Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Ngũ phụng tề phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.14 KB, 1 trang )

Ngũ phụng tề phi
Năm 1898, năm Thành Thái thứ 10, chiếu thông lệ, triều đình Huế.Sĩ tử
Quảng Nam nói riêng,cũng như sĩ tử toàn quốc nói chung đều khăn gói
lều chõng lai kinh (kinh đô Huế,Thuận Hóa) dự thi.Khoa này, toàn quốc
có 18 tân đại-khoa thì Quảng Nam chiếm mất 5/18 là 3 tiến sĩ và 2 phó
bảng (phó tiến sĩ) đồng hương và đồng khoa, một điều hy hữu xưa nay
chưa từng có tại Việt Nam. Vua Thành - Thái và triều đình Huế ban
thưởng danh hiệu "NGỦ PHỤNG TỀ PHI," Năm vả tân đại khoa đồng
hương và đồng khoa được xếp theo thứ tự như sau:
Ông Phạm Tuấn :
Tiến sĩ đệ nhị giáp, người lớn tuổi nhất, cử nhân xuất thân, đương
nhiệm chức Ðốc Học tỉnh Quảng Nam, quê quán làng Xuân Ðài, tổng
Phú Khương Thượng (GòNổi, PhùKỳ) phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Bến
Ðền
Ông Phạm Liệu:
Tiến sĩ đệ nhị giáp, người nhỏ tuổi nhất, quê quán làng Trừng Giang,
tổng Phú Khương Thượng (Gò Nổi,Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn.
Ông Phan Quang:
Tiến sĩ đệ tam giáp,quê quán làng Bàng Lãnh, tổng Phú Khương Thượng
(Gò-Nổi Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Phước Sơn, huyện Quế
Sơn.
Ông Dương Hiển Tiến:
Phó bảng, quê quán làng Cẩm Lậu, tổng An Nhơn, phủ Ðiện Bàn.
Ông Ngô Lý:
Phó bảng, quê quán làng Cẩm Sa, tổng Phú Triên, phủ Ðiện Bàn.
Cho tới nay truyền thống hiếu học của người Quảng Nam vẫn còn rất
đáng nể !

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×