Những mật pháp tiết kiệm tài chính hiệu quả (Phần đầu)
Tác giả:Trần Phương Minh
Với một ngân quỹ kinh doanh eo hẹp, không một chủ doanh nghiệp nào không muốn
“bóp chặt” hết cỡ túi tiền của mình. Song có phải tất cả các chủ doanh nghiệp đều biết
làm thế nào để tiết kiệm tài chính hiệu quả nhất? Dưới đây là một số mật pháp không
thể bỏ qua nếu bạn muốn có một ngân quỹ lành mạnh và tiết kiệm:
A. Các chiến lược tiếp thị và xúc tiến kinh doanh căn cơ
1. Xen kẽ các hoạt động tiếp thị & quảng cáo. Bạn hoàn toàn có thể kèm những tờ rơi
quảng cáo trong các hồ sơ tài liệu gửi cho khách hàng, chẳng hạn như hoá đơn, hợp
đồng,..., Cũng như vậy, bạn cần tận dụng mọi cơ hội bằng việc đặt các phiếu giảm giá,
thư newsletters hay những tờ rơi quảng cáo trong túi xách của khách hàng khi họ mua
sắm.
2. Là người hàng xóm tốt bụng. Bạn và những công ty lân cận nên chia sẻ nhiều loại
chi phí quảng cáo và xúc tiến kinh doanh. Hãy cùng nhau khuyếch trương hoạt động bán
hàng trên đường phố, hay đưa liên minh tiếp thị bằng việc chia sẻ danh sách địa chỉ
khách hàng, các kênh phân phối với các nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
3. Đề nghị sự giúp đỡ từ những người bạn quen biết. Cách giúp đỡ dễ nhất mà bạn có
thể nhận được từ người quen là lời giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ hoặc họ sẽ cung cấp
cho các khách hàng tiềm năng tên tuổi và số điện thoại của bạn.
4. Tiếp thị không chính thức. Khi nói với mọi người về những gì họ nhận được từ việc
sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong các buổi giới thiệu hay trò chuyện không
chính thức, bạn hoàn toàn có thể thúc đẩy họ mau chóng mua sắm sản phẩm/dịch vụ bạn
cung cấp.
5. Xuất hiện trên những kênh TV đặc biệt. Các đài truyền hình cáp địa phương
thường duy trì một lượng thời gian dành cho quảng cáo trong các khung giờ khác nhau
với mức chi phí khá thấp. Vì vậy, mặc dù không đủ tiềm lực tài chính để tiếp cận với các
khách hàng tiềm năng vào những khung giờ vàng, bạn vẫn có thể tạo ấn tượng tốt khi
xuất hiện trên những kênh truyền hình ưa thích của họ.
6. Biết tạo ra hình ảnh của một chuyên gia. Việc mở một lớp đào tạo, nói chuyện
trong các buổi họp mặt cộng đồng hay viết một bài báo cho tờ báo địa phương không chỉ
tạo ra cho bạn một hình ảnh chuyên gia mà còn thu hút nhiều hơn sự chú ý của mọi
người đối với công ty bạn.
Với một ngân quỹ kinh doanh eo hẹp, không một chủ doanh nghiệp nào không muốn “bóp
chặt” hết cỡ túi tiền của mình. Song có phải tất cả các chủ doanh nghiệp đều biết làm thế
nào để tiết kiệm tài chính hiệu quả nhất? Dưới đây là một số mật pháp không thể bỏ qua
nếu bạn muốn có một ngân quỹ lành mạnh và tiết kiệm:
F. Những chính sách tiết kiệm tiền thuế
20. Không bỏ qua những khoản chi phí nhỏ nhặt. Theo lời khuyên của Holmes Crouch,
một chuyên gia về thuế và là tác giả của 10 cuốn sách thuế khác nhau, thì những khoản chi
phí kinh doanh cho dù là nhỏ nhưng cũng đừng bỏ qua, bởi nếu cộng lại sẽ là con số
không nhỏ, nhờ đó tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được giảm bớt đáng kể.
21. Tăng các khoản khấu trừ thuế. Hãy thực hiện các bước đi cần thiết để gia tăng các
khoản khấu trừ, miễn giảm thuế. Số lượng tiền thuế bạn xin khấu trừ, miễn giảm càng lớn
bao nhiêu, khoản doanh thu chịu thuế của bạn càng nhỏ bấy nhiêu và khoản thuế bạn đóng
do vậy cũng ít đi. Một trong những cách thức tốt nhất để gia tăng các khoản tiền thuế được
khấu trừ, miễn giảm đối với các công ty đó là kê khai những khoản chi phí kinh doanh
trong cả năm ở mức lớn nhất có thể. Với phương thức kế toán, kiểm toán trên cơ sở tiền
mặt, doanh thu chịu thuế sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí, và do vậy chi phí càng lớn
thì doanh thu chịu thuế sẽ càng nhỏ đi. Để gia tăng khoản khấu trừ thuế, bạn hãy tăng các
nguồn cung ứng nguyên vật liệu hay mua sắm thêm các thiết bị máy móc bảo dưỡng vào
dịp cuối năm nếu bạn có kế hoạch kê khai những chi phí này trong báo cáo thuế cả năm.
Ngoài ra một số khoản khác cũng có thể được đưa vào chi phí như tiền thuê nhà, phí bảo
hiểm, … đến hạn vào tháng đầu tiên của năm mới.
22. Làm việc tại nhà. Có nhiều cách thức để một chủ doanh nghiệp nhỏ có thể quan tâm
tới yếu tố giảm tiền thuế phải nộp khi tận dụng nhà riêng để mở văn phòng làm việc. Tuỳ
từng quy định của mỗi quốc gia mà khoản tiền thuế được miễn giảm cũng sẽ khác nhau.
Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật địa phương. Trong trường hợp các quy
định này quá phức tạp, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp một chuyên gia thuế mà bạn quen
biết. Bạn sẽ phải có duy nhất một địa chỉ kinh doanh là nhà của bạn mà thôi, nếu có một
địa chỉ thứ hai thì mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.
23. Tránh những rắc rối với cơ quan thuế. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, bạn
sẽ nhận thấy các cơ quan thuế luôn có xu hướng cho rằng bạn tìm mọi cách để trốn thuế
nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, các cơ quan này luôn quản lý rất chặt các hoạt động
liên quan đến thuế tại công ty bạn. Nếu bạn không báo cáo lợi nhuận và doanh thu định kỳ,
bạn có thể bị các cơ quan thuế buộc phải giải trình rất nhiều điều, và đương nhiên khi đó
mọi thứ sẽ rắc rối hơn nhiều. Cách tốt nhất là bạn nên tuân thủ những nghĩa vụ liên quan
đến thuế mà pháp luật đã đặt quy định.
G. Những trọng tâm tài chính
24. Một tấm thẻ tín dụng hợp lý. Nếu bạn có một mức thanh toán lớn qua thẻ tín dụng
cho ngân hàng vào mỗi dịp cuối tháng, hãy tìm kiếm những thẻ tín dụng có mức lãi suất
thấp. Khi bạn đảm bảo khả năng chi trả tiền nợ thẻ tín dụng, hãy đề nghị ngân hàng miễn
giảm phí thường niên phát hành thẻ cho bạn hay tìm kiếm một thời kỳ đáo hạn dài hơn.
“Hầu hết các nhà phát hành thẻ tín dụng đều bằng lòng miễn phí phát hành thường niên và
giảm tỷ lệ lãi suất nếu bạn yêu cầu”, Scott cho biết, “Bạn chỉ cần nói với hãng thẻ tín dụng
của bạn rằng hiện đang có một vài công ty khác chào mời bạn sử dụng thẻ của họ với một
mức lãi suất rất thấp và miễn phí phát hành thường niên, sau đó hỏi xem liệu họ có thể
giảm cho bạn tương tự vậy không”.
25. Lưu ý đến phí lãi xuất tránh biến động giá trị tiền. “Các công ty phát hành thẻ tín
dụng thường công thêm một khoản phí khoảng 2% lãi suất để phòng ngừa sự biến động giá
trị đồng tiền”, Scott cho biết. Bạn có thể thảo luận với họ để giảm hoặc miễn khoản tiền
này.
26. Sự giúp đỡ đắc lực của các ngân hàng. Hãy xem ngân hàng như một đối tác, và gửi
tới họ các bản báo cáo tài chính thường niên. Ngân hàng càng biết rõ về bạn bao nhiêu, họ
càng tin tưởng bạn bấy nhiêu, và họ sẽ sẵn lòng giúp đỡ bạn về tài chính trong những lúc
khó khăn. Một công cụ quan trọng khác là các tài khoản tín dụng từ ngân hàng. Hãy nghĩ
về nó như một giải pháp bảo vệ tài chính khi bạn được phép thấu chi tài khoản (rút quá số
tiền có trong tài khoản ở ngân hàng). Nếu ngân hàng đồng ý với bạn về việc thấu chi này,
bạn sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc có ngay một khoản tiền mặt cần thiết với
một mức lãi suất hợp lý.
27. In ấn séc thanh toán. Việc in ấn séc do một công ty in ấn thực hiện sẽ rẻ hơn rất nhiều
so với việc để ngân hàng lo nhiệm vụ này.
28. Hình thành một liên minh mua sắm. Bạn hãy tham gia cùng các công ty khác hay gia
nhập một hiệp hội thương mại để đẩy mạnh doanh số bán hàng sản phẩm/dịch vụ.
29. Tận dụng những lần đi lại. “Nếu bạn ở gần các nhà cung cấp, hãy tự đi lấy các đơn
đặt hàng - hoặc nhờ bạn bè, người thân làm giúp bạn”, Sarah Williams Steinman, chủ tịch
hãng Casco Bay Herb Co., nhà sản xuất bánh xà phòng thảo mộc hàng đầu thế giới, cho
biết. Ví dụ, chồng của Steinman là người rất hay đi du lịch. “Anh ấy luôn cho tôi biết anh
ấy đi đâu và khi nào thì có thể ghé qua một trong những nhà cung cấp của tôi”, bà nói,
“Mỗi lần đi qua thị trấn nhỏ ở phía Bắc nơi có nhà cung cấp dầu ôliu của công ty, anh ấy là
mang về cho tôi hàng trăm pound dầu. Việc này đã giúp tôi tiết kiệm được tiền vận
chuyển”. Tuy nhiên, bạn chỉ tự mình đi lấy nguồn cung ứng nếu nó thực sự giúp bạn tiết
kiệm tiết bạc. Còn trong trường hợp ngược lại thì không nên chút nào.
30. Khôn khéo chi tiêu cho những khoản tiền mặt bổ sung. Nếu thấy rằng cần phải chi
thêm các khoản tiền mặt bổ sung nào đó, điều đầu tiên bạn nên làm đó là ngối xuống với
giám đốc tài chính và nhân viên kế toán của bạn để lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và nghiêm
túc. Hãy nhìn vào quy trình hoạt động của công ty đối chiếu xem bạn mong muốn chi tiêu
thêm cụ thể bao nhiêu tiền trong từng trường hợp nhất định. Bạn cần đảm bảo rằng các
khoản chi tiêu thêm này là thực sự cần thiết và không vượt quá giới hạn cho phép. Tiếp
theo bạn lên kế hoạch huy động nguồn tiền từ những tài khoản ngân hàng có lãi suất thấp
hay những công cụ đầu tư ít rủi ro trong vòng vài tháng - từ 3 đến 12 tháng tuỳ thuộc vào
ngành công nghiệp của bạn. Một khi công việc này được hoàn thành, bạn nên xem xét một
số cải thiện khác để không làm phát sinh chi phí phụ thêm trong tương lai, chẳng hạn phần
thưởng cho các nhân viên, bảo dưỡng máy móc, công nghệ,....
H. Và một số điểm khác
31. Chất vấn các nhà tư vấn của bạn. Các nhà tư vấn mà bạn cùng làm việc cùng luôn là
những nguồn cung cấp lời khuyên tuyệt vời. Bạn hãy hỏi các nhà đại lý bảo hiểm, kế toán
viên hay luật sư của bạn về việc làm thế nào để cắt giảm tối đa các chi phí có thể. Bạn sẽ
ngạc nhiên về những đề xuất họ đưa ra liên quan đến phí bảo hiểm, kế toán tài chính, chi
phí kinh doanh cũng như tránh được nhiều khoản tiền pháp lý lớn. Bạn cũng có thể đề nghị
họ giảm thiểu mức phí dịch vụ họ cung cấp khi đổi lại bằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
32. Tinh thông trong vấn đề giá cả dịch vụ. Khi phải nhờ đến sự giúp đỡ của một luật
sư, một nhà tư vấn tài chính,... hãy đảm bảo rằng bạn có những thoả thuận mức phí dịch vụ
bằng văn bản để phòng tránh những bất ngờ sau này. Nó nên bao gồm một sự ước lượng
thời gian để giải quyết công việc của bạn và ghi rõ những gì phải thanh toán cùng những gì
sẽ không phải thanh toán.
33. Học hỏi một điều gì đó mới mẻ. Thay vì trả tiền cho một nhà tư vấn để soạn thảo cho
bạn các bản thông cáo báo chí, bạn hãy thuê họ trong vòng một đến hai giờ để chỉ cho bạn
biết cách tự làm thế nào.
34. Cẩn trọng với pháp luật. Tránh xa những vụ kiện tụng pháp lý là một nhân tố quan
trọng quyết định thành công trong kinh doanh. Lựa chọn tốt nhất: hãy cố gắng giải quyết
mọi vấn đề trước khi chúng phát triển thành những khó khăn cần tới sự can thiệp của các
luật sư. Bạn đừng bỏ quan bất cứ lời phàn nàn qua điện thoại hay bằng văn bản nào của các
khách hàng.
35. Mở rộng ngân quỹ bằng sự đổi chác. Việc trao đổi một sản phẩm hay dịch vụ này lấy
một sản phẩm hay dịch vụ khác là một cách thức hiệu quả để tránh tốn kém tiền bạc – và
giải phóng hàng hoá tồn kho. Nếu bạn không quen “kỳ kèo” giá cả trực tiếp với các đối tác
kinh doanh, hãy tuyển dụng một nhân viên chuyên về vấn đề này với mức hoa hồng hợp lý,
hay tham gia vào các câu lạc bộ trao đổi thương mại hoặc hối đoái.
36. Thời gian thanh toán tiện lợi. Bạn hãy hỏi các nhà cung cấp xem liệu họ có thể giảm
giá nếu bạn thanh toán sớm hay không. Còn bằng không, cũng sẽ là một lợi thế nếu bạn
nhận được sự đồng ý trả chậm các hoá đơn – bao gồm nguyên vật liệu, thuế,... - mà không
có thêm bất cứ khoản phí phát sinh nào. Khoản tiền càng ở lâu trong tài khoản của bạn bao
nhiêu, bạn càng có thêm nhiều lãi suất bấy nhiêu.
37. Tham gia một hiệp hội. Nhiều hiệp hội kinh doanh và thương mại có thu phí thành
viên hợp lý và đưa ra nhiều khoản giảm giá cho các thành viên từ bảo hiểm, du lịch, xe ôtô
tới dịch vụ điện thoại đường dài, y tế và cả thể thao.
Tóm lại, rất có thể một vài phương pháp trong số những phương pháp trên đây có thể chưa
thực sự hiệu quả với bạn, song về tổng thể, kết quả cuối cùng vẫn là đảm bảo cho bạn một
ngân quỹ kinh doanh lành mạnh và dư dả.
(Dịch từ Entrepreneur)
Nguồn BWPortal