Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.29 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT HOÀN KIẾM
TRƯỜNG THCS CHƯƠNG DƯƠNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC KỲ I – KHỐI 9

Năm học 2018 – 2019


MÔN HÓA HỌC
-

A. LÝ THUYẾT
Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.
Tính chất hoá học, điều chế (sản xuất) và ứng dụng của: canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, axit
sunfuric, natri hiđroxit, canxi hiđroxit.
Tính chất chung của kim loại, nhôm, sắt. Sản xuất và ứng dụng của sắt gang, thép.
Dãy hoạt động hoá học của kim loại; sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị
ăn mòn.
Các thí nghiệm và giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến kim loại, oxit, axit, bazơ, muối.
B. BÀI TẬP
Dạng 1: Viết Phương trình hóa học
Loại 1: Xác định phản ứng của các cặp chất và viết PTHH (nếu có)
1. NaOH và NaNO3
6. HCl và CuCl2
2. KOH và H2SO4
7. NaCl và AgNO3
3. Cu(OH)2 và HCl
8. BaCl2 và CuSO4
4. Mg(OH)2 và AgNO3
9. AgNO3 và KNO3


5. Na2CO3 và H2SO4
10. Pb(NO3)2 và K2SO4
Loại 2: Em hãy viết PTHH để thực hiện sơ đồ phản ứng hoá học sau, ghi rõ đk (nếu có)?
1. CaCO3 (1) CaO (2)
Ca(OH)2(3)
CaCO3
(5)

(6)

CaCl2

Ca(NO3)2

2. MgO

MgSO4
(2)

(3)
(4)

Mg
(1)

MgCl2

Mg(NO3)2

(5)


MgS

Loại 3: Viết PTHH điều chế các chất.
1. Em hãy viết 4 cách khác nhau điều chế dd NaOH
2. Từ CaCO3, em hãy lập 3 sơ đồ khác nhau điều chế Canxi sunfat. Viết PTHH
3. Từ kim loại sắt, em hãy lập 3 sơ đồ khác nhau tạo thành Sắt (III) Clorua. Viết PTHH của phản
ứng
Dạng 2: nhận biết – tách, làm sạch các chất hóa học
1. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Dùng kim loại nào để làm sạch ZnSO4? Giải thích
và viết phương trình hoá học.
2. Em hãy nêu biện pháp hóa học nhận biết:
a. Các dung dịch không màu: NaOH; Ca(OH)2; HCl; H2SO4; NaNO3
b. Các dung dịch: MgCl2; FeCl2; AgNO3; AlCl3; KCl


c. Các dung dịch: NaCl; Na2CO3; Na2S; Na2SO4
d. Có 4 chất rắn màu trắng: Na2O, Al2O3, Fe2O3, MgO. Chỉ dùng nước và axit clohidric, hãy
nhận biết chúng.
3. Em hãy nêu biện pháp:
a. Loại bỏ bột nhôm khỏi bột sắt
b. Tách riêng bột sắt và bột bạc
Dạng 3: Các dạng bài tập cơ bản
(Bài tập tính theo PTHH, Bài tập dư thừa; Bài tập hỗn hợp; Bài tập tăng – giảm khối lượng)
Bài 1: Dẫn 112 ml khí SO2 (đktc) đi qua 700 ml dung dịch Ca(OH)2 có nồng độ 0,01M, sản phẩm là
muối canxi sunfit
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng các chất sau phản ứng
Bài 2: Cho 12,1 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư,, người ta thu được
4,48 lít khí (đktc)

a. Viết phương trình hóa học
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Bài 3: Ngâm một thanh sắt nặng 27 gam trong 200 ml dd CuSO4 đến khi dung dich mất màu hoàn
toàn, lấy thanh sắt ra cân thấy khối lượng thanh sắt nặng 28,6 gam
a. Viết phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng sắt đã phản ứng và nồng độ mol muối CuSO4 đã dùng
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe trong 200 ml dung dịch axit clohidric vừa đủ
sinh ra 6,72 lít khí hidro ở đktc. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Tính m
Dạng 4: Giải thích hiện tượng – thực hành thí nghiệm
Bài 1. Đồ ăn, uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ
dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn uống đồ ăn có chất chua đựng trong đồ dùng bằng kim loại thì
có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì sao?
Bài 2: Em hãy nêu hiện tượng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
1. Thả thanh sắt vào dd muối Đồng (II) sunfat
2. Nhỏ từ từ từng giọt dd NaOH đến dư vào dd AlCl3
3. Rắc bột nhôm lên trên ngọn lửa đèn cồn
c)



×