Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Mẫu Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.69 KB, 30 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 
NAM
Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc

Số:         /BC­TNMT

 Quảng Ninh, ngày  15  tháng 01 năm 2019

BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018
Tỉnh: Quảng Ninh
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư  số  19/2016/TT­  
BTNMT ngày 27/8/2016 của Bộ  Tài nguyên và Môi trường về  báo cáo công 
tác bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là Thông tư số 19/2016/TT­BTNMT),  
trên cơ  sở  tổng hợp kết quả  triển khai thực hiện, Sở  Tài nguyên và Môi 
trường Quảng Ninh báo cáo kết quả  thực hiện công tác bảo vệ  môi trường 
năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
I. Giơi thiêu 
́
̣ chung
1. Điêu kiên t
̀
̣ ự nhiên
Quảng Ninh ­ nằm  ở  phía Đông Bắc Việt Nam, có  tổng diện tích tự 
nhiên là 12.227,8 km2  (đất liền là 6.102,3 km2  và trên biển 6.125,5 km2), vơí 
2.772 hòn đảo (chiếm 2/3 tổng số đảo của cả nước), bờ biển dài trên 250 km ; 
Gồm 14 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 04 thành phố, 02 thị xã và 
08 huyện).


Quảng Ninh có những quần thể  du lịch đẳng cấp thế  giới như  Di sản  
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Bái Tử  Long – vườn di 
sản ASEAN. Quảng Ninh cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi trội với 626  
di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, có tiềm năng lớn về  phát triển các loại  
hình du lịch và ngành công nghiệp văn hóa, giải trí.
Quảng Ninh có nhiều loại khoáng sản có giá trị công nghiệp, quan trọng 
nhất là than đá, chiếm trên 90% trữ  lượng cả  nước; Tiếp đến là đá vôi, sét  
làm nguyên liệu sản xuất xi măng; Các khoáng sản làm vật liệu xây dựng 
thông thường, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit, nước khoáng, nước khoáng 
nóng thiên nhiên…
Thế  mạnh, tiềm năng tự  nhiên và con người, xã hội của Quảng Ninh 
đem đến những cơ  hội để  phát triển kinh tế  bền vững như  dịch vụ  du lịch,  
biên mậu, hậu cần cảng biển; Đánh bắt, nuôi trồng chế  biến thuỷ  hải sản,  
chăn nuôi gia súc gia cầm; Đóng tàu; Khai thác tài nguyên khoáng sản; Sản  
xuất vật liệu xây dựng và hiện đã trở thành một trung tâm nhiệt điện lớn nhất 
Việt Nam...


Với điều kiện tự nhiên phong phú, Quảng Ninh được xác định là một địa  
bàn động lực của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ  có vai trò chiến lược về 
kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là cửa ngõ hội nhập với 
thế giới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong khu vực hợp tác hai 
hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung và kết nối với khu vực ASEAN.
2. Điêu kiên kinh tê ­ xa hôi
̀
̣
́ ̃ ̣
Trong năm 2018, nền kinh tế  Quảng Ninh tiếp tục duy trì tăng trưởng, 
công nghiệp khai khoáng trên đà phục hồi, tình hình tiêu thụ  có nhiều thuận 
lợi; nhiều dự  án, công trình dự  án trọng điểm đã và đang được gấp rút hoàn  

thành tạo động lực cho phát triển kinh tế  ­ xã hội của tỉnh. Tốc  độ  tăng 
trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh năm 2010) ước đạt 12,6%  1, vượt kế hoạch 
và tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước. Giá trị tăng thêm của  
các ngành kinh tế ước tăng 9,6% cùng kỳ, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng  
3,5%; Công nghiệp ­ xây dựng tăng 9,8%; Dịch vụ tăng 14,2%, thuế sản phẩm  
tăng 11,8%. Năng suất lao động bình quân đạt 172,6 triệu đồng/người/năm, 
tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng khá, xây dựng tăng khá. Giá trị tăng 
thêm ngành công nghiệp  ước đạt 43.588 tỷ  đồng, tăng 8,4% cùng kỳ. Sản 
lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ: Than khai 
thác 38,2 triệu tấn; điện sản xuất 29,1 tỷ  kwh; xi măng 3,9 triệu tấn; clinker  
4,3 triệu tấn; sợi bông 223,8 nghìn tấn; bột mỳ  389 nghìn tấn... Giá trị  tăng 
thêm ngành xây dựng ước đạt 6.779 tỷ đồng, tăng 18,0% cùng kỳ. Thị trường 
bất động sản tiếp tục có sức hút nhà đầu tư, nhất là thành phố Hạ Long, hình  
thành các trung tâm đô thị hiện đại. Nhiều dự án, công trình động lực lớn đang 
được triển khai tích cực.
Công tác cải thiện môi trường đầu tư  kinh doanh, nâng cao năng lực 
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cấp sở, ngành, địa phương (DDCI) tiếp tục được 
quan tâm, triển khai tích cực, đồng bộ  trong toàn tỉnh, với nhiều giải pháp, 
sáng kiến thiết thực, sử dụng mạng xã hội (SNA) tương tác với người dân và 
doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư theo hướng chuyên nghiệp ­ 
thiết thực ­ hiệu quả, Tỉnh đã đón tiếp gần 40 đoàn nhà đầu tư trong và ngoài 
nước đến nghiên cưu, khao sat va tìm hi
́
̉
́ ̀
ểu cơ hội đầu tư. Niềm tin của doanh 
nghiệp, nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được củng  

1 GRDP: quý I tăng 9,3%, quý II tăng 10,9%, quý III tăng 11,7%, quý IV ước tăng 12,3%



cố và tăng lên; nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm, tìm hiểu cơ  hội, mở rộng đầu 
tư phát triển các dự án trên địa bàn tỉnh2. 
II. Bao cao công tac bao vê môi tr
́ ́
́ ̉
̣
ường.
1. Hiện trạng, diễn biến các thành phần môi trường và các vấn đề 
môi trường
1.1. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường
Toàn tỉnh có 422.937 ha diện tích đất có rừng, tỷ  lệ  che phủ  rừng toàn  
tỉnh là 54,5%). Theo mục đích sử  dụng, rừng Quảng Ninh có cả  3 loại rừng:  
Rừng đặc dụng: 29.835,7 ha; rừng phòng hộ: 133.127,8 ha; rừng sản xuất:  
259.973,5 ha. Co 03 khu Bao tôn thiên nhiên chiêm diên tich 33.659,8 ha, 02
́
̉
̀
́
̣ ́
 
Khu di san thiên nhiên v
̉
ơi diên tich 171,083 ha. Sô loai nguy câp, quy, hiêm
́
̣ ́
́ ̀
́
́

́  
được ưu tiên bao vê là 224 loai; sô loai ngoai lai xâm hai môi tr
̉
̣
̀ ́ ̀
̣
̣
ương là 15 loai;
̀
̀ 
sô cây đ
́
ược vinh danh la 144 cây. Di
̀
ện tích mặt nước, đất ngập nước (ao, hồ,  
kênh, mương, sông, suối) là 53.005 ha. Diện tích đất nông nghiệp bị  mất do 
chuyển đổi mục đích sử  dụng đất, hoang mạc hóa là 702,81 ha; do khai thác 
khoáng sản, vật liệu xây dựng, công trình thủy điện là 88,85 ha.
Diễn biến chất lượng không khí trong các đô thị, khu dân cư trong năm 
2018 theo kết quả  quan trắc môi trường định kỳ  do Trung tâm Quan trắc Tài 
nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh thực hiện (mạng điểm quan trắc đã 
được   UBND   tỉnh   phê   duyệt   taị   Quyêt́   đinh
̣   số   1927/QĐ   ­   UBND   ngày 
08/7/2015) cho thấy hầu hết cac thông sô quan trăc c
́
́
́ ủa 10/10 điểm quan trắc  
co gia tri năm trong gi
́ ́ ̣ ̀
ới hạn cho phép. Mức ồn TB tại các vị trí quan trắc dao 

động từ  53,1 đến 68,7 dBA, nằm trong GHCP của QCVN   26:2010/BTNMT 
Quy chuẩn  kỹ thuật quốc gia về tiếng  ồn , hàm lượng bụi lơ lửng TSP co gia
́ ́ 
3
tri ̣ dao động từ  67 đến 375 µg/m . Khu vực trung tâm một số huyện, thị xã trên 
địa bàn tỉnh có chất lượng môi trường không khí tương đối tốt, đảm bảo theo 
quy chuẩn Việt Nam.
-

Tình hình ô nhiễm các nguồn nước mặt phục vụ mục đích cấp nước sinh  
hoạt: Tất cả các vị  trí quan trắc nước mặt phục vụ mục đích cấp nước sinh  
2  Các  Tập đoàn: Vingroup, SunGroup, FLC, Thành Công, Tập đoàn CEO, Công ty cổ  phần Viglacera Vân  
Hải, Công ty cổ phần Crystal Bay Nha Trang, Công ty MBLand, Tập đoàn Amata (Thái Lan)… 

3 Có 02 vị trí  Khu dân cư xã Tiền Phong và Khu dân cư xã Đoàn Kết có hàm lượng bụi TSP cao hơn GHCP,  
còn lại tại các vị trí khác đều nằm trong GHCP của QCVN  05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 
chất lượng môi trường không khí xung quanh (300 µg/m3)


hoạt (22 vị trí) đều có ít nhất một thông số  ô nhiễm trong đợt quan trắc năm  
2018.   Các   thông   số   ô   nhiễm  chủ   yếu   là   TSS,   BOD5,   COD,  NH4+,  NO2­, 
coliform; một số vị trí có hàm lượng dầu mỡ, NO3­, Cd, Fe vượt  GHCP và giá 
trị pH nằm ngoài GHCP của QCVN 08­MT: 2015/BTNMT (cột A2) (các vị trí: 
Sông Vang Danh, sông Thac Nhoong, sông Đ
̀
́
̀
ồng Quăng, đ
̣
ập Cao Vân, sông  

Diên Vong,
̃
̣  hồ  Măt́   Rông, 
̀ sông  Tiên  Yên,  đập  Yên Hàn,  sông  Ha ̀ Côi, 
́ hồ 
Trương Xuân...)
̀
. Căn cứ  theo kết quả  tổng hợp quan trắc môi trường nước 
mặt định kỳ của tỉnh, phần lớn các nguồn nước cấp trên địa bàn tỉnh có dấu  
hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và dinh dưỡng.
Chất lượng nước mặt phục vụ mục đích tưới tiêu thủy lợi: Trong số 4 vị 
trí quan trắc có 01/4 điểm quan trắc là hồ  Yên Trung – TP. Uông Bí có chất 
lượng nước tốt, tất cả các thông số quan trắc đều nằm trong GHCP của QCVN  
08­MT:2015/BTNMT (cột B1). Các nguồn nước mặt phục vụ tưới tiêu thủy lợi 
còn lại đều có ít nhất một thông số  vượt GHCP của quy chuẩn theo từng đợt 
quan trắc. Các thông số ô nhiễm chủ yếu là TSS, COD, BOD5, NO2­, coliform và 
Fe (hồ Cổ Lễ có dấu hiệu bị axit hóa; hồ Tân Lập có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ; 
hồ Khe Cá có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, hàm lượng NO2­, NH4+ và Fe cao).
Các nguồn nước mặt phục vụ  mục đích khác (chủ  yếu là giao thông 
thủy) có 04/14 điểm quan trắc có chất lượng nước đạt GHCP của QCVN 08­
MT:2015/BTNMT (cột B2). Các nguồn nước mặt này gồm: sông Sinh, sông 
Uông,  Sông Ba Che đoan ha l
̃ ̣
̣ ưu KCN Nam Sơn và  sông Pat Cap.
̣
̣   Các vị  trí 
quan trắc còn lại đều có ít nhất một thông số ô nhiễm.  Các thông số ô nhiễm 
chủ yếu là TSS, COD, BOD5, NO2­, NH4­, coliform và Fe (Sông Cầm, suôi câu
́ ̀ 
Lim, sông Chanh, suôi Vao, s

́ ́ uối Lộ  Phong, câu suôi Lai, suôi Ha Lâm, su
̀
́ ̣
́ ̀ ̀
ối  
Moong cọc 6, sông Mông Dương...).
Chất lượng nước biển ven bờ vịnh Hạ Long – Bái Tử Long: Hàm lượng  
TSS dao động từ 3 – 85,21mg/l, có sự biến động khá lớn giữa các khu vực ven  
bờ và xa bờ, giữa khu vực tập trung hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh  
than và các khu vực khác. Mặc dù vậy, hàm lượng TSS trong nước biển vịnh  
Hạ Long – Bái Tử Long vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 10­MT: 
2015 do các khu vực ven bờ  có hàm lượng TSS cao lại thuộc khu vực không 
có giới hạn hàm lượng TSS theo QCVN 10­MT: 2015. Hàm lượng các kim 
loại trong nước biển vượt GHCP tại các khu vực khai thác, chế biến và kinh 
doanh than như  khu vực Cây Số  6, Vũng Đục, Bãi thải sàng tuyển than Cửa  
Ông...   Hàm   lượng   dầu   mỡ   khoáng   trong   nước   biển   dao   động   từ   0,01   – 
0,7mg/l. Tại hầu hết các điểm quan trắc tại khu vực ven bờ   đều có hàm 
lượng dầu cao hơn các khu vực khác. Tại khu vực vùng bảo vệ tuyệt đối Di  
sản, hầu hết các điểm quan trắc đều phát hiện dầu. Các khu vực có mức độ ô 
nhiễm dầu cao tập trung tại các điểm có hoạt động giao thông thủy, các cảng, 
điểm kinh doanh xăng dầu như cảng Cái Lân, cảng B12, cảng Cửa Ông. 


Toàn tỉnh hiện có 06 khu vực bị ô nhiễm tồn lưu, gồm 2 2 kho (trong đó: 
thành phố Hạ Long: 06 kho; thành phố Móng Cái: 0 2 kho; Thị xã Đông Triều: 
03 kho; thị  xã Quảng Yên: 08 kho; huyện Đầm Hà: 02 kho; huyện Hải Hà: 01  
kho). 
1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường (quy mô, tính chất và các tác 
động xấu lên môi trường):
a) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 

Đã hoan thanh x
̀
̀ ử  lý 100% cơ  sở  gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng  
từ  năm 2011; đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không có cơ  sở  gây ô  
nhiễm môi trường nghiêm trọng mới phát sinh.
b) Khu công nghiệp, khu chế  xuất, cụm công nghiệp, làng nghề; khu đô  
thị, khu dân cư tập trung
* Quy mô, công suất khu công nghiệp, khu kinh tế: 
­ Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 11 khu công nghiệp (KCN Cái Lân, KCN Việt  
Hưng, KCN Đông Mai, KCN Hải Yên, KCN ­Cảng biển Hải Hà, KCN ­ Dịch  
vụ  Đầm Nhà Mạc; KCN Quán Triều, KCN Sông Khoai, KCN Hoành Bồ, 
KCN phụ trợ ngành than, KCN Tiên Yên); 03 KKT cửa khẩu (KKTCK Móng  
Cái, KKTCK Hoành Mô­ Đồng Văn, KKTCK Bắc Phong Sinh) và 01 KKT ven 
biển Vân Đồn4.  
­ Có 05 Khu Công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, gồm: 
(1) KCN Cái Lân: Với tổng diện tích là 301,58 ha. Đến nay, KCN Cái Lân 
giai đoạn I đã được đầu tư  xây dựng hoàn chỉnh hạ  tầng kỹ  thuật trong đó 
trạm xử lý nước thải có quy mô 2.000 m3/ngày đêm. Khu vực mở rộng đã được 
đầu tư một số hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện, nước) phục vụ các 
dự  án đầu tư  thứ  cấp; Tỷ  lệ  lấp đầy KCN là 100%, số  lượng dự  án đầu tư 
thứ cấp tại KCN là 60 dự án.
(2)  KCN Việt Hưng: Có tổng diện tích là 150,23 ha. Đến nay, đã xây 
dựng trạm xử  lý nước thải với công suất 300 m3/ngày đêm, tỷ  lệ  lấp đầy 
KCN là 25%, số lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là 08 dự án. 
4 Trong đó: 05 KCN đã đi vào hoạt động đã và đang triển khai xây dựng cơ  sở hạ tầng cho nhà đầu tư  thứ 
cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư: KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai,  
KCN Texhong Hải Hà giai đoạn 1 thuộc KCN­ Cảng biển Hải Hà; 02 KCN đang trong giai đoạn giải phóng  
mặt bằng chuẩn bị xây dựng hạ tầng kỹ thuật: KCN và Cảng Nam Tiền Phong và Tổ hợp cảng biển­ KCN  
thuộc KCN ­ Dịch vụ  Đầm Nhà Mạc; 02 KCN đang tiến hành các thủ  tục đầu tư: KCN Hoành Bồ, KCN  

Sông Khoai; 02 KCN đang thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư: KCN Quán Triều, KCN phụ  trợ  ngành than; 01  
KCN Tiên Yên  đang đề xuất điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn tỉnh; 04 KKT đã  
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chung KKT.


(3) KCN Hải Yên: Có tổng diện tích là 182,42 ha. Đến nay, đã xây dựng  
trạm xử  lý nước thải với công suất 2×1.000 m3/ngày đêm; Tỷ  lệ  lấp đầy 
KCN là 31%, số lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là 04 dự án. 
(4) KCN Đông Mai: Có tổng diện tích theo quy hoạch là 158,48 ha. Đến 
nay, đã xây dựng trạm xử  lý nước thải tạm thời với công suất 300 m 3/ngày 
đêm; Tỷ lệ lấp đầy KCN là 920%, số lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là  
02 dự án.
(5) KCN Texhong Hải Hà thuộc KCN­ Cảng biển Hải Hà: Có tổng diện 
tích là  660 ha; Đến nay, Chủ  đầu tư  hạ  tầng KCN đã xây dựng trạm xử  lý 
nước thải với quy mô 6.000 m3/ngày đêm, tỷ  lệ  lấp đầy KCN là 30%, số 
lượng dự án đầu tư thứ cấp tại KCN là 10 dự án.
­ Có 04 Khu Kinh tế  (KKT) đã được cơ  quan có thẩm quyền phê duyệt 
quy hoạch chung, gồm:
(1) KKT Vân Đồn:  Được Thủ  tướng Chính phủ  thành lập theo Quyết 
định số  120/2007/QĐ­TTg ngày 26/7/2007 và phê duyệt Quy hoạch chung xây 
dựng tại Quyết định số  1296/QĐ­TTg ngày 19/8/2009, bao gồm toàn bộ  ranh 
giới hành chính huyện Vân Đồn, tổng diện tích 217.133 ha, đã thu hút được 52 dự 
án đầu tư.
(2) KKTCK Móng Cái: được thành lập theo Quyết định số  19/2012/QĐ­
TTg ngày 10/4/2012 của Thủ  tướng Chính phủ, có tổng diện tích 121.197 ha,  
trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt nước biển là 55.000 
ha; đã thu hút được 97 dự án (không bao gồm KCN nằm trong địa bàn). 
(3)KKTCK Hoành Mô ­ Đồng Văn: gắn với cửa khẩu quốc gia Hoành Mô 
có diện tích 14.232 ha, bao gồm 2 xã Hoành Mô và Đồng Văn thuộc huyện 
Bình Liêu.được thành lập tại Quyết định số 115/2002/QĐ­TTg ngày 13/9/2002  

của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, UBND huyện Bình Liêu cùng Ban Quản 
lý Khu kinh tế Quảng Ninh phối hợp thu hút đầu tư, lập quy hoạch chi tiết để 
quản lý, hướng dẫn.
(4) KKTCK Bắc Phong Sinh: gắn với cửa khẩu quốc gia Bắc Phong Sinh,  
có diện tích tự  nhiên khoảng 9.302 ha, thuộc phạm vi xã Quảng Đức, huyện 
Hải Hà. Được thành lập tại Quyết định số  115/2002/QĐ­TTg ngày 13/9/2002 
của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, UBND huyện Hải Hà cùng Ban Quản lý 
Khu kinh tế  Quảng Ninh phối hợp thu hút đầu tư, lập quy hoạch chi tiết để 
quản lý, hướng dẫn. 
* Quy mô, công suất cụm công nghiệp: 


Toàn tỉnh hiện có 06 cụm công nghiệp (CCN) được thành lập với tổng 
diện tích 323,7 ha, bao gồm: (1) CCN Kim Sen, thị xã Đông Triều diện tích  
70,78 ha; (2) CCN Hà Khánh, TP Hạ  Long diện tích 50,1 ha; (3) CCN Hoành 
Bồ, huyện Hoành Bồ  diện tích 55,36ha; (4) CCN Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả 
diện tích 75 ha, (5) CCN Nam Sơn, huyện Ba Chẽ diện tích 47,55 ha, (6) CCN  
liên phường Phương Đông – Phương Nam, TP. Uông Bí diện tích 25 ha. Trong 
đó có 03 CCN đã đi vào hoạt động (CCN Hà Khánh, CCN Kim Sen, CCN Nam 
Sơn), 02 CCN đã đầu tư  xây dựng  hệ  thống xử  lý nước thải tập trung với  
tổng công suất xử lý là 3.500m3/ngày đêm. Trong khi đó, CCN Kim Sen­Đông 
Triều mặc dù đã thu hút được các doanh nghiệp thứ cấp vào hoạt động trong 
CCN, nhưng chưa đầu tư  trạm xử  lý nước thải tập trung do CCN Kim Sen 
bao gồm các dự án độc lập được nhóm lại thành CCN, do đó khó khăn trong 
việc quản lý thống nhất về bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tập trung và  
đầu tư xây dựng CCN.
* Quy mô, công suất làng nghề: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 
02 làng nghề được công nhận:
(1) Đóng tàu thuyền vỏ  gỗ  Cống Mương ­ xã Phong Hải, thị  xã Quảng 
Yên   với   130   cơ   sở   sản   xuất/409   hộ   (được   công   nhận   tại   Quyết   định 

2867/QĐ­UBND ngày 17/11/2015 của UBND tỉnh).
(2) Đan ngư cụ Hưng Học ­ xã Nam Hòa, Quảng Yên với 245 cơ sở sản  
xuất/448   hộ   (được   công   nhận   tại   Quyết   định   số   2867/QĐ­UBND   ngày 
17/11/2015 của UBND tỉnh).
c) Các nguồn thải lớn.
­ Nước thải từ 1.000 m3/ng.đ: 170 Cơ sở thuộc 73 đơn vị, trong đó Công 
ty TNHH MTV Môi trường – Vinacomin có 38 trạm XLNT tập trung 
­ Khí thải: Bao gồm các nguồn thải từ các nhà máy nhiệt điện, xi măng5.
d) Dự án khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, thủy điện: 
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có 60 giấy phép khai thác còn hiệu lực (tính  
đến ngày 31/12/2018), trong đó: 22 giấy phép khai thác đá, 33 giấy phép khai 
thác sét, 04 giấy phép khai thác cát VLXD và cát san lấp, 01 giấy phép khai 
thác khoáng sản khác; 01 nhà máy thủy điện Khe Soong, công suất 3,6 MW. 
1.3. Tình hình phát sinh chất thải 
507 Nhà máy nhiệt điện bao gồm: gồm: Nhiệt điện Đông Triều, Nhiệt điện Uông Bí, Nhiệt điện Quảng  
Ninh, Nhiệt điện Cẩm Phả, Nhiệt điện Thăng Long và 02 Nhà máy Nhiệt điện tại Mông Dương; 
04 Nhà máy xi mănggồm: Xi măng Hạ  Long, Xi măng Thăng Long, Xi măng Cẩm Phả  và Xi măng Lam  
Thạch


a. Chất thải nguy hại
Đến hết năm 2018, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa 
bàn Tỉnh khoảng 5.123 tấn.
b. Chất thải rắn sinh hoạt thông thường tại đô thị:
­ Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh: 1.120 tấn/ngày;
­ Tổng lượng chất thải rắn được thu gom: 1.050 tấn/ngày;
­ Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom: 93,7%;
c. Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Theo thống kê tổng lượng đất đá bóc trong khai thác khoáng sản, vật liệu  
xây dựng là trên 40 ­ 45 triệu m3  (Than: 40 ­ 45 triệu m3  ; Khoáng sản ngoài 

than: chưa có số liệu thống kê).
e. Nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư tập trung:
Hệ  thống thoát nước tỉnh Quảng Ninh cơ  bản là thoát nước chung (bao  
gồm cả  nước mưa và nước thải). Hệ  thống thoát nước cũ của các đô thị  đã  
xuống cấp, nhiều tuyến cống trong đô thị  đã bị  lấn chiếm, bồi lấp… Các 
tuyến cống mới theo quy hoạch chưa được đầu tư đồng bộ.
Tốc độ đô thị hóa nhanh, các diện tích mặt đất và mặt nước tự nhiên (ao,  
hồ, kênh mương) bị thu hẹp ảnh hưởng đáng kể đến việc tiêu thoát nước cho  
các đô thị. Hoạt động xây dựng, chỉnh trang đô thị  làm  ảnh hưởng đến vận  
hành hệ thống thoát nước; công tác nạo vét, bảo trì hệ thống thoát nước chưa  
đảm bảo, một số đoạn cống bị gãy, vỡ, các hố ga bị chôn lấp.
Hiện này, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có thành phố Hạ Long đã  
đầu tư  xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước và xử  lý nước thải đô thị 
tập trung với tổng công suất các nhà máy xử lý nước thải 17.277 m3/ngày, đạt 
35% lượng nước thải phát sinh của Thành phố.
Các đô thị  trên địa bàn tỉnh đang triển khai công tác chỉnh trang đô thị 
kết hợp với việc cải tạo, nâng cấp mở  rộng mạng lưới thoát nước trên các  
tuyến phố đô thị, triển khai đầu tư các dự án thoát nước và xử lý nước thải đô 
thị6.
m. Phụ phẩm nông nghiệp:
6 Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) của Chính  
phủ Nhật Bản;  Tiểu dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Móng Cái thuộc Dự án phát triển các đô 
thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) lần thứ 2 ­ tỉnh Quảng Ninh; Dự án hệ thống thoát nước và 
xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Uông Bí sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Bỉ.


Qua điều tra, rà soát, thống kê hàng năm lượng thuốc bảo vệ  thực vật  
(BVTV) sử dụng trong sản xuất nông nghiệp để phòng trừ các đối tượng sinh  
vật gây hại trên cây trồng tại Quảng Ninh khoảng 180­200 tấn thuốc BVTV 
thành phẩm các loại. Theo đó, nếu tính khối lượng vỏ  bao gói thuốc BVTV 

(cả  lượng thuốc còn tồn đọng trong bao bì) khoảng 10% thì trung bình mỗi  
năm sẽ có khoảng trên 18­20 tấn vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.Thành 
phần bao gói thuốc BVTV chủ  yếu là vỏ  dạng nilon và vỏ  dạng lọ  nhựa.  
Trong đó: vỏ dạng nilon chiếm khoảng 60% tương đương khoảng 10­12 tấn, 
vỏ dạng lọ nhựa chiếm khoảng 40% tương đương khoảng 8 tấn.
Các phụ phẩm, phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu...), một phần được 
nông dân tận dụng để làm thức ăn dự trữ cho gia súc, một phần được đốt tại 
ruộng hoặc thả xuống dòng chảy.
Ước tính chất thải rắn do chăn nuôi xả thải là 650 tấn/ngày đêm/tỉnh, đó 
là chưa kể lượng nước tiểu gia súc. Qua kết quả điều tra cho thấy chỉ khoảng 
10% số  chất thải rắn trên được xử  lý qua hệ  thống Biogas, số  còn lại xả 
thẳng ra môi trường và tập trung chủ yếu ở các vùng đông dân cư, vùng nông 
thôn, miền núi. 
1.4. Các vấn đề môi trường chính
(1) Suy giảm chất lượng nước biển, đặc biệt là nước biển ven bờ  bị  ô  
nhiễm dầu tại các cảng tàu du lịch, nước thải chưa qua xử  lý từ  hoạt động 
của các tàu du lịch trên Vịnh (hiện có trên 500 tàu du lịch lưu trú trên Vịnh), 
nước thải ngành than (chủ yếu ô nhiễm bởi hàm lượng các kim loại nặng do  
nước rửa trôi bề mặt của ngành Than hiện vẫn chưa được thu gom triệt để); 
nước thải sinh hoạt từ lục địa xả ra biển; các hoạt động nuôi trồng thủy sản  
cũng là những nguồn ô nhiễm đối với chất lượng nước biển; các hoạt động 
thi công xây dựng phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đã làm thu hẹp 
diện tích biển, mất thảm thực vật, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, khi xảy  
ra tai biến thiên nhiên, mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dẫn đến việc 
lũ lụt, ngập úng là không thể tránh khỏi.  
(2) Chất lượng nước mặt đã có xu hướng được cải thiện trong những 
năm gần đây nhưng do ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số dẫn 
đến tăng khối lượng, thành phần rác thải sinh hoạt khiến môi trường nước 
mặt bị  ô nhiễm cục bộ   ở  nhiều nơi. Ngoài ra, ô nhiễm nguồn các hệ  thống  
sông xuyên biên giới cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường nước mặt,  

nước biển của Tỉnh.
(3) Môi trường không khí của Tỉnh hiện nay cũng đang phải chịu  ảnh  
hưởng từ các hoạt động sản xuất thác than (khai thác, vận chuyển, chế biến,  


sàng tuyển); sản xuất xi măng, nhiệt điện; từ hoạt động xây dựng, giao thông 
­ vận tải đã gây ô nhiễm cục bộ  tại các đô thị, các khu dân cư  tập trung.  
Ngoài ra, nguy cơ  ô nhiễm có thể  xảy ra do hoạt động của Nhà máy nhiệt 
điện hạt nhân Hồng Sa – Trung Quốc.
(4) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ  quá trình phát triển kinh tế, gia  
tăng dân số và đô thị hóa, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ngày càng tăng 
nên khối lượng phát thải ngày càng lớn. Hầu hết các bãi rác trên địa bàn tỉnh  
đều là các bãi rác xử lý theo hình thức chôn lấp. Trải qua thời gian vận hành  
nhiều năm, các bãi rác trên địa bàn tỉnh đều đã xuất hiện tình trạng quá tải, có  
nguy cơ  gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường không khí... 
Việc triển khai các dự  án đầu tư  xử  lý rác thải sinh hoạt còn gặp nhiều khó 
khăn về  công nghệ, vị  trí quy hoạch. Bên cạnh đó, một số  điểm tập kết rác 
thải trên địa bàn toàn Tỉnh đặc biệt tại khu dân cư tập trung, các xã đảo không 
đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các khu vực nông thôn do lượng rác 
tại các điểm trung chuyển thường tập kết từ 2 – 3 ngày vì vậy đã gây ra bức  
xúc trong nhân dân do nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
(5) Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH) đã và đang tác động đến tất cả 
các ngành, lĩnh vực, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong khoảng 
30 năm, nhiệt độ  trung bình năm và tổng mưa năm tại Quảng Ninh có xu 
hướng tăng theo thời gian. Nhiệt độ  thấp nhất đã xuống tới 5,3oC, nhiệt độ 
cao nhất đã lên tới 36,7oC, lượng mưa ngày lớn nhất đo được là 386,5mm. 
Mức   nước   biển   tại   khu   vực   Quảng   Ninh   dâng   trung   bình   mỗi   năm   dâng 
khoảng 2 mm. Càng ngày thiên tai diễn ra càng bất thường và khó lường hơn.  
Bão diễn ra với cường độ  mạnh, đường đi khó dự  báo và không theo mùa. 
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Mưa lớn, nắng nóng, rét hại và các  

hiện tượng cực đoan khác của thời tiết diễn ra cục bộ, tăng tần suất. Trước  
ảnh hưởng của BĐKH, các vùng, địa phương trong Tỉnh dễ  bị  tổn thương  
chủ  yếu là các khu vực ven biển như: Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên 
Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Hạ Long, Móng Cái;  các ngành, lĩnh vực chịu ảnh 
hưởng trực tiếp là nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở Quảng Yên, Hải Hà, Đầm  
Hà, Tiên Yên, Móng Cái...); nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa ở huyện Đông 
Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà...); lâm nghiệp (huyện Bình Liêu, Ba 
Chẽ, Tiên Yên, Hoành Bồ...); tài nguyên nước, công nghiệp, xây dựng­ đô thị, 
năng lượng…
(6) Hệ  thống sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhỏ  lẻ, manh  
mún, chưa hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung. Do đó, công tác tuyên 
truyền, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV đến người dân, cũng như việc bố 
trí xây dựng các bể chứa bao gói thuốc BVTV còn gặp nhiều khó khăn. Mặt  


khác, khối lượng vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật hàng năm phát sinh nhiều,  
công tác xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng hiện nay gặp nhiều khó khăn 
bởi chất thải này được liệt kê vào chất thải nguy hại không thể  xử  lý tiêu 
hủy bằng phương pháp đốt thông thường, mà phải tiêu hủy đúng cách và cần  
có phương tiện vận chuyển chuyên dụng trong khi tỉnh chưa có khu xử  lý 
riêng phải đưa đi các cơ  sở ngoài tỉnh để  xử  lý, tiêu hủy vì vậy kinh phí cao, 
mất nhiều thời gian xử lý.
2. Tình hình, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường
2.1. Tổ  chức bộ  máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ  môi 
trường (tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; nguồn nhân lực; nguồn lực 
tài chính; hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị bảo vệ môi trường): 
a. Tô ch
̉ ưc b
́ ộ máy quan ly nhà n
̉ ́

ước.
­ Đối với cấp tỉnh: 
+ Chi cuc Bao vê môi tr
̣
̉
̣
ương tr
̀
ực thuộc Sở  Tài nguyên và Môi trường  
vơi 19 can bô, công ch
́
́ ̣
ức và người lao động; 
+ Phòng Quản lý Môi trường trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế có 06  
cán bộ, công chức;
+ Phòng Kỹ thuật môi trường trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT có 08 
cán bộ, công chức;
­   Đối   với   cấp   huyện:   Đều   thành   lập   các   Phong
̀   Taì   nguyên   và  Môi 
trương, co cán b
̀
́
ộ chuyên môn vê môi tr
̀
ường.
­ Đối với cấp xã: Đa bô tri can bô đia chinh, can bô y tê hoăc can bô văn
̃ ́ ́ ́ ̣ ̣
́
́ ̣
́ ̣

́ ̣
 
hoa lam kiêm nhiêm công tac bao vê môi tr
́ ̀
̣
́ ̉
̣
ường.
­ Lực lượng Canh sat môi tr
̉
́
ương toàn t
̀
ỉnh: Phòng Cảnh sát môi trường – 
Công an Tỉnh co 52 can bô chi
́
́ ̣ ến sỹ được bô tri trong 04 đôi công tac; Công an
́ ́
̣
́
 
14 đia ph
̣
ương bố trí 60 cán bộ chiến sỹ  chuyên trách, kiêm nhiệm thực hiện  
nhiệm vụ cảnh sát môi trường.
b. Nguôn l
̀ ực tai chinh.
̀ ́
Theo Nghị  quyết 236/2015/NQ­HĐND tỉnh ngày 12/12/2015 của HĐND 
tỉnh về  những chủ  trương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ  môi trường 

tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh đã đưa ra giải  pháp về  chính 
sách,   tài   chính  như:   Đa   dạng  hóa   các   nguồn  lực   đầu   tư   cho   bảo  vệ   môi  
trường, tăng đầu tư  và sử  dụng đúng mục đích, hiệu quả  nguồn chi thường 
xuyên từ  ngân sách cho sự  nghiệp môi trường đảm bảo mức chi hàng năm 
không dưới 3% tổng chi ngân sách và tăng dần tỷ  lệ  này theo tốc độ  tăng  


trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó và theo tình hình thực tế, năm 2018 Tỉnh đã chi  
651.257 triệu đồng7  đạt 5,58% chi thường xuyên, tập trung chủ  yếu cho các 
nhiệm vụ như thu gom, xử lý rác thải, nạo vét cống rãnh, vệ sinh môi trường  
và triển khai các nhiệm vụ, dự  án, đề  tài về  môi trường, qua đó đưa ra các  
giải pháp khắc phục, phòng ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng. 
Đồng thời, Tỉnh ban hành nhiều cơ  chế, chính sách triển khai xã hội hóa các 
hoạt động bảo vệ  môi trường và đã thu hút được nhiều nhà đầu tư  tham gia 
vào công tác bảo vệ  môi trường trên địa bàn tỉnh, tập trung vào lĩnh vực vệ 
sinh môi trường, xử lý chất thải; chỉ đạo đẩy mạnh mô hình hợp tác công – tư 
(PPP) kêu gọi đầu tư để triển khai các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh;  
kêu gọi các nguồn lực, nguồn tài trợ, các nguồn vốn vay ODA tập trung cho  
cải thiện ô nhiễm môi trường khu vực vịnh Hạ Long – Di sản thiên nhiên thế 
giới và các dự án xử lý nước thải sinh hoạt đô thị 
Bên canh đo, cac đ
̣
́ ́ ơn vi khai thac than co hoat đông trên đia ban thuôc Tâp
̣
́
́ ̣
̣
̣
̀
̣

̣  
đoan than va khoang san Viêt Nam va Tông công ty Đông Băc đam bao kinh phi
̀
̀
́
̉
̣
̀ ̉
́ ̉
̉
́ 
bao vê môi tr
̉
̣
ương nganh than. T
̀
̀
ập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản  
Việt Nam đã chi khoảng 1,5% chi phí sản xuất của ngành cho công tác bảo vệ 
môi trường, tương ứng với khoảng 800 tỷ đồng/năm, trong đo 50 % danh cho
́
̀
 
đâu t
̀ ư  cac công trinh BVMT, 50% danh cho cac nhi
́
̀
̀
́
ệm vụ  BVMT thương

̀  
xuyên.
c. Hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị bảo vệ môi trường.
­ Cơ sở hạ tầng từ cấp tỉnh đến cấp xã được quan tâm đầu tư  đồng bộ, 
trang bị  máy tính và các trang thiết bị  cần thiết để  phục vụ  giải quyết công 
vụ. 100% cán bộ, công chức, người lao động sử  dụng mạng nội bộ  (LAN)  
trong trao đổi công việc và sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.
­ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh được quan tâm đầu 
tư  trang thiết bị  đồng bộ  phục vụ  cho việc quan trắc, kiểm soát các nguồn  
thải lớn trên địa bàn tỉnh. Từ khi hoạt động đến nay, Trung tâm đã được đầu  
tư 03 dự án nâng cao năng lực gồm: 01 Dự án nâng cao năng lực quan trắc và  
phân tích môi trường năm 2006, 01 Dự án Tăng cường năng lực năm 2007 và 
01 Dự  án nâng cao năng lực năm 2013. Đến nay, thiết bị, máy móc và con 
người của Trung tâm có đủ  khả  năng thực hiện quan trắc, phân tích hầu hết 
các thông số môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trung tâm đã  
7 Kinh phí phân bổ cho khối tỉnh và hỗ trợ một số dự án do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư là 67.000 triệu  
đồng; Kinh phí phân bổ cho khối huyện là 584.257 triệu đồng.


được cấp Giấy chứng nhận đủ  điều kiện hoạt động dịch vụ  quan trắc môi 
trường. 
­ Trung tâm điều hành hệ thống quan trắc môi trường tự động trực thuộc  
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường được đầu tư theo Quyết định  
số  2819/UBND ngày 18/10/2013 của UBND Tỉnh Quảng Ninh bao gồm: hệ 
thống trang thiết bị  CNTT phục vụ  việc điều hành quan trắc môi trường;  
phần mềm tiếp nhận dữ  liệu từ  các trạm quan trắc môi trường tự  động do  
hãng MCZ cung cấp… Năm 2018, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 
870/QĐ­UBND phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả  thi dự  án Nâng cao năng 
lực quan trăc môi tr
́

ương t
̀ ự đông trên đia ban tinh Quang Ninh, v
̣
̣
̀ ̉
̉
ới nội dung:  
Đầu tư nâng cấp trung tâm điều hành quan trắc môi trường để bảo đảm cung  
cấp chuỗi số  liệu tin cậy, tức thời và liên tục 24/24 giờ  làm cơ  sở  cho việc  
phát hiện và cảnh báo kịp thời các vấn đề môi trường; Đầu tư mở rộng mạng  
lưới các điểm/trạm quan trắc môi trường tự  động đối với môi trường không 
khí và môi trường nước, nhằm phục vụ công tác giám sát ô nhiễm và quản lý 
môi trường. Hiện dự  án đang tiến hành triển khai thực hiện, dự  kiến hoàn  
thành trong tháng 6/2019.
2.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy chuẩn về  bảo vệ  môi 
trường
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát và 
kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến địa phương, hệ thống 
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của Tỉnh đã được ban hành khá 
đầy đủ, bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo vệ  môi trường, 
tập trung vào các vấn đề  môi trường cụ  thể  như  đất, nước, không khí; quy  
định về  các khoản phí, lệ  phí, thu gom quản lý chất thải rắn; vấn đề  môi  
trường đô thị, nông thôn; kiểm tra, xử  lý các cơ  sở  gây ô nhiễm môi trường; 
đa dạng sinh học; tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương. 
Trong đó có nhiều văn bản quan trọng, có tính định hướng cao8.
8  Nghị  quyết số  12­NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ  tỉnh về  bảo vệ  môi trường tỉnh 
Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2022; Kế  hoạch số  09/KH­UBND ngày 10/01/2018 của UBND tỉnh về  việc  
thực hiện chủ đề năm 2018 về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” trên địa bàn tỉnh Quảng 
Ninh, Chỉ thị số 10/CT­UBND ngày 10/8/2017 về việc thực hiện di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô 
nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo Quy hoạch xây dựng đô thị  trên địa bàn tỉnh ra khỏi khu dân cư;,  

Quyết định số  4012/QĐ­UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh về  việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 
quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thông báo số 12/TB­UBND  
ngày 17/01/2017 về việc Thông báo kết luận của đồng chí Nguyễn Đức Long­ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  
tại buổi làm việc nghe báo cáo tổng thể tình hình đầu tư hoạt động hệ  thống quan trắc môi trường tự động  
trên địa bàn tỉnh…


UBND Tỉnh giao Sở  Tài nguyên và Môi trường tham mưu, xây dựng bộ 
quy chuẩn kỹ  thuật về  môi trường tỉnh Quảng Ninh, đã triển khai từ  tháng 
6/2017. Hiện tại Sở  Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện Hồ  sơ  dự  thảo  
quy chuẩn kỹ thuật Quảng Ninh theo cac y kiên tham gia, trình UBND t
́ ́ ́
ỉnh báo 
cáo Bộ  Tài nguyên và Môi trường chấp thuận ban hành theo quy định. Ngày 
25/12/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 7059/BTNMT­TCMT 
về việc ý kiến về hồ sơ dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương tỉnh Quảng 
Ninh,  trong  đó có nội dung “Bộ  Tài nguyên và Môi trường đang trong quá  
trình sửa đổi QCVN 22:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ  thuật quốc gia về  khí  
thải công nghiệp nhiệt điện và dự kiến ban hành trong năm 2019. Vì vậy, Bộ  
Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xem xét,  
quyết định việc ban hành đối với Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải  
nhà máy nhiệt điện (QCĐP 06: 2018/QN). Đối với 06 dự thảo Quy chuẩn kỹ  
thuật địa phương còn lại, Bộ  Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thẩm định  
theo tiến độ”. 
Do đó, UBND tỉnh đã lùi thời gian ban hành 07 quy chuẩn kỹ  thuật về 
môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến tháng 6/2019 đồng thời xác định 
lộ trình áp dụng và hướng dẫn các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh tuân thủ 
theo bộ quy chuẩn môi trường của Tỉnh.
2.3. Tổ  chức thực hiện pháp luật, công tác quản lý và hoạt động 
bảo vệ môi trường

a) Tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và  
xây dựng ý thức bảo vệ  môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh  
nghiệp: 
Trong năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp UBND Tỉnh  
tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam cấp quốc gia, hoạt  
động hưởng  ứng ngày Đại dương và ngày Môi trường thế  giới 05/6 tại bến  
Do, Cẩm Phả. 
Bên cạnh đó, Tỉnh đã chỉ  đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai các 
hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền phổ  biến, giáo dục chính sách và 
pháp luật về bảo vệ môi trường như tổ chức các chương trình tập huấn, bôì 
dương nghiêp vu
̃
̣
̣9, triển khai các hoạt động phối hợp giữa cơ  quan quản lý 
9 Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường: Nghị định số 155/2016/NĐ­CP ngày 
18/11/2016 của Chính phủ quy định về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị 
định số  154/2016/NĐ­CP ngày 16/11/2016 của Chinh phủ về  phí bảo vệ  môi trường đối với nước thải; Bôì 
dương nghiêp vu Quan ly nha n
̃
̣
̣
̉
́ ̀ ươc vê Bao vê môi tr
́ ̀ ̉
̣
ường cho đôi t
́ ượng la Công ch
̀
ức đia chinh môi tr
̣

́
ường  
câp xa, ph
́ ̃ ường trên đia ban Tinh…
̣
̀ ̉


nhà nước với các tô ch
̉ ưc chinh tri xa hôi v
́
́
̣ ̃ ̣ ề  bảo vệ  môi trường năm 201810; 
Ban hành kế hoạch, chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức triển khai các 
hoạt động truyền thông, mít tinh, ra quân hưởng  ứng các Ngày lễ  về  môi  
trường, trong đó đã hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương tổ  chức các hoạt  
động hưởng  ứng Ngày đất ngập nước thế  giới năm 2018 tại xã Đồng Rui – 
huyện Tiên Yên; Tổ chức hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị  đa dạng sinh  
học tỉnh Quảng Ninh hưởng  ứng ngày Đa dạng sinh học thế  giới năm 2018;; 
Tổ  chức các hoạt động của tỉnh Quảng Ninh hưởng  ứng Chiến dịch làm cho 
thế  giới sạch hơn năm 2018 tại huyện Đầm Hà; Tổ  chức các hoạt động kỷ 
niệm Ngày Nước Thế  giới, Ngày Khí tượng Thế  giới năm 2018 trên địa bàn 
tỉnh Quảng Ninh bằng nhiều hình thức: truyền thông qua các kênh báo chí, 
phát   thanh,  truyền   hình;  treo  băng  rôn,  panô,   áp­phích,  khẩu  hiệu  dọc   các 
tuyến đường trung tâm, các khu vực đông dân cư.
b) Xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc,  
xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường: 
Hàng năm, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã thực  
hiện các chương trình quan trắc môi trường tỉnh định kỳ  trên phạm vi 14/14  
huyện,   thị   xã   và   thành   phố   theo   Quyết   định   số   1927/QĐ­UBND   ngày 

08/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc “Phê duyệt Mạng điểm quan  
trắc hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 ”. Kết quả  quan 
trắc môi trường định kỳ là cơ sở  dữ liệu về chất lượng môi trường của tỉnh  
để phục vụ cho công tác quản lý, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, báo cáo 
Bộ  Tài nguyên và Môi  trường theo quy  định tại  Thông tư  sô 02/2014/TT­
́
BTNMT ngày 22/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số  89 trạm QTMTTĐ liên tục truyền 
số liệu về trung tâm điều hành của Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý, 
giám sát, kịp thời phát hiện, giải quyết các vấn đề  môi trường phát sinh trên  
địa bàn tỉnh; Phần mềm theo dõi số liệu quan trắc tự động vào máy điện thoại 
di động của các Đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, các đồng 
chí Bí thư, Chủ tịch, trưởng phòng tài nguyên của 06 địa phương (Đông Triều,  
Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Hà) và Chủ  tịch UBND và cán  
bộ  địa chính xã Đồng Rui để  phối hợp theo dõi, giám sát quá trình phát thải. 
Triển khai lắp đặt 06 màn hình hiển thị  thông tin quan trắc môi trường tự 
động tại Trung tâm hành chính công của 06 địa phương (Đông Triều, Uông Bí, 
Hoành Bồ, Hạ  Long, Cẩm Phả, Hải Hà) và công khai số  liệu QTMTTĐ trên 
10Lập và triển khai kế hoạch phối hợp về tuyên truyền bảo vệ môi trường tại các trường tiểu học và trung 
học phổ thông trên địa bàn thành phố Hạ Long giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục và Đào tạo, 
UBND thành phố Hạ Long; Cử cán bộ hỗ trợ tuyên truyền tại các trường học; Xây dựng bài giảng về  công 
tác bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu tại Quảng Ninh…


cổng thông tin điện tử của Sở TNMT để công bố rộng khắp cho các tổ chức, 
cá nhân quan tâm có thể giám sát, nắm bắt kịp thời diễn biến môi trường trên  
địa bàn tỉnh. 
Công khai số  điện thoại đường dây nóng và địa chỉ  tiếp nhận, xử  lý  
thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ  chức và cá nhân trong tỉnh đối với hoạt 
động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Giao Sở Tài 

nguyên và Môi  trường tiếp nhận thông tin qua  đường dây nóng  đảm bảo 
thông suốt, liên tục 24/24 giờ  trong ngày và 07 ngày trong tuần. Trong năm 
2018, Sở  Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 18 phản ánh, kiến nghị  qua 
đường dây nóng, chủ  động xác minh thông tin và phản hồi các thông tin theo  
đường dây nóng; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị 
của nhân dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm  
pháp luật về  bảo vệ  môi trường từ  đó định hướng dư  luận, không để  tình 
trạng vụ việc kéo dài, không được xử lý.
c) Tổ  chức thực hiện các quy định, cơ  chế, công cụ, biện pháp phòng  
ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường.
(1) Thẩm định đánh giá tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận công 
trình bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ 
môi trường
­ Trong năm 2018, công tác thẩm định, cấp phép, thẩm định phí được 
thực hiện đảm bảo thời gian và quy định của pháp luật, cụ thể: Tiếp nhận và  
thẩm định 98 hồ  sơ  Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); 20 hồ  sơ 
xác nhận hoàn thành ĐTM. Tinh t
́ ừ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, UBND 
tinh đa phê duyêt 68 báo cáo ĐTM; S
̉
̃
̣
ở TNMT cấp 16 giấy xac nhân hoan thanh
́
̣
̀
̀  
ĐTM.
­ UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã kiểm tra, xử  phạt vi phạm hành 
chính về bảo vệ môi trường đối với 1.188 tổ  chức, cá nhân; với tổng số tiền  

xử  phạt: 16.013,5 triệu đồng (trong đó: Sở  Tài nguyên và Môi trường thanh 
tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường đối với 56 tổ  chức, xử 
phạt vi phạm hành chính đối với 40 tổ chức với số tiền là: 3.976,4 triệu đồng; 
Công an tỉnh phát hiện, xử  lý 338 vụ  đối với 21 tổ  chức và 327 cá nhân vi 
phạm, xử phạt 334 vụ với tổng tiền phạt 2.268,55 triệu đồng; khởi tố, xử lý 
hình sự 04 vụ đối với 05 đối tượng vận chuyển trái phép động vật quý hiếm; 
Hải quan Quảng Ninh phát hiện, xử  lý 51 vụ, xử  phạt vi phạm hành chính  
503,0 triệu đồng; Các địa phương phát hiện và xử lý được 384 trường hợp vi  
phạm phát luật về bảo vệ môi trường, xử  phạt 4.617,8 triệu đồng). Đình chỉ 
hoạt động 02 dự  án: (1) Thi công xây dựng Dự  án Đường nối từ  đường cao 
tốc Hạ  Long – Hải Phòng với Khu công nghiệp Nam Tiền Phong, thị  xã  
Quảng Yên (Giai đoạn 1) với thời hạn 06 tháng; (2) Thi công san nền của 


đường giao thông Ba Chẽ  ­ Hạ  Long, đoạn từ  trung tâm xã Đồn Đạc đến 
tuyến đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long.
(2)   Kiểm   soát   môi   trường các  khu  vực tập  trung  nhiều  nguồn gây  ô 
nhiễm môi trường 
­ 100% các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động được 
xử lý nước thải đảm bảo Quy chuẩn môi trường; ưu tiên lựa chọn các dự  án 
áp dụng công nghệ  hiện đại, thân thiện với môi trường; Chất thải rắn sinh 
hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại, khí thải trong các KCN được thu 
gom, xử  lý cơ  bản đúng quy định. Tính đến thời điểm báo cáo đã có 03/05  
KCN hoàn thành việc lắp đặt trạm quan trắc tự động nước thải công nghiệp. 
Cụ  thể: KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Hải Hà giai đoạn 1 đã hoàn 
thành việc lắp đặt trạm quan trắc tự động nước thải KCN. Trong đó, 02 KCN  
(Việt Hưng và Hải Hà giai đoạn 1) đã hoàn thành kết nối, truyền dữ liệu trực 
tiếp, liên tục về  Sở  Tài nguyên và Môi trường; KCN Hải Yên đã lắp đặt hệ 
thống quan trắc tự động, hiện đang thực hiện các yêu cầu kỹ thuật để kết nối  
dữ liệu trực tiếp, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường.

­ 03/06 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và đang hoàn thiện hệ 
thống xử  lý nước thải tập trung, nước thải đang được xử  lý tại các đơn vị 
riêng lẻ trong cụm công nghiệp; Công tác quản lý chất thải rắn thông thường  
và chất thải nguy hại được thực hiện tương đối tốt.
­ Các nhà máy xi măng, nhiệt điện đã đầu tư  lắp đặt, vận hành 29 trạm  
quan trắc tự động (QTMTTĐ) liên tục khí thải, nước thải. Trên cơ sở dữ liệu 
từ các đơn vịtruyền về Trung tâm Điều hành các trạm QTMTTĐ, Tỉnh đã chỉ 
đạo cơ  quan chuyên môn kiểm tra làm rõ nguyên nhân có văn bản yêu cầu  
thực hiện các giải pháp khắc phục, đảm bảo không phát thải có thông số  ô 
nhiễm vượt giới hạn cho phép, kiên quyết xử  lý các vi phạm đối với các  
trường hợp có số liệu QTTĐ vượt giới hạn cho phép11.
­ Ngành Than tích cực đổi mới công nghệ  khai thác, triển khai các giải 
pháp bảo vệ môi trường như: cải tạo phục hồi môi trường bãi thải; Thu gom,  
xử lý nước thải mỏ12; Thu gom, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông 
11 Thường xuyên có văn bản gửi các doanh nghiệp chấn chỉnh tình trạng số liệu quan trắc khí thải tự  động 
vượt giới hạn cho phép (như: Công ty TNHH Điện lực AES­TKV Mông Dương, Ban quản lý dịch vụ Công 
ích thành phố  Hạ  Long, Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam, Công ty Cổ  phần xi măng và xây dựng  
Quảng Ninh) để nhắc nhở, đôn đốc các đơn vị kiểm tra, đảm bảo khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động 
đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành..

12 Vận hành 57 trạm xử lý nước thải mỏ, tổng số nước thải mỏ được xử lý trên 132 triệu m 3/năm cải thiện 
đáng kể môi trường các lưu vực sông và môi trường nước biển ven bờ. Tùy theo thực tế phát sinh nước thải, 
ngành than sẽ rà soát, đầu tư nâng công suất các trạm xử lý nước thải nếu cần thiết.


thường; Giảm thiểu bụi,  ồn quá trình vận chuyển, tiêu thụ; Phòng chống 
thiên tai,  ứng phó biến đổi khí hậu; Hoàn thành việc di dời dân ra khỏi vùng 
sạt lở, ngập lụt nguy hiểm đảm bảo đúng tiến độ13; Đẩy nhanh tiến độ hoàn 
thành xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự  động đảm bảo truyền số 
liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường14; Chấm dứt hoạt động Nhà máy tuyển 

than Nam Cầu Trắng từ  01/01/2019 theo lộ  trình tại Nghị  quyết số  201/NQ­
HĐND ngày 15/7/2015 của Hội đồng nhân dân Tỉnh đề ra.
­ Nhiều giải pháp quyết liệt trong bảo vệ môi trường vùng Di sản thiên 
nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được triển khai như chấm dứt hoạt động bốc 
xếp, chuyển tải hàng hóa rời clinke, xi măng và dăm gỗ trên Vịnh Hạ Long, di 
dời xong các nhà bè trên Vịnh Hạ  Long, 100% các tàu du lịch trên vịnh Hạ 
Long được lắp đặt hệ  thống xử  lý nước thải có dầu, thí điểm sử  dụng dầu  
Biodiesel cho một số tàu du lịch trên vịnh….
d) Tổ  chức thực hiện các chương trình, dự  án, hoạt động bảo vệ  môi  
trường
(1) Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 
đô thị, khu dân cư; cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm tồn  
lưu:
* Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 
Quy hoạch và xây dựng các khu xử  lý chất thải rắn liên vùng bằng 
phương pháp đốt đang được triển khai thực hiện (Nhà máy xử  lý rác tại xã  
Tràng Lương, thị  xã Đông Triều đang đầu tư  xây dựng; Khu liên hợp xử  lý 
chất thải rắn tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên đang lựa chọn nhà đầu tư; 
Khu xử  lý chất thải rắn xã Dực Yên, huyện Đầm Hà đang lập quy hoạch).  
Sau khi các dự  án hoàn thành đầu tư  xây dựng và đưa vào vận hành sẽ  đáp 
ứng nhu cầu xử lý triệt để chất thải rắn, hạn chế lượng chất thải rắn xử lý  
bằng phương pháp chôn lấp.
Tập trung đầu tư mới trang thiết bị, thu gom, vận chuyển rác thải; triển 
khai đầu tư  xây dựng mới, cải tạo bãi rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi 
trường trên địa bàn một số  huyện, thị  xã và thành phố. Hoàn thành việc cải 
tạo, phục hồi môi trường đối với 04 bãi chôn lấp chất thải rắn đã đầy và có 
13 Trong năm 2018, Ngành than đã di dời 115 hộ dân phải di dời theo đề án di dân tổng thể (vượt kế hoạch 06 hộ 
dân);

14 Tập đoàn Công nghiệp Than ­ Khoáng sản Việt Nam đầu tư lắp đặt, vận hành 40 trạm QTMTTĐ (35 

trạm xử lý nước thải, 04 trạm không khí xung quanh, 01 trạm nước mặt);


dấu hiệu không đảm bảo vệ  sinh môi trường (Đèo Sen, Hà Khẩu, Quang 
Hanh, bãi rác khu 1 thị  trấn Trới); thực hiện hỗ trợ phương tiện thiết bị thu  
gom rác đối với một số  xã miền núi, nông thôn thuộc huyện Hải Hà, Bình  
Liêu, thị  xã Quảng Yên và thành phố  Uông Bí, bước đầu hạn chế  ô nhiễm 
bức xúc tại các khu vực này. Triển khai các dự án thu gom, xử lý rác thải sinh  
hoạt bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường15.
Công tác vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường tại các khu di 
tích, danh thắng, các trung tâm du lịch của tỉnh hàng năm đều được câp uy,
́ ̉  
chinh quyên quan tâm, đã tích c
́
̀
ực đầu tư  các công trình vệ  sinh môi trường  
như các nhà vệ sinh, thùng rác công cộng, thực hiện tốt công tác vệ  sinh môi  
trường, thu gom triệt để rác thải trong các mùa lễ hội, du lịch…
Các cấp, các ngành và các tổ  chức chính trị­ xã hội phát động sâu rộng 
phong trào toàn dân bảo vệ  môi trường; 100% xã, phường, thị  trấn đều đã 
thành lập các tổ  tự  quản thu gom rác; Cam kết xả  rác đúng nơi quy định và  
giao cho các trưởng khu quản lý; triển khai nhiều mô hình hoạt động bảo vệ 
môi trường như: ra quân dọn vệ sinh vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần;  
Tổ phụ nữ thu gom rác thải; Hợp tác xã thu gom rác thải....
* Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, khu dân cư.
Tập trung chỉnh trang đô thị, đầu tư  xây dựng kết cấu hạ  tầng đô thị, 
quan tâm cải tạo, xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước thải. 
Duy trì hoạt động tốt các trạm xử lý nước thải đã được xây dựng16; đồng 
thời tích cực huy độngcác nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, Bỉ,  
vốn vay ADB để triển khai các dự  án thoát nước và xử  lý nước thải trên địa 

bàn thành phố Uông Bí, Hạ Long, Móng Cái. Đối với các địa phương còn lại 
như  Cẩm Phả, Vân Đồn, Hải Hà, tỉnh đã đưa danh mục kêu gọi đầu tư  giai 
đoạn 2016 – 2020 và hiện cũng đã có một số  nhà đầu tư trong và ngoài nước 
quan tâm tìm hiểu.
* Cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực ô nhiễm tồn lưu:
Từ  năm 2013 đến nay, Sở  Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với  
UBND các địa phương và đơn vị  thi công xử  lý dứt điểm 04 vị  trí. Dự  kiến  
trong năm 2019 tiếp tục xử lý 08 vị trí. 
15Xây dựng điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt tại huyện Đầm Hà, Quảng Yên; Đầu tư  06 khu  
xử lý rác thải bằng phương pháp đốt tại Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà …

16 05 trạm xử lý nước thải tại Tp. Hạ Long với tổng công suất 17.277 m 3/ngày đêm, xử lý đạt khoảng 70,2% 
tổng công suất các trạm.


(2) Trồng rừng, phục hồi, tái sinh rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh  
học
* Trồng rừng, phục hồi và tái sinh rừng: 
Năm 2018, trồng rừng tập trung cả  năm  ước đạt 12.320 ha; trồng rừng  
thay thế  được 248,6 ha; trồng cây phân tán các loại 478.000; Chương trình 
mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững đã thực hiện khoán khoanh nuôi bảo 
vệ  52.397 ha rừng phòng hộ, đặc dụng cho 14 đơn vị  trên địa bàn tỉnh; tỷ  lệ 
che phủ rừng đạt 54,5%.
Tiếp tục triển khai thực hiện các dự  án trồng rừng ngập mặn phòng hộ 
ven biển sử dụng nguồn vốn biến đổi khí hậu sử dung vôn ngân sach do trung
̣
́
́
 
ương hô tr

̃ ợ  va co m
̀ ́ ột phân đôi 
̀ ́ ứng từ tinh đê gây d
̉
̉
ựng hê thông r
̣
́ ừng ngâp
̣  
măn phong hô chăn song,chông sut lun, tai tao bai bôi,...tai ven sông, biên
̣
̀
̣
́ ́
́
̣ ́ ́ ̣
̃ ̀
̣
̉ 17.
* Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Thực hiện công bố  Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng  
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và ban hành Kế  hoạch triển 
khai Quy hoạch trong giai đoạn  2018 ­ 2020; Thực hiện nhiều giải pháp để 
nâng cao chất lượng hệ sinh thái, bảo tồn loài hoang dã. Công tác quy hoạch, 
khoanh vùng bảo vệ, thành lập khu bảo tồn thiên nhiên tại các khu vực có tính 
đa dạng sinh học, phù hợp với điều kiện thành lập đang được gấp rút xúc  
tiến, triển khai; công tác cảnh báo, lựa  chọn hoạt động kinh tế  phù hợp với 
điều kiện tự nhiên đã được quán triệt và triển khai.
Triển khai công tác quản lý, gây nuôi động vật hoang dã; Cấp đổi giấy 
phép cho 02 trường hợp gây nuôi động vật hoang dã, 02 trường hợp hộ gia đình  

xin cấp mới theo quy định pháp luật Việt Nam không quy định tại các phụ lục  
của Công  ước CITES. Đến nay toàn tỉnh có 13 cơ  sở  được cấp phép gây nuôi 
động vật hoang dã quý hiếm. Các cơ  sở  gây nuôi được theo dõi, quản lý theo 
đúng quy định của pháp luật. 
Để tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn sử dụng  
chất nổ, xung điện, chất độc hại và nghề  thai thác thủy sản bị  cấm, Tỉnh đã 
chỉ đạo cơ  quan chuyên môn đã thành lập đường dây nóng bảo vệ  nguồn lợi  
thủy sản;  Tổ  chức thả  tái tạo nguồn lợi với số  lượng  3,46 triệu  con  giống 
17 Triển khai 03 dự án trong Danh mục Chương trình hỗ trợ  ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016­
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sử  dụng nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh và ngân sách hỗ 
trợ  từ Trung  ương: (1) Gây bồi tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ  đê Thôn 1, xã Hải Đông, thành phố 
Móng Cái; (2) Đầu tư  xây dựng công trình nâng cấp hệ  thống đê Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng  
Ninh; (3) Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015­2020.


tôm, cá các loại về môi trường tự nhiên, đối tượng giống thả là các loài bản 
địa, loài có giá trị kinh tế  cao, nguồn lợi đang bị  suy giảm; Tăng cường kiểm 
tra, giám sát qua đó phát hiện 2.637 vụ, xử phạt 2.603 vụ, thu phạt 9,4 tỷ đồng 
nộp ngân sách và tịch thu nhiều tang vật18.
 (3) Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường 
Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 94%;
Tỷ lệ số dân nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,6 %; 
Tỷ lệ dân cư nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt: 83%
Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp được 165 công trình cấp nước tập 
trung quy mô vừa và nhỏ đưa vào cấp nước phục vụ nhân dân, trong đó có 07  
công trình sử dụng nguồn vốn Chương trình PforR (Chương trình Nước sạch  
và VSMT dựa trên kết quả  tại 08 tỉnh đồng bằng sông Hồng vay vốn Ngân  
hàng Thế  giới), còn lại là các công trình sử  dụng vốn từ  các Chương trình 
khác19. Số đấu nối thực hiện được đạt khoảng 11.900 đấu nối, nâng tổng số 
đấu nối sử dụng nước mới từ 2013 – 2018 lên 34.927 đấu nối.

e) Tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về  bảo vệ  môi  
trường quy định tại Khoản 1, Điều 143 và trong các điều, khoản khác của  
Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành.
­ Ban hành nhiều cơ  chế, chính sách, kế  hoạch nhằm nâng cao chất  
lượng   môi   trưởng   tỉnh,   thúc   đẩy   xã   hội   hóa   trong   lĩnh   vực   bảo   vệ   môi 
trường20.
­ Tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 và 
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho các địa phương, các doanh nghiệp  
trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức; tỉnh đã ban hành Kế hoạch chỉ đạo triển 
18 Tịch thu tang vật gồm: 125 máy nén khí; 22 bình nén khí; 16 súng bắn điện; 386 bộ kích điện, 1 gậy phóng 
điện, 12 súng bắn điện tự chế; 67 bộ bình ắc quy; 6.346m dây điện; 150 bộ đồ lặn; 235 đai chì; 9.780m ống dẫn 
khí, dẫn hơi; 07 bình khí; 108 kính lặn; 03 vợt điện; 03 tụ điện; 12 đèn pin; 110m lưới; 02 lưới; 23 bộ guốc chã; 
183 cào kim loại; 6.664 lồng bát quái; 04 chã ván; 48 bộ chã cào; 02 máy đánh bắt thủy sản; 16 bàn trượt kim loại; 
969m2 lưới; 06 bộ càng te, 385m lưới chã, 12m lưới te, 01 bộ lưới kéo tầng đáy

19 Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây  
dựng nông thôn mới, Chương trình 134, 135, Đề án 755…

20 Một số  chính sách ban hành năm 2018: Nghị  quyết số  146/2018/NQ­HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND 
tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ việc chấm dứt, hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công , Quyết định  
số 08/2018/QĐ­UBND ngày 13/4/2018 “V/v ban hành Quy định về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh  
Quảng Ninh”…


khai các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ Môi trường trong năm, chỉ đạo Sở 
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương tổ  chức các Lễ  mít 
tinh, phát động các hoạt động hưởng ứng các Ngày lễ lớn về môi trường trên 
địa bàn của tỉnh; Triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức 
về biến đổi khí hậu cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa 
bàn tỉnh Quảng Ninh.

­ Quản lý, vận hành trực tiếp 14 trạm quan trắc môi trường nền gồm 13 
trạm do UBND tỉnh đầu tư và 01 trạm do Bộ TNMT đầu tư; Tiếp nhận và xử 
lý số liệu từ 44 trạm ngành than, 29 trạm xi măng, nhiệt điện; 02 trạm tại các 
KCN và 01 trạm thuộc quản lý của Ban công ích Thành phố  Hạ  Long. Thực 
hiện quan trắc môi trường định kỳ  4 lần/năm đã góp phần tăng cường giám 
sát môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
­ Công tác thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 
được quy định trong thủ tục xem xét cấp phép đầu tư  và thực hiện việc giao  
và cho thuê đất của tỉnh; thực hiện cấp xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ 
môi trường, hướng dẫn và tổ  chức kiểm tra xác nhận kế  hoạch bảo vệ  môi 
trường theo thẩm quyền. Yêu cầu Chủ dự án phải đầu tư công nghệ sản xuất  
tiên tiến, hiện đại; đảm bảo thành phần các nguồn thải sau xử  lý đạt quy  
chuẩn kỹ  thuật về  bảo vệ  môi trường, giảm thiểu tối đa nguy cơ  tác động  
gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn ­ vệ sinh lao động. Tinh t
́ ừ ngày 
01/01/2018 đến 31/12/2018, UBND tinh đa phê duyêt 68 h
̉
̃
̣
ồ  sơ  báo cáo ĐTM, 
08 hồ sơ  phương án CTPHMT, 08 hồ sơ điều chỉnh báo cáo ĐTM; 01 Đề  án 
bảo vệ môi trường chi tiết; 02 hồ sơ điều chỉnh đề án bảo vệ môi trường chi  
tiết; Sở  TNMT cấp 17 Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ  môi  
trường.
­ Chỉ  đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra phòng chống 
tội phạm về  môi trường, xử  lý vi phạm pháp luật về  bảo vệ  môi trường;  
Giải  quyết   kịp thời  các  tranh chấp,  khiếu nại,  kiến  nghị   về  bảo  vệ  môi 
trường; Quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường hoạt động nhập khẩu, 
sử  dụng phế  liệu làm nguyên liệu sản xuất; phối hợp với  Ủy ban nhân dân 
cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề  môi trường liên tỉnh. Trong năm 

2018, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đã kiểm tra, xử  phạt vi phạm hành  
chính về bảo vệ môi trường đối với 1.188 tổ  chức, cá nhân; với tổng số tiền  
xử phạt: 16.013,5 triệu đồng
2.4. Đánh giá chung về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên 
nhân
a) Những chuyển biến tích cực.


Trong năm 2018, tỉnh Quảng Ninh thực hiện chủ   đề  công tác năm là 
“Bảo vệ  và nâng cao chất lượng môi trường tự  nhiên”, chỉ  đạo các Sở, ban, 
ngành và UBND địa phương xây dựng và triển khai Kế hoạch của đơn vị để 
thực hiện Chủ  đề  công tác năm 2018 phù hợp với điều kiện từng ngành và 
từng địa phương; Chủ  động trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý môi 
trường trong từng lĩnh vực và trong toàn địa bàn tạo sự  đồng thuận cao trong  
xã hội; chủ động xác minh thông tin và phản hồi các thông tin theo đường dây 
nóng; kịp thời giải quyết các vụ  việc khiếu nại, tố  cáo, kiến nghị  của nhân 
dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật 
về bảo vệ môi trường từ đó định hướng dư luận. Sự vào cuộc mạnh mẽ của  
các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ môi trường đã tạo sự  chuyển biến  
tích cực trong nhận thức, ý thức và hành động giám sát, phản biện về công tác  
bảo vệ môi trường của người dân cả hệ thống chính trị. 
­ Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đã được tuyên truyền sâu 
rộng đến các tầng lớp nhân dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. 
Qua đó, nhận thức, ý thức của người dân, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh  
về  bảo vệ  môi trường ngày càng nâng cao làm cho chất lượng môi trường 
ngày một cải thiện hơn.
­ Công tác thanh, kiểm tra, xử  lý vi phạm đối với các cơ  sở  sản xuất,  
kinh doanh, dịch vụ, nhà máy có phát thải lớn, nhà máy xi măng, nhiệt điện 
trên địa bàn; trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tăng cường nên mức độ 
gia tăng ô nhiễm dần được hạn chế; xử lý nghiêm đối với các vi phạm pháp  

luật về  bảo vệ  môi trường, các hành vi xả  thải vượt quy chuẩn cho phép.  
Kiểm soát tốt các nguồn thải lớn, lắp đặt hệ thống giám sát khí thải tự động 
và truyền thông tin online (qua Internet) về Trung tâm điều hành của Sở  Tài 
nguyên và Môi trường.
­ Công tác thu gom, xử  lý chất thải đã được tỉnh quan tâm và đầu tư:  
Hoàn thành việc cải tạo, phục hồi các bãi chôn lấp rác thải đã đóng cửa trên 
địa bàn; Tập trung thi công xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh,  
thực hiện hỗ trợ phương tiện thiết bị thu gom rác đối với một số xã miền núi,  
nông thôn; xây dựng các điểm tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt, thành lập các  
tổ hợp tác xã xây dựng và dịch vụ về môi trường.
­ Tập trung xử lý các điểm ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, 
tăng cường kiểm tra, kiểm soát các có cơ  sở  có lưu lượng nước thải lớn;  
chấm dứt vận chuyển than trên đường quốc lộ,cải thiện đáng kể chất lượng  
môi trường, điều kiện sống của người dân.
­ Công tác bảo vệ  môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã có những  
chuyển biến đáng kể: Môi trường nuôi trồng thủy sản được chủ  động giám 


sát, cảnh báo; an toàn thực phẩm được chú trọng; thanh, kiểm tra chặt chẽ 
việc sử  dụng ngư  cụ  đánh bắt thủy sản, hạn chế  khai thác gần bờ  và phát 
triển khai thác xa bờ, thả tái tạo nguồn giống, thực hiện các dự án ưu tiên duy 
trì đa dạng sinh học. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện  
tốt (tỷ lệ che phủ rừng cả năm ước đạt 54,5% ). 
­ Công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH được đặc biệt quan 
tâm, tập trung chỉ  đạo cụ  thể, chủ  động, sát sao các biện pháp phòng chống 
mưa bão, ngập lụt; thực hiện Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, nguy  
hiểm tại 12 địa phương, đến nay đã di dời 548/558 hộ, số  hộ  còn lại phải di 
dời năm 2019 là 100 hộ21. 
b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân: 
­ Các văn bản quy định về  BVMT còn nhiều bất cập, nhiều tình huống 

phát sinh trong thực tế nhưng thiếu các quy định cụ thể  để  hướng dẫn xử lý 
(như  kiểm soát việc khởi động lại hay gặp sự  cố  của các lò đốt tại các Nhà 
máy xi măng, nhiệt điện; quy định về  việc không được phép thiêu đốt chất  
thải có nhựa PVC trong Quy chuẩn  QCVN 02: 2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia về  lò đốt chất thải rắn y tế  rất khó thực hiện... ). Công  tać  
quản lý nhà nước vê BVMT 
̀
ở câp huyên, xa ch
́
̣
̃ ưa đi vao chiêu sâu, ch
̀
̀
ưa lam
̀  
hêt ch
́ ưc năng, nhiêm vu theo phân câp cua Luât B
́
̣
̣
́ ̉
̣ ảo vệ  Môi trường; Năng 
lực, trình độ của một bộ phận cán bộ làm công tác môi trường còn hạn chế...
­ Ô nhiễm môi trường trong sản xuất xi măng, nhiệt điện chưa được 
khắc phục triệt để. Tại một số  đơn vị  vẫn còn tình trạng số  liệu quan trắc 
môi trường tự động vượt giới hạn cho phép; việc báo cáo của các đơn vị còn 
chưa kịp thời. Hoạt động đổ thải tại các bãi thải của ngành than vẫn còn hiện  
tượng phát tán bụi trên các tuyến vận chuyển và các vị trí đổ thải. Chưa giải  
quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm của các cơ  sở  sản xuất tiểu thủ  công  
nghiệp trong các khu dân cư do việc bố trí địa điểm di chuyển mới, cơ chế hỗ 

trợ, một số  cơ sở  sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa chấp hành nghiêm quy  
định, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
­ Hệ thống xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt chưa đồng bộ: Hệ thống  
thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay còn bộc lộ nhiều bất 
cấp nhưng chưa có giải pháp khắc phục tổng thể, chủ  yếu là thoát chung 
nước mưa và nước thải. Nhiều khu vực đã bị xuống cấp, không được đầu tư 
nâng cấp, cải tạo; mương thoát nước nhiều đoạn bị  bồi lấp chưa được nạo  
21 Có 10 địa phương đã hoàn thành Đề  án (Hạ  Long 60/60 hộ, Hoành Bồ  01/01 hộ, Đầm Hà 06/06 hộ, Ba  
Chẽ 17/17 hộ, Uông Bí 18/18 hộ, Đông Triều 41/41 hộ, Bình Liêu 23/23 hộ, Vân Đồn 29/29 hộ, Hải Hà và Cô  
Tô đã cải tạo hạ tầng kỹ thuật nên không cần di dời dân); 02 địa phương (Móng Cái và Quảng Yên) không có  
hộ dân cần di dời.


vét nên còn xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ  khi có mưa lớn. Quy hoạch  
nghĩa trang  ở  hầu hết các địa phương chưa được quan tâm làm  ảnh hưởng  
đến cảnh quan, môi  trường sống. Việc cải thiện môi trường, không gian 
xanh, sạch, đẹp tại các khu du lịch, các đô thị lớn, khu dân cư và du khách. 
­ Các hệ  thống xử  lý nước thải tại các cơ  sở  y tế  được đầu tư  từ  năm  
2009 ­ 2012 hiện đã quá tải không đáp ứng được yêu cầu xử lý nước thải với  
mô giường bệnh tại thời điểm hiện tại, dẫn đến tình trạng nước thải chưa  
được xử lý triệt để hay xử lý không đảm bảo quy chuẩn môi trường tại một  
số thời điểm. Việc đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải y tế 
triển khai chậm.
­ Việc vận hành Trung tâm điều hành trạm quan trắc tự  động: Với đặc 
thù thiết bị hiện đại, công nghệ cao, cán bộ  vận hành  của Trung tâm đã dần 
làm chủ  được việc vận hành, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đơn giản. Tuy 
nhiên đối với các sự cố, hỏng hóc lớn, Trung tâm điều hành sẽ gặp nhiều khó 
khăn trong việc khắc phục, sửa chữa.
­  Công tác giám sát, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo 
về bảo vệ môi trường làm chưa kiên quyết kịp thời, xử lý còn ít, mức độ  xử 

lý còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, một số địa bàn còn để xảy ra vi phạm.
­ Công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa xem xét,  
làm rõ vai trò, nhiệm vụ  bảo tồn, phát huy giá trị  đa dạng sinh học gắn với  
ứng phó biến đổi khí hậu trong định hướng phát triển ngành, lĩnh vực của  
tỉnh.Việc triển khai nhiệm vụ  quản lý ĐDSH theo chức năng của các ngành  
còn chồng chéo, do các quy định pháp luật liên quan còn chưa tập trung thống 
nhất quản lý về đa dạng sinh học. 
­ Nguồn kinh phí chi cho công tác BVMT còn hạn chế, chưa huy động 
được sự tham gia tích cực của các đơn vị sản xuất kinh doanh, của cộng đồng 
và toàn xã hội trong việc tham gia xã hội hóa các dự án về BVMT. 
3. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường
(1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thực hiện các mục  
tiêu, nhiệm vụ  Nghị  quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  XII, Nghị  quyết 
Đại hội   Đảng bộ  tỉnh Quảng Ninh lần thứ  XIV; Luật Bảo vệ  môi trường  
2014; Chỉ thị số 25/CT­TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một 
số  nhiệm vụ  và giải pháp cấp bách về  bảo vệ  môi trường; Chỉ  thị  số  30­
CT/TU ngày 07/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, 
chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 
12­NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ  tỉnh về  bảo vệ  môi 
trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2022.


×