Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.41 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ BÍCH THỦY

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Kon Tum - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Phản biện 1: PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế cũng như
ngành kế toán thế giới, kế toán Việt Nam cũng có những bước phát
triển đáng kể, không ngừng cải thiện về chất lượng, theo kịp với tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra. Năm 2015, Chính
phủ ban hành Nghị định số 16/2015/ND – CP ngày 16/2/2015 thay
thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày 25/4/2006 về quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công lập đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại các
đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam.
Với những nỗ lực và phát triển mạnh mẽ, tuy chỉ là một khu
vực tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhưng Bệnh viện Đa
khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi đã có những bước phát triển và nhiều
thay đổi trong mô hình quản lý cũng như các hoạt động của mình.
Bệnh viện đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng cường công
tác quản lý trong đó chú trọng đến nâng cao vai trò của thông tin kế
toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy tổ chức kế toán ở đơn vị
còn nhiều bất cập. Thông tin do kế toán mang lại chưa đáp ứng được
nhu cầu quản lý. Vì vậy, tổ chức kế toán tại đơn vị này cần phải hoàn
thiện để đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ một cách hiệu quả.
Xuất phát từ lý do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ
chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum” làm luận văn thạc sĩ. Mục đích nghiên cứu của luận văn
là tìm hiểu thực trạng kế toán tại bệnh viện và đưa ra những giải
pháp có tính khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện công tác tổ
chức kế toán hơn và nâng cao chất lượng tại bệnh viện để phát triển

mạnh mẽ hơn.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa
khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, từ đó chỉ ra được
những mặt còn tồn tại, hạn chế trong tổ chức kế toán, đề xuất các giải
pháp giúp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh viện.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum hiện nay như thế nào?
Giải pháp nào để hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa
khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trong những năm tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực
trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc
Hồi.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức kế
toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi, số liệu nghiên
cứu thu thập từ năm 2015 đến năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia,
dùng để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện
Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp liên quan đến
tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi. Dữ
liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp thu thập từ Phòng Kế toán và các
Khoa chuyên môn để phân tích thực trạng công tác kế toán tại Bệnh
viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi. Ngoài ra, tác giả tham khảo

các quy định về hạch toán tại Bệnh viện.


3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài đưa ra những giải pháp giúp Bệnh viện Đa khoa Khu vực
huyện Ngọc Hồi khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong tổ
chức kế toán.
Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại
đơn vị sự nghiệp công lập.
Về thực tiễn: Nghiên cứu đưa ra được những giải pháp hoàn
thiện tổ chức công công tác kế toán.
Qua đó, góp phần làm cho công tác kế toán tại Bệnh viện Đa
khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi hoàn thiện hơn, phục vụ đắc lực cho
việc điều hành, quản lý và sử dụng nguồn tài chính tại đơn vị.
7. Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tại Bệnh viện Đa khoa
Khu vực huyện Ngọc Hồi
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh
viện Đa khoa Khu vực huyện Ngọc Hồi
8. Tổng quan về tài liệu


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1.1. Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.3. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP
1.2.1. Các nguyên tắc chủ yếu về quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập
Nguyên tắc chủ yếu trong đơn vị sự nghệp công lập, nhằm mục
đích trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp
trong việc tổ chức công viêc sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và
nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát huy
mọi khả năng của đơn vị.
Đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức
thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

-

Cơ chế tự chủ về các khoản thu, mức thu
Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm
chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao
động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các
khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu
có), đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng như sau:


5

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định
thu nhập
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
Nguồn do kinh phí ngân sách nhà nước cấp; Nguồn thu từ hoạt động
sự nghiệp; Nguồn viện trợ, tài trợ, quà, biếu tặng; Nguồn khác
Thứ nhất:Nguồn kinh phí nhà nước cấp
Thứ hai, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm:
Thứ ba, nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho không phải
nộp ngân sách theo chế độ:.
Thứ tư, nguồn khác gồm:
Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán
bộ, viên chức trong đơn vị.
Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật
1.2.2 Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách
Đơn vị sự nghiệp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức
thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Về nội dung chi, thực hiện theo quy định tại Nghị định số
16/2015/ND – CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ bao gồm:
Chi thường xuyên:
Chi không thường xuyên:


6
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập có thể căn cứ vào đặc

điểm chi để tiến hành theo dõi chi tiết theo từng nhóm chi cụ thể như
sau:
Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân (chi cho con người)
Nhóm II: Chi mua hàng hóa dịch vụ phục vụ công tác quản lý
hành chính và chuyên môn ….
Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
Nhóm IV: Các khoản chi khác
1.2.3 Tổ chức chấp hành dự toán thu chi ngân sách
Chấp hành dự toán chi ngân sách là quá trình sử dụng tổng hợp
các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu
thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực.
Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp
công lập tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết
đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải
có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ,
tiết kiệm và có hiệu quả.
Tóm lại, quá trình chấp hành dự toán thu- chi, đối với các đơn vị
được sử dụng nhiều nguồn thu cần phải có những biện pháp quản lý
thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích trên cơ sở hiệu
quả và tiết kiệm. Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu
đảm bảo tài chính cho hoạt động, các đơn vị sự nghiệp công lập phải
có kế hoạch theo dõi, quản lý các khoản chi đúng mục đích để hoàn
thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả.
Để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập
phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt phải tổ chức vận
dụng công tác kế toán theo quá trình xử lý thông tin nhằm liên tục
giám sát quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng.


7

1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP
1.3.1. Công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập
a. Khái niệm
b.Vai trò tổ chức kế toán
c. Nguyên tắc tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập
- Nguyên tắc thống nhất
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
a. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình này, đơn vị chỉ tổ chức 01 phòng kế toán tập
trung, toàn bộ công việc kế toán đều được thực hiện tập trung tại
phòng kế toán. Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc chỉ bố trí các nhân
viên kế toán làm nhiệm vụ thực hiện ban đầu, thu thập, kiểm tra
chúng từ, định kỳ gửi về phòng kế toán của đơn vị.
Mô hình tổ chức kế toán tập trung chỉ thích hợp với các đơn vị
có quy mô vừa hoặc nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung
b. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa phân tán, vừa tập
trung
Mô hình này phù hợp với các đơn vị lớn có nhiều đơn vị trực
thuộc, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung, vừa phân tán, mức độ
phân cấp quản lý kinh tế tài chính, trình độ quản lý khác nhau.
1.3.3 Tổ chức chứng từ
Về nội dung, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán được
hiểu là tổ chức việc ban hành, ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân



8
chuyển và lưu trữ tất cả các loại chứng từ kế toán sử dụng trong đơn
vị nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin đó
phục vụ cho ghi sổ kế toán và tổng hợp kế toán.
Hiện nay, chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp
công lập tuân theo quy định của Luật kế toán, Ngày 10/10/2017 Bộ
tài chính ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp, thay thế chế độ kế toán đơn vị hành chính
sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư
185/2010/TT-BTC.
1.3.4 Tổ chức tài khoản kế toán
Điều 23 Luật Kế toán số 88/2015/QH quy định: “đơn vị phải
căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài Chính quy định để
chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị”. Như vậy quan
điểm này được xây dựng dựa trên nguyên tắc các đơn vị kế toán phải
tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà nước đồng thời khi thiết lập
hệ thống tài khoản cần tính đến những sự phù hợp với hoạt động của
đơn vị.
1.3.5 Tổ chức sổ kế toán và hình thức kế toán
Tuỳ vào điều kiện và đặc điểm của đơn vị, các đơn vị sự nghiệp
công lập có thể lựa chọn một trong các hình thức kế toán:
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
Hình thức kế toán Nhật ký chung;
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
1.3.6 Tổ chức báo cáo kế toán
1.3.7 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1


9

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA
KHU VỰC NGỌC HỒI
Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi là bệnh viện đa khoa khu
vực tuyến tỉnh đóng chân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, phía Bắc
Kon Tum, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Kon Tum. Trong những năm qua
bệnh viện đã thực hiện nhiều đổi mới trong công tác khám, chữa
bệnh cũng như đầu tư trang thiết bị của bệnh viện.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Chức năng và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Đa khoa
khu vực Ngọc Hồi Chức năng, nhiệm vụ:
2.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN
2.2.1. Nguồn thu tài chính tại bệnh viện
Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị năm
2016-2017
Năm 2016

Năm 2017

Trong đó
STT

NỘI DUNG

1


Tổng số lượt KB

1.1

Điều trị nội trú

1.2
2

Tổng

BN
BHYT

BNVP

32.125 19.632

12.493

Điều trị ngoại
4.265
3.526
trú
Tổng thu viện
24.905 20.504
phí (triệu đồng)

Trong đó
Tổng


BN
BHYT

BNVP

36.584

20.598

15.986

730

5.112

3.654

1.458

4.065

26.187

23.368

2.530


10

- Nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước được cấp dựa trên dự toán
mà bệnh viện lập, gửi Sở Y Tế và Sở Tài chính xem xét, phê duyệt,
cấp phát kinh phí thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Nguồn
kinh phí này được Kho bạc Nhà nước nơi bệnh viện mở tài khoản
giám sát, theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình cấp phát, tiếp nhận kinh
phí theo từng mục, đảm bảo thực hiện đúng dự toán đã đề ra.
- Nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế bao gồm các khoản
thu cho các hoạt động khám bệnh nội trú, ngoại trú; điều trị bệnh
nhân nội, ngoại trú; các dịch vụ xét nghiệm, chiếu chụp, chẩn đoán
hình ảnh; các phẫu thuật, thủ thuật... được thực hiện nghiêm chỉnh
theo quy định của Nhà nước về mức thu viện phí và bảo hiểm y tế.
- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được quản lý và sử
dụng, hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Mọi
khoản viện trợ và các khoản thu khác đều được Phòng Tài chính –
Kế hoạch làm thủ tục xác nhận đầy đủ theo quy định.
Nguồn thu khác chủ yếu là khoản thu từ dịch vụ cho thuê nhà
ăn, trông giữ xe, cho thuê nhà tang lễ, hội trường, kinh doanh nhà
thuốc bệnh viện, vận chuyển bệnh nhân cho thuê mặt bằng,...
Bảng 2.2: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn từ 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn thu
BHYT

Năm 2015
Tổng

%

Năm 2016
Tổng


%

Năm 2017
Tổng

%

10.857

76.29

20.504

82.33

23.368

89.23

Viện Phí

3.113

21.88

4.065

16.33


2.530

9.67

Thu khác

260

1.83

336

1.34

289

1.10

14.230

100

24.905

100

26.187

100


Cộng

(Nguồn: Phòng KH-TC, Bệnh viện Ngọc Hồi)
Hàng tháng, Trưởng phòng tài chính - kế toán và thủ quỹ tổ


11
chức kiểm kê quỹ định kỳ để kiểm tra lượng tiền mặt tại ngân quỹ
đơn vị nhằm phát hiện kịp thời trường hợp thiếu hụt ngân quỹ để có
biện pháp xử lý và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên. Giám đốc bệnh
viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng
phòng tài chính-kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ.
2.2.2. Các khoản chi tại bệnh viện
Bảng 2.3: Tỷ trọng các khoản chi từ nguồn kinh phí nhà nước
( Đơn vị: 1.000 đồng)
Nhóm
chi

Năm

Năm 2016

2015
Tổng

%

Tổng

3,125,012 59.76 3,256,426


II

1,652,365

%

61.8 5,462,230

65.4

31.6 1,856,321 35.23 2,653,211 31.77

III

326,500

6.24

IV

125,632

2.4

5,229,509

Tổng

%


I

Tổng

Năm 2017

156,236

100 5,268,983

0
2.97

-

0

236,512

2.83

100 8,351,953

100

Nguồn:Báo cáo thu chi tại bệnh viện năm 2015-2017
Nhóm I: Chi thanh toán cá nhân những năm trở lại đây, kinh phí
thường xuyên do NSNN cấp tập trung phân bổ cho khoản chi này do
đó, khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi từ

nguồn NS, từ 59.76% đến 65.4% tổng chi.
Nhóm chi II - Chi hàng hóa dịch vụ từ nguồn NSNN cấp tỷ
trọng từ 31.6% năm 2015 tăng nhẹ lên 31.77% năm 2017. Điều này
ngoài lý do ảnh hưởng lớn của khoản chi nghiệp vụ chuyên môn thì
một phần nguyên nhân do chính sách kiểm soát các khoản chi quản
lý mà đặc biệt là chi cho nhu cầu sử dụng điện, nước và các khoản


12
chi khác như in ấn tài liệu chuyên môn …của bệnh viện chưa tốt.
Nhóm chi III- Chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ. Khoản chi này
chiếm tỷ trọng thấp và gần tiến tới bằng 0 vì những năm gần đây, tại
bệnh viện không phát sinh nhu cầu này. Máy móc trang thiết bị và cơ
sở vật chất đã được trang bị đáp ứng nhu cầu đơn vị.
Nhóm chi IV- Các khoản chi khác chủ yếu là chi tiếp khách và
khoản chi phí này luôn được tiết kiệm tối đa.
Trước khi tiến hành chi các khoản chi thường xuyên hay các
khoản chi không thường xuyên, các khoản chi đều được lập kế hoạch
trước và được cấp trên và Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Tất cả các
khoản chi tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi đều thực
hiện đúng theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước, chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp hiện hành, chế độ đấu thầu và mua sắm tài
sản, sử dụng đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy
định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi.
Bảng 2.4 Phản ánh các khoản chi thường xuyên và không
thường xuyên giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn chi giai đoạn từ 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn chi
Chi


thường

xuyên
Chi

Năm 2015

Cộng

Năm 2017

Tổng

%

Tổng

%

Tổng

%

24.173

99.95

30.476


98.52

34.912

95.25

0

455

1.47

1.740

4.75

12

0.005

2.3

0.01

24.185

100

30.931


100

không

thường xuyên
Chi khác

Năm 2016

0
36.652

100

(Nguồn: Phòng KH-TC, Bệnh viện Ngọc Hồi)


13
Tất cả các nghiệp vụ chi đều được lập đầy đủ chứng từ theo dõi
theo đúng quy định. Trừ một số đặc biệt như mua vật dụng, súc vật...
dùng cho hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu, chữa bệnh đã được giám
đốc bệnh viện phê duyệt theo kế hoạch đã được lập trước đó nhưng
không có hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành thì Phòng Tài
chính – Kế hoạch của bệnh viện lập bảng kê thể hiện chi tiết người
địa chỉ, họ tên và chữ kí của người bán hàng để làm bằng chứng xác
thực cho đối với nghiệp vụ phát sinh.
Bảng 2.5. Dự toán chi thường xuyên theo các năm 2015-2017
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT
1

2
3
4
5
6
7

8

9

10

Nội dung
Chi
cho
người
lao
động
Tiền lương
Phụ
cấp
lương
Tiền thưởng
Phúc lợi tập
thể
Các
khoản
đóng góp
Chi phí thuê

mướn
Sửa chữa tài
sản phục vụ
công
tác
chuyên môn
Thanh toán
dịch vụ công
cộng
Vật tư văn
phòng

Tổng số

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

141,542,927

45,265,325

47,625,302

48,652,300

24,908,634


7,589,622

8,695,362

8,623,650

9,421,084

3,029,854

3,125,632

3,265,598

1,861,599

520,035

652,032

689,532

1,650,000

550,000

550,000

550,000


1,800,000

600,000

600,000

600,000

1,800,000

600,000

600,000

600,000

1,050,000

350,000

350,000

350,000

600,000

200,000

200,000


200,000

600,000

200,000

200,000

200,000


14
STT

Nội dung

11

Công tác phí

12

13

14

15

16


Tổng số

Chi nghiệp vụ
chuyên môn
Chi mua hàng
hóa, vật tư dự
trữ
Mua sắm tài
sản dùng cho
công tác
Sửa chữa tài
sản phục vụ
công
tác
chuyên môn
và các công
trình cơ sở hạ
Chi khác

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

750,000

250,000

250,000


250,000

1,200,000

400,000

400,000

400,000

10,687,050

3,562,350

3,562,350

3,562,350

1,570,800

523,600

523,600

523,600

3,361,560

1,120,520


1,120,520

1,120,520

210,000

70,000

70,000

70,000

Nguồn: Báo cáo chi tiêu tại bệnh viện 2015-2017
2.3. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU
VỰC NGỌC HỒI
2.3.1. Bộ máy kế toán của Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc
Hồi
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thu
viện phí

Kế toán chứng từ
khám chữa bệnh
của bệnh nhân

Kế toán

kho

Kế toán
thuế

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại bệnh viện đa khoa khu
vực Ngọc Hồi


15
2.3.2. Tổ chức chứng từ kế toán
Lập

Kiểm tra

Luân chuyển

Bảo quản và

chứng từ

chứng từ

chứng từ

lưu trữ

Trình tự luân chuyển chứng từ
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ tại bệnh viện
đều được lập chứng từ đầy đủ và chính xác theo quy định hiện hành,

kiểm tra độ chính xác của nó và trình cấp có phẩm quyền phê duyệt.
Sau khi thực hiện xong nghiệp vụ, chứng từ đã có đầy đủ xác nhận
của các bên liên quan, kế toán tiến hành phân loại, sắp xếp chứng từ
kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ,
phục vụ cho công tác kiểm tra sau này. Tất cả các chứng từ tại bệnh
viên sau khi được lập đều được kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo
tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép
trên chứng từ kế toán, tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, tính chính xác của số liệu,
thông tin trên chứng từ.
Hệ thống chứng từ kế toán hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa khu
vực Ngọc Hồi (Phụ lục 3) thực hiện căn cứ vào danh mục chứng từ
kế toán quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế
toán hành chính sự nghiệp, do Bộ tài chính ban hành ngày 10 tháng
10 năm 2017. Hệ thống chứng từ kế toán tại Bệnh viện bao gồm các
chứng từ thể hiện các giao dịch về tiền lương lao động, vật tư, TSCĐ
và tiền tệ.


16
Bảng 2.6: Một số mẫu chứng từ về lao động tiền lương, vật
tư, TSCĐ, tiền tệ tại bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Ngọc Hồi
 Một số mẫu chứng từ về lao động tiền lƣơng
STT

Tên chứng từ

1
2
3

4
5
6

Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm
Bảng thanh toán tiền phẫu thuật
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

 Một số mẫu chứng từ về vật tƣ tại đơn vị
STT
Tên chứng từ
1
Biên bản giao nhận dụng cụ
2
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
3
4
5
6

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
Hóa đơn mua hàng
Biên bản định giá thanh lý vật tư thu hồi
 Một số mẫu chứng từ về TSCĐ tại đơn vị

STT


Tên chứng từ

1
2

Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ

3
4
5

Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Bảng tính hao mòn TSCĐ


17
 Một số mẫu chứng từ về tiền tệ tại đơn vị
STT Tên chứng từ
1

Phiếu thu

2

Phiếu chi

3


Giấy đề nghị tạm ứng

4

Giấy thanh toán tạm ứng

5

Biên bản kiểm kê quỹ

6

Giấy đề nghị thanh toán

7

Biên lai thu tiền

8

Phiếu tạm thu của bệnh nhân

9

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo tập huấn

2.3.3. Tổ chức tài khoản kế toán
Hiện nay, để hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh tại bệnh viện, Phòng Tài chính – Kế hoạch đang sử dụng hệ

thống tài khoản kế toán quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC
hướng dẫn chế toán hành chính sự nghiệp, do Bộ tài chính ban hành
ngày 10 tháng 10 năm 2017 (Phụ lục 4). Đồng thời dựa trên yêu cầu
của công tác quản lý tài chính và ghi sổ kế toán, bệnh viện đã tổ chức
xây dựng các tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 và cấp 4 cho một số tài
khoản cấp 1, nhằm cụ thể đối tượng kế toán cần phản ánh.
Tuy nhiên, TK 214, TK 461 vẫn chưa được không theo dõi chi
tiết theo từng nguồn hình thành. Bên cạnh đó, mặc dù đã có những
sửa đổi bổ sung trong hệ thống tài khoản theo thông tư hướng dẫn
mới nhưng hiện tại đơn vị vẫn chưa đưa vào sử dụng một số tài
khoản như TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” và
TK 642 “Chi phí quản lý chung”. Điều này phần nào ảnh hưởng đến
việc đánh giá và phân tích thông tin kế toán tại đơn vị.


18
2.3.4. Công tác kế toán một số phần hành chủ yếu tại bệnh
viện
a. Công tác kế toán thu hoạt động tại bệnh viện
. Quy trình thu viện phí tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc
Hồi được tiến hành như sau:
- Nhận hồ sơ bệnh án ghi nhận lại quá trình điều trị của bệnh
nhân.
- Xác định đúng bệnh nhân là đối tượng không tham gia BHYT,
có tham gia BHYT hay tham gia bảo hiểm dịch vụ..
- In bảng kê chi phí khám, chữa bệnh nội trú và kiểm tra lại về
số lượng với hồ sơ bệnh án.
- Gửi bảng kê chi phí khám, chữa bệnh nội trú cùng với hồ sơ
bệnh án cho bộ phận kiểm soát trước khi chuyển cho nữ hộ sinh của
các khoa điều trị.

- Thu từ viện phí trực tiếp từ người bệnh và cơ quan bảo hiểm
xã hội.
Ngoài nguồn thu từ viện phí thì bệnh viện còn các nguồn thu
khác như từ NSNN, bảo hiểm… Doanh thu từ các nguồn thu này
được theo dõi trên TK 511 “Các khoản thu”.
Bảng 2.7: Tổng hợp nguồn thu giai đoạn từ 2015-2017
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Nguồn thu
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
BHYT
10.857 76.29 20.504 82.33 23.368 89.23
Viện Phí
3.113 21.88 4.065 16.33 2.530
9.67
Thu khác
260
1.83
336 1.34
289
1.10
Cộng
14.230

100 24.905
100 26.187
100
( Nguồn: BCTC năm 2015-2017)
b. Công tác kế toán chi hoạt động tại bệnh viện
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán các khoản chi như Bảng


19
thanh toán tiền lương, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Bảng chấm
công, Bảng chấm công làm thêm giờ, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất
kho, Phiếu chi, Phiếu thoái trả viện phí (chứng từ nội bộ trong bệnh
viện)... kế toán tiến hành xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
2.3.5. Tổ chức báo cáo kế toán và công tác kiểm tra kế toán
Bảng 2.8. Danh mục báo cáo kế toán áp dụng tại Bệnh viện
đa khoa khu vực Ngọc Hồi
STT Ký hiệu
Tên báo cáo
Danh mục Báo cáo tài chính
1 B01/BCTC
Báo cáo tình hình tài chính
2 B02/BCTC
Báo cáo kết quả hoạt động
3 B03a/BCTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
4 B03b/BCTC
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
5 B04/BCTC
Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo Quyết toán

Ký hiệu

Tên báo cáo

1

B01/BCQT

Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động

2

F01-01/BCQT

Báo cái chi tiết chi từ NSNN và nguồn phí được khấu
trừ, để lại

3

F01-02/BCQT

Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án

4

B02/BCQT

Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm soát, thanh
tra, tài chính


5

B03/BCQT

Thuyết minh báo cáo quyết toán

STT

2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong tổ chức kế toán
2.4.2. Những hạn chế trong tổ chức kế toán
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2


20
CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
3.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC NGỌC HỒI
3.1.1. Hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán
Bệnh viện cần thực hiện tốt ngay từ công tác ghi chép ban đầu
để có thể thu nhận, cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác và trung thực
những thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh.
Trong công tác kiểm tra chứng từ kế toán, đơn vị cần tăng
cường nâng cao tinh thần trách nhiệm của bộ phận kế toán mà chủ
yếu là kế toán trưởng trong khâu kiểm tra lần hai.
Để hạn chế tình trạng một số chứng từ kế toán khi được chuyển
đến phòng kế toán không đảm bảo tính kịp thời và khách quan, bệnh

viện cần phân nhiệm rõ ràng và xây dựng một quy trình luân chuyển
chứng từ khoa học, phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động và tổ
chức của đơn vị nhằm rút ngắn thời gian luân chuyển của chứng từ
qua các khâu và đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của kế toán là
thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về các hoạt
động kinh tế tài chính diễn ra trong quá trình hoạt động của đơn vị.
3.1.2. Hoàn thiện tổ chức tài khoản kế toán
Thứ nhất, cần phân định rõ hoạt động sự nghiệp và hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ để trên cơ sở đó tổ chức hệ thống tài
khoản phản ánh các khoản thu, chi từ đó tập hợp chi phí, tính giá
thành và xác định kết quả tương ứng cho từng loại hoạt động. .
Thứ hai, đơn vị cần xây dựng các tài khoản kế toán chi tiết cấp
2, cấp 3, cấp 4 phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị,


21
đảm bảo phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ, chi tiết mọi nội dung đối
tượng kế toán, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy tính và thõa
mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.
Thứ ba, nghiên cứu tổ chức tài khoản kế toán chi tiết đáp ứng
tốt hơn yêu cầu quản trị và phù hợp với đặc điểm quản lý của ngành.
3.1.3. Hoàn thiện việc vận dụng sổ kế toán

-

Cần tiếp tục hoàn thiện sổ kế toán theo hướng ghi chép đơn

giản nhưng vẫn đảm bảo cung cấp số liệu kế toán trung thực, chính
xác. Nên thiết kế các mẫu sổ và trình tự ghi chép vào sổ kế toán vừa
phải đảm bảo yêu cầu quản lý vừa phù hợp với hệ thống tài khoản,

phương pháp hạch toán với những báo cáo kế toán sẽ được xây
dựng. Hệ thống sổ phải khoa học, đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối
chiếu, tiện cho việc kiểm tra và thuận lợi cho việc ứng dụng tin học
hoá vào công tác kế toán.
Hệ thống sổ kế toán của đơn vị khi được lập và in ra cần phải
được thực hiện các yếu tố pháp lý như điền đầy đủ số trang sổ, ngày
mở sổ, ký duyệt đầy đủ, đóng dấu đơn vị và đóng dấu giáp lai vào sổ,
nghiêm túc chấp hành nguyên tắc sửa chữa số liệu đã ghi sai trên sổ
kế toán theo đúng phương pháp chữa sổ đã có quy định, tránh để tình
trạng tẩy xoá, sai sót trên sổ, bảo quản và giữ gìn sổ sách theo đúng
quy định.
3.1.4. Hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán
Sau khi kỳ kế toán kết thúc, bộ phận kế toán bệnh viện thực
hiện lập các báo cáo kế toán bao gồm các báo tài chính và báo cáo
quyết toán và gửi lên cơ quan chủ quản là Sở Y Tế.
Theo quy định, giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm
cá nhân trước cơ quan chủ quản về quản lý tài chính trong bệnh viện
về các nguồn thu cũng như các khoản chi của bệnh viện và phòng tài


22
chính kế toán là bộ phận nghiệp vụ quan trọng chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của giám đốc bệnh viện.
Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ
quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán tại
bệnh viện bao gồm việc lập và thực hiện dự toán thu - chi ngân sách,
cấp phát và quản lý tài sản,vật tư, tổ chức và thực hiện các nghiệp vụ
kế toán, báo cáo quyết toán và kiểm kê tài sản cũng như phân tích
hoạt động kinh tế tài chính của bệnh viện.
3.1.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán và công khai tài

chính
Về công tác kiểm tra kế toán
Để công tác kiểm tra kế toán thực sự phát huy vai trò, yêu cầu
cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra là phải phù hợp với đặc
điểm tổ chức của bệnh viện, của bộ phận kế toán để tạo ra một hệ
thống kiểm tra hoạt động thường xuyên, có hiệu quả và phát huy tính
dân chủ của cán bộ công chức trong bệnh viện.
Để thực hiện được những yêu cầu trên đây, hệ thống kiểm tra
cần hoàn thiện những nội dung cụ thể như sau:
Tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra nội bộ, theo đó lãnh
đạo đơn vị và kế toán trưởng và các nhân viên kế toán phải nâng cao
ý thức tự kiểm tra, chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi thực hiện
kiểm tra.
Cần tổ chức bộ phận kiểm tra chuyên biệt, tránh những phiền hà
nảy sinh trong nội bộ đồng thời giúp công tác kiểm tra đạt hiệu quả.
Công tác tự kiểm tra phải thực hiện từ khâu kiểm tra tính hợp
lý, hợp pháp của chứng từ kế toán, đến việc ghi chép, phản ánh trên
tài khoản kế toán, sổ kế toán, tính chính xác của số liệu kế toán; việc
chấp hành chính sách chế độ, thể lệ kế toán; việc tổ chức chỉ đạo


23
công tác kế toán cũng như lề lối làm việc, hiệu quả của bộ máy kế
toán với các bộ phận, phòng ban quản lý chức năng trong đơn vị.
Về công tác công khai tài chính
Cần tăng cường hơn nữa vai trò công tác công khai tài chính
trong đơn vị để đảm bảo tính minh bạch trong việc công bố các
thông tin kinh tế tài chính của bệnh viện.
Đối với nhà nước và cơ quan quản lý
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý

tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp được giao
quyền tự chủ đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban
hành chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, góp phần tạo môi trường
pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của
Nhà nước về hoạt động kế toán, phù hợp với điều kiện của đất nước
và hội nhập với khu vực và thế giới.
Vậy để giải quyết những khó khăn này đặt ra cho các bệnh viện
công lập phải có những thay đổi trong thái độ phục vụ và các lĩnh
vực hoạt động của mình: về nhiệm vụ chuyên môn, về cung cấp dịch
vụ, về tổ chức bộ máy và nhân sự, về tài chính kế toán bệnh
viện…mà điều quan trọng mà toàn xã hội đang chú y đó là thái độ,
văn hóa ứng xử của nhân viên y tế trong đó có cả y bác sỹ và những
người phục vụ đối với người bệnh.
Việc hoàn thiện tổ chức kế toán cũng cần phải thực hiện theo
từng giai đoạn tuân thủ theo các chính sách chế độ kế toán tài chính
mà Nhà nước ban hành và phát triển theo hướng hiện đại khoa học
và hiệu quả
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3


×