Tải bản đầy đủ (.pdf) (392 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.04 MB, 392 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
Đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM
MÃ SỐ: BĐKH.40

Tổ chức chủ trì đề tài : Tổng cục Quản lý đất đai
Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Điều tra đánh giá tài nguyên đất Tổng cục Quản lý đất đai
Chủ nhiệm đề tài:

TS. Đào Trung Chính

HÀ NỘI, 2015


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA
Đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN
ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM


MÃ SỐ: BĐKH.40

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

TS. Đào Trung Chính

GĐ. Đào Văn Dinh

BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


Các thành viên tham gia thực hiện đề tài

TT

Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức công tác

1

TS. Đào Trung Chính

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

2


TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

3

TS. Thái Thị Quỳnh Như

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

4

GS.TS Nguyễn Hữu Thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

5

TS. Nguyễn Tiến Cường

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

6

ThS. Lê Thị Thanh Xuân

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

7


PGS.TS Trần Văn Tuấn

Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội

8

ThS. Mai Hạnh Nguyên

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

9

ThS. Đinh Gia Tuấn

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT

10

ThS. Nguyễn Thị Thủy

Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ TNMT


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xv
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................. xvi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1
2. GIỚI HẠN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ............................................ 3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 4
3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 4
3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................... 4
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 4
5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP............................................... 4
CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT TÀI
NGUYÊN ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................... 6
1.1. TÁC ĐỘNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÀI
NGUYÊN ĐẤT ĐAI ...................................................................................... 6
1.1.1. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên thế giới và Việt Nam............ 6
1.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu .................................................... 6
1.1.1.2. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.............................................. 7
1.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên thế giới .... 8
1.1.1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam ... 10
1.1.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa khí hậu, biến đổi khí hậu và tài
nguyên đất ................................................................................................. 28
1.1.2.1. Đặc điểm đất đai........................................................................ 28
1.1.2.2. Một số yếu tố khí hậu liên quan đến đất đai ............................. 30
i


1.1.2.3. Một số biểu hiện ảnh hưởng khí hậu đến tài nguyên đất .......... 31
1.2. SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VỚI MỤC TIÊU
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .......... 35
1.2.1. Tài nguyên đất và vấn đề phát triển nền kinh tế của đất nước ........ 35
1.2.2. Cơ hội và thách thức đối với vấn đề sử dụng và quản lý tài nguyên

đất với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ..................... 40
1.2.2.1. Cơ hội ........................................................................................ 40
1.2.2.2. Thách thức ................................................................................. 41
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT44
1.3.1. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát tài nguyên đất........................ 44
1.3.1.1. Các quy định chung ................................................................... 44
1.3.1.2. Công cụ giám sát tài nguyên đất ............................................... 45
1.3.2. Hoạt động giám sát tài nguyên đất của một số nước trên thế giới .. 46
1.3.2.1. Giám sát lớp phủ thổ nhưỡng thông qua ứng dụng công nghệ
viễn thám ................................................................................................. 46
1.3.2.2. Giám sát tài nguyên đất thông qua thống kê, kiểm kê đất đai .. 52
1.3.2.3. Giám sát chất lượng đất thông qua kết quả điều tra, quan trắc. 55
1.3.2.4. Giám sát tài nguyên đất có tích hợp tác động của biến đổi khí hậu . 56
1.3.3. Tình hình giám sát tài nguyên đất ở Việt Nam ............................... 58
1.3.3.1. Cơ sở pháp lý về giám sát sử dụng đất trong quản lý nhà nước
về tài nguyên đất .................................................................................... 58
1.3.3.2. Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên đất 60
1.3.3.3. Giám sát tài nguyên đất thông qua thống kê, kiểm kê đất đai và
điều tra đánh giá đất đai định kỳ ............................................................ 62
1.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................ 64
CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 68
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................. 68
2.1.1. Nghiên cứu tổng quan tác động và mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu
và quá trình sử dụng tài nguyên đất đai..................................................... 68
ii


2.1.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giám sát tài
nguyên đất thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ................... 68
2.1.3. Đánh giá thực trạng tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên

đất Việt Nam.............................................................................................. 68
2.1.4. Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chí giám sát tài nguyên đất đối với khu
vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.................................................. 69
2.1.5. Đề xuất Khung giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu ....................................................................... 69
2.1.6. Thử nghiệm giám sát tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Nam Định và
tỉnh Gia Lai theo bộ tiêu chí và quy trình đã đề xuất ................................ 70
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ÁP DỤNG ................ 71
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................... 71
2.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu ........................................ 71
2.2.3. Phương pháp dự báo ........................................................................ 72
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 72
2.2.5. Phương pháp giải đoán ảnh ............................................................. 72
2.2.5.1.Giải đoán tự động ....................................................................... 72
2.2.5.2. Giải đoán bằng mắt ................................................................... 73
2.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................ 74
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM............................ 75
3.1. HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM .... 75
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ................................................... 75
3.1.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 1990 - 2014................................. 76
3.1.2.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp ................... 76
3.1.2.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất phi nông nghiệp ............. 80
3.1.2.3. Hiện trạng và biến động đất chưa sử dụng................................ 81
3.1.2.4. Đánh giá chung ......................................................................... 81

iii


3.2. TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI

NGUYÊN ĐẤT ............................................................................................ 85
3.2.1. Tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến số lượng đất........... 87
3.2.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với đất nông nghiệp ........... 87
3.2.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp ........................ 88
3.2.1.3. Tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy sản ............................. 89
3.2.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với đất phi nông nghiệp ..... 90
3.2.1.5. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến các bãi bồi
ven biển .................................................................................................. 95
3.2.1.6. Tác động của các hiện tượng thiên tai bất thường đến tài
nguyên đất .............................................................................................. 99
3.2.1.7. Dự báo diện tích đất bị ngập đến năm 2030 và 2050 theo các
kịch bản ................................................................................................ 100
3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng đất theo các loại hình
bị ảnh hưởng ............................................................................................ 106
3.2.2.1. Đất bị xói mòn ......................................................................... 108
3.2.2.2. Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa ........................... 110
3.2.2.3. Đất bị mặn hóa, phèn hóa........................................................ 113
3.2.3. Thực trạng và dự báo nguy cơ thoái hóa đất do tác động của biến
đổi khí hậu theo các vùng kinh tế xã hội ................................................. 118
3.2.3.1. Vùng Miền núi và trung du Bắc bộ ......................................... 119
3.2.3.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................... 121
3.2.3.3. Vùng Bắc trung bộ .................................................................. 121
3.2.3.4. Vùng Duyên hải Nam Trung bộ .............................................. 124
3.2.3.5. Vùng Tây Nguyên ................................................................... 126
3.2.3.6. Vùng Đông Nam bộ ................................................................ 128
3.2.3.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................... 130
3.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................... 132

iv



CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐỐI
VỚI CÁC KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..... 135
4.1. QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG, KHUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN
ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM ....... 135
4.1.1. Hệ thống giám sát tài nguyên đất .................................................. 135
4.1.1.1. Nguyên tắc xây dựng HTGSTNĐ ........................................... 135
4.1.1.2. Cấu trúc hợp phần và cơ chế vận hành quản lý giám sát của hệ
thống giám sát tài nguyên đất............................................................... 136
4.1.2. Tiêu chí, chỉ tiêu giám sát tài nguyên đất ...................................... 137
4.1.3. Khung giám sát tài nguyên đất ...................................................... 137
4.1.3.1. Khái niệm ................................................................................ 137
4.1.3.2. Mục tiêu của Khung giám sát tài nguyên đất .......................... 137
4.1.3.3. Yêu cầu của Khung giám sát tài nguyên đất ........................... 138
4.1.3.4. Giới hạn của Khung giám sát tài nguyên đất .......................... 138
4.1.3.5. Nguyên tắc thiết kế Khung giám sát tài nguyên đất ............... 138
4.1.3.6. Nội dung của Khung giám sát tài nguyên đất ......................... 139
4.1.4. Quy trình thực hiện ........................................................................ 140
4.2. ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG ĐIỀU
KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................... 141
4.2.1. Cơ sở đề xuất khung giám sát tài nguyên đất................................ 141
4.2.1.1. Chính sách ............................................................................... 141
4.2.1.2. Luật pháp ................................................................................. 142
4.2.2. Khung giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu.. 143
4.2.2.1. Tiêu chí giám sát ..................................................................... 144
4.2.2.2. Phương pháp giám sát ............................................................. 145
4.2.2.3. Bộ chỉ tiêu giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi
khí hậu: ................................................................................................. 146
4.2.3. Đề xuất khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất trong điều
kiện biến đổi khí hậu ............................................................................... 152

v


4.2.3.1. Khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất thuộc tiểu hệ
thống cấp Quốc gia............................................................................... 152
4.2.3.2. Khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất thuộc tiểu hệ
thống cấp địa phương (Cấp tỉnh).......................................................... 152
4.2.3.3. Nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ hoàn thiện khung giám sát tài
nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu ........................................ 153
4.2.3.4. Phương pháp thực hiện: .......................................................... 153
4.3. ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC
KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................ 153
4.3.1. Tiêu chí giám sát ........................................................................... 153
4.3.1.1. Tiêu chí xác định các khu vực chịu ảnh hưởng của BĐKH ... 153
4.3.1.2. Tiêu chí giám sát đối với vùng đồi núi ................................... 155
4.3.1.3. Tiêu chí giám sát đối với vùng đồng bằng .............................. 157
4.3.1.4. Tiêu chí giám sát đối với vùng ven biển ................................. 158
4.3.2. Công cụ thực hiện giám sát ........................................................... 162
4.3.2.1. Thông qua kết quả điều tra đánh giá đất đai, kiểm kê đất đai
theo định kỳ .......................................................................................... 162
4.3.2.2. Giám sát thông qua trạm giám sát chuyên ngành kết hợp hoặc
độc lập .................................................................................................. 167
4.3.2.3. Giám sát biến động sử dụng đất và các sự cố sạt lở, trượt lở, xói
lở, ngập úng đất thông qua ảnh vệ tinh và công nghệ viễn thám......... 170
4.3.3 Phương pháp giám sát .................................................................... 174
4.3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp ....... 174
4.3.3.2. Phương pháp điều tra ngoài thực địa và điều tra sơ cấp ......... 174
4.3.3.3. Phương pháp toán thống kê..................................................... 174
4.3.3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu bản đồ và chiết xuất số liệu từ kết
quả kiểm kê, điều tra đánh giá đất........................................................ 174

4.3.3.5. Phương pháp dự báo................................................................ 175
4.3.3.6. Phương pháp chuyên khảo ...................................................... 175
vi


4.3.4. Chỉ tiêu định lượng đánh giá kết quả giám sát .............................. 175
4.3.5. Đề xuất khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất với các khu
vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu................................................ 176
4.3.5.1. Khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực
chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thuộc tiểu hệ thống cấp Quốc gia ....... 176
4.3.5.2. Khung tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất đối với các khu
vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thuộc tiểu hệ thống giám sát
địa phương (cấp tỉnh) ........................................................................... 176
4.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM VẬN HÀNH HIỆU QUẢ KHUNG
GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐỐI VỚI KHU VỰC CHỊU ẢNH
HƯỞNG CỦA BĐKH ................................................................................ 177
4.4.1. Giải pháp về hệ thống chính sách.................................................. 179
4.4.2. Giải pháp về đầu tư trang thiết bị, nhân lực, cơ sở hạ tầng ........... 179
4.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện (Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã)...................................................................................................... 180
4.4.4. Giải pháp về sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực ...................... 182
CHƯƠNG V KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN
ĐẤT THEO KHUNG GIÁM SÁT ĐÃ ĐỀ XUẤT.................................. 183
5.1. PHẠM VI THỬ NGHIỆM .................................................................. 183
5.2. NỘI DUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH 183
5.3. KHÁI QUÁT PHẠM VI VÀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH VÀ GIA LAI ..... 184
5.3.1. Tỉnh Nam Định .............................................................................. 184
5.3.2. Tỉnh Gia Lai .................................................................................. 191
5.3.3. Kết quả xác định các khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 197

5.3.3.1. Kết quả xác định các khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Nam Định .................................................................. 197
5.3.3.2. Kết quả xác định các khu vực bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
trên địa bàn tỉnh Gia Lai....................................................................... 200
vii


5.3.4. Khái quát ảnh hưởng biến đổi khí hậu theo các tiêu chí giám sát
vùng đồng bằng, ven biển tỉnh Nam Định .............................................. 203
5.3.4.1. Vùng ven biển ......................................................................... 203
5.3.4.2. Vùng đồng bằng ...................................................................... 206
5.3.4.3. Thực trạng biến đổi khí hậu theo các chỉ tiêu vùng đồi núi tỉnh
Gia Lai .................................................................................................. 207
5.4. KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐỐI VỚI CÁC KHU
VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THEO HÌNH
THỨC BỊ ẢNH HƯỞNG TẠI TỈNH NAM ĐỊNH, TỈNH GIA LAI........ 210
5.4.1. Các tiêu chí giám sát trên địa bàn tỉnh Nam Định, tỉnh Gia Lai ... 210
5.4.2. Kết quả giám sát về loại đất bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Nam Định ............................................................................ 211
5.4.3. Kết quả giám sát về hình thức bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Nam Định ............................................................................ 214
5.4.3.1. Vùng đồng bằng ...................................................................... 214
5.4.3.2. Vùng ven biển ......................................................................... 215
5.4.3.3. Giám sát đất bị sạt lở, úng ngập, xói lở trên địa bàn tỉnh Nam Định 216
5.4.4. Kết quả giám sát về loại đất bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Gia Lai ................................................................................. 217
5.4.5. Kết quả giám sát về hình thức bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trên
địa bàn tỉnh Gia Lai ................................................................................. 219
5.5. DỰ BÁO DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI HÌNH THOÁI HÓA ĐẤT DO
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .............................................. 221

5.5.1. Vùng đồng bằng tỉnh Nam Định ................................................... 221
5.5.2. Vùng ven biển tỉnh Nam Định ...................................................... 224
5.5.3. Vùng đồi núi tỉnh Gia Lai.............................................................. 230
5.6. KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT THÔNG QUA ỨNG
DỤNG ẢNH VỆ TINH TỈNH NAM ĐỊNH VÀ GIA LAI ....................... 241
5.6.1. Giải đoán ảnh và xây dựng tệp mẫu .............................................. 241
viii


5.6.1.1. Giải đoán ảnh .......................................................................... 241
5.6.1.2. Xây dựng tệp mẫu ................................................................... 243
5.6.2. Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Gia Lai...... 245
5.6.3. Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định . 249
5.6.4. Kết quả thực hiện giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực chịu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai .......................................... 251
5.6.5. Kết quả thực hiện giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi
khí hậu tỉnh Nam Định ............................................................................ 257
5.7. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.. 262
CHƯƠNG VI DỰ THẢO QUY TRÌNH GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT
ĐỐI VỚI KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 267
6.1. QUY ĐỊNH CHUNG .......................................................................... 267
6.2. TRÌNH TỰ NỘI DUNG GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN ĐẤT............... 270
6.3. TRÌNH TỰ, NỘI DUNG GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ BỀ MẶT ĐẤT THÔNG QUA ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH VÀ
CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM ..................................................................... 280
6.4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH ................................................................ 287
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 288
1. KẾT LUẬN............................................................................................. 288
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 292
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 293


ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Mức tăng nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam... 11
Bảng 1.2: Đánh giá mức độ biến đổi nhiệt độ trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam ...................................................................................... 12
Bảng 1.3: Mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu Việt Nam 13
Bảng 1.4: Đánh giá mức độ biến đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam ...................................................................................... 14
Bảng 1.5: Kịch bản BĐKH về nhiệt độ (KBPT trung bình) giữa thế kỷ 21 so
với 1980 - 1999 ............................................................................................... 19
Bảng 1.6: Kịch bản BĐKH về nhiệt độ (KBPT trung bình) cuối thế kỷ 21 so
với 1980 - 1999 ............................................................................................... 20
Bảng 1.7: Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa đông(XII-II) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................... 20
Bảng 1.8: Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa xuân (III-V) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................... 21
Bảng 1.9: Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa hè (VI-VIII) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................... 21
Bảng 1.10: Mức tăng nhiệt độ trung bình mùa thu (IX-XI) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................... 22
Bảng 1.11: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa .............................. 24
Bảng 1.12: Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình............................ 25
Bảng 1.13: Mức thay đổi (%) lượng mưa mùa đông (XII-II) so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ...................................... 25
Bảng 1.14: Mức thay đổi (%) lượng mưa mùa xuân (III-V) so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ...................................... 26

Bảng 1.15: Mức thay đổi (%) lượng mưa mùa hè (VI-VIII) so với thời kỳ
1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ...................................... 26
Bảng 1.16: Mức thay đổi (%) lượng mưa mùa thu (IX-XI) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................... 27

x


Bảng 1.17: Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) ............. 28
Bảng 3.1: Hiện trạng và biến động diện tích các nhóm đất ............................ 76
của cả nước thời kỳ 2000 - 2014 ..................................................................... 76
Bảng 3.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của cả nước thời kỳ 2000 - 2014...... 77
Bảng 3.3: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp của cả nước thời kỳ 2000 - 2014 80
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH đến tài nguyên đất.................. 86
Bảng 3.5: Dự báo diện tích đất bị ngập đến năm 2030 theo các kịch bản .... 103
Bảng 3.6: Dự báo diện tích đất bị ngập đến năm 2050 theo các kịch bản .... 104
Bảng 3.7: Dự báo diện tích đất bị ngập đến năm 2030 và 2050 ................... 105
Bảng 3.8: Tương quan giữa lượng mưa và mức độ xói mòn đất vùng Miền núi
và Trung du Bắc bộ ....................................................................................... 109
Bảng 3.9: Tương quan giữa lượng mưa và mức độ xói mòn đất vùng Tây Nguyên110
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá đất bị khô hạn tại các vùng kinh tế xã hội...... 111
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá đất bị mặn hóa tại ........................................... 114
các vùng ven biển Việt Nam ......................................................................... 114
Bảng 3.12: Kết quả đánh giá đất bị phèn hóa ở một số vùng ven biển Việt Nam .. 117
Bảng 3.13: Thực trạng thoái hóa đất năm 2008 vùng MNTDBB................. 119
Bảng 3.14: Diện tích đất nguy cơ bị ngập theo nước biển dâng ................... 121
Bảng 3.15: Diện tích đất có nguy cơ bị thoái hóa đến năm 2020 ................. 123
Vùng Bắc Trung Bộ ...................................................................................... 123
Bảng 3.16: Diện tích đất có nguy cơ bị thoái hóa đến năm 2020 ................. 125
Vùng Duyên Hải Nam trung bộ .................................................................... 125

Bảng 3.17: Diện tích đất có nguy cơ bị thoái hóa đến năm 2020 ................. 127
Vùng Tây Nguyên ......................................................................................... 127
Bảng 3.18: Diện tích đất nguy cơ bị ngập theo nước biển dâng TP Hồ Chí Minh 129
Bảng 3.19: Diện tích đất nguy cơ bị ngập theo nước biển dâng vùng ĐBSCL 131
Bảng 4.1: Phân vùng giám sát ....................................................................... 139
Bảng 4.2: Loại đất cần giám sát .................................................................... 145
Bảng 4.3: Quy định về đánh giá đất bị xói mòn ........................................... 146
Bảng 4.4: Quy định về đánh giá đất bị khô hạn theo chỉ số khô hạn và số
tháng khô hạn ................................................................................................ 147
xi


Bảng 4.5: Quy định đánh giá mức độ hoang mạc hoá, sa mạc hoá .............. 148
Bảng 4.6: Quy định đánh giá đất bị suy giảm chất hữu cơ tổng số (∆) OM%.... 150
Bảng 4.7: Quy định đánh giá đất bị suy giảm Nitơ tổng số (N%) ................ 150
Bảng 4.8: Quy định đánh giá đất bị suy giảm phốt pho tổng số (P2O5%) .... 150
Bảng 4.9: Quy định đánh giá đất bị suy giảm kali tổng số (K2O%) ............. 150
Bảng 4.10: Quy định đánh giá đất bị mặn hoá, phèn hoá ............................. 151
Bảng 4.11: Quy định đánh giá đất bị xâm nhập mặn .................................... 152
Bảng 4.12: Chỉ tiêu phân cấp đánh giá các yếu tố khí hậu biến đổi ............. 154
Bảng 4.13: Chỉ tiêu và đối tượng giám sát.................................................... 160
Bảng 5.1: Dự báo mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980
- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định ............. 189
Bảng 5.2: Dự báo nhiệt độ TB (0C) mùa hè của tỉnh Nam Định .................. 190
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........................................................ 190
Bảng 5.3: Dự báo mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 - 1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định .......................... 190
Bảng 5.4: Dự báo lượng mưa trung bình của tỉnh Nam Định ...................... 191
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........................................................ 191
Bảng 5.5: Mực NBD so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung

bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định ................................................................ 191
Bảng 5.6: Mức thay đổi nhiệt độ thời kỳ 2001 - 2010 so với ....................... 193
thời kỳ 1990 - 2000 tại các trạm khí tượng tỉnh Gia Lai .............................. 193
Bảng 5.7: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 2000
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Gia Lai ............................. 194
Bảng 5.8: Dự báo nhiệt độ trung bình (0C) của tỉnh Gia Lai theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) ............................................................................... 195
Bảng 5.9: Dự báo mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 - 2000
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Gia Lai ............................. 195
Bảng 5.10: Dự báo lượng mưa năm (mm) của tỉnh Gia Lai ......................... 196
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........................................................ 196
Bảng 5.11: Dự báo thay đổi dòng chảy trung bình mùa lũ kịch bản B2....... 196
Bảng 5.12: Thay đổi lưu lượng đỉnh lũ tần suất 1% theo kịch bản B2 ......... 197
xii


Bảng 5.13: Lượng mưa trung bình năm (mm) theo các trạm đo trên địa bàn
giai đoạn 1960 - 2000 .................................................................................... 198
Bảng 5.14: Lượng mưa trung bình năm (mm) theo các trạm đo trên địa bàn
giai đoạn 2000 - 2013 .................................................................................... 198
Bảng 5.15: Tổng hợp diện tích loại đất chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tỉnh Nam Định ............................................................................................... 200
Bảng 5.16: Lượng mưa trung bình năm (mm) theo các trạm đo trên địa bàn
giai đoạn 1960 - 2000 .................................................................................... 201
Bảng 5.17: Lượng mưa trung bình năm (mm) theo các trạm đo trên địa bàn
giai đoạn 2000 - 2013 .................................................................................... 201
Bảng 5.18: Tổng hợp diện tích loại đất chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
tỉnh Gia Lai.................................................................................................... 203
Bảng 5.19: Tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất bị ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định .......................................... 205

Bảng 5.20: Tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất bị ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu vùng đồng bằng thuộc tỉnh Nam Định ....................................... 206
Bảng 5.21: Tổng hợp kết quả giám sát tài nguyên đất bị ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu vùng đồi núi thuộc tỉnh Gia Lai ................................................. 208
Bảng 5.22: Tổng hợp diện tích đất bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu theo loại
đất cần giám sát địa bàn đồng bằng thuộc tỉnh Nam Định ........................... 212
Bảng 5.23: Tổng hợp diện tích đất bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu theo loại
đất cần giám sát vùng ven biển tỉnh Nam Định ............................................ 213
Bảng 5.24: Tổng hợp diện tích bị khô hạn cần giám sát tại địa bàn đồng bằng
tỉnh Nam Định ............................................................................................... 215
Bảng 5.25: Tổng hợp diện tích bị nhiễm mặn cần giám sát vùng ven biển tỉnh
Nam Định ...................................................................................................... 216
Bảng 5.26: Tổng hợp các khu vực đất bị sạt lở, úng ngập, xói lở ven sông,
biển tại tỉnh Nam Định .................................................................................. 216
Bảng 5.27: Tổng hợp diện tích đất bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu theo loại
đất vùng đồi núi tỉnh Gia Lai ........................................................................ 218
Bảng 5.28: Diện tích bị xói mòn tại địa bàn đồi núi tỉnh Gia Lai................. 219
xiii


Bảng 5.29: Diện tích bị khô hạn tại địa bàn đồi núi tỉnh Gia Lai ................. 220
Bảng 5.30: Tổng hợp các khu vực đất bị sạt lở, úng ngập, xói lở ven sông tại
địa bàn đồng bằng thuộc tỉnh Gia Lai ........................................................... 221
Bảng 5.31: Dự báo diện tích đất bị khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu
của các địa bàn đồng bằng thuộc tỉnh Nam Định ......................................... 224
Bảng 5.32: Dự báo diện tích đất bị nhiễm mặn cần giám sát do tác động của
biến đổi khí hậu của các địa bàn ven biển thuộc tỉnh Nam Định ................. 226
Bảng 5.33: Dự báo diện tích đất bị khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu
của các địa bàn ven biển thuộc tỉnh Nam Định ............................................ 227
Bảng 5.34: Dự báo diện tích đất bị ngập do tác động của biến đổi khí hậu

vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định ............................................................. 228
Bảng 5.35: Dự báo diện tích đất bị xói mòn do tác động của biến đổi khí hậu
của các địa bàn đồi núi thuộc tỉnh Gia Lai.................................................... 237
Bảng 5.36: Dự báo diện tích đất bị khô hạn do tác động của biến đổi khí hậu
của các địa bàn đồi núi thuộc tỉnh Gia Lai.................................................... 241
Bảng 5.37: Diện tích các loại đất năm 2005 tỉnh Gia Lai ............................. 247
Bảng 5.38: Diện tích các loại đất năm 2011 tỉnh Gia Lai ............................. 248
Bảng 5.39: Diện tích các loại đất năm 2005 tỉnh Nam Định ........................ 249
Bảng 5.40: Diện tích các loại đất năm 2011 tỉnh Nam Định ........................ 249
Bảng 5.41: Kết quả giám sát biến động sử dụng đất 2005 - 2011
tỉnh Gia Lai.................................................................................................... 252
Bảng 5.42: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2011 tỉnh Gia Lai ....... 256
Bảng 5.43: Giám sát chất lượng đất tỉnh Gia Lai ......................................... 256
Bảng 5.44: Kết quả giám sát biến động sử dụng đất 2005 - 2011 tỉnh Nam Định . 257
Bảng 5.45: Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2011 tỉnh Nam Định... 260
Bảng 5.46: Giám sát chất lượng đất tỉnh Nam Định ..................................... 260

xiv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu diện tích đất đai năm 2014 của cả nước ............................. 75
Hình 3.2: Hình ảnh vùng Cửa Ba Lạt 1990 - 2000 - 2015.............................. 96
Hình 3.3: Hình ảnh bờ biển Cà Mau 2003 - 2009 - 2015 ............................... 97
Hình 3.4: Thay đổi bãi bồi xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau năm 2003 - 2009 ..................................................................................... 98
Hình 3.5: Sơ đồ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài
nguyên đất của các vùng kinh tế xã hội ........................................................ 107
Hình 3.6: Biểu đồ dự báo thoái hóa đất vùng MNTDBB đến 2020 ............. 120
Hình 3.7: Tổng hợp thực trạng thoái hóa đất theo các loại hình thoái hóa

Vùng Bắc Trung Bộ ...................................................................................... 122
Hình 3.8: Dự báo nguy cơ đất bị thoái hóa theo các loại hình thoái hóa vùng
Bắc Trung bộ đến năm 2020 ......................................................................... 124
Hình 3.9: Biểu đồ thực trạng thoái hóa đất vùng DHNTB ........................... 125
Hình 3.10: Dự báo nguy cơ đất bị thoái hóa theo các loại hình thoái hóa vùng
Duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020 ...................................................... 126
Hình 3.11: Tổng hợp mức độ thoái hóa đất hiện tại vùng Tây Nguyên ....... 127
Hình 3.12: Dự báo nguy cơ đất bị thoái hóa theo các loại hình thoái hóa vùng
Tây Nguyên đến năm 2020 ........................................................................... 128
Hình 3.13: Biểu đồ Dự báo thoái hóa đất vùng ĐBSCL đến năm 2020....... 132
Hình 4.1: Quy trình thực hiện giám sát tài nguyên đất ................................. 140
Hình 5.1: Biểu đồ nhiệt độ trung bình năm khu vực Nam Định giai đoạn 1990
- 2009............................................................................................................. 185
Hình 5.2: Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình năm khu vực Nam Định giai
đoạn 1990 - 2009 ........................................................................................... 187
Hình 5.3: Biểu đồ độ ẩm trung bình khu vực Nam Định giai đoạn 1990 - 2009 188
Hình 5.4: Biểu đồ tổng số giờ nắng TB năm khu vực Nam Định giai đoạn
1990 - 2009.................................................................................................... 188
xv


DANH MỤC VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

DHMT

Duyên hải miền Trung


FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

NBD

Nước biển dâng



Quyết định

TCĐC

Tổng cục địa chính

TCQLĐĐ

Tổng cục Quản lý đất đai

TB

Trung bình

TP.

Thành phố

TT


Thông tư

TTg

Thủ tướng

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới

XTNĐ

Xoáy thuận nhiệt đới

xvi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và những tác động đến phát triển
kinh tế xã hội và nguồn tài nguyên đang được cả thế giới quan tâm. Tại Hội nghị
các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(COP21) năm 2015 với 196 quốc gia đã đi đến một thỏa thuận buộc tất cả các
nước cắt giảm lượng phát thải khí carbon. Mục tiêu quan trọng nhất của thỏa
thuận này là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2oC, rồi tiếp

đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như sự nóng lên của toàn cầu do sự
gia tăng phát thải khí nhà kính dẫn tới khô hạn là hệ quả tất yếu, đồng thời
ngập úng, lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến
vùng ven biển. Mối đe dọa của biến đổi khí hậu càng trở nên nghiêm trọng
khi dân số tăng lên, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, việc khai thác
sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn 1 triệu km2 lãnh hải, trên 3.000
hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng thấp ven biển; được dự báo
là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH: tác động
của nước biển dâng sẽ là vô cùng nghiêm trọng khi Tài nguyên đất của Việt
Nam là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH, các
vấn đề khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa, nhiễm mặn, xói mòn, rửa trôi,
sạt lở, ngập úng... ngày càng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
con người và sự phát triển của nền kinh tế. BĐKH đã và sẽ làm tăng các hiện
tượng thời tiết bất thường và thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng
nóng... trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây tác động lớn đến
tài nguyên đất đối với tất cả các vùng kinh tế xã hội.
Việc đánh giá, dự báo mức độ tác động của BĐKH đối với tài nguyên
đất làm căn cứ xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi, ứng phó hiệu
1


quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững chung của đất nước là vô cùng cần thiết. Đối với các địa
phương chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cần phải có các số liệu thống kê
biến động về số lượng, chất lượng đất, cũng như số liệu về bản đồ, ảnh hàng
không, ảnh vệ tinh.
Trong những năm qua, nhiều giải pháp cụ thể có liên quan đến việc quản
lý, sử dụng tài nguyên đất giúp Việt Nam ứng phó với BĐKH đã được nhiều

ngành thực hiện. Đối với lĩnh vực quản lý đất đai việc giám sát, cảnh báo ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất còn nhiều hạn chế, các chỉ
tiêu, phương pháp thuộc hệ thống giám sát chung, chưa đáp ứng đối với những
khu vực đặc thù; chỉ tiêu và phương pháp đánh giá suy thoái đất nói chung
cũng mới được ban hành theo Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg[14], Luật đất
đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đang được triển khai từ năm
2014. Trong hệ thống giám sát tài nguyên đất hiện hành, tiêu chí để xác định về
loại đất, về đối tượng được giao để quản lý, sử dụng được thể hiện trong các
biểu mẫu thống kê trong thông tư số 28/2014/TT-BTNMT (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2014) [5] cũng như tại thông tư 14/2012/TT-BTNMT (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012) [1] quy định kỹ thuật về điều tra thoái hóa đất
cũng đưa ra các tiêu chí chung về đánh giá chất lượng đất, sự suy thoái tài
nguyên đất đối với tất cả các khu vực. Chưa có quy định cụ thể của văn bản
quy phạm pháp luật về giám sát tài nguyên đất đối với khu vực chịu ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu. Kết quả là chưa cung cấp được thông tin, tài liệu phục vụ
cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để giám sát tài nguyên đất trong điều
kiện biến đổi khí hậu.
Hiện tại thiếu công cụ để giám sát tài nguyên đất trong điều kiện biến
đổi khí hậu mà cụ thể là thiếu một bộ tiêu chí giám sát (số lượng, chất lượng),
để giám sát tài nguyên đất và các phương pháp tương ứng để cung cấp các
thông tin về thực trạng, biến động tài nguyên đất về số lượng, chất lượng tại
2


các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong khi đó các công cụ
giám sát tài nguyên đất đang được vận dụng theo từng mục tiêu riêng như
thông qua ảnh vệ tinh; ảnh hàng không; kết quả thống kê, kiểm kê đất đai; điều
tra đánh giá đất đai và quan trắc chuyên ngành với chỉ tiêu, phương pháp, quy
trình và hệ thống giám sát riêng biệt.Vì vậy cần phải xây dựng được một hệ
thống giám sát tài nguyên đất cả về số lượng, chất lượng, sự suy thoái đất đối

với các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: diện tích đất bị ảnh
hưởng do ngập, lụt, sạt lở, rửa trôi, nước biển dâng; số liệu về diện tích đất bị
xói mòn, khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa, xâm nhập mặn, phèn hóa, suy
giảm độ phì nhiêu, kết von… do tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu hoặc
gián tiếp qua tác động cộng hưởng của biến đổi khí hậu và các điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội khác.
Để có các giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm thích ứng và giảm thiểu
những tác hại do biến đổi khí hậu gây nên đối với tài nguyên đất cần có một
hệ thống giám sát mà trước hết là khung giám sát tài nguyên đất (bộ tiêu chí
và phương pháp) đối với các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
thuộc hệ thống thống nhất trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám
sát tài nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam” là cần thiết
và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
2. GIỚI HẠN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi cả nước, trong đó áp
dụng thử nghiệm tại tỉnh Nam Định đại diện cho vùng đồng bằng và vùng
ven biển, tỉnh Gia lai đại diện cho vùng đồi núi, cao nguyên.
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên đất bao gồm số lượng và chất lượng
đất tại các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thời gian thực hiện đề tài theo hợp đồng đã ký là từ tháng 4 năm 2014
đến hết tháng 12 năm 2015.
3


3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu tổng quát
Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác hoạch định chính
sách đất đai về giám sát tài nguyên đất nhằm ứng phó với tác động của BĐKH.
3.2. Mục tiêu cụ thể

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với việc quản lý, sử dụng
đất đai, xác định các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng;
Đề xuất bộ tiêu chí giám sát về tài nguyên đất đối với những khu vực
chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu;
Đề xuất Khung (bộ tiêu chí, quy trình) giám sát tài nguyên đất đối với
các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống giám sát tài
nguyên đất trong điều kiện biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thử nghiệm Khung giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực chịu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên địa bàn hai tỉnh Nam Định (đại diện vùng
đồng bằng, ven biển) và Gia Lai (đại diện vùng đồi núi, cao nguyên) thông
qua kết quả điều tra đánh giá thoái hóa đất và thống kê đất đai; ứng dụng ảnh
vệ tinh. Kết quả thử nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên
cứu và là căn cứ để hoàn thiện quy trình giám sát, điều kiện áp dụng khung
giám sát và quy trình giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu.
5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO TỔNG HỢP
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, báo cáo tổng hợp kết quả
nghiên cứu bao gồm 6 chương:
4


Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về giám sát tài nguyên đất trong điều
kiện biến đổi khí hậu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên đất Việt Nam

Chương 4: Đề xuất khung giám sát tài nguyên đất đối với các khu vực
chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Chương 5: Kết quả thử ngiệm giám sát tài nguyên đất theo khung giám
sát đã đề xuất
Chương 6: Dự thảo quy trình giám sát tài nguyên đất đối với các khu
vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

5


CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT TÀI NGUYÊN
ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TÁC ĐỘNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
1.1.1. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,

chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Các quốc gia trên thế giới đã họp tại New York ngày 9/5/1992 và đã
thông qua Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc. Công
ước này đặt ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn

6


×