi, địa chỉ nhận thông điệp dữ liệu mà không có quy định
nào đề cập việc nhận một thông điệp dữ liệu như thế nào thì được coi là chấp
nhận chào hàng và từ đó hình thành hợp đồng điện tử. Việc xác định thời điểm
hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những điều kiện xác
định hiệu lực trong hợp đồng. Có thể thấy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và
các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy định nào về điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy định các trường hợp hợp
đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử vô hiệu.
Hơn nữa, trong hầu hết các văn bản luật và dưới luật liên quan đến giao dịch
điện tử, hợp đồng điện tử, thương mại điện tử, chữ ký điện tử,… đều không có
sự kết nối với các văn bản pháp luật quy định về hợp đồng, giao kết hợp đồng,
hợp đồng điện tử bị vô hiệu và cách giải quyết. Đây là sự không đồng bộ của

quy định pháp luật về giao dịch hợp đồng điện tử nói chung và Luật Giao dịch
điện tử năm 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP nói riêng.
2. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng điện tử
2.1. Ưu điểm
Thông qua những nghiên cứu cho thấy việc giao kết hợp đồng điện tử cũng có
nhiều lợi ích, đặc biệt là cho các nhà kinh doanh. Những lợi ích này có thể thấy
được thông qua ưu điểm của hợp đồng điện tử. Ưu điểm của họp đồng điện tử
bao gồm:
- Giúp các bên tiết kiệm được thời gian đàm phán, giao kết hợp đồng. Quá
trình giao kết hợp đồng bao gồm nhiều bước, từ tìm hiểu đối tác, giới thiệu sản
phẩm dịch vụ, gửi đơn chào hàng, đàm phán các điều khoản hợp đồng, ký kết,
sửa đổi, lưu trữ,..Nếu tất cả những công việc đó đều diễn ra bằng với giấy trắng,


mực đen thì thời gian để thực hiện là không ngắn đối với hai bên. Các cuộc điều
tra cho thấy 80% thời gian để ký hợp đồng sẽ được tiết kiệm bằng việc sử dụng
hợp đồng điện tử. Việc sử dụng Internet sẽ giúp người tiêu dùng, giúp các bên
giao kết, kể cả các bên giao kết là doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian giao
dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax,
bằng khoảng 0.5% thời gian giao dịch qua bưu điện.
- Bằng việc giao kết hợp đồng điện tử các doanh nghiệp giảm được chi phí
giao dịch, bán hàng:
+ Một nhà kinh doanh chỉ cần ngồi tại doanh nghiệp (có thể là ở nhà riêng) của
mình cũng có thể giao dịch cùng lúc với nhiều khách hàng, giao kết được nhiều
hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau và ở nhiều nơi trên thế giới. Điều không
thể có được đối với hình thức giao kết hợp đồng truyền thống. Trong thương
mại điện tử qua Intemet/web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng
cáo tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch giao hàng, giao dịch thanh
toán).

+ Ngày nay chúng ta có thể tìm đối tác một cách dễ dàng hơn thông qua công
cụ tìm kiếm trên Internet đặc biệt là các đối tác tại các nước phát hiển, nơi có tỉ
lệ phổ cập Internet rất cao. Chúng ta chỉ cần vào một trong các công cụ tìm
kiếm hiện nay như www.google.com, www.yahoo.com và gõ vào vài từ khóa
liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm là chỉ vài giây sau chúng ta có một danh sách
khá dài và chỉ sau vài giờ phân loại, sàng lọc thông tin, chúng ta có thể có trong
tay một danh sách đối tác tiềm năng. Để xem thông tin chi tiết về một đối tác
hay một sản phấm, dịch vụ mà họ cung cấp chúng ta có thể vào trang web của
họ. Điều này không thể có được đối với hình thức giao kết hợp đồng truyền
thống. Bằng phương tiện điện tử, nhà kinh doanh cùng với việc giảm thời gian
giao kết hợp đồng cũng sẽ giảm một cách đáng kể chi phí để thực hiện điều đó:
• Trước hết là giảm chi phí giao dịch, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng
5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển Fax nhanh, chi phí thanh
toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% - 20% chi phí thanh toán thông thường.
Các ứng dụng Internet sẽ thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp với các nhàcung cấp
và khách hàng, từ đó sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin và ký kết hợp đồng điện
tử nhanh hơn.
• Tiếp đến hợp đồng điện tử có thể làm giảm chi phí giấy tờ do tất cả các thông
tin đều được gửi và nhận trực tiếp mà không cần được thể hiện bằng bất kỳ hình
thức giấy tờ nào. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất
nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài tiêu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn
rằng như bỏ hẳn). Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải
phóng nhiều công đoạn sự việc để có thể tập trung vào nghiên cứu phát hiển
nhằm đưa đến những lợi ích lâu dài nếu như việc nhìn nhận vấn đề từ gốc độ


chiến lược. Đồng thời, việc lưu trữ các hợp đồng điện tử nói riêng và các thông
tin điện tử nói chung, xét về mặt kỹ thuật của công nghệ thông tin, đều có thể
được thực hiện một cách nhanh chóng mà không tốn kém chi phí giấy tờ.
- Sử dụng hợp đồng điện tử sẽ giúp đấy nhanh tiến độ “số hóa” đổi với việc

mua bán một số sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch thương mại điện tử thường
được chia làm hai nhóm:
+ Một là, giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường.
Trong nhóm này, Internet hay các mạng mở khác được sử dụng như một phương
tiện cho các giao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng thậm
chí cả thanh toán, nhưng việc giao hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải
thực hiện một cách vật chất thông qua những phương tiện truyền thống.
+ Hai là, giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ số hóa. Trong nhóm này
việc giao dịch, việc thực hiện giao kết hợp đồng, thanh toán và cung ứng hàng
hóa, dịch vụ đều được thực hiện thông qua việc truyền các thông điệp dữ liệu đã
một cách toàn diện. Công nghệ thông tin bản thân nó đang xâm nhập vào các
lĩnh được số hóa giao dịch loại nào sẽ được thực hiện theo quy trình thương mại
điện tử vực kinh tế - xã hội và cho ra đời một số sản phẩm đặc thù là sản phẩm
so (digital products). Đây là sản phẩm phi vật thể như: các chương trình phần
mềm, các website, nhạc, phim truyện, sách điện tử... các sản phẩm này có thể
mua bán trao đổi qua mạng.
Đối với việc giao dịch mua bán các sản phẩm đặc thù này, hợp đồng điện tử sẽ
là phương thức phù hợp, tiện lợi và nhanh chóng nhất.
- Sử dụng hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới phát triển với tốc độ nhanh chóng và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trên thế giới diễn ra ngày càng khóc liệt, việc tìm kiếm được nhiều đối tác,
khách hàng, tìm kiếm thị trường mới, tổ chức được kênh cung ứng linh hoạt,
gọn nhẹ, nhanh chóng với chi phí giảm cũng như khả năng phản ứng nhanh hơn
với các cơ hội trong vòng quay của thế giới kinh doanh là những lợi thế không
thể thiếu đối với một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển theo kịp với thị
trường thế giới.Thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng
chính là chiếc chìa khóa dẫn các doanh nghiệp đến với những cơ hội, thử thách
cũng như đưa doanh nghiệp tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nắm được thông tin phong phú:
+ Thương mại điện tử (đặc biệt là khi sử dụng Internet/web) đã giúp cho các
doanh nghiệp nắm được các thông tin phong phú về kinh tế và thương mại (có
thể gọi chung là thông tin thị trường) nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược


sản xuất và kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước,
khu vực và cả quốc tế.
+ Giao kết hợp đồng điện tử thông qua mạng (Internet/web) sẽ tạo điều kiện
cho các chủ thể, dù họ là doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, nguời tiêu dùng; dù
họ ở trong nuớc hay ở ngoài nuớc vẫn có thể giao kết trực tiếp (liên lạc trực
tuyến) và liên tục mà không bị cản trở bởi khoản cách về thời gian, về địa lý...
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giao kết hợp đồng, đặc biệt là hợp
đồng thuơng mại điện tử có thể hợp tác quản lý, tận dụng tối đa các cơ hội kinh
doanh trong phạm vi một nuớc cũng nhu ở khu vực hay ở môi truờng kinh
doanh quốc tế.
+ Việc tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng nhu đã phân
tích ở trên là yếu tố quan trọng làm giảm chi phí kinh doanh nói chung của
doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hơn nữa trong môi truờng điện tử, thông tin đuợc truyền dẫn từ nguời khởi tạo
và nguời nhận hầu nhu là ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là, các doanh nghiệp
nhờ vào các phuơng tiện điện tử, có thể tiếp cận và nắm bắt đuợc một cách kịp
thời những cơ hội kinh doanh mới, ký kết đuợc các hợp đồng một cách nhanh
chóng.
Khẳng định lợi thế của việc giao kết hợp đồng điện tử, chúng ta không thể
phủ nhận vai trò của việc giao kết hợp đồng theo phuơng thức truyền thống. Hai
phương thức này cần được doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhằm bổ sung, hỗ
trợ cho nhau một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất. Có những khách
hàng chưa được chuẩn bị và chưa quen với hình thức kinh doanh mới này hoặc
có những thị truờng chưa có khung pháp lý tốt cho hoạt động thuơng mại điện

tử phát hiển thì việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gây ra những rủi ro nhất định
cho các nhà kinh doanh. Ngược lại tại một số thị truờng mà giao dịch điện tử đã
được thực hiện rất phổ biến, điển hình là thị truờng Mỹ, thì các giao kết hợp
đồng điện tử là cách thức để tiếp cận thị truờng này và là cách thức tiếp cận các
khách hàng tại thị truờng này một cách nhanh nhất.
2.2. Nhược điểm
2.2.1. Rủi ro liên quan đến kỹ thuật
Khi giao kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là hợp đồng điện tử được hình thành
qua giao dịch tự động trên wed, người kinh doanh website thương mại điện tử
và người mua hàng có thể gặp các rủi ro liên quan đến yếu tố kỹ thuật. Xét trên
góc độ công nghệ, có 03 bộ phận rts dễ bị tấn công và tổn thương khi thực hiện
giao dịch điện tử, đó là máy tính của khách hàng (CLIENT), máy chủ của doanh
nghiệp (server) và đường truyền thông tin trên Internet.
- Các đoạn mã nguy hiểm


Các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau như các loại
virus, worm (sâu). Đoạn mã nguy hiểm là các chương trình máy tính có khả
năng nhân bản và tự sao chép các bản sao của chính nó và lây sang các chương
trình, các tệp dữ liệu khác của máy tính. Dần dần, các đoạn mã nguy hiểm được
tạo ra để đánh cắp địa chỉ email, thông tin đăng nhập, dữ liệu cá nhân và thông
tin tài chính. Các đoạn mã nguy hiểm đe dọa tính toàn vẹn và khả năng hoạt
động liên tục, thay đổi nội dung dữ liệu hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn hoạt động
của hệ thống.
- Tin tặc và các chương trình phá hoại
Tin tặc là thuật ngữ dùng để chỉ những người truy cập trái phép vào một
website hoặc hệ thống máy tính. Lợi dung lỗ hổng của hệ thống bảo vệ website
để tấn công nhằm phá hỏng hệ thống bảo vệ website. Mục tiêu có thể là lấy cắp
dữ liệu website thương mại điện tử hoặc sử dụng chương trình phá hoại gây ra
sự có làm mất uy tín hoặc phá hủy các website.

2.2.2. Rủi ro về thanh toán thẻ tín dụng
Trong thương mại điện tử, khi thanh toán hợp đồng điện tử bằng các công cụ
thanh toán điện tử thì mối đe dọa lớn nhất đối với khách hàng là mất thông tin
liên quan đến thẻ tín dụng hoặc các thông tin liên quan đế giao dịch sử dụng thẻ
trong quá trình thanh toán. Ngoài ra, khi đột nhập vào website thương mại điện
tử tin tặc còn lấy cắp thông tin cá nhân cảu khách hàng như tên địa chỉ, điện
thoại để mạo danh khách hàng lập các tài khoản tín dụng mới nhắm phục vụ các
mục tiêu khác.
- Tấn công từ chối dịch vụ
Đối với các website cung cấp hình thức giao kết hợp đồng được hình thành
qua giao dịch tự động trên web, bản thân số lượng đơn hàng là rất lớn, nếu đang
trong quá trình khách hàng giao kết hợp đồng mà xảy ra tấn công sẽ dẫn đến
hợp đồng này bị gián đoạn, doanh nghiệp bán hàng sẽ không thẻ tổng kết đơn
hàng trong khi hệ thống đã xác nhận đơn hàng đối với người mua, dẫn đến tình
trạng vi phạm hợp đồng. Mặc dù những đợt tấn công này không phá hủy thông
tin hay truy cập vào những vùng cấm của máy chủ nhưng tạo ra phiền toái, gây
cản trở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên website thương mại
điện tử.
- Kẻ trộm trên mạng
Kẻ trộm trên mạng là một dạng của chương trình nghe trộm, giám sát sự di
chuyển của thông tin trên mạng. Kể trộm có thể trộm các thông tin có giá trị
như dữ liệu kinh doanh doanh ngiệp, các báo cáo mật..,mà rất khó để có thể phát
hiện.


Xem lén thư điện tử là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng.Kỹ thuật
xem lén thư điện tử sử dụng một đoạn mã ẩn bí mật gắn vào thông điệp dữ liệu
thư điện tử ,cho phép người nào đó có thể giám sát toàn bộ các thông điệp
chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu
- Kẻ giả mạo

Tin tặc che giấu danh tính thực bằng cách đánh lừa sử dụng email giả mạo
hoặc giả mạo như là một người khác để thực hiện các mưu đồ bất chính . Sự lừa
đảo cũng có thể liên quan đến việc thay đổi hoặc làm chệch hướng các liên kết
web tới một địa chỉ khác độc hại
2.2.3. Rủi ro liên quan đến pháp lý
- Rủi ro liên quan đến điều kiện về hình thức cảu hợp đồng
Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp dồng phải được thể hiện bằng
hình thức văn bản hoặc và có công chứng, chứng thực phải đăng ký hoặc xin
phép thì phải tuân theo quy định đó. Nếu tuân thủ thì trong nhiều trường hợp,
hợp đồng bị tuyên vô hiệu. Mặc dù Luật Thương mại 2005, tạo khoản 15 điều 3
có quy định thông điệp dữ liệu có giá trị tương đương văn bản và bộ luật dân sự
2005 tại Khoản 1 Điều 124 quy định “giao dịch dân sự thông qua phương tiện
điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Tuy nhiên trong trường hợp giao dịch theo pháp luật yêu cầu là phải là hợp
đồng bằng văn bản có công chứng chứng thực mà giao dịch qua phương tiện
điện tử thì hợp đồng đó sẽ không có giá trị. Hiện nay,pháp luật chưa quy định về
công chứng điện tử
- Rủi ro liên quan đến chữ kí
Trong hợp đồng truyền thống, thông thường sử dụng chữ kí hoặc điểm chỉ,
đóng dấu để xác định chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp
đồng điện tủ thì có chữ kí điện tử. Để ký các chữ ký điện tử cần thiết bị tạo chữ
ký điện tử và nhận dạng, xác thực chữ ký điện tử tức là phải có phần cứng và
phần mềm chuyên dụng để tạo ra chữ ký điện tử hay còn gọi là chương trình ký
điện tử. Chữ ký điện tử khắc phục được những nhược điểm của chữ ký trên giấy
thông thường như chữ ký số rất khó giả mạo vì với công nghệ kỹ số mỗi chữ số
sẽ hoàn toàn khác nhau nếu nội dung văn bản đó chỉ khác nhau dù một chi tiết
nhỏ, dữ liệu tạo chữ ký không gắn duy nhất với người ký, mà nó còn phụ thuộc
vào chương trình tạo chữ ký, khó phát hiện được các thay đổi đối với bản thân
chữ ký sau khi ký.
Tuy nhiên, trong giao kết hợp đồng điện tử được hình thành qua giao dịch tự

động trên web thì người tiêu dùng không sử dụng chữ ký số đẻ xác nhân hợp
đồng mà thông thường là các hợp đồng mua hàng được gửi qua email, hoặc xác
nhân đơn hàng qua điện thoại, fax, ...


Như vậy, đây đã tạo ta rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử được hình thành
qua giao dịch điện tử tự động trên web, khi mà sự xá nhận của các bên thường
không căn cứ chứng minh hoặc giá trị của chứng cứ không cao.
- Rủi ro liên quan đến bản gốc
Trong hợp đồng truyền thống,văn bản gốc là văn bản bằng chứng quan trọng
,tin cậy xá thực nội dung thông tin ghi nhận trong văn bản do đảm bảo 3 nguyên
tắc là tính nguyên vẹn,tính xác thực và tính không thể thay thế được. Hợp đồng
điện tử, bản gốc được xác định theo thông điệp dữ liệu, theo đó tại điều 13 Luật
giao dịch điện tử có quy định :
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
 Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi
tọa lần đầu tiên dưới dạng một file thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
 Nội dung của của thông thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội
dung đó chưa được thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong
quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu
 Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng
hoàn chỉnh khi cần thiết
Như vậy, thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi thỏa mãn 02 điều kiện
là toàn vẹn và có thể truy cập sử dụng dưới dạng hoàn chỉnh Để đảm bảo tính
toàn vẹn,khi giao két hợp đồng điện tử ,các bên có thể lập một hợp đồng bằng
định dạng PDF của Adobe(là loại định dạng khó bị thay đổi)và gắn kèm chữ kí
số được chứng thực cảu các bên. Cách thức này đảm bảo tính toàn vẹn của
thông điệp dữ liệu vì trường hợp có sự thay đổi nội dung hợp đồng sau khi kí thì
chữ kí số sẽ biến mất.
- Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Sự xuất hiện cảu Internet đặt ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quy định pháp
lý về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu,quyền tác giả,sáng chế,…Trong
giao dịch điện tử, đặc biệt là với các hàng hóa có thể số hóa được thì vấn đề vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ thường xuyên xảy ra. Các tác phẩm phim ảnh,
video,nhạc, sách, điện tử, phần mềm… được một số trang web sao chép lậu,
crack và bán cho người tiêu dùng. Như vậy người tiêu dùng sử dụng những bản
quyền vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thường xuyên xảy ra,dù tinh vi cỡ nào thì
chất lượng cũng không thẻ bằng bản của nhà sản xuất, và khi bị phát hiện thì
website bán các sản phẩm này buộc phải đóng,thu hồi những sản phẩm đã
bán,như vậy người tiêu dùng bị thiệt hại trực tiếp.Thêm vào đó nhà sản xuất, tác
giả của những tác phẩm trên cũng bị thiệt hại. Thứ nhất, là không tôn trọng
quyền tác giả.Thứ hai, là ảnh hưởng đến quyền tài sản của quyền sở hữu trí tuệ.


Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong giao kết và thực hiện hợp đòng điện
tử được hình thành qua giao dịch tự động trê web.
 Thứ nhất, tranh chấp về lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử. Các thông
điệp dữ liệu được hinh thành bởi các thiết bị điện tử được lập trình trước và các
giao dịch được tiến hành với tốc độ hành, khoảng cách thường xa và số lượng
giao dịch lớn nên lỗi trong qua trình giao dịch thường xảy ra rất nhiều nhưng lại
rất khó nhận thấy và rất khó khắc phục kịp thời.
 Thứ hai, yếu tố thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử. Đối với các hợp
đồng truyền thống thì sự thỏa thuận luôn là điều chú ý đầu tiên trong hợp
đồng.Tuy nhiên, hợp đồng điện tử thì yếu tố thỏa thuận có phần bị hạn chế. Đối
với các hợp đồng được thiết lập qua thư điện tử (email)thì có sựu thỏa thuận
giữa chủ thể, nhưng các hợp đồng như hợp đồng truyền thốngđược đưa lên
websit, hợp đồng duyệt web.hợp đồng nhất chuột, hợp đồng gói kèm thì các thể
tham gia giao kết có thể được thể hiện ý chí để thỏa thuận hay không khi mà
giao kết hợp đồng chỉ có 02 lựa chọn là đồng ý hay khong đồng ý
Đối với hợp đồng giao dịch được hình thành qua giao dịch tự động trên web,

người mua không được đàm phán trực tiếp đói với doanh nghiệp bán, tuy nhiên
người mua có quyền lựa chọn so sánh các sản phẩm, các doanh nghiệp khác
nhau để từ đó lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhất. Và hơn hẳn các loại hợp
đồng kia, người mua hàng có quyền dừng giao kết hợp đồng của mình trong
suốt quá trình hình thành nên hợp đồng.
Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn không được đàm phán, thỏa thuận với người
bán về giá, chất lượng sản phẩm, chính sách hậu mãi, bồi thường hợp đồng,
phạt hợp đồng… mà các yếu tố này doanh nghiệp sẽ cung cấp trên website
thương mại điện tử, người mua hàng chỉ nếu chấp nhận thì mua, không chấp
nhận cũng không có quyền thay đổi.
 Thứ ba, điều khoản lạm dụng được cá bên bán hàng đưa ra nhằm loại trừ
trách nhiệm của người bán; hạn chế loại trừ quyền khiếu nại,khởi kiện của
người mau; cho phép bên bán giải thích điều khoản hợp đồng khi có điều khoản
được hiểu khác nhau .
*** Tuy có những khó khăn nhất định, nhưng người ta không thể hạn chế tốc
độ phát triển của thương mại điện tử và cũng không thể phủ nhận vai trò của
giao dịch điện tử trong nền kinh tế quốc tế. Vấn đề là làm sao có một khung
pháp lý thống nhất trên phạm vi quốc tế cũng như quốc gia, để đảm bảo cho các
bên tham gia vào giao dịch điện tử có cơ sở để tiến hành công việc kinh doanh
một cách thuận lợi nhất.
3. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống


Hợp đồng truyền thống là những hợp đồng được ký kết theo phương thức
truyền thống như các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và giao kết hợp đồng trực
tiếp bằng lời nói, văn bản thậm chí bằng hành vi cụ thể hoặc giao kết hợp đồng
thông qua trao đổi thư từ, tài liệu giao dịch bằng đường bưu điện. Còn hợp đồng
điện tử là hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử. Về mặt pháp lý thì
hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều là hợp đồng. Vì vậy, chúng
cũng có điểm giống và khác nhau.

3.1. Sự giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Thương mại điện tử không làm thay đổi thương mại truyền thống. Thương
mại điện tử là một hình thức kinh doanh mới, kinh doanh qua phương tiện, một
cách thức mới trên cơ sở áp dụng các công nghệ hiện đại. Vì vậy hợp đồng điện
tử và hợp đồng truyền thống có nhiều điềm giống nhau cơ bản như:
- Chúng đều là hợp đồng mà hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự như Điều 385
của Bộ luật dân sự 2015 đã khẳng định. Dù là hợp đồng nào đi nữa thì điều
quan trọng là hợp đồng nếu các bên giao kết đạt được sự thoả thuận, sự thỏa
thuận rõ ràng cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Sự thống nhất ý chí
giữa các bên đối với nhau là điều quan trọng làm nên hợp đồng, dù là hợp đồng
truyền thống hay hợp đồng điện tử.
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử hay hợp đồng truyền thống chúng
đều dựa trên cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến
hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng,
quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải
quyết tranh chấp khi phát sinh, nếu có.
- Khi giao kết hợp đồng các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ nguyên tắc
giao kết hợp đồng. Có hai nguyên tắc giao kết hợp đồng: tự do giao kết hợp
đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và nguyên tắc tự nguyện
bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Hai nguyên tắc này
được áp dụng cho tất cả hợp đồng.
- Cả hai hợp đồng này đều phải tuân thủ những quy định có liên quan đến việc
thực hiện hợp đồng. Khi thực hiện hợp đồng các bên trong họp đồng phải tuân
thủ ba nguyên tắc thực hiện hợp đồng. Thứ nhất: đúng đối tượng, số lượng,
chủng loại thời hạn phương thức và các thỏa thuận khác; thứ hai: thực hiện hợp
đồng một cách trung thực theo tinh thần hợp tác và các bên cùng có lợi, đảm
bảo tin cậy lẫn nhau; thứ ba: không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3.2. Điểm khác nhau của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

Stt Tiêu chí Hợp đồng truyền thống

Hợp đồng điện tử


1

Hình
thức

Nhiều hình thức khác nhau
Chỉ có một hình thức là các giao
có thể bằng lời nói, bằng văn
dịch điện tử, các dữ liệu điện tử và
bản, văn bản có công chứng,
được thể hiện trên các phương tiện
văn bản có chứng thực, văn
điện tử...
bản có người làm chứng...

Chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực
cụ thể mà không áp dụng đối với
Áp dụng rộng rãi trong mọi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
hoạt động của đời sống kinh dụng đất, quyền sở hữu nhà và các
tế, xã hội, mọi ngành, mọi bất động sản khác, văn bản về thừa
lĩnh vực....
kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định
ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử,
Phạm vi
2

hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
áp dụng
Áp dụng dễ dàng và phổ Hạn chế áp dụng hơn và chỉ áp
biến trong đời sống hằng dụng cho những người tham gia giao
Khả
ngày và đã quá quen thuộc dịch biết về các giao dịch điện tử,
3 năng áp với tất cả các chủ thể tham biết về kỹ thuật điện tử, các thông
dụng
gia giao dịch...
điện dữ liệu....
Hạn chế hơn rất nhiều, ngoài điều
Phổ biến, rộng rãi là cá kiện như hợp đồng truyền thống ra
Chủ thể nhân, tổ chức có đầy đủ năng còn phải là người biết về công nghệ
4 tham gia lực hành vi dân sự và năng thông tin, thông điệp dữ liệu điện tử
lực pháp luật dân sự.
và phải có kiến thức, phương tiện để
ký kết
thực hiện các giao dịch điện tử.
Thông thường các bên gặp
Thông thường là hợp đồng mẫu sẵn
gỡ, đàm phán, dự thảo, sửa
do một bên gửi cho bên kia và bên
Phương đổi, bổ sung các điều khoản kia gần như chỉ có động thái là chấp
5 thức ký và tiến hành ký kết văn bản nhận hay không chấp nhận, nếu chấp
với nhau và thậm trí là trước
kết
nhận thì xác nhận việc đã chấp nhận.
mặt nhau...
Chữ ký phải được xác định Các bên có thể khởi tạo và đăng ký
là đúng chữ ký của người chữ ký với tổ chức chứng thực chữ

6 Chữ ký
tham gia giao dịch, đối với ký điện tử.
trong
các tổ chức thì phải là người


đại diện cho các tổ chức, tùy
theo quy định cụ thể có thể
hợp đồng
phải chứng thực, công chứng
về việc ký kết.

IV. CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ VÀ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Con người đã sử dụng các hợp đồng dưới dạng điện tử từ hơn 100 năm nay với
việc sử dụng mã Morse và điện tín. Vào năm 1889, tòa án tối cao bang New
Hampshire (Hoa kỳ) đã phê chuẩn tính hiệu lực của chữ ký điện tử. Tuy nhiên,
chỉ với những phát triển của khoa học kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi
vào cuộc sống một cách rộng rãi.
Vào thập niên 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy fax để
truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn thể
hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu
điện tử.
Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các
số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết
bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người
dùng (EULA) khi cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online.
1. Khái niệm
1.1. Chữ ký điện tử
(tiếng Anh: electronic signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn
bản, hình ảnh, video...) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó.

Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế,
chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng: xác định được người chủ của
một dữ liệu nào đó: văn bản, ảnh, video,... dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.
Hai khái niệm chữ ký số (digital signature) và chữ ký điện tử (electronic
signature) thường được dùng thay thế cho nhau mặc dù chúng không hoàn toàn
có cùng nghĩa. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử (chữ ký điện tử
bao hàm chữ ký số).
1.2. Chữ ký số
Theo Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký
điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống
mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và
khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:


- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa
công khai trong cùng một cặp khóa;
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi
nêu trên.
Chữ ký số được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy
trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều
kiện sau đây: Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối
cảnh dữ liệu đó được sử dụng; dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của
người ký tại thời điểm ký; mọi thay đổi đối với chữ ký số sau thời điểm ký đều
có thể bị phát hiện; mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau
thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. Chữ ký số đã được tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an
toàn.
1.3. Dịch vụ chứng thực chữ ký số
Theo Điều 4 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì dịch vụ chứng thực chữ ký số
là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ

chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người
đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
- Tạo cặp khóa hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa bao gồm khóa công khai và khóa bí
mật cho thuê bao.
- Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao.
- Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số.
- Cung cấp thông tin cần thiết để giúp chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký
số trên thông điệp dữ liệu.
2. Điều kiện để hợp pháp hóa chữ ký số
2.1. Giá trị pháp lý
Điều 24 Luật GDĐT 2005 có quy định:
+ Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó
đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử
dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và
chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;

Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó
thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.


+ Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ
quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp
ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức
đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật này và chữ ký
điện tử đó có chứng thực.
- Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một
quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các
điều kiện sau (Khoản 1 Điều 22 Luật GDĐT 2005):

+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ
liệu đó được sử dụng;
+ Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm
ký;
+ Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
+ Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều
có thể bị phát hiện.
Ngoài ra, chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại
khoản 1 Điều 22 Luật GDĐT 2005 và sẽ được hợp pháp hóa giống với các chữ
ký hợp đồng bình thường.
Theo Điều 8 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP thì
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối
với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được
ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều
9 Nghị định này.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan
tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu
thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó
được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt
Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực
như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
số công cộng của Việt Nam cấp.
2.2. Quy trình tạo lập chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử cần bắt buộc sử dụng một mã hoá khoá công cộng (public key).
Nếu muốn tạo chữ ký điện tử thì cần thiết thêm cả mã hoá khoá cá nhân (private
key). Bạn dùng khoá cá nhân để ký – chỉ là 1 dạng mã – sau đó chỉ cung cấp



khoá công cộng cho người cần công nhận chữ ký đó (chẳng hạn như ngân hàng,
nơi bạn vay tiền). Khoá cá nhân và công cộng với quan hệ tương ứng sở hữu
nhau, nhưng chỉ trên bình diện toán học, bởi vậy mã khoá công cộng với thể
công nhận được chữ ký đó mà không cần cần biết khoá cá nhân. Trên thực tại,
không thể dựa vào khoá công cùng mà đoán ra khoá cá nhân.
Chữ ký điện tử được tạo ra bằng bí quyết ứng dụng thuật toán băm một chiều
trên văn bản yêu cầu ký điện tử để tạo ra văn bản phân tách, sau đó dùng khóa
bí hiểm (private key) để mã hóa tạo ra chữ ký số đính kèm có văn bản gốc để
gửi đi. Khi nhận, văn bản được tách ra làm 2 phần, phần văn bản gốc được tính
toán lại bằng thuật toán fingerprint để so sánh sở hữu fingerprint cũ được phục
hồi từ việc sử dụng khóa công khai (public key) để giải mã.
Việt Nam đã ban hành Luật GDĐT ngày 29/11/2005; Nghị định
130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT về chữ ký số và dịch vụ
chứng nhận chữ ký số. Theo đó, lúc tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động
công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, công ty cần dùng chữ ký số công
cộng do đơn vị chế tạo dịch vụ chứng nhận chữ ký số công cộng cấp, ngày nay
toàn bộ hầu hết những doanh nghiệp đều bắt buộc kê khai thuế qua mạng.
Việc giải quyết thủ tục kê khai thuế cho cá nhân, công ty – tổ chức - cá nhân
vào mỗi cuối tháng thường gây quá chuyên chở cho cơ thuế quan, gây phiền hà
cho người nộp thuế. Chính do đó, để thực hành những giao dịch điện tử như nộp
giấy tờ thuế, dùng hóa đơn điện tử… một bí quyết đơn thuần và lợi ích hơn, tổ
chức – cá nhân buộc phải dùng với chữ ký điện tử.
2.3. Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử và bên chấp nhận chữ ký điện
tử
2.3.1. Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử
Theo quy định tại Điều 25 Luật GDĐT 2005:
- Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người
kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí
của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.
- Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:

+ Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký
điện tử của mình;
+ Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình,
phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp
nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;


×