Đề xuất những vấn đề cơ bản sửa đổi luật bảo vệ môi trường năm 2005
Th.s Hoàng Minh Sơn
Tổng cục Môi trường
Trong số 2/2012, Tạp chí đã giới thiệu bài viết của ThS. Hoàng Minh Sơn phần thứ
nhất: "Sự cần thiết sửa đổi Luật BVMT". Trong số này, Tạp chí xin giới thiệu phần
thứ hai "Đề xuất những vần đề cơ bản sửa đổi Luật BVMT năm 2005". Theo đó,
việc sửa đổi Luật BVMT 2005 cần được xác định theo hai hướng đó là sửa đổi, bổ
sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán; Ban hành văn bản
mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực BVMT... Bên cạnh đó, tác giả
cũng đã đề xuất khung logic Luật BVMT năm 2005 (sửa đổi) với các nội dung:
Những quy định chung; Nghĩa vụ và trách nhiệm BVMT; Gìn giữ và bảo vệ tài
nguyên và môi trường thiên nhiên; Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc
phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; BVMT trong đời sống và sản
xuất, kinh doanh; Cơ quan quản lý nhà nước về BVMT; Các công cụ quản lý nhà
nước về BVMT; Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại về
môi trường; Điều khoản thi hành.
I. Một số yêu cầu cơ bản đối với việc sửa đổi luật BVMT 2005
Thứ nhất, việc xây dựng và điều chỉnh Luật BVMT 2005 (sửa đổi) cần được xác
định theo hai hướng, đó là sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục
tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội trong lĩnh vực BVMT; Ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực BVMT cho đến nay chưa điều chỉnh hoặc mới phát sinh. Thứ hai
phải giải quyết triệt để vấn đề xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
của Luật BVMT. Thứ ba là sửa đổi cơ bản Luật BVMT năm 2005 và các quy định
liên quan đến môi trường trong các ngành luật khác. Thứ tư là xây dựng cơ chế bảo
đảm thực thi pháp luật và các thiết chế khác liên quan đến việc bảo đảm thực thi
pháp luật về BVMT. Thứ năm tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi
trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật.
1. Trước hết, cần đổi mới nhận thức về phương pháp tiếp cận, mở rộng phạm vi,
đối tượng điều chỉnh của Luật
Hệ thống pháp luật về BVMT phải được tác động vào quá trình xã hội, nhận thức
của các chủ thể trên cả 3 phương diện: Gìn giữ và BVMT thiên nhiên; Phòng ngừa
và khắc phục sự cố cũng như phục hồi môi trường trong trường hợp môi trường bị
xâm hại hoặc bị tàn phá, cải thiện chất lượng môi trường; Khai thác, sử dụng có
hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên môi trường.
2. Quy định bổ sung và cụ thể hơn về những vấn đề chung
* Hoàn thiện các quy định về nguyên tắc BVMT;
* Quy định cụ thể chính sách của Nhà nước về BVMT dựa trên nguyên tắc
BVMT.
* Quy định cụ thể về công tác tuyên truyền, giáo dục và phương thức thực hiện
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT; Quy định rõ trách nhiệm của các cấp
ủy đảng, các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong việc tuyên
truyền phổ biến pháp luật về BVMT cho mọi tầng lớp nhân dân;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về nguồn lực BVMT.
3. Ở phương diện gìn giữ và BVMT
* Bổ sung các quy định nhằm luật hóa vấn đề biến đổi khí hậu...;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế, kỹ
thuật trong lĩnh vực môi trường;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết BVMT;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, môi trường khu đô thị và khu dân cư, BVMT biển, nước sông và
các nguồn nuớc khác. Đặc biệt, cần bổ sung các quy định về BVMT các lưu vực
sông, các làng nghề, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cụm công
nghiệp, môi trường ở các vùng nông thôn, miền núi và hải đảo...;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về quan trắc và thông tin về môi trường;
* Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, cần làm rõ giới hạn về nguyên tắc, phạm vi
quy định điều chỉnh giữa Luật BVMT và Luật Đa dạng sinh học...
4. Ở phương diện phòng ngừa và khắc phục sự cố, phục hồi môi trường trong
trường hợp môi trường bị xâm hại hoặc bị tàn phá và cải thiện chất lượng môi
trường
Các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này cần được thiết kế bao quát các vấn
đề như:
* Nguyên tắc cơ bản trong phòng ngừa và khắc phục sự cố, phục hồi môi trường
trong trường hợp môi trường bị xâm hại hoặc bị tàn phá và cải thiện chất lượng
môi trường;
* Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm của các
chủ thể khác trong xã hội đối với việc thực hiện phòng ngừa và khắc phục sự cố,
phục hồi môi trường;
* Bổ sung và hoàn thiện các quy định về kiểm soát ô nhiễm và quản lý các loại
chất thải, khí thải...
* Bổ sung các quy định để phòng ngừa và ứng phó hiệu quả khi các sự cố về môi
trường xảy ra...;
* Quy định cụ thể về các phương thức, biện pháp khắc phục các trường hợp ô
nhiễm hoặc suy thoái môi trường nghiêm trọng; các biện pháp và chi phí thực hiện
việc phục hồi môi trường; quy định về việc phòng tránh tác hại do ô nhiễm, suy
thoái môi trường nghiêm trọng gây ra...
5. Ở phương diện khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường
Khi thực hiện điều chỉnh pháp luật ở phương diện này, ngoài việc bổ sung và hoàn
thiện các quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cần quan
tâm đến tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật BVMT và các đạo luật về tài nguyên.
6. Bổ sung và hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
trong lĩnh vực môi trường
Nhằm khắc phục tình trạng thực hiện tác nghiệp quản lý môi trường theo nhiều
cấp, phân tán chức năng quản lý về BVMT theo các ngành kinh tế - xã hội như
hiện nay, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nước về BVMT, cần phải có quy định xác định rõ Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý thống nhất công
tác quản lý nhà nước về BVMT. Bổ sung và hoàn thiện các quy định trong nội
dung quản lý nhà nước về BVMT, cụ thể, cần có các quy định để điều chỉnh chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ TN&MT cũng như các Bộ, ngành có liên
quan. Quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ TN&MT cũng như các Sở TN&MT ở
địa phương. Thiết kế lại hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT theo mô
hình thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo tính độc lập tương đối
của bộ máy kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT ở các ngành kinh
tế - xã hội khác.
7. Bổ sung và hoàn thiện các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Các quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cần phải được bổ sung và
hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho lục lượng thanh tra chuyên
ngành có thể chủ động và linh hoạt trong công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường
hiệu lực, hiệu quả của việc chấp hành pháp luật, thực thi các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước đối với công tác BVMT trên phạm vi toàn quốc. Những yêu
cầu này còn liên quan đến một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành như pháp luật
thanh tra, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật dân
sự...
8. Bổ sung các quy định về sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế, nhằm tăng
cường nguồn lực cho công tác BVMT
Trước hết, cần bổ sung các quy định về việc sử dụng các định chế tài chính - tín
dụng môi trường trong công tác BVMT. Các định chế này có thể bao gồm: Quỹ
môi trường, ngân hàng môi trường, các công ty đầu tư môi trường; Thuế tài
nguyên, các loại phí và lệ phí; Trợ cấp và thưởng, phạt tài chính; Áp dụng rộng rãi
hình thức "đặt cọc - hoàn trả" cho mục tiêu ngán chặn hiệu quả và xử lý trên thực
tế các hành vi gây ô nhiễm môi trường
9. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường
Cần quy định các biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa công tác hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực môi trường, đặc biệt là hợp tác quốc tế về pháp luật.
Cần có các quy định nhằm nội luật hóa các cam kết quốc tế về BVMT mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia, đồng thời, quy định rõ cơ chế bảo đảm thực thi hiệu
quả các cam kết quốc tế đó tại Việt Nam.
II. Đề xuất khung logic luật BVMT năm 2005 (sửa đổi)
Về phạm vi điều chỉnh
Trước đây, Luật BVMT năm 1993 có phạm vi điều chỉnh là "các hoạt động BVMT,
bao gồm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm
cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên". Luật BVMT năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật
BVMT năm 1993. Cụ thể, Điều 1 của Luật xác định: "Luật này quy định về hoạt
động BVMT; chính sách, biện pháp và nguồn lực để BVMT; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong BVMT".
Tuy nhiên, theo chúng tôi, để đảm bảo tính toàn diện, phạm vi điều chỉnh của Luật
BVMT (mới) cần bao quát điều chỉnh các vấn đề: Gìn giữ và BVMT thiên nhiên;
Phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; Khai thác, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên môi trường; Xử lý vi
phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực BVMT.
Về trật tự logic và những nội dung chủ yếu của Luật BVMT 2005 (sửa đổi)
Việc quy định thành các phần, chương, mục... trong bố cục của đạo luật về B VMT
(mới) còn tùy thuộc vào ý chí và kỹ thuật của các nhà lập pháp. Tuy nhiên, dưới
giác độ tham mưu chính sách và quản lý nhà nước trong lĩnh vực pháp luật BVMT
và để đảm bảo tính khoa học và trật tự logic của các vấn đề cần thể hiện đầy đủ các
nội dung theo thứ tự sau đây:
Thứ nhất: Những quy định chung
* Phạm vi điều chỉnh;
* Đối tượng và phương pháp áp dụng pháp luật;
* Nguyên tắc BVMT;
* Chính sách của Nhà nước về BVMT;
* Giải thích từ ngữ;
* Những hành vi bị nghiêm cấm...
Thứ hai: Nghĩa vụ và trách nhiệm BVMT
* Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong
BVMT;
* Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về
BVMT;
* Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về BVMT;
* Quy định việc hoạch định các chính sách về quy hoạch phát triển nhằm BVMT;
* Khoa học, công nghệ môi trường và nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các
biện pháp trong sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường;
* Xã hội hóa hoạt động BVMT; các phương thức và biện pháp thu hút sự tham
gia của cộng đồng vào công tác BVMT;
* Quy định rõ các nguồn lực để BVMT;
-Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT.
Thứ ba: Gìn giữ và bảo vệ TN&MT thiên nhiên
* Bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;
* BVMT đất
* BVMT biển và các dải ven bờ
* Bảo vệ tài nguyên nước và các lưu vực sông
* Bảo vệ và phát triển rừng
* BVMT không khí
Thứ tư: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và
cải thiện môi trường
* Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, (cần bổ sung các quy định nhằm thực
hiện các chiến lược và chính sách ứng phó với nguy cơ biến đổi khí hậu);
- Khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường.
Thứ năm: BVMT trong đời sống và sản xuất, kinh doanh
* BVMT đô thị và các khu dân cư;
* BVMT khu vực nông thôn, miền núi;
* BVMT ở các khu công nghiệp, chế xuất và khu kinh tế trọng điểm;
* BVMT trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải
và du lịch;
* BVMT trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Thứ sáu: Cơ quan quản lý nhà nước về BVMT
* Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước về BVMT;
* Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức có liên quan trong lĩnh vực BVMT.
* Quy định cụ thể về công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
Thứ bảy: Các công cụ quản lý nhà nước về BVMT
* Quy định rõ về các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường;
* Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết BVMT;
* Quy định về hệ thống quản lý và các biện pháp kiểm soát chất thải;