Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình chuyên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.9 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 11 CHUYÊN
Năm học: 2019 – 2020

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. TIẾNG VIỆT
Nắm vững nội dung các bài đã học:
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
- Ngữ cảnh
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Luyện tập về tách câu.
Ngoài ra cần nhận biết được: biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao
tác lập luận, thể thơ, xác định nội dung và tiêu đề văn bản … để làm tốt phần Đọc hiểu.
2. ĐỌC VĂN
Ôn kĩ các văn bản sau:
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo (Nam Cao).
- Đời thừa (Nam Cao)
Cần ghi nhớ những nét chính về :
- Tác giả: tiểu sử, con người, thời đại, văn phong, đóng góp nổi bật…
- Tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, tóm tắt văn bản, hệ thống luận điểm, nhân vật, nghệ
thuật - ý nghĩa văn bản, nhất là ghi nhớ những dẫn chứng tiêu biểu đắt giá để có tư liệu viết bài nghị
luận văn học.
3. CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU.
- Chuyên đề: Đặc trưng của truyện ngắn.
- Chuyên đề: Tác gia truyện ngắn Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân.


4. LÀM VĂN
4.1. Nghị luận xã hội
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội.
- Đặc biệt là cách xây dựng đọan văn theo đúng yêu cầu đề (nội dung, hình thức), lâp luận vững chắc,
dẫn chứng thuyết phục, văn phong trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức
Đề ra hướng đến nghị luận về một tư tưởng đạo lí: lòng dũng cảm, đức hi sinh, lòng nhân ái, tình yêu
quê hương đất nước, lí tưởng sống, ý chí, nghị lực, niềm tin, ước mơ…
4.2. Nghị luận văn học:
a. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Xác định đúng yêu cầu đề.
- Biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc, sáng tạo,
độc đáo.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; văn phong lưu loát; giàu hình ảnh cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức
- Vận dụng kiến thức về lí luận văn học để giải thích các nhận định liên quan.
1


- Vận dụng kiến thức đọc văn để chứng minh cho nhận định.
B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI
I. Cấu trúc đề thi: Đề thi gồm hai phần
- Phần đọc hiểu (3đ) (Ngữ liệu lấy ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11)
- Phần làm văn : gồm hai câu:
Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm): Viết một đoạn văn NLXH về tư tưởng đạo lý.
Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm): Viết một bài văn chứng minh cho một nhận định văn học (vận
dụng phần lí luận văn học và chứng minh bằng các văn bản giới thiệu trong chương trỉnh Ngữ văn 11
đã học ở HKI).

II. Thời gian làm bài: 90 phút
C. ĐỀ THAM KHẢO
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu
Khi chưa chạm tới mây biếc
chưa là nơi ca hát những loài chim
thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
rễ vẫn xuyên tìm
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.
(Rễ, Nguyễn Minh Khiêm)
Câu 1: (0.5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2: (0.75 điểm) Để tạo nên lá, hoa, quả..rễ trong bài thơ đã phải làm gì? Từ hình tượng của rễ,
anh/chị liên tưởng đến điều ai trong cuộc đời?
Câu 3: (0.75 điểm) Trong văn bản có sử dụng hình ảnh tương phản giữa rễ với những bộ phận còn lại
của cây như lá, hoa, quả; hãy chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của sự tương phản đó.
Câu 4: (1.0 điểm) “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất lên”
Anh /chị có đồng tình với quan niệm trên không?Lí giải vì sao?
PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.
Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 20
dòng) bàn về thông điệp:
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực

Là từ rễ cất lên.
Câu 2. (5.0 điểm) “Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình
về cuộc đời” (Ngữ văn 11, Nâng cao, tập 1, trang 197). Với các nhân vật quản ngục (Chữ người tử tù –
Nguyễn Tuân), Bá Kiến (Chí Phèo – Nam Cao), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

2



×