Tải bản đầy đủ (.pptx) (92 trang)

Giới thiệu về tranh Đông Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.41 MB, 92 trang )

Tranh Đông Hồ


Làng Đông Hồ (nay gọi là Đông Khê, thuộc
xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc
Ninh) có nghề làm tranh từ thế kỉ thứ XVI.
Tranh được in màu trên giấy Dó quét điệp.
Màu được chế từ những chất liệu thiên
nhiên: Đen từ lá tre; Trắng từ con Điệp ở
biển; Xanh từ lá Chàm; Đỏ từ gỗ cây Vang
hoặc đất đỏ ; Vàng từ hoa hòe…. Đề tài của
tranh Đông Hồ rất phong phú, bài viết này
chỉ đề cập tới hai con vật Gà và Lợn.


Tranh Đông Hồ là những bức tranh dân gian
tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền của
Việt Nam. Mỗi bức tranh tượng trưng cho
một câu chuyện hay một biểu tượng dân
gian. Tranh được vẽ trên một loại giấy chế
tạo bằng tay và mực là màu sắc thực, lấy từ
cây cỏ và vật liệu tự nhiên.
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong.
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Nhà thơ Hoàng Cầm


Tết về nhớ bánh chưng xanh
Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà

Tranh chúc tụng




Biểu tượng gà
trong tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ “Gà Trống”
còn gọi là tranh “Đại cát” 
Đây cũng là những lời chúc hoặc quẻ bói tốt lành nhất trong ngày đầu xuân
cho công việc và cuộc sống gặp nhiều may mắn trong năm



"Vinh hoa"

Con gà trống trong tranh Đông Hồ
tượng trưng cho người quân tử
nên đi với bé trai.


“Phú Quý “
Em bé ôm vịt
Là sự cầu mong giàu sang phú
quý, đông con nhiều cháu

 Tranh Phú Quý thường treo theo
bộ. Trong bộ tứ quí này lại được
chia làm 2 cặp bé trai – bé gái: Lễ
trí – Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú
quý với hàm ý cầu chúc cho có con
cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái,
hay “có nếp có tẻ” như cách nói

của các cụ xưa, như vậy mới là
tròn đầy



Gà dạ xướng, nhật minh
Dạ xướng ngũ canh hoà” 
(Đêm gáy năm canh đều đặn).


“Nhật minh tam tác thuỵ” 
(Ngày mang tới ba điều lành).


Tranh đông hồ
“ gà hoa hồng”

Gà trống
 
Xưa vốn cùng chung một mẹ mà
 Khôn ngoan đá đáp với người ta
 Gáy lên bạn hỡi xem trời sáng
 Báo để người nghe tỉnh giấc ra
Rõ vẻ giống tông đầu mỏ thế
Lẽ đâu ăn quẩn cối xay nhà
 Mặc ai vờ vịt trông ra quốc
 Thực giống Hồ đây chẳng phải pha.
Nghệ nhân Hiền Năng



Gà thư hùng
Một gia đình gà gồm gà trống, gà mái và đàn con. Trên tranh có dòng chữ nôm: “lắm
con nhiều cháu, giống cánh giống lông”- một lời chúc thật sâu sắc! (Con nhà tông
không giống lông cũng giống cánh).

Bức tranh gợi không khí hạnh phúc , đầm ấm trong một gia đình.


Gà thư hùng



Gà Đại Cát được xuất hiện trong tem thư


"Chọi gà"


Tranh lợn  có:  Lợn đàn , Lợn độc,  Lợn ăn dáy – tất cả đều béo mũm mĩm  – “mõm
gầu giai, tai lá mít, đít lồng bàn”. 
Riêng các tranh  lợn thì các nghệ nhân Đông Hồ vẽ hẳn biểu tượng âm dương lên mình
mỗi con


Tranh lợn đàn. Bức tranh nói vói về sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình. Khoáy âm
dương thể hiện cho sự sinh sôi nảy nở.





Cóc và trẻ em

'Thơ Con Cóc'
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi

Em bé trai ôm con cóc' cầu chúc
em bé sẽ học hành hiển đạt.



Tranh 'Em bé ôm rùa' cầu chúc trẻ
em mạnh khỏe và sống lâu.


Một bé gái không mặc quần áo, ôm quả
bưởi, ngồi trong chiếc thúng – rất kín đáo!.
Một bé trai mặc yếm, ngồi trên tàu lá – hở
hang quá. Còn đây là đôi câu đối trên
tranh: “chị cả vẫn vốn giầu – anh chiêu dòng
thế đại”. Bạn hãy đọc kiểu trạng quỳnh đi! …
Đôi tranh này có dị bản khác, ghi dòng
chữ: “trai tài ôm cóc tía, gái sắc bế cầu
xanh”. (Tranh này in nét rồi tô màu phẩm , ra
đời vào thời kì nước ta thuộc Pháp).



×