Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.75 KB, 5 trang )

                    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN­KHỐI 10

                            HỌC KÌ I­NĂM HỌC 2018­2019
I.TIẾNG VIỆT
  1.Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

   Cách học: Nắm được các khái niệm,các đặc điểm của ngôn ngữ  nói và ngôn 
ngữ viết.Vận dụng vào việc tạo lập và lĩnh hội văn bản.
 2.Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
  ­Nắm được: Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt,các dạng biểu hiện và những đặc  
trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
 ­Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
3.Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
  Phát hiện và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ   ẩn dụ  và  
hoán dụ.
II.ĐỌC VĂN
 Văn học viết (Văn học trung đại).
    1.Tỏ lòng(Phạm Ngũ Lão)
    2.Cảnh ngày hè(Nguyễn Trãi)
    3.Nhàn(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
    4.Đọc Tiểu Thanh kí(Nguyễn Du).
   Cách học:
 ­Học thuộc lòng các bài thơ.
 ­Nắm được:Tác giả,tác phẩm,xuất xứ,hoàn cảnh sáng tác.


  ­Phần đọc­hiểu:Phân tích được nội dung , nghệ  thuật của từng bài thơ  và ý  
nghĩa của văn bản.
  ví dụ: bài Cảnh ngày hè(Nguyễn Trãi).
  +Nội dung:Phân tích được vẻ  đẹp rực rỡ  của bức tranh thiên nhiên,vẻ  đẹp  
thanh bình của bức tranh đời sống con người và niềm khát khao cao đẹp của tác  


giả.
 +Nghệ  thuật:Hệ  thống ngôn từ  giản dị,tinh tế  xen lẫn từ  Hán và điển tích;sử 
dụng từ láy độc đáo...
 +Ý nghĩa văn bản:Tư tưởng xuyên suốt sự  nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi­
tư tương nhân nghĩa,yêu nước thương dân­được thể  hiện qua những rung động 
trữ tình dạt dào trước cảnh nhiên nhiên ngày hè.
III. TẬP LÀM VĂN:  học và thực hành kĩ năng làm văn nghị luận.
 1.Nghị luận văn học
  ­Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
  ­Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
 2.Nghị luận xã hội.
  ­Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
  ­Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Cách học:
       +Nắm được cách nghị  luận về  từng kiểu bài.Kĩ năng tìm ý,lập dàn ý,mở 
bài,thân bài,kết bài...hành văn trong văn nghị luận.
    +Biết kết hợp các thao tác giải thích,phân tích,chứng minh,bình luận...
    +Biết kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn.
IV.CẤU TRÚC ĐỀ THI: gồm hai phần


Phần I:Đọc­hiểu(3đ): 
Cho một đoạn văn hoặc một đoạn thơ  bất kì,yêu cầu hs đọc và trả  lời câu hỏi  
nêu ở dưới.Chẳng hạn:
­Xác định phương thức biểu đạt.
­Chỉ ra các biện pháp tu từ và và hiệu quả nghệ thuật của chúng.
­Xác định nội dung  của đoạn văn(đoạn thơ)....
Phần II.Làm văn(7đ):Gồm một câu hỏi về  nghị  luận xã hội  (2điểm)và một 
câu hỏi về nghị luận văn học(5điểm).
­Phần nghị  luận xã hội viết dưới dạng đoạn văn.(Đoạn văn gồm ba phần:mở 

đoạn,thân đoạn,kết đoạn).
­Phần nghị luận văn học viết dưới dạng bài văn.Bài làm theo bố cục ba phần:
 +Mở bài:Viết một đoạn văn có hai phần:Giới thiệu và dẫn đề.
 +Thân bài:
    . Triển khai ý theo từng luận điểm,mỗi luận điểm là một đoạn văn.
       .  Cách đưa dẫn chứng vào bài làm: Có ba phần:Giới thiệu dẫn chứng,trích 
dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.(Đối với thơ phân tích nội dung xen kẽ nghệ 
thuật).
 +Kết bài:Một đoạn văn ngắn gồm hai ý:Đánh giá chung về bài thơ(nội dung và 
nghệ thuật);cảm nghĩ riêng của bản thân sau khi đọc bài thơ.
V.ĐỀ THAM KHẢO
I.Phần đọc­ hiểu(3,0đ)
 Đọc và trả lời các câu hỏi bên dưới:
     Cùng một cơn mưa,người tiêu cực sẽ  bực mình vì phải trùm áo mưa,người  
lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi,không khí sẽ  được trong lành .Và một  


khi chúng ta không thể  thay đổi được hiện tượng xảy ra,tốt nhất là nhìn nó  
bằng ánh mắt tích cực.Cái thiện có thể  sẽ  thua cái ác trong một thời điểm  
nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố,con người lại tìm nguyên  
nhân và khắc phục nó.Sau lũ lụt,phù sa sẽ làm màu mỡ  hơn cho cánh đồng,sâu  
bọ  sẽ  bị quét sạch ra biển,dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ  bị  rửa sạch.Lỗi  
lầm của người khác, thay vì giữ  trong lòng và tức giận ,thôi bỏ  qua,mình sẽ  
thấy   thoải   mái   hơn   rất   nhiều.Nói   một   cách   khác,nếu   bạn   được   sống   100  
năm,xem như  là một bộ  phim có 100 tập,thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng  
cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường,đau khổ,chia ly,mất mát.
    Trong từ Hán Việt,nguy cơ bao gồm nguy và cơ.Và đối với người có tư  duy  
tích cực,”nguy”sẽ  được họ  biến thành “cơ”.Người tích cực và lạc quan sẽ  có  
gương mặt sáng bừng, nụ  cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình,  
học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập 

                        (Trích Tư duy tích cực, Trên đường băng, NXB Trẻ, 2016, tr 37)
Câu 1.(0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2.(1,0 điểm) Qua đoạn trích, tác giả  ngầm phê phán những người có thái 
đọ sống như thế nào?
Câu 3.(0,5 điểm)  Đứng trước một nguy cơ, người tư  duy tích cực sẽ  có cách 
ứng xử như thế nào?
Câu 4.(1,0 điểm) Anh/Chị rút ra bài học gì từ nội dung đoạn trích trên?                
II.Phần làm văn(7,0đ)
Câu 1.(2,0đ)
     Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến  
được nêu ra ở phần Đọc hiểu:
       Cái thiện có thể  sẽ  thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ  
chiến thắng.
Câu 2(5,0đ)


       Vẻ  đẹp hình tượng người tráng sĩ đời Trần trong bài thơ  Tỏ  lòng (Thuật  
hoài) của Phạm Ngũ Lão.



×