Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Tin học lớp 7 – Bài 1: Chương trình bảng tính (Tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.68 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 20 /08/ 2019.
Lớp 7A, ngày giảng:      /08/ 2019. Kiểm diện:
Lớp 7B, ngày giảng:      /08/ 2019. Kiểm diện:
Tiết 2
Bài 1: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH(tiếp)
I. MỤC TIÊU: 

1.Kiến thức:Học sinh nhận biết được các thành phần cơ  bản của màn hình trang tính, 
hiểu rõ các khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính, nhập , sửa, xóa dữ liệu, di chuyển.
2.Kĩ năng:Biết vận dụng các chức năng của chương trình bảng tính để  phục vụ  cho 
việc học của mình.
3.Thái độ:Nghiêm túc, cẩn thận.
4.Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh:
­  Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề.
­  Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. HỆ THỐNG CÂU HỎI:

­ Hãy nêu tính năng chung của các chương trình bảng tính?
­ Màn hình Excel có những công cụ gì đặc trưng cho chương trình bảng tính?

III. PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ:

­ Quan sát và đánh giá học sinh vào cuối giờ dạy.
­ Học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

­ Giáo viên: SGK, giáo án.
­ Học sinh: SGK, vở ghi.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)


­ Chương trình bảng tính là gì?
­ Tác dụng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng?
­ Các đặc trưng của các chương trình bảng tính?
2. Bài mới:


Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: MÀN HÌNH LÀM VIỆC CỦA TRANG TÍNH(15’)


­ GV: Yêu cầu HS quan sát màn 
hình làm việc của chương trình 
bảng tính (Excel)
­ GV: Yêu cầu HS thảo luận theo 
nhóm và chỉ ra các yếu tố trên 
màn hình làm việc của Excel
­ GV: Gọi đại diện của nhóm trả 
lời và yêu cầu HS khác nhận xét 
và bổ sung (nếu cần)
­ GV: Nhận xét câu trả lời của 
HS
­ GV: Nêu những điểm giống và 
khác so với màn hình làm việc 
của chương trình soạn thảo văn 
bản Word?

­ GV: Nhận xét và chốt lại: Giao 
diện này còn có thêm: Thanh công 
thức, bảng chọn Data, trang tính 
(tên cột, tên hàng, địa chỉ của một 
ô tính, khối)
­ GV: Giới thiệu: Tên cột, tên 
hàng, địa chỉ của một ô tính, khối
­ GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến 
thức vừa trình bày chỉ ra địa chỉ 
của ô tính, địa chỉ của khối.
­ GV: Nhận xét câu trả lời của 
HS
­ GV: chốt lại

­ HS: Quan sát.

3. Màn hình làm việc của 
trang tính

­ HS: Thảo luận theo 
nhóm
­ HS: Quan sát hình và 
chỉ ra các yếu tố trên 
màn hình làm việc của 
chương trình bảng tính: 
Thanh tiêu đề, thanh 
công cụ, thanh bảng 
chọn, thanh trạng thái…
­ HS: Tìm ra những 
điểm giống và điểm 

khác so với chương trình 
soạn thảo Word
­ HS: Lắng nghe.

­ Thanh công thức: Là 
thanh công cụ đặc trưng 
của chương trình bảng tính
­ Bảng chọn Data: Gồm 
các lệnh để xử lí dữ liệu
­ Trang tính:
+ Tên cột
+ Tên hàng
+ Địa chỉ ô
+ Khối

­ HS: Quan sát và lắng 
nghe
­ HS: Làm bài tập theo 
yêu cầu của GV.


Hoạt động 2:NHẬP DỮ LIỆU VÀO TRANG TÍNH (20’)

­ GV: Nêu các câu hỏi  và yêu cầu 
HS thảo luận nhóm:
+ Để nhập dữ liệu vào ô tính của 
trang tính em làm như thế nào?
+ Để kết thúc việc nhập dữ liệu 
cho ô đó em làm như thế nào?
+ Kích hoạt ô tính ?

+ Khi một ô tính được kích hoạt 
thì nó sẽ có đặc điểm gì?
+ Để chỉnh sửa dữ liệu của ô ta 
làm như thế nào?
+ Nêu các cách di chuyển trên 
trang tính?
+ Gõ chữ Việt trên trang tính như 
thế nào? Có mấy kiểu gõ? 
­ GV: Chốt lại các câu trả lời của 
các nhóm.
­ GV: Các tệp do chương trình 
bảng tính tạo ra thường gọi là các 
bảng tính.

­ HS: Thảo luận theo 
nhóm:
+ Nháy chuột vào ô đó 
và nhập dữ liệu từ bàn 
phím.
+ Ấn Enter hoặc chọn ô 
tính khác
+ Thao tác nháy chuột 
chọn một ô.
+ Ô tính có viền đậm 
xung quanh.
+ Nháy đúp chuột vào ô 
cần sửa dữ liệu.
+ Dùng phím mũi tên 
trên bàn phím, sử dụng 
chuột và các thanh cuốn.

+ Cần có chương trình 
hỗ trợ gõ. Có hai kiểu 
gõ: TELEX ; VNI.

4. Nhập dữ liệu vào trang 
tính:
a) Nhập và sửa dữ liệu
b) Di chuyển trên trang tính
c) Gõ chữ Việt trên trang 
tính: 
­ Dùng chương trình hỗ trợ 
­ Hai kiểu gõ phổ Biến: 
kiểu gõ TELEX và kiểu gõ 
VNI
­ Qui tắc gõ dấu tương tự 
như trong gõ chữ tiếng 
Việt có dấu trong chương 
trình soạn thảo văn bản mà 
em đã được học.

3. Củng cố ­ Dặn dò: (5’)
­ Về nhà xem lại lí thuyết .
­Đọc trước phần nội dung bài thực hành 1 để tiết sau thực hành.


VI. RÚT KINH NGHIỆM:

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................




×