ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GDCG LỚP 10
NĂM HỌC 2019 2020
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ
A. sự biến đổi về lượng. B. sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng.
C. quá trình biến đổi trạng thái của lượng. D. sự thay đổi lượng đặc trưng.
Câu 3: Dựa trên nguyên tắc cơ bản nào để phân chia các trường phái triết học?
A. Thời gian ra đời
B. Hai vấn đề cơ bản của triết học
C. Hai mặt vấn đề cơ bản của Triết học D. Thành tựu khoa học tự nhiên
Câu 4: Mặt chất và mặt lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn
A. hợp thành một khối. B. ở bên cạnh nhau. C. thống nhất với nhau. D. tách rời
nhau.
Câu 5: Trong triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp
luận biện chứng luôn
A. tồn tại bên cạnh nhau. B. thống nhất hữu cơ với nhau.
C. bài trừ nhau.
D. tách rời nhau.
Câu 6: Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là
A. Sự phát triển
B. Sự tuần hoàn
C. Sự tăng trưởng
D. Sự tiến hoá
Câu 7: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu này V.I
Lênin bàn về
A. nguyên nhân của sự phát triển.
B. điều kiện của sự phát triền.
C. nội dung của sự phát triển.
D. hình thức của sự phát triển.
Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất
đổi?
A. Góp gió thành bão.
B. Mưa dầm thấm lâu.
C. Ăn vóc học hay.
D. Học thầy không tày học bạn.
1
Câu 9: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới
đây?
A. Luôn luôn thay đổi.
B. Sự thay thế nhau.
C. Sự bao hàm nhau.
D. Luôn luôn vận động.
Câu 10: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng
A. cùng tồn tại trong một sự vật.
B. hợp lại thành một khối.
C. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
D. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau.
Câu 11: Sự vận động của thế giới vật chất là
A. quá trình mang tính chủ quan.
B. do thượng đế quy định.
C. quá trình mang tính khách quan.
D. do một thế lực thần bí quy định.
Câu 12: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai
mặt thống nhất với nhau, đó là
A. điểm nút và bước nhảy.
B. bản chất và hiện tượng.
C. độ và điểm nút.
D. chất và lượng.
Câu 13: Khi bàn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì thế giới quan duy vật cho
rằng
A. Không có cái nào có trước.
B. Vật chất có trước ý thức.
C. Ý thức có trước vật chất.
D. Vật chất và ý thức ra đời cùng 1 lúc.
Câu 14: Sự biến đổi công cụ lao động qua các thời kì là hình thức vận động nào sau
đây?
A. Vật lí.
B. Xã hội.
C. Lịch sử.
D. Cơ học.
Câu 15: Vấn đề cơ bản của triết học là
A. quan hệ giữa vật chất và vận động.
B. quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
C. quan hệ giữa vật chất và ý thức.
D. quan hệ giữa phép biện chứng và phép siêu hình.
Câu 16: Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển?
A. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu.
2
B. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
D. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức.
Câu 17: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là
đúng?
A. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.
B. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.
C. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
D. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.
Câu 18: Phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại
không liên hệ, không phát triển”, là phương pháp luận
A. lôgic.
B. thống kê.
C. biện chứng.
D. siêu hình.
Câu 19: Sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật v à hiện tượng trong giới tự
nhiên và đời sống xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Vật chất
B. Thế giới vật chất C. Vận động
D. Phát triển
Câu 20: “ Các mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau nhau”. Triết học gọi đó
là
A. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập
B. Sự tác động giữa các mặt đối lập
C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
D. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
Câu 21: Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát
triển?
A. Tư duy trong quá trình học tập
B. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm.
C. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó.
D. Chiếc xe ô tô từ điểm Thái Nguyên đến điểm Hà Nội.
Câu 22: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được coi là đấu tranh giữa
hai mặt đối lập ?
A. Xung đột tôn giáo.
B. Đấu tranh giữa chủ nô và nô lệ.
3
C. Hai người cãi nhau.
D. Đấu tranh chống HIV – AIDS.
Câu 23: Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ
A. những thuộc tính cơ bản, vốn có, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng.
B. những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng
C. những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng.
D. những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng.
Câu 24: Câu nói nào sau đây thể hiện yếu tố biện chứng?
A. Không thầy đố mày làm nên.
B. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.
C. Con vua thì lại làm vua.
D. Tre già măng mọc.
Câu 25: Đối với các sự vật và hiện tượng, vận động được coi là
A. là sự hoàn thiện.
B. cách thức phát triển.
C. là phương thức tồn tại.
D. thuộc tính vốn có.
Câu 26: Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là
A. có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau
B. có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.
C. có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.
D. có những mặt đối lập xung đột với nhau.
Câu 27: Trong Triết học, độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng của sự vật và hiện
tượng
A. làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng.
B. chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng.
C. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.
D. làm cho sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.
Câu 28: Hình thức vận động nào sau đây là cao nhất, phức tạp nhất?
A. Xã hội.
B. Sinh học.
C. Hóa học.
D. Cơ học.
Câu 29: Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm
A. một hình thức mới.
B. một diện mạo mới tương ứng.
4
C. một lượng mới tương ứng.
D. một trình độ mới tương ứng.
Câu 30: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng
làm
A. lượng mới ra đời.
B. sự vật mới hình thành, phát triển.
C. thay đổi chất của sự vật hiện tượng. D. các sự vật thay đổi.
Câu 31: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?
A. Thế giới quan duy tâm có được phương pháp biện chứng.
B. Thế giới duy tâm và duy vật luôn đối kháng nhau.
C. Thế giới quan duy vật thống nhất hữu cơ với phương pháp luận biện chứng.
D. Thế giới quan duy vật không xây dựng phương pháp biện chứng.
Câu 32: "Những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ..." là nội dung của khái niệm
A. vận động
B. vận động sinh học
C. vận động xã hội
D. phát triển
Câu 33: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là
A. hai mặt đối lập tác động qua lại lẫn nhau.
B. hai mặt đối lập có sự chuyển hóa lẫn nhau.
C. hai mặt đối lập có khuynh hướng trái ngược nhau.
D. hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Câu 34: Khi bàn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì thế giới quan duy tâm cho
rằng
A. Ý thức có trước vật chất.
B. Không có cái nào có trước.
C. Vật chất và ý thức ra đời cùng 1 lúc.
D. Vật chất có trước ý thức.
Câu 35: Đoạn thơ sau: “Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất. Dù lớn tựa
thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi. Phải cần mẫn như con ong kéo mật. Phải cần
cù như con nhện chăng tơ. Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” Nói về:
A. Quy luật lượng đổi, chất đổi.
B. Quy luật phủ định của phủ định.
C. Khuynh hướng của sự phát triển.
D. Quy luật mâu thuẫn.
5
Câu 36: Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy
thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi với bạn H, N sẽ cũng bị lôi kéo vào
con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự
vật theo
A. thế giới quan duy tâm.
B. phương pháp luận biện chứng.
C. thế giới quan duy vật.
D. phương pháp luận siêu hình.
Câu 37: Quá trình phát triển của các dạng vật chất sống trên Trái Đất được chứng
minh trong thuyết nào sau đây?
A. Thuyết tiến hoá.
B. Thuyết tế bào.
C. Thuyết nguyên tử.
D. Thuyết di truyền.
Câu 38: Phương pháp luận bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, đó là phương pháp
luận
A. khoa học.
B. triết học.
C. chung.
D. biện chứng
Câu 439: Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần
căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?
A. Độ.
B. Điểm nút.
C. Lượng.
D. Chất.
Câu 40: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng là
A. sự gắn bó giữa các mặt đối lập.
B. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
D. quan hệ giữa các mặt đối lập.
Câu 41: Phương pháp “xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ rằng buộc,
tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng” là phương pháp luận
A. biện chứng.
B. siêu hình
C. lịch sử.
D. hình thức.
Câu 42. Cách xử sự nào sau cản trở sự phát triển của xã hội theo quan điểm của Triết
học duy vật biện chứng?
A. Có mới nới cũ.
B. Dĩ hòa vi quý.
C. Ăn xổi ở thì.
D. Có qua có lại.
Câu 43. Vận dụng quy luật lượng – chất trong triết học cho ta đức tính gì trong cuộc
sống?
A. Năng động, sáng tạo.
B. Kiên trì, nhẫn nại.
6
C. Cần kiệm, liêm chính.
D. Hòa nhập, hợp tác.
Câu 44: Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống
nhất giữa chất và lượng thì
A. sự vật thay đổi. B. lượng mới hình thành.
C. chất mới ra đời.
D. sự vật phát triển.
Câu 45: Phương pháp biện chứng xem xét sự vật hiện tượng
A. phiến diện, tồn tại độc lập. B. luôn luôn vận động, phát triển không
ngừng.
C. máy móc, giáo điều, áp đặt. D. không vận động, không phát triển.
Câu 46: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
A. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh.
B. Chất và lượng biến đổi nhanh chóng.
C. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm.
D. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng.
Câu 47: Vai trò của triết học là?
A. Nghiên cứu thế giới.
B. Quan sát thế giới.
C. Tìm hiểu thế giới.
D. Thế giới quan.
Câu 48: Nguyên nhân làm cho xã hội phát triển từ thấp đến cao nằm ở
A. ngay trong bản thân xã hội đó.
B. ý muốn của các vĩ nhân.
C. ý chúa.
D. con người.
Câu 49: Hành động nào sau đây không trái với quy luật của sự phát triển?
A. Kiên trì, nhẫn nại. B. Đốt cháy giai đoạn.
C. Thiếu kiên nhẫn. D. Nôn nóng, nữa vời.
Câu 50: Sự phát triển diễn ra phổ biến trong
A. tự nhiên và xã hội.
B. xã hội, con người và tư duy.
C. tự nhiên và tư duy.
D. tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 51: Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, phương pháp luận của triết học là phương pháp
luận
7
A. riêng.
B. chung nhất.
C. biện chứng.
D. chung.
Câu 52: Sự vận động nào sau đây được coi là sự phát triển?
A. Sự dao động của con lắc.
B. Sự tiến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
C. Nước bị đun nóng bốc hơi thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành
nước.
D. Sự thoái hóa của một loài động vật.
Câu 53. Theo quan niệm của Triết học, phủ định biện chứng diễn ra do
A. sự can thiệp từ bên ngoài.
B. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượ
ng
C. sự tác động từ bên ngoài.
D. sự phát triển của thế giới khách quan.
Câu 54. Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của phủ định siêu hình trong Triết học?
A. Tính triệt tiêu.
B. Tính tất yếu.
C. Tính khách quan.
D. Tính kế thừa.
Câu 55. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?
A. Xóa bỏ sự phát triến tự nhiên của sự vật.
B. Có sự kế thừa sự vật, hiện
tượng C.
C. Mang tính khách quan.
D. Do sự phát triển tự nhiên của sự
vật.
Câu 56. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên
của sự vật, trong Triết học gọi là phủ định
A. biện chứng.
B. khách quan.
C. chủ quan.
D. siêu
hình.
Câu 57. Khái niệm dùng để chỉ sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới từ sự phát triển
của bản thân vật hiện tượng cũ, trong Triết học gọi là phủ định
A. biện chứng.
B. khách quan.
C. chủ quan.
D. siêu
hình.
Câu 58. Yếu tố nào sau đây là biểu hiện của phủ định biện chứng trong triết học?
A. Tính hiện đại. B. Tính bền vững. C. Tính truyền thống.
8
D. Tính kế thừa.
Câu 59. Phủ định biện chứng giữ vai trò nào dưới đây cho sự phát triển của sự vật và
hiện tượng?
A. Là nguồn gốc, phương thức.
B. Tạo ra những động lực,
tiềm năng
C. Là mục đích, cách thức.
D. Tạo ra những điều kiện, tiền đề.
Câu 60. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với sự phủ định biện chứng trong Triết
học?
A. Có chí thì nên.
C. Có trăng quên đèn.
B. Tre già năng mọc.
D. Tre già khóc măng.
Câu 61. Quan niệm nào dưới đây phù hợp với khuynh hướng phát triển của sự vật,
hiện tượng?
A. Cây cao bóng cả.
B. Tre già năng mọc.
C. Nước mắt chảy xuôi. D. Gieo gió gặt bão.
Câu 62. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta là biểu
hiện của phủ định?
A. biện chứng.
B. siêu hình.
C. tất yếu.
D. khách quan.
Câu 63. Đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của phủ định biện chứng trong
lĩnh vực nào sau đây?
A. Triết học.
B. Khoa học.
C. Tư duy.
D. Lao
động.
Câu 64. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội
của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là
A. thực tiễn.
B. thực tế.
C. sản xuất.
D.
sáng tạo.
Câu 65. Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của hoạt động thực
tiễn?
A. Sản xuất vật chất.
B. Chính trị xã hội.
C. Tư duy, tinh thần.
D. Thực nghiệm khoa học.
Câu 66. Kết quả của quá trình nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu
biết nào dưới đây về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan?
9
A. Đặc điểm bên ngoài. B. Bản chất.
C. Đặc điểm bên trong. D.
Quy luật.
Câu 67. Cơ sở để phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính của con người là
nhận thức cảm tính có sử dụng
A. công cụ lao động.
B. sức lao động.
C. các giác quan.
D. các thao tác tư duy.
Câu 68. Xét đến cùng, mục đích của nhận thức là
A. cải tạo hiện thực khách quan.
B. trãi nghiệm hiện thực khách quan.
C. khám phá thế giới khách quan.
D. kiểm tra thế giới khách quan.
Câu 69. Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Khôn ba năm, dại một giờ.
C. Có thực mới vực được đạo.
B. Khôn ngoan đối đáp người ngoài.
D. Cái khó ló cái khôn.
Câu 70. Câu nào sau đây phù hợp với quan điểm của triết học về vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức?
A. Học đi đôi với hành.
B. Tiên học lễ, hậu học văn.
C. Trường học thân thiện, học sinh tích cực.
D. Tôn sư trọng đạo.
II. PHẦN TỰ LUẬN
BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG
1. Chất.
2. Lượng
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
BÀI 6 : KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
a. Phủ định siêu hình.
b. Phủ định biện chứng
2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC.
10
1. Thế nào là nhận thức?
a. Nhận thức cảm tính.
b. Nhận thức lý tính.
2. Thực tiễn là gì ?
3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
a. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
b. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
……………Hết……………
11