Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở việt nam thực trạng và định hướng phát triển la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.76 KB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN MINH ĐẠO

MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 9340101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hải

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Minh Đạo




MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt

i

Danh mục các bảng

ii

Danh mục các hình

iii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

6

VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

1.1.

Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài


6

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới

6

1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

10

1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu

17

1.2.

18

Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế nhà nước

1.2.1. Tập đoàn kinh tế

18

1.2.2. Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

24

1.2.3. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước


28

1.2.4

44

Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình tập đoàn kinh tế
nhà nước

2.1.

Chương 2: THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

46

Thiết kế nghiên cứu

46

2.1.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu

46

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

47

2.2.

53


Thu thập dữ liệu

2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

53

2.2.2. Dữ liệu sơ cấp

54

2.3.

Xử lý và phân tích dữ liệu

54

Chương 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ

55

NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1.

Tổng quan về mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam

55

3.2.


Thực trạng mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

59

3.2.1. Cấu trúc sở hữu vốn

59


3.2.2. Quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con và các mối liên kết trong

62

tập đoàn kinh tế nhà nước
3.2.3. Mô hình cơ cấu tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước

64

3.2.4. Quản lý giám sát của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

69

3.2.5. Kiểm soát nội bộ trong tập đoàn kinh tế nhà nước

72

3.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước

72


3.3.

102

Đánh giá chung về mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước tại
Việt Nam

3.3.1. Những kết quả đạt được

102

3.3.2. Những hạn chế của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước

104

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

105

Chương 4: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH

111

TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI

4.1.

Định hướng của Đảng và Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế


111

nhà nước
4.1.1. Quan điểm phát triển

112

4.1.2. Mục tiêu phát triển

113

4.2.

113

Lựa chọn mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước và các khuyến
nghị nhằm áp dụng hiệu quả mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước
trong bối cảnh mới

4.2.1. Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước sau khi chuyển về Ủy ban

113

quản lý vốn
4.2.2

Các khuyến nghị nhằm áp dụng hiệu quả mô hình tập đoàn kinh

119


tế nhà nước trong bối cảnh mới
4.3.

Hạn chế của luận án

139

KẾT LUẬN

141

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ

142

LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

142


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1


DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

2

HĐQT

: Hội đồng quản trị

3

M&A

: Mua bán và sáp nhập

4

QLNN

: Quản lý nhà nước

5

TĐKT

: Tập đoàn kinh tế

6


TĐKTNN

: Tập đoàn kinh tế nhà nước

7

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

8

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang


1

1.1

Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn

41

2

1.2

Chỉ tiêu đánh giá về huy động và quản lý vốn

42

3

1.3

Chỉ tiêu đánh giá về hoạt động đầu tư

42

4

1.4

Tiêu chí đánh giá về quản trị công ty


43

5

3.1

Cơ cấu tổ chức của các TĐKTNN

69

6

3.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí

76

quốc gia Việt Nam
7

3.3

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dệt may

77

Việt Nam
8


3.4

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công

78

nghiệp Than - Khoảng sản Việt Nam
9

3.5

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điện lực

79

Việt Nam
10

3.6

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Xăng

79

dầu Việt Nam
11

3.7


Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu

80

chính viễn thông Việt Nam
12

3.8

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công

80

nghiệp cao su Việt Nam
13

3.9

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Công

81

nghiệp tàu thủy Việt Nam
14

3.10

Tỷ suất lợi nhuận của khối DNNN 100% thuộc tập
đoàn giai đoạn 2012-2016


ii

87


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1

1.1

Mô hình TĐKT có cấu trúc sở hữu đơn giản

30

2

1.2

Mô hình TĐKT các thành viên đồng cấp


30

3

1.3

Mô hình TĐKT có Công ty mẹ trực tiếp đầu tư, kiểm

31

soát một số công ty thành viên không thuộc cấp dưới
trực tiếp
4

1.4

Mô hình TĐKT có cấu trúc sở hữu hỗn hợp

31

5

1.5

Mô hình TĐKT tập đoàn trong tập đoàn

32

6


1.6

Mô hình TĐKT cơ cấu tổ chức tập trung

33

7

1.7

Mô hình TĐKT theo cơ cấu tổ chức phân tán

34

8

1.8

Mô hình TĐKT theo cơ chế quản lý hỗn hợp

35

9

2.1

Quy trình nghiên cứu

48


10

3.1

Mô hình tổ chức của TĐKTNN tại Việt Nam

65

11

4.1

Các cấp bậc quản lý các TĐKTNN ở Việt Nam

115

12

4.2

Các cấp bậc quản lý các TĐKTNN ở Việt Nam khi

116

chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước
13

4.3


Mô hình TĐKTNN ở Việt Nam khi chuyển về Ủy
ban quản lý vốn nhà nước

iii

118


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều công cuộc "đổi
mới". Đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế nói chung, đổi mới các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) nói riêng là một trong những nội dung cơ bản có ý nghĩa quyết định
đối với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nước ta. Trong đó, cùng với việc đổi mới cơ
chế là việc tìm tòi, tổ chức các hình thức tổ chức kinh doanh của các DNNN là một
nhiệm vụ rất quan trọng. Để đảm bảo cho DNNN không ngừng phát triển và nâng
cao hiệu quả, giữ một vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm lực lượng nòng cốt, làm
công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, góp
phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và là chủ lực trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam đặt ra yêu cầu
cần phát huy và sử dụng hiệu quả tiềm năng của các thành phần kinh tế, đồng thời
với việc đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ phát
triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý theo chiều sâu, nâng cao chất lượng hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Theo hướng này đối với thành phần kinh tế
nhà nước thực tế qua hơn 20 năm qua ở Việt Nam cho thấy cần tiếp tục đẩy mạnh
cải cách, tiến hành đổi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DNNN, thực hiện
đúng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Văn kiện Đại hội XI Đảng Cộng
sản Việt Nam (2011) khẳng định cần: "xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa

sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối, cơ cấu lại ngành nghề kinh
doanh của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước để doanh nghiệp nhà nước
thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước".
Trong quá trình quản lý, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chỉ thị, nghị
quyết, quyết định, nhiều chính sách pháp luật và thực hiện nhiều biện pháp tổ chức,
sắp xếp, đổi mới hệ thống DNNN, nhằm đổi mới cơ chế quản lý để DNNN tự chủ,
tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các

1


thành phần kinh tế khác theo pháp luật, thực sự là đầu tàu, hạt nhân dẫn dắt các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Vì vậy, mô hình tập đoàn kinh
tế (TĐKT) đã ra đời và hoạt động. (Mô hình này có tác dụng thúc đẩy tích tụ và tập
trung tư bản, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời, cấp hành chính chủ quản, thực
hiện chủ trương xóa bỏ dần chế độ bộ chủ quản, sự phân biệt doanh nghiệp trung ương
với doanh nghiệp địa phương, tăng cường vai trò quản lý nhà nước (QLNN) đối với
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế).
Thực trạng các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) chủ yếu là mô hình
chuyển đổi từ các tổng công ty 90 và 91 sang mô hình tập đoàn, chuyển đổi từ mô
hình Nhà nước bao cấp sang cơ chế thị trường với kỳ vọng làm nòng cốt kinh tế cho
các DNNN. Hoạt động của các TĐKTNN ở Việt Nam thời gian qua cho thấy, mô
hình này đã đạt được những kết quả nhất định, là một trong những công cụ điều tiết
vĩ mô của Nhà nước. Về cơ bản, các TĐKT đã nắm giữ những ngành, lĩnh vực then
chốt trong nền kinh tế, khẳng định vai trò trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, quy mô vốn liên tục tăng.
Bên cạnh những thành công mà các TĐKTNN đạt được, có không ít tiêu
cực, làm dấy lên hoài nghi về vai trò thực tế của nó, không chỉ về hiệu quả kinh tế
mà cả hoạt động xung quanh nó như: (i) chưa tương xứng với nguồn lực nhà nước
đầu tư; (ii) đầu tư vốn không đúng mục đích; (iii) công tác giám sát, kiểm soát nội

bộ còn yếu dẫn đến không ngăn chặn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình hoạt động
sản xuất, kinh doanh; (iv) vai trò và cơ chế của hoạt động của kiểm soát viên trong
TĐKTNN bị tê liệt không hiệu quả; (v) Cơ cấu tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng yêu cầu; (vi) Cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước và nhân sự đại
diện chủ sở hữu nhà nước chưa rõ ràng; (vii) Trách nhiệm của người đại diện vốn
chủ sở hữu chưa rõ, chưa gắn liền với hiệu quả hoạt động của tập đoàn; (viii) Chưa
tách bạch trách nhiệm và còn sự mâu thuẫn giữa QLNN và cơ quan chủ quản dẫn
đến chồng chéo và không đánh giá đúng trách nhiệm, không có cơ chế quản lý tình
trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả của TĐKTNN.
Cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quản lý vốn
Nhà nước tại doanh nghiệp, theo đó 21 TĐKT và tổng công ty nhà nước sẽ chuyển

2


về chịu sự quản lý của Ủy ban quản lý vốn. Bảy TĐKTNN bao gồm: Tập đoàn Dầu
khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam,
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Theo đó, để đánh giá hoạt động của các TĐKTNN, bộ tiêu chí đánh giá về tổng tài
sản, tổng vốn chủ sở hữu, mức bảo toàn vốn, mức sinh lời, đóng góp với ngân sách
nhà nước, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, kiểm soát rủi ro về tài chính, quản trị
như: tài chính, kinh doanh, đầu tư, lao động, nhân sự, tiền lương, quản trị doanh
nghiệp được áp dụng để đánh giá.
Trước bối cảnh đổi mới như vậy, việc nghiên cứu thực trạng mô hình
TĐKTNN ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển là rất cần thiết. Luận
án tập trung vào đánh giá thực trạng mô hình TĐKTNN, đo lường hiệu quả hoạt
động, chỉ ra các vấn đề tồn tại và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất mô hình
TĐKTNN và các kiến nghị về chính sách để nâng cao hoạt động của mô hình
TĐKTNN ở Việt Nam.

Luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng hoạt động của TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay?
- Những tồn tại và nguyên nhân của mô hình TĐKTNN hiện nay là gì?
- Trong bối cảnh mới, mô hình TĐKTNN nào ở Việt Nam là phù hợp?
- Giải pháp nào để mô hình TĐKTNN hoạt động có hiệu quả?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng hoạt động của mô hình các TĐKTNN trong thời gian vừa
qua, từ đó rút ra các tồn tại và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất được mô hình
TĐKTNN ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, luận giải cơ sở lý luận về mô hình TĐKTNN ở Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động của mô hình TĐKTNN thời gian từ cuối
năm 2010 cho đến 5/2018.

3


- Phân tích và làm rõ nguyên nhân những tồn tại của mô hình TĐKTNN ở
Việt Nam.
- Đề xuất mô hình TĐKTNN ở Việt Nam và các kiến nghị, giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKTNN trong bối cảnh mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Thực trạng và định hướng phát triển
của mô hình TĐKTNN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận án chọn thời điểm từ cuối năm 2010 cho đến 5/2018. Đây
là khoảng thời gian Chính phủ Việt Nam tiến hành đánh giá các hoạt động của các
TĐKTNN để tái cơ cấu và chuyển đổi các tập đoàn về Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

- Về không gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng hoạt động của mô
hình TĐKTNN theo phạm vi và địa bàn hoạt động ở cả trong và ngoài nước.
- Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, thực trạng mô
hình TĐKTNN ở Việt Nam cũng được xem xét và đánh giá theo bẩy nhóm: (i) cấu trúc
sở hữu vốn; (ii) cơ chế liên kết; (iii) cơ cấu tổ chức trong nội bộ; (iv) quản lý và kiểm
soát Tập đoàn, (v) kiểm soát nội bộ; (vi) quan hệ trong nội bộ TĐKTNN (vii) kết
quả sản xuất kinh doanh của TĐKTNN. Luận án chỉ xem xét thực trạng mô hình
TĐKTNN dưới góc độ kinh tế, chủ yếu đánh giá theo quan điểm quản trị kinh
doanh, không xem xét dưới góc độ QLNN.
4. Tiếp cận nghiên cứu
Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý
thuyết với phân tích, đồng thời đánh giá thực tiễn trong mối quan hệ biện chứng.
Trong đó, sử dụng lý thuyết để định hướng cho đánh giá, phân tích thực tiễn, ngược
lại từ kết quả phân tích, bổ sung cho lý thuyết và vận dụng sáng tạo lý thuyết và
những điều kiện cụ thể, đánh giá thực tiễn để kiểm chứng.
Do luận án tập trung nghiên cứu về mô hình TĐKTNN ở Việt Nam, đây là
phạm vi rộng do vậy luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng hoạt động của

4


mô hình TĐKTNN dưới góc độ kinh tế, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của
các TĐKTNN và đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Về khoa học
i) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TĐKTNN ở Việt Nam.
ii) Hệ thống hóa được cấu trúc của mô hình TĐKTNN.
iii) Đánh giá được thực trạng và nguyên nhân tồn tại của mô hình TĐKTNN ở
Việt Nam.
iv) Đề xuất mô hình TĐKTNN trong bối cảnh mới và các kiến nghị và giải

pháp nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động của mô hình TĐKTNN mới.
5.2. Về thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của mô hình TĐKTNN, luận án
chỉ rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân; từ đó có đề xuất mô
hình cho hoạt động của TĐKTNN trong giai đoạn tới; đây là tài liệu hữu ích cho hoạt
động thực tế của các TĐKTNN và là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý trong
quá trình xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá và quản lý hiệu quả của mô hình TĐKTNN.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về mô hình tập đoàn
kinh tế nhà nước.
Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.
Chương 4: Đề xuất và lựa chọn mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt
Nam trong bối cảnh mới.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.1.1. Tập đoàn kinh tế, tập đoàn kinh tế nhà nước
Tập đoàn kinh tế là hình thức tổ chức kinh tế hiện đại ở các nước trên thế
giới, hoạt động của TĐKT có mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của quốc gia.

Có thể nói, sức mạnh của các TĐKT ít nhiều có ảnh hưởng tới sự bền vững và phát
triển của nên kinh tế. Vì vậy, nhiều công trình khoa học trên thế giới đã nghiên cứu
về TĐKT, trong đó có TĐKTNN.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới về chủ đề TĐKT có thể thấy được
triển khai theo nhiều hướng nghiên cứu đa dạng và phong phú.
Hướng nghiên cứu thứ nhất là tổng kết, luận giải những nội dung về xây
dựng và phát triển các TĐKT theo dạng đưa ra các mô hình lý thuyết dựa trên tài
liệu thực tiễn. Hướng nghiên cứu này được thể hiện trong một số công trình tiêu
biểu như:
Tác giả Trương Hán Bân đã tập trung phân tích quá trình cải cách hệ thống
DNNN hay còn gọi là doanh nghiệp quốc hữu ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh
khác nhau như sở hữu, chủ thể quản lý... trong cuốn sách "Bàn về cải cách toàn
diện doanh nghiệp Nhà nước" (Trương Hán Bân, 1999). Trong đó, định hướng hình
thành tập đoàn từ các DNNN được đề cập như một giải pháp cải cách.
Các tác giả Banjora và Chu trong nghiên cứu "Cải cách doanh nghiệp nhà
nước ở Trung Quốc: Ảnh hưởng của gia nhập WTO" in trong báo cáo đánh giá về
động lực kinh tế, số 13 (Bajona C., Chu T., 2010), đã phân tích tình huống các
DNNN và doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc sau khi gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) và đưa đến kết luận rằng sự gia nhập WTO đã tạo ra sức ép

6


buộc nhà nước giảm đi sự bao cấp với các doanh nghiệp và từ đó lại tạo ra động lực
kích thích các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp và
năng suất của cả nền kinh tế (Bajona C., Chu T., 2010).
Kowalski và cộng sự (2013) đã nghiên cứu sự tham gia của nhà nước trong
các TĐKT lớn ở các quốc gia OECD và khẳng định rằng lợi thế tiềm ẩn của các
DNNN sẽ dẫn đến những hiệu ứng thương mại xuyên quốc gia (Kowalski P., Buge
M., Sztajerowska M., Egeland M., 2013). Nghiên cứu này cũng chỉ ra sự đa dạng

của các quy định về DNNN ở các quốc gia đang là thách thức đối với việc phát triển
các TĐKT khi họ mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nội dung nghiên cứu
được ghi lại trong ấn phẩm do OECD xuất bản "Doanh nghiệp nhà nước: Tác động
thương mại và những ảnh hưởng chính sách", Chính sách thương mại OECD số 147
(Kowalski P., Buge M., Sztajerowska M., Egeland M., 2013).
Hướng nghiên cứu thứ hai tập trung vào các vấn đề quản trị công ty liên
quan đến sự tham gia của Nhà nước trong các doanh nghiệp, TĐKT lớn và có thể kể
đến một số công trình sau:
Công trình nghiên cứu của Mitchell và cộng sự (2005) với tiêu đề Thuần
phục các tập đoàn lớn đã khảo sát các tập đoàn lớn tại Mỹ và chỉ rõ những tác động
bất lợi của mô hình này đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế, đối với cổ đông,
với Chính phủ, với công nhân và mỗi người dân trong xã hội... (Mitchell, Austin
Vernon, and Prem Sikka, 2005).
Sharp và cộng sự (2005), đã tập trung phân tích quan điểm chung về kinh
doanh tập đoàn và cách thức hoạt động của mô hình này (Sharp et al, 2005).
Boardman và Vining (1989) tìm hiểu mối quan hệ giữa vấn đề chủ sở hữu
với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ba loại doanh nghiệp gồm doanh
nghiệp tư nhân, DNNN và doanh nghiệp hỗn hợp từ dữ liệu thu thập được của 500
công ty lớn nhất trong các ngành của Mỹ trong đó gồm 419 tập đoàn tư nhân, 58 DNNN
và 23 doanh nghiệp hỗn hợp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy khi đưa tất cả biến
số kiểm soát vào mô hình hồi quy thì các DNNN tỏ ra hoạt động kém hiệu quả hơn

7


mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp hỗn hợp. Tuy nhiên, nếu xét
riêng chỉ số lợi nhuận thì sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp này là không rõ
ràng. Còn riêng với chỉ số Doanh số/lao động thì doanh nghiệp hỗn hợp hoạt động
tốt hơn DNNN (Boardman A. E., Vining A. R., 1989).
Monkkhonen và cộng sự (2018) nghiên cứu mối quan hệ giữa vai trò phát

triển thị trường của các DNNN trên thị trường bất động sản ở Chengdu, Trung Quốc
với mức giá thị trường của các sản phẩm nhà do các công ty trên thị trường cung
cấp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các DNNN thường đưa ra mức giá bán sản
phẩm thấp hơn thị trường khoảng 7% (Monkkhonen P., Deng G., Hu W., 2018).
Cũng trong hướng nghiên cứu về DNNN và TĐKTNN, Xue và cộng sự
(2018) đã phân tích hiệu quả hoạt động của các DNNN trong lĩnh vực lâm nghiệp
tại vùng Đông Bắc Trung Quốc và cho thấy mô hình "doanh nghiệp xã hội" tỏ ra
phù hợp hơn với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Nghiên cứu này cho thấy
hiệu quả về doanh thu của các DNNN là thấp do có sự tham gia đầu tư của Chính
phủ (Xue H., Frey G. E., Yude G., Cubbage F. W., Zhang Z., 2018).
Del Bo và cộng sự (2017) tìm hiểu về các vụ mua bán và sáp nhập doanh
nghiệp (M&A) trong đó có sự tham gia của nhà nước và chỉ ra rằng các giao dịch
liên quan đến DNNN khác biệt rõ ràng với các tiêu chí của các giao dịch tư nhân.
Sự khác biệt này chủ yếu là do tài sản lớn hơn, hệ số thanh toán nợ cao hơn, kinh
nghiệm giao dịch rộng hơn, và sự tiếp cận gần hơn với những người thâu tóm (cả
công và tư) giữa các giao dịch công - tư, công - công, và tư - công so với tư - tư
(Del Bo. C.D., Ferraris M., Florio M, 2017).
Theo hướng nghiên cứu về quản trị công ty trong DNNN, Wang và cộng sự
(2016) đã phân tích xem nền tảng chuyên môn của các giám đốc độc lập (ID) trong
các DNNN ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa
trên thông tin sẵn có của các công ty niêm yết. Kết quả phân tích cho thấy 85% các ID
có nền tảng chuyên môn liên quan đến hệ thống đảng cầm quyền và nhà nước. Tuy
nhiên, khi phân tích hồi quy mối quan hệ giữa nền tảng chuyên môn của ID với hiệu

8


quả hoạt động của DNNN thì cho thấy tỷ lệ các vị trí trong Hội đồng quản trị
(HĐQT) do ID có nền tảng chuyên môn gắn chặt với đảng cầm quyền nắm giữ
không có mối quan hệ tích cực đến việc giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của

DNNN. Trong khi đó, những DNNN có số lượng ID có "những quan điểm khác lạ"
và không liên quan đến hệ thống đảng cầm quyền thì lại có hiệu quả hoạt động cao
hơn so với các DNNN còn lại (Wang Y., Jin P., Yang C, 2016).
Jiang và cộng sự (2013) nghiên cứu sự kế nhiệm giám đốc điều hành (CEO)
ở Trung Quốc và chú trọng vào quyết định lựa chọn người bên ngoài doanh nghiệp
làm CEO. Các tác giả đã nghiên cứu hai nhóm doanh nghiệp mẫu là các DNNN và
các DN tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy những DNNN chọn người bên ngoài
làm CEO có hiệu quả hoạt động được cải thiện đáng kể sau đó (Jiang F., Huang J.,
Kim K.A., 2013).
1.1.1.2. Mô hình tập đoàn kinh tế trên thế giới
Tập đoàn kinh tế cũng được khá nhiều công trình nước ngoài nghiên cứu
tập trung làm rõ mô hình, hình thức hoạt động, lĩnh vực hoạt động, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng cũng như vai trò, tầm quan trọng và tác động của TĐKT tới sự
phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và toàn cầu. Trong khuôn phổ nghiên cứu của đề
tài, luận án sẽ chỉ tập trung nghiên cứu các công trình bàn về mô hình tổ chức và
hoạt động của các TĐKT.
Trong bài báo "Tập đoàn kinh doanh ở các thị trường mới nổi: Mẫu mực
tuyệt vời hay ký sinh ăn bám?" đăng trên Tạp chí Văn học kinh tế, các tác giả
Khanna và Yishay Yafeh đã nghiên cứu về cấu trúc, quyền sở hữu của các TĐKT
(Tarun Khanna và Yishay Yafeh, 2017).
Kinh nghiệm về việc phát triển các TĐKT đặc biệt là các TĐKTNN tại
Trung Quốc được ghi lại trong các bài viết các tác giả Zhou Fangsheng và Wang
Xiaolu (2002): Con đường cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc; William
Mako and Chunlin Zhang (2002): Thực hiện quyền sở hữu trong các doanh nghiệp
nhà nước: Trung Quốc học gì từ kinh nghiệm thế giới. Ngoài ra, kinh nghiệm hoạt

9


động kinh doanh của các TĐKT tại Nhật bản cũng được ghi trong bài viết của Lai,

G. M-H. (1999): Hiểu biết về đối tác kinh doanh Nhật bản quản lý tại các Keiretsu
và các tập đoàn kinh tế Keiretsy đăng trên tạp chí Thế giới kinh doanh.
Bên cạnh đó, một loạt các nghiên cứu về kinh tế cũng như vai trò của Nhà
nước trong việc hình thành, phát triển của các TĐKT được đề cập trong các nghiên
cứu của Wade. R (1990): "Quản lý thị trường: học thuyết kinh tế và vai trò của
Chính phủ trong công cuộc công nghiệp hóa khu vực Đông Nam Á"; Andreja Bohm
(1990): "Tập đoàn sở hữu nhà 17 nước"; Geeta Gouri: "Tư nhân hóa và các doanh
nghiệp công ích"; …
1.1.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Từ cuối những năm 90 đến nay, Việt Nam cũng có khá nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau của TĐKT được trình bày trong các
ấn phẩm chuyên khảo, luận án và công trình nghiên cứu khoa học các cấp. Tuy
nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế. Các tác giả trong nước đã
tiếp cận theo hướng từ tổng quát đến chi tiết xoay quanh các vấn đề liên quan đến
DNNN nói chung và TĐKTNN nói riêng.
1.1.2.1. Tập đoàn kinh tế
Nghiên cứu về TĐKT, các tác giả Việt Nam đã tiếp cận làm rõ từ cơ sở lý
luận đến cơ chế quản lý, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, TĐKT.
Tác giả Nguyễn Đình Phan với cuốn sách "Thành lập và quản lý các tập
đoàn kinh doanh ở Việt Nam" (Nguyễn Đình Phan, 1996), được xem là công trình
đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về TĐKT, đã trình bày cơ sở lý luận về TĐKT và
những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu các mô hình TĐKT ở một số
nước trên thế giới. Các vấn đề mà cuốn sách nêu lên rất có ý nghĩa về mặt nhận
thức, cũng như công việc chủ yếu cần tiến hành để thành lập các Tổng công ty 91
theo mô hình TĐKT ở Việt Nam. Cuốn sách đã nêu ra một số điều kiện cơ bản để
thành lập tổng công ty theo mô hình tập đoàn và cách quản lý mô hình này (Nguyễn
Đình Phan, 1996).

10



Các tác giả Lê Văn Sang và Trần Quang Lâm trong cuốn sách "Các công ty
xuyên quốc gia (TNCs) trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI" (Lê Văn Sang & Trần
Quang Lâm, 1996) đã tập trung phân tích nguồn gốc hình thành, các hình thức tồn
tại và mô hình chiếm lĩnh, khai thác thị trường của các công ty xuyên quốc gia.
Trong phạm vi nghiên cứu, các tác giả đã tập trung phân tích chuyên sâu, tìm kiếm
bản chất, vừa đặt chúng trong bối cảnh mới - ngưỡng cửa của thế kỷ XXI.
Tác giả Nguyễn Thiết Sơn chủ biên cuốn sách "Các công ty xuyên quốc
gia: Khái niệm, đặc trưng và những biểu hiện mới" (Nguyễn Thiết Sơn, 2003) cung
cấp cho người đọc những kiến thức chuyên sâu về đặc điểm, bản chất, vai trò của
các công ty xuyên quốc gia, đề xuất những giải pháp, đối sách của nước ta nhằm thu
hút các công ty xuyên quốc gia vào hoạt động, góp phần phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Cuốn sách tập trung trình bày các nội dung
về quá trình phát triển của các công ty đa quốc gia, trong đó tập trung vào nguồn
gốc, bản chất và đặc điểm, đặc trưng của hoạt động cũng như vai trò và tác động
của nó đến hoạt động thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát triển R-D
và chuyển giao công nghệ của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là hoạt động của
các công ty xuyên quốc gia Mỹ, Nhật, Tây Âu và các NIE châu Á.
Năm 2003, các tác giả Nguyễn Thị Luyến và Trịnh Đức Chiều (Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở "Tập đoàn kinh doanh - Nhu cầu hình thành và phát triển ở Việt Nam".
Các tác giả đã nghiên cứu các vấn đề lý luận về tập đoàn như cơ sở khách quan của
việc hình thành các tập đoàn kinh doanh, đặc điểm, nội dung, bản chất của các
TĐKT và một số giải pháp hình thành TĐKT Việt Nam (Nguyễn Thị Luyến, Trịnh
Đức Chiêu, 2003). Về cơ chế quản lý tài chính, tác giả Phạm Quang Trung trong
cuốn sách "Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh
doanh" (2003) đã nêu lên cơ sở khoa học của việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính trong TĐKT; nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của cơ chế quản lý tài chính trong
TĐKT có ý nghĩa quyết định toàn bộ cơ chế quản lý của tập đoàn, thực trạng cơ chế


11


quản lý tài chính trong các tổng công ty mà chủ yếu là Tổng công ty 91; những quan
điểm, kiến nghị và giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các
tổng công ty (Phạm Quang Trung, 2003).
Cuốn sách "Tập đoàn kinh tế - Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng
vào Việt Nam" do tác giả Trần Tiến Cường chủ biên đề cập khá bao quát những nội
dung xung quanh TĐKT, từ quan niệm, phương thức hình thành, nguyên tắc và điều
kiện hình thành đến các mô hình tập đoàn trên thế giới (Trần Tiến Cường, 2005).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Văn Huyên đã đề cập các vấn đề từ vĩ mô
đến vi mô, từ tổng thể đến các biện pháp cụ thể... nhằm vận dụng vào hình thành,
phát triển TĐKT ở Việt Nam (Bùi Văn Huyền, 2008).
Bàn về xây dựng TĐKT ở Việt Nam, tác giả Minh Châu trong cuốn sách
"Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam "
(Minh Châu, 2005) trên cơ sở trình bày những vấn đề chung về TĐKT, kinh
nghiệm phát triển TĐKT ngành bưu chính viễn thông ở một số quốc gia... đã đề
xuất định hướng về xây dựng TĐKT ở Việt Nam. Riêng phần giải pháp, tác giả chỉ
đề xuất đối với xây dựng tập đoàn Bưu chính viễn thông, các tập đoàn khác không
được đề cập cụ thể. Còn cuốn sách "Xây dựng và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam" (2008) của tác giả Bùi Văn Huyền đã lý giải việc hình thành và phát triển
các TĐKT ở Việt Nam và khẳng định với lợi thế của quốc gia đi sau, Việt Nam
hoàn toàn có thể xây dựng được các TĐKT mạnh thông qua việc kết hợp các bước
đi tuần tự với những bước đột phá.
Tiếp đến, tác giả Đào Xuân Thủy trong cuốn sách "Điều kiện và giải pháp
hình thành các tập đoàn kinh tế từ các Tổng công ty 91" (Đào Xuân Thủy, 2009) đã
tập trung lý giải những điều kiện và trình bày các giải pháp để hình thành các
TĐKT từ các Tổng công ty 91.
1.1.2.2. Tập đoàn kinh tế nhà nước
Nghiên cứu về TĐKTNN, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều tới cơ chế

quản lý như tác giả Hoàng Hà (2005) trong Luận án tiến sĩ kinh tế "Quá trình đổi

12


mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từ 1986 đến nay - Thực
trạng và giải pháp" đã phân tích quá trình đổi mới cơ chế quản lý các DNNN ở Việt
Nam từ năm 1986 đến năm 2005 và đề xuất giải pháp.
Hay tác giả Nguyễn Văn Minh và cộng sự (2013) trong nghiên cứu đề tài
"Cơ chế quản lý các tập đoàn kinh tế Nhà nước: Kinh nghiệm của Liên bang Nga
và bài học cho Việt Nam" thực hiện ở Trường Đại học Ngoại thương đã nghiên cứu,
tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm của Liên bang Nga trong việc hình thành cơ
chế để quản lý các TĐKT và rút ra một số bài học bổ ích cho Việt Nam. Tuy nhiên,
đề tài mới tập trung nói đến cơ chế quản lý các TĐKTNN nói chung mà chưa có
giải pháp cụ thể cho một TĐKTNN cụ thể trong lĩnh vực nào (Nguyễn Văn Minh
và cộng sự, 2013).
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu sinh đã lựa chọn các đề tài luận án liên
quan tới TĐKT như:
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Anh (2013) trong luận án tiến sĩ kinh tế
"Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam" đã đánh
giá thực trạng thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn Hóa chất
Việt Nam trên cơ sở kết quả khảo sát tại 30 công ty con thuộc tập đoàn. Từ đó, tác
giả chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ còn tồn tại bao gồm: nhận
thức của các nhà quản lý về hệ thống kiểm soát còn hạn chế; cơ cấu tổ chức còn
chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; công tác kế hoạch còn thiếu sự đầu tư, vai trò
của Ban kiểm soát còn mờ nhạt do các thành viên chủ yếu làm kiêm nhiệm. Tác giả
đã đưa ra 6 giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn,
trong đó giải pháp về quản trị công ty đáng lưu ý là hoàn hiện quy chế người đại
diện tại công ty mẹ (Nguyễn Thị Lan Anh, 2013).
Nghiên cứu sinh Trần Đức Trương (2014) với luận án "Phát triển tập đoàn

kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận về sự hình thành và phát triển các TĐKT trong nền kinh tế thị trường,
phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKTNN
ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những thành tựu đạt được, những tồn tại yếu kém và

13


hạn chế của các TĐKTNN tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải
pháp để hoàn thiện, xây dựng và phát triển các TĐKTNN phù hợp về số lượng,
ngành nghề, cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tạo ra động lực
cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới (Trần Đức Trương, 2014).
Nghiên cứu sinh Trịnh Ngọc Tuấn (2013) đã chọn đề tài "Tăng cường hoạt
động giám sát của Quốc hội đối với tập đoàn kinh tế nhà nước" viết luận án hệ
thống cơ sở lý luận về giám sát của Quốc hội đối với các TĐKTNN; nghiên cứu kinh
nghiệm giám sát quốc tế đối với các TĐKTNN và rút ra bài học cho Việt Nam. Đồng
thời, luận án phản ánh thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các TĐKTNN, đánh
giá hoạt động giám sát của Quốc hội theo các tiêu chí, xác định điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân. Từ đó, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp tăng cường
hoạt động giám sát của Quốc hội đối với TĐKTNN (Trịnh Ngọc Tuấn, 2013).
Tác giả Nguyễn Thị Kim Đoan (2016) với luận án tiến sĩ "Quản lý vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" đã tiến hành
khảo sát vấn đề quản lý vốn tại các DNNN trên địa bàn nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp quản trị và kiểm soát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước
trong DNNN. Tác giả đã chỉ ra các tồn tại cơ bản trong công tác quản lý vốn nhà
nước trong các doanh nghiệp khảo sát như: phương thức đầu tư vốn còn nhiều
vướng mắc do tồn tại nhiều đầu mối đại diện chủ sở hữu nhà nước; nhiều doanh
nghiệp chưa đổi mới, chưa áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường nên công tác quản trị vốn còn lúng túng; hệ thống chỉ tiêu giám

sát còn thiên lệch, chủ yếu tập trung vào các chỉ số tài chính (Nguyễn Thị Kim
Đoan, 2016).
Tác giả Hoàng Tuân (2016) trong nghiên cứu của mình về "Quản lý nhà
nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội" đã phân tích,
đánh giá thực trạng công tác cổ phần hóa trong DNNN trên địa bàn Hà Nội dựa trên
các thông tin thứ cấp và phỏng vấn sâu chuyên gia trong lĩnh vực này. Tác giả đã

14


chỉ ra một số tồn tại nổi bật trong hoạt động của DNNN trong phạm vi nghiên cứu,
trong đó có vấn đề đáng lưu ý là hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao,
chưa tương xứng với vị trí và sự đầu tư của ngân sách; cơ chế QLNN đối với doanh
nghiệp cũng như cơ chế quản trị trong nội bộ doanh nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém
(Hoàng Tuân, 2016).
1.1.2.3. Mô hình tập đoàn kinh tế tại Việt Nam
Về mô hình hoạt động của TĐKT, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những
tổng kết và đề xuất như:
Tác giả Vũ Huy Từ, trong cuốn sách "Mô hình tập đoàn kinh tế trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa" (2002), đã đi sâu phân tích lý luận về TĐKT, những nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các TĐKT, bối cảnh kinh tế - xã
hội trong và ngoài nước tác động đến sự hình thành và tổ chức quản lý TĐKT ở Việt
Nam, các tác giả đã nêu khái quát về mô hình TĐKT cần được xây dựng trong
những năm đầu thế kỷ XXI. Tác giả tiếp cận theo lôgíc từ lý luận đến thực tiễn hình
thành mô hình này và phân tích các các tổng công ty như một "nhân tố nền tảng",
trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp QLNN đối với mô hình này ở Việt Nam (Vũ
Huy Từ, 2002).
Tác giả Hoàng Chí Bảo và cộng sự (2012) trong Báo cáo tổng hợp đề tài
"Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, Báo cáo mới dừng
lại ở việc đề cập đến các nội dung mang tính chất vĩ mô và mang tính định hình

chung, chưa đề cập tới các mô hình phát triển cụ thể (mô hình QLNN, mô hình
tổ chức quản lý, mô hình đánh giá hiệu quả…) cho từng TĐKTNN (Hoàng Chí
Bảo và cộng sự, 2012).
Tiếp đó, tác giả Phạm Quang Trung (2013) trong cuốn sách "Mô hình tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020" đã chỉ ra rằng các nguyên nhân
dẫn đến sự yếu kém trong hoạt động của các TĐKTNN tại Việt Nam là do mô hình
hoạt động, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế tài chính của các tập đoàn chưa phù
hiên hợp, cũng như công tác kiểm tra, giám sát còn lơi lỏng. Trong nghiên cứu của

15


mình, tác giả tập trung vào hệ thống hóa các quan niệm khác nhau về mô hình
TĐKT, mô hình TĐKTNN; thông qua việc nghiên cứu một số TĐKT tiêu biểu trên
thế giới và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển TĐKT của Mỹ, Đức, Trung Quốc,
Singapore và Nhật Bản để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các tác
giả cũng đã đưa ra các chủ trương, định hướng và hoàn thiện mô hình TĐKTNN ở
Việt Nam trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế (Phạm Quang Trung, 2013).
Về mô hình hoạt động của TĐKTNN, luận án của Trần Quốc Việt (2017)
với đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam" là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, trong đó tập trung phân tích
mô hình hoạt động hiện tại của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trên
cơ sở tham khảo kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các tập đoàn lớn tại
Hàn Quốc, Singapore hay Nga, tác giả đã đề xuất 04 mô hình hoạt động cho PVN,
đồng thời có sự luận bàn về điều kiện áp dụng của các mô hình này (Trần Quốc
Việt, 2017).
Ngoài ra, trong những năm qua, đã có nhiều đề tài, đề án, hội nghị, hội thảo
khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề TĐKT như: Dự thảo Đề
án "Hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước" do

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chủ trì (Viện Nghiên cứu Quản lý
Kinh tế Trung ương, 2003). Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với đề tài "Hình
thành và phát triền tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổng công ty nhà nước" phân tích lý
luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển TĐKT trên cơ sở tổng công ty nhà
nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005). Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tập đoàn kinh tế
nhà nước - Lý luận và thực tiễn" do NXB Chính trị quốc gia phối hợp với Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức năm
2009. Hội thảo khoa học "Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về mô hình tập
đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", do Hội đồng Khoa học Các
cơ quan Đảng Trung ương chủ trì năm 2010 (Các cơ quan Đảng Trung ương, 2010).

16


Hội thảo khoa học "Mô hình tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở
Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội chủ trì (Trường Đại học
Kinh tế quốc dân, 2011). Hội thảo khoa học "Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước"
do Học viện Tài chính chủ trì (Học viện tài chính, 2011). ADDIN ZOTERO_ITEM
CSL_CITATION {"citationID": "p4l4RuFF", "properties": {"formattedCitation":
"(\\uc0\\u272{}\\uc0\\u7843{}ng

\\uc0\\u7911{}y

kh\\uc0\\u7889{}i

Doanh

nghi\\uc0\\u7879{}p Trung \\uc0\\u432{}\\uc0\\u417{}ng, 2015)", "plainCitation":
"(Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương, 2015)", "noteIndex": 0},"citationItems":
[{"id":431,"uris":[" />[" />{"id":431,"type":"report","title":"Báo cáo về kết quả triển khai thực hiện đề án tái

cơ cấu của các Tập đoàn, Tổng công ty, ngân hàng trong Khối năm 2014", "author":
[{"family": "Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương","given":""}],"issued":{"dateparts":

[["2015",4]]}}}],

"schema":" />
language/schema/raw/master/csl-citation.json"} (Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung
ương, 2015).
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Nghiên cứu về TĐKTNN là một phạm trù được nhiều học giả trên thế giới
và Việt Nam quan tâm và có nhiều các công trình được công bố. Các kết quả
nghiên cứu về TĐKTNN trong nước mới chỉ rõ những kết quả hoạt động của mô
hình các TĐKT từ khi chuyển đổi đến năm 2011, những kết quả này mới phản ánh
được hiệu quả hoạt động ở giai đoạn đầu đang trong giai đoạn thí điểm và chưa có
đầy đủ cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình TĐKTNN. Mặt khác, các
kết quả nghiên cứu trước đây mới chỉ phân tích thực trạng hoạt động của các
TĐKTNN từ năm 2007 đến năm 2011, giai đoạn mô hình TĐKTNN mới được
thành lập và chuyển đổi (có sự hỗ trợ của Chính phủ) dựa trên các chỉ số dùng cho
đánh giá DNNN và tổng công ty do vậy kết quả nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ
hiệu quả hoạt động của mô hình TĐKTNN. Với thất bại của tập đoàn công nghiệp

17


tàu thủy (Vinashin) vào năm 2013 và hoạt động không hiệu quả của nhiều
TĐKTNN trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, Chính phủ đã ban hành
nhiều quyết nghị và quyết định điều chỉnh hoạt động của mô hình TĐKTNN để
phù hợp với bối cảnh mới. Do vậy, việc đánh giá thực trạng mô hình TĐKTNN ở
Việt Nam, tìm ra những điểm hạn chế và đề xuất mô hình TĐKTNN, định hướng
phát triển với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cụ thể trong bối cảnh mới là cần thiết

và có tính ứng dụng cao.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC

1.2.1. Tập đoàn kinh tế
1.2.1.1. Khái niệm về tập đoàn kinh tế
Để tạo ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
đang có xu hướng liên kết hình thành các tập hợp doanh nghiệp có quy mô hoạt động
lớn cả trong và ngoài nước, có vốn lớn hơn, hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh
vực. Nhiều doanh nghiệp với năng lực, năng suất lao động khác nhau, quy mô và tốc
độ phát triển khác nhau đã xuất hiện các hiện tượng chèn ép, thôn tính hoặc tự nguyện
"chung sống" trên cơ sở những liên minh hay tổ hợp để "phân chia" thị trường và
khai thác những thế mạnh riêng có của từng doanh nghiệp trong một "vỏ bọc" bởi
một liên minh rộng hơn. Để miêu tả các liên minh, tổ hợp này, một loạt các cụm từ
được sử dụng để gọi tên như "Cartel", "Association", "Consortium", "Conglomerate",
"Corporation",... và gần đây là "chaebol", "Group", "MNC"... Tất cả những cụm từ
trên khi Việt hóa đều có ý nghĩa là "Tập đoàn".
Các liên minh hay tổ hợp kinh tế này ở mỗi quốc gia được gọi bởi các tên
khác nhau. Tuy nhiên khi nghiên cứu về bản chất, các cụm từ đều tập trung mô tả về
một loại hình tổ chức liên kết hoặc một tổ hợp các công ty bao gồm công ty mẹ và
các công ty con hoặc chi nhánh độc lập góp vốn cổ phần và chịu sự kiểm soát của
công ty mẹ. Và TĐKT đã trở thành hình thức khá phổ biến, đóng vai trò quan trọng,
chi phối và tác động mạnh đến từng nền kinh tế trên thế giới. TĐKT được xác định
là hình thức tổ chức kinh tế tiên tiến, đại diện cho trình độ phát triển cao của lực

18


×