Nhóm sử 9 trường THCS Long Toàn
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KI II
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
NĂM 20182019.
I.
Trắc nghiệm:
Câu 1. Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống chế độ MỹDiệm ở miền Nam từ
19541960 là
A. “Phong trào hòa bình” ở Sài GònChợ Lớn.
B. Phong trào “Đồng Khởi “.
C. Phong trào chống chiến dịch tố cộng, diệt cộng.
D. Phong trào chống khủng bố, đàn áp, đòi tự do, dân chủ.
Câu 2. Âm mưu mà Mỹ thực hiện trong việc mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược sang
Lào và Campuchia trong năm 1971 là:
A. Dùng người Việt trị người Việt.
B. Dùng người Đông Dương trị người Đông Dương.
C. Chia cắt tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
D. Giành lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường đã mất.
Câu 3. Bộ chính trị quyết định lấy tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn là
A. Chiến dịch Quang Trung.
B. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.
C. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.
D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 4. Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng ?
A. Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21071954).
B. Bộ đội ta vào tiếp quản thủ đô (10101954).
C. Miền Bắc hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất.
D. Pháp rút hết quân khỏi miền Bắc (giữa tháng 051955).
Câu 5 . Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất được Mỹ thực hiện cùng lúc với
loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới nào?
Nhóm sử 9 trường THCS Long Toàn
A.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
D.Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” .
Câu 6 . Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội
và Hải Phòng của Mỹ (cuối năm 1972). Sự kiện này được ví như là:
A.
Chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm.
B.
Chiến thắng của chính nghĩa.
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Khả năng làm chủ bầu trời của không quân Việt Nam.
Câu 7. Ta đã điểm đúng huyệt quân thù, vì đây là vị trí then chốt. Đó là ý nghĩa của
chiến thắng nào?
A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.
B.Chiến thắng Tây Nguyên.
C.Chiến thắng Huế.
D.Chiến thắng Đà Nẵng.
Câu 8. Sau Hội nghị TW Đảng lần thứ 21 (từ 1973 đến 01/1975) quân dân miền Nam đã
giành được nhiều thắng lợi, ngoại trừ thắng lợi nào ?
A. Đánh trả địch trong các cuộc hành quân “bình định” và “lấn chiếm”.
B. Bảo về, mở rộng vùng giải phóng.
C. Giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
D. Giải phóng Buôn Ma Thuột.
Câu 9. Hoàn cảnh lịch sử nào đã tạo thuận lợi nhất để từ đó Đảng đề ra chủ trương,
kế hoạch giải phóng miền Nam?
A. Quân Mỹ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, ngụy quyền mất chỗ dựa.
B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.
C. Khả năng chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
D.Mỹ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
Nhóm sử 9 trường THCS Long Toàn
Câu 10. “Xương sống” của loại hình chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở
miền Nam là
A.
Thực hiện chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận”.
B. Tiến hành hoạt động ném bom phá hoại miền Bắc.
C. Tiến hành phong tỏa biên giới, vùng biển ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào
miền Nam.
D. “ấp chiến lược”.
Câu 11. Nội dung nào là cơ bản nhất của Hiệp định Pari (27011973) ?
A. Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kỳ cam kết rút hết quân đội, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt
Nam.
C. Các bên cam kết ngừng bắn, trao trả tù bình và dân thường.
D.Các bên để nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua
tổng tuyển cử tự do.
Câu 12. Nguyên nhân có tính quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước (19541975)?
A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
B. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
C. Có hậu phương miền Bắc rộng lớn và không ngừng lớn mạnh.
D. Có sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông
Dương.
Câu 13. Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954
1975) là
A. Kết thúc 20 năm chống Mỹ cứu nước và 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo
vệ tổ quốc.
B.Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất nước nhà.
Nhóm sử 9 trường THCS Long Toàn
C. Mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên
CNXH.
D. Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 14. Vì sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công đầu tiên cho chiến dịch giải
phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975?
A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch ở đây tập trung với số
lượng rất đông.
B.Nếu chiếm được Tây Nguyên quân đội Sài Gòn sẽ tự thua.
C.Tây Nguyên là nơi bố trí lực lượng quân sự mạnh nhất của chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam.
D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, lực lượng địch tập trung ở đây
mỏng và phòng bị nhiều sơ hở.
Câu 15. Về nội dung Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định Pari 1975 có điểm giống
nhau quan trọng nào?
A. Đều công nhận các quyền dân tộc cơ bản.
B. Đều qui định ngừng bắn, lập lại hòa bình.
C. Đều qui định quân đội nước ngoài phải rút khỏi nước ta.
D. Đều qui định Việt Nam thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước.
Câu 16. Điểm khác biệt nhất trong nội dung Hiệp định Giơnevơ 1954 và Hiệp định
Pari 1973 là
A.cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản.
B. lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
C.không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D. hai bên ngừng bắn, tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực.
II. Tự luận:
Câu 1. Sự khác nhau và giống nhau giữa hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ:
Nhóm sử 9 trường THCS Long Toàn
Câu 2. Phong trào “Đồng Khởi” 19591960 nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử nào ? Diễn
biến, kết quả và ý nghĩa của nó ?
Câu 3. Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pari 1973:
Câu 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước?
Câu 5. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Câu 6. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975 đã phát triển qua ba chiến dịch
lớn như thế nào?
Câu 7. Hãy kể những việc làm của một số anh hùng trong cuộc kháng chiến chống
Pháp Mĩ?
Tô Vĩnh Diện:
Phan đình Giót:
La Văn Cầu: