Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.89 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
II. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này
1. Một số khó khăn khi thực hiện nguyên tắc này
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên
tắc
2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật
2.2. Hoàn thiện việc thực hiện nguyên tắc
1
Lời mở đầu
Đề số 4: Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và giải pháp
nằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc này
Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự là những phương châm,
những định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự được
các văn bản pháp luật ghi nhận. Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các
giai đoạn khác nhau, nhưng các giai đoạn đó đều có mục đích chung là xác định
sự thật của vụ án, do vậy xác định sự thật của vụ án không chỉ là nguyên tắc
quan trọng của tố tụng hình sự mà còn là nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với
bất kì luật hình thức nào. Tuy không được xác định là một nguyên tắc mang tính
đặc thù của luật tố tụng hình sự nhưng nguyên tắc này đóng một vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội
phạm đồng thời không làm oan người vô tội. Để hiểu rõ hơn nội dung cũng như
ý nghĩa của nguyên tắc này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Ý nghĩa của
nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện nguyên tắc này để làm bài tập nhóm tháng 1.
I. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
1. Cơ sở của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
1.1. Cơ sở thực tiễn
Việc tiến hành các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự đều hướng đến
một mục đích chung nhất đó chính là làm rõ tội phạm và người phạm tội. Muốn


vậy, việc xác định sự thật của vụ án là vấn đề quan trọng nhất để đạt được mục
đích đó. Không chỉ vậy, áp dụng nguyên tắc xác định sự thật còn đảm bảo cho
việc xử lý vụ án được công minh, không để lọt tội phạm đồng thời không làm
oan người vô tội. Do vậy việc quy định nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là
một trong những nguyên tắc cơ bản nhất là điều hoàn toàn cần thiết.
2
1.2. Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc xác định sự thật được quy định tại Điều 10 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 (BLTTHS). Ngoài ra, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này còn
được quy định tại một số Điều luật trong Bộ luật này và các văn bản luật liên
quan.
2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các giai đoạn khác nhau,
nhưng các giai đoạn đó đều có mục đích chung là xác định sự thật vụ án. Xác
định sự thật vụ án là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ
án hình sự, do vậy đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng
hình sự. Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Xác định sự thật của vụ án
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm
rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết
tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị
can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
- Trong quá trình tiến hành tố tụng, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án. Các
biện pháp hợp pháp đó là các biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định,
bao gồm các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ và
các biện pháp khác do pháp luật quy định. Việc thực hiện các biện pháp ngăn
chặn này sẽ làm ảnh hưởng tới các quyền cơ bản của công dân do vậy, khi sử
dụng các biện pháp đó, các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải

nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của pháp luật về việc áp dụng các biện pháp
đó, không được sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để tiến hành làm rõ vụ án.
3
- Để xác định sự thật của vụ án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
phải chứng minh một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ các vấn đề. Khách
quan chính là việc xem xét vấn đề đúng với sự tồn tại của nó mà không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Do vậy, việc người tiến hành tố tụng
suy diễn duy ý chí trong quá trình xác định sự thật là vi phạm nghiêm trọng tính
chất khách quan của nguyên tắc này. Việc xác định sự thật của vụ án nhất thiết
phải coi trọng yếu tố toàn diện, không thể đánh giá vấn đề theo một phương diện
nào đó. Muốn vậy, cần phải thu thập các nguồn thông tin, chứng cứ hay tiến
hành các hoạt động khác một cách đầy đủ. Nếu như việc hoạt động chứng minh
của những người tiến hành tố tụng đáp ứng được cả ba yếu tố quan trên thì mới
có thể thực hiện một cách tốt nhất nguyên tắc xác định sự thật. Chính vì thế,
nguyên tắc này muốn được thực hiện tốt thì đòi hỏi những người tiến hành tố
tụng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tức là phải được đào tạo về nghiệp
vụ và làm chủ được nghề nghiệp, nắm được những quy định của pháp luật, có tư
duy pháp lý, có thói quen và phương pháp giải quyết các vấn đề pháp lý.
- Nội dung của việc xác định sự thật chính là trả lời các câu hỏi như: có
hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm và các tình tiết khác của
hành vi phạm tội; ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi,
do cố ý hay do vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích hoặc
động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị
cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra…
- Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm, xác
định sự thật vụ án. Bởi vì các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước thành lập
và giao quyền áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mới có
điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, để buộc một
người phải chịu trách nhiệm hình sự, Nhà nước thông qua các cơ quan chuyên

4
trách của mình phải có trách nhiệm đưa ra chứng cứ chứng minh họ đã thực hiện
hành vi phạm tội xâm hại đến lợi ích chung. Do vậy, trách nhiệm chứng minh tội
phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.
II. Ý nghĩa của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Xác định sự thật của vụ án chính là việc cơ quan tiến hành tố tụng phải
làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình
tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo
một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Do vậy để đảm bảo việc xử lý vụ án
được công minh, không để lọt tội phạm, trừng phạt thích đáng những người có
hành vi phạm tội đồng thời không làm oan người vô tội việc xác định sự thật của
vụ án là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện được điều này. Nếu
không có nguyên tắc này thì việc xác định có tội hay không có tội trở nên rất khó
kiểm soát. Nếu như pháp luật không quy định chủ thể, biện pháp dùng để xác
định sự thật cũng như nội dung xác định sự thật của vụ án thì việc thực hiện mục
đích trên là không thể. Và như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân rất
có thể bị xâm phạm.
Ngoài ra có thể xem xét ý nghĩa của nguyên tắc này được xem xét dưới
những góc độ sau đây
Ý nghĩa chính trị - xã hội: Xác định sự thật của vụ án là một trong
những yếu tố để thực hiện công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật, pháp luật sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh. Các quyền cơ bản của những
con người trong xã hội cũng sẽ được bảo đảm khi việc xác định có tội, xác định
vô tội, làm rõ tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị
can, bị cáo được thực hiện một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ
Nhiệm vụ của hoạt động tố tụng trong giải quyết vụ án cụ thể là phát hiện
nhanh chóng, xử lý chính xác, công minh tội phạm và người phạm tội, không để
5

×