Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá thành phần dưỡng chất và hoạt tính sinh học của rễ cây Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.86 KB, 10 trang )

An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN DƯỠNG CHẤT VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC
CỦA RỄ CÂY BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM (Lactuca indica L.)
Tôn Nữ Liên Hương1, Huỳnh Văn Lợi1, Lê Thị Hồng Diễm1, Huỳnh Thị Quỳnh Mai1
1

Trường Đại học Cần Thơ

Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 26/10/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
18/11/2017
Ngày chấp nhận đăng: 12/2017
Title:
An analysis on the nutrients
composition and the biological
activities of the root extracts of
Lactuca indica L.
Keywords:
Lactuca indica L., nutritional
ingredients, biological activity,
toxicity on cancer cells
Từ khóa:
Bồ công anh Việt Nam,
thành phần dưỡng chất,
hoạt tính sinh học, gây độc
tế bào ung thư

ABSTRACT
The study was conducted through Lactuca indica L., collected in Da Lat city,


Lam Dong province, Viet Nam. The study aims to analyze and assess the
nutrition and biological activity of the roots of these species. The findings show
that roots of these species have many nutrition values such as 56,37 μg/100 g
carotenoid; 6,19 g/100 g crude protein; 67,73 g/100 g neutral detergent fiber,
41,37 g/100 g acid detergent fiber; 14,3 g/100 g total minerals; 200 mg/100 g
phosphorus. These root extracts, including the crude extract and Ext-n-Hex,
Ext-DC, Ext-EA have weak biological activities with microbial organism. The
extracts as Ext-n-Hex and Ext-DC have citoxicity on Hela cancer cells, with in
turn IC50 (μg/mL) 71,6; 65,2. In addition, the extracts Ext-n-Hex, Ext-DC, ExtEA have in turn IC50 value of 93,7; 98,1 and 96,2 on the A549 cancer cells.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện với loài Bồ công anh Việt Nam được thu hái tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Nội dung của nghiên cứu này là
phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về thành phần dưỡng chất và hoạt tính sinh
học. Kết quả cho thấy, rễ cây Bồ công anh Việt Nam mang lại nhiều giá trị dinh
dưỡng như: carotenoid 56,37 μg/100 g (nguyên liệu); protein thô 6,189 g/100
g; xơ trung tính 67,728 g/100 g; xơ acid 41,372 g/100 g; khoáng tổng 14,277
g/100 g; phosphorus 200 mg/100 g. Các cao chiết (cao tổng, n-Hex, DC, EA) từ
rễ của loài này có hoạt tính sinh học thấp trên các chủng vi sinh vật khảo sát.
Các cao n-Hex và cao DC có khả năng gây độc dòng tế bào ung thư cổ tử cung
HeLa, với IC50 là 71,6 và 65,2 (μg/mL). Ngoài ra, cao n-Hex, cao DC và cao
EA có khả năng độc tế bào ung thư phổi người A549 với IC50 lần lượt là 93,7;
98,1 và 96,2 (μg/mL).

Bồ công anh Việt Nam được biết đến là một loài
rau ăn giàu giá trị dinh dưỡng, được thu hái rất dễ
dàng. Nhân dân ta thường dùng lá, lá có thể dùng
tươi hoặc phơi khô, một số người hái cả cây cả rễ
cắt nhỏ, phơi khô để dùng. Trong y học dân gian,
Bồ công anh Việt Nam có vị ngọt, hơi đắng, tính

hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm
tán kết và được sử dụng trong điều trị một số bệnh

1. GIỚI THIỆU
Bồ công anh là tên gọi của ít nhất 3 loài cây có ở
nước ta: Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica
L.), Bồ công anh Trung Quốc (Taraxacum
officinale Wigg.) và cây Chỉ thiên (Elephantopus
scaber L.). Nghiên cứu này, tập trung vào loài Bồ
công anh Việt Nam, Lactuca indica L., với phần
rễ cây đang phát triển, có hoa.
37


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

Rễ cây Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.)
được thu tại khu vực Trại Mát, thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, được chọn lọc từ
những cây có chiều cao 60 - 80 cm, đang ra hoa
và có tuổi từ 3 - 4 tháng sinh trưởng. Nguyên liệu
được nhóm thu hoạch từ tự nhiên vào tháng 6 năm
2017. Vùng đất bazan và khí hậu của cao nguyên
Langbiang là điều kiện để cây phát triển tốt nhất.

như: mụn nhọt, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày,
viêm tuyến sữa ở phụ nữ,… (Đỗ Huy Bích & cs.,
2006; Đỗ Tất Lợi, 1999; Hội đồng dược điển Việt
Nam, 2009).
Trên thế giới đã có những công bố về nghiên cứu

các bộ phận cây Lactuca indica L. phía trên mặt
đất, về khả năng ức chế tế bào ung thư gan HepG2 (Kim, Ki Hyun & cs., 2007; 2010), ức chế tế
bào ung thư máu HL-60 (Petra Lüthje & cs.,
2011b; Sheng-Yang Wang & cs., 2003), ngăn cản
tiến triển ung thư bàng quang bởi nhiễm trùng
Escherichia coli (Petra Lüthje, 2011a),… Những
năm gần đây, người dân truyền tai nhau nhiều
thông tin về khả năng thần kỳ của dịch chiết từ rễ
của Bồ công anh Việt Nam có thể tiêu diệt các
dòng tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư
gan. Nhiều bệnh nhân ung thư gan, sau khi sử
dụng dịch chiết từ rễ của loài này cũng đã nhận
định rằng: sức khỏe có tiến triển, cơ thể dần hồi
phục, ăn uống ngon miệng,… Trước đó, khả năng
chữa bệnh ung thư của cây Bồ công anh cũng
được nhắc tới khi các nhà khoa học tại Đại học
Windsor (Canada) nghiên cứu và phát hiện chiết
xuất từ rễ loài cây này khiến cho các tế bào ung
thư gan bị suy yếu và chết (P. Ovadje & cs.,
2010). Tuy nhiên, loài Bồ công anh được nhắc
đến trong nghiên cứu trên là loài Taraxacum
officinale Wigg. thay vì là loài Lactuca indica L.
như trong nhân dân truyền tai nhau. Mặt khác,
trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu
về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
cây Bồ công anh Việt Nam, nhưng ở nước ta vẫn
chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần
hóa học và tiềm năng sinh học của cây được công
bố.


2.1.2 Dụng cụ
Tủ sấy Ecocell, máy cô quay chân không
Heidolph, máy đo quang phổ JASCO V-730, hệ
thống Kjeldahl, cân phân tích OHAUS PA214 và
cân kỹ thuật GM 612, bản mỏng silica gel 60 F254
Merck, becher, bình lóng, bình cô quay, fritted
glass (crucible), máy hút chân không,…
2.1.3 Hóa chất
-

-

Dung môi hữu cơ (Chemsol, Việt Nam): nhenxane (n-Hex), dichloromethane (DC), ethyl
acetate (EA), methanol (Me), acetone,
petroleum ether (PE),…
Một
số
hóa
chất
khác:
cetyltrimethylammonium bromide, triethylene
glycol, DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl),
Vitamin C, H2SO4, HClO4, NaOH, H3BO3,
EDTA,…

2.2 Phương pháp chiết tách
Rễ cây Bồ công anh Việt Nam (Lactuca indica L.)
sau khi thu hoạch được rửa sạch, loại bỏ những
phần hư, úa, đem phơi gió đến gần khô, rồi sấy ở
nhiệt độ 50 oC đến khô. Sau đó, xay nhuyễn thu

được mẫu nguyên liệu.
Bột cây được chiết trong ethanol bằ

Nghiên cứu này nhằm bước đầu đánh giá về giá
trị dinh dưỡng, khả năng chữa bệnh của rễ Bồ
công anh Việt Nam được thu hái tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cũng như đóng góp vào
nguồn kiến thức dược liệu về đối tượng này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên vật liệu và hóa chất
2.1.1 Nguyên liệu

38


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

2.3.3 Hàm lượng xơ trung tính

(N.M. Sachindra & cs., 2005; TCVN 90422:2012, ISO 6558-2:1992)

Hàm lượng xơ trung tính (NDF) được xác định
theo quy trình do Van Soest và cs. đề nghị (1991),
được cải tiến theo quy trình của Chai và Udén
(1998).

Mẫu nguyên liệu được ngâm dầm trong acetone
và tiến hành chiết rắn - lỏng,. Dung dịch acetone
sau đó được thêm vào một lượng nước cất với tỉ lệ
1:1 rồi chiết lỏng - lỏng với dung môi petroleum

ether. Cô đuổi dung môi, thu được cao PE. Hòa
tan cao thu được trong petroleum ether và tiến
hành đo mật độ quang OD ở bước sóng 510 nm để
xác định hàm lượng carotenoid. Kết quả được tính
bằng công thức:
AC =

Mẫu nguyên liệu được xử lý bằng 100 mL dung
dịch NDS (18,61 g EDTA; 6,81 g
Na2B4O7.10H2O; 4,56 g Na2HPO4; 30 g sodium
lauryl sulfate; 10 mL triethylene glycol định mức
đến thể tích 1000 mL bằng nước cất), đậy kín
bằng giấy nhôm, ủ ở nhiệt độ 90 oC trong 12 giờ.
Mẫu được lọc qua chén crucible và rửa nhiều lần
bằng nước cất nóng, acetone; Sấy trong chén ở
100 oC trong 4 giờ; Tiếp tục nung chén trong 1
giờ ở nhiệt độ 500 oC. Hàm lượng xơ trung tính
được tính bằng công thức:

100

Trong đó: AC: hàm lượng carotenoid (μg/g), A0:
giá trị mật độ quang của mẫu trắng, A: giá trị mật
độ quang của dung dịch, V: thể tích của dịch trích
(mL), d: hệ số pha loãng dịch trích, W: trọng
lượng mẫu (g), 0,25: hệ số hiệu chỉnh đối với
carotenoid.

NDF =


Trong đó: NDF: Hàm lượng xơ trung tính (%), P1:
Trọng lượng chén và mẫu sau khi sấy ở 100 oC
(g), P2: Trọng lượng chén và mẫu sau khi nung ở
500 oC (g), W: Khối lượng mẫu (g).

2.3.2 Hàm lượng protein thô
Sử dụng phương pháp Kjeldahl là phương pháp
tiêu chuẩn dùng để xác định hàm lượng nitrogen
trong mẫu, từ đó tính được hàm lượng protein thô
(TCVN 10791:2015).

2.3.4 Hàm lượng xơ acid
Hàm lượng xơ trung tính (ADF) được xác định
theo quy trình do Van Soest và cs. đề nghị (1991),
được cải tiến theo quy trình của Chai và Udén
(1998).

Mẫu nguyên liệu được vô cơ hóa bằng acid mạnh,
được xử lý bằng hệ thống Kjeldalh. Và sử dụng
dung dịch H2SO4 0,1 N để chuẩn độ, chuẩn độ
đến khi màu xanh chuyển thành màu hồng thì
dừng lại (tương tự đối với mẫu trắng). Hàm lượng
Nitrogen tổng được tính toán và chuyển về phần
trăm khối lượng prtotein thô bằng các công thức:
N% =

100

Mẫu nguyên liệu được xử lý bằng 100 mL dung
dịch ADS (20 g cetyltrimethylammonium

bromide trong 1000 mL dung dịch H2SO4 1,0 N),
đậy kín bằng giấy nhôm, ủ ở nhiệt độ 90 oC trong
12 giờ. Mẫu được lọc qua chén crucible và rửa
nhiều lần bằng nước cất nóng, acetone; Sấy trong
chén ở 100 oC trong 4 giờ; Tiếp tục nung chén
trong 1 giờ ở nhiệt độ 500 oC. Hàm lượng xơ acid
được tính bằng công thức:

100

Trong đó: N%: tỷ lệ % của nitrogen có trong mẫu,
V1: thể tích H2SO4 dùng cho định phân mẫu (mL),
V0: thể tích H2SO4 dùng trong sự định phân mẫu
trắng (mL), N: độ nguyên chuẩn của dung dịch
H2SO4 dùng trong định phân (N), W: trọng lượng
mẫu (g), 0,014: hệ số tính ra N.

ADF =

100

Trong đó: ADF: Hàm lượng xơ trung tính (%), P1:
Trọng lượng chén và mẫu sau khi sấy ở 100 oC
(g), P2: Trọng lượng chén và mẫu sau khi nung ở
500 oC (g), W: Khối lượng mẫu (g).

CP% = N%×6,25
Trong đó: CP%: phần trăm khối lượng protein thô
(%), 6,25: hệ số thích hợp với tất cả thức ăn xanh.
39



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

2.3.5 Hàm lượng khoáng tổng

Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết dựa trên sự
thay đổi độ hấp thu của dung dịch DPPH ở bước
sóng 517 nm (Liu, Xiaoli et al, 2008) với đối
chứng dương là vitamin C.

Mẫu khảo sát sau khi thiêu cháy ở nhiệt độ 550 –
600 oC chất hữu cơ sẽ bị hủy hết, chất còn lại là
tro thô hay khoáng tổng (TCVN 4327:2007).

Mẫu thử là dung dịch cao chiết hoặc dung dịch
chất đối chứng (vitamin C) với các nồng độ khác
nhau được chuẩn bị từ các dung dịch đã pha sẵn
vào các eppendorf đã được bọc kín để tránh ánh
sáng, sau đó thêm 40 μL dung dịch DPPH nồng
độ 1 mg/mL (1000 μg/mL) để thu được thể tích
cuối là 1 mL. Hỗn hợp phản ứng được giữ trong
tối, 30 phút, ở nhiệt độ phòng, sau đó được đo mật
độ quang ở bước sóng 517 nm. Hiệu suất kháng
gốc tự do DPPH được tính bằng công thức:

Mẫu nguyên liệu được làm ẩm bằng dung dịch
HCl đậm đặc, sau đó nung ở nhiệt độ 550 - 600
oC. Để nguội trong lò cho đến khi nhiệt độ chỉ ít
hơn 200 oC, đem đặt vào bình hút ẩm và cân. Hàm

lượng khoáng tổng được xác định bằng công thức:
Ash =

100

Trong đó: Ash: phần trăm khối lượng khoáng tổng
(%), P1: trọng lượng chén sứ (g), P2: trọng lượng
chén sứ và mẫu đã được nung (9), W: khối lượng
mẫu ở trạng thái khô không khí (g).

H=

2.3.6 Hàm lượng phosphorus

100

Trong đó: H: phần trăm ức chế (%), AC: giá trị
mật độ quang của dung dịch DPPH, AS: giá trị
mật độ quang của dung dịch cao chiết với DPPH.

Sử dụng phương pháp đo độ hấp thu quang của
dung dịch chứa hàm lượng chất cần xác định tại
bước sóng 720 nm (TCVN 8940:2011).

2.4.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm và gây độc tế
bào ung thư

Mẫu nguyên liệu được vô cơ hóa bằng acid mạnh,
đun đến khi mẫu trắng và dung dịch trong. Lọc
vào bình định mức 1 và định mức đến vạch (V1).

Lấy V ml vào bình định mức, thêm 30 mL nước
cất và vài giọt chỉ thị 2,4-dinitrophenol 1%. Trung
hòa acid dư bằng NH4OH 10% đến khi dung dịch
có màu vàng, sau đó acid hóa bằng H2SO4 10%
đến khi dung dịch hết màu vàng; Thêm 8 mL hỗn
hợp khử tạo màu và định mức đến vạch (V2); Lắc
đều dung dịch. Sau khoảng 20 phút, tiến hành đo
mật độ quang OD ở bước sóng 720 nm (tương tự
với mẫu trắng bằng cát thạch anh). Hàm lượng
phosphorus được tính bằng công thức:

Do điều kiện nuôi cấy các chủng khuẩn, nấm và tế
bào ung thư cần phải được chuyên môn hoá và
kiểm định nghiêm ngặt, nên thử nghiệm in vitro
gây độc tế bào được tiến hành ở Viện Hoá học,
thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và
Viện học Tự nhiên, Trường Đại học Dược
Toyama, Nhật Bản.
Các chủng khuẩn S. aureus, B. subtilis, L.
fermentum, S. enterica, E. coli, P. aeruginosa, K.
pneumoniae, chủng nấm Candida albican dùng
trong khảo sát kháng vi sinh vật. Việc khảo sát
khả năng ức chế ung thư được sử dụng trên các
dòng tế bào HeLa (ung thư cổ tử cung), A549
(ung thư phổi), PANC-1 (ung thư tuyến tụy) và
Hep-G2 (ung thư gan).

P=
Trong đó: A0: giá trị mật độ quang của mẫu trắng,
A: giá trị mật độ quang của dung dịch cần định

lượng, V: thể tích dung dịch mẫu sau lọc dùng
định mức (mL), V1: thể tích bình định mức 1
(mL), V2: thể tích bình định mức 2 (mL), W: khối
lượng mẫu (g).

2.5 Xử lý số liệu
Các số liệu sau quá trình khảo sát được thu thập
và xử lý thống kê bằng phần mềm tin học
Microsoft Excel 2013.

2.4 Khảo sát hoạt tính sinh học
2.4.1 Khả năng kháng oxy hóa DPPH

40


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

Mẫu nguyên liệu sau khi được xử lý, tiến hành
khảo sát các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng, kết
quả được tóm tắt trong Bảng 1 như sau:

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thành phần dưỡng chất
Bảng 1. Kết quả khảo sát thành phần dưỡng chất

TT

Chỉ tiêu


Hàm lượng

Đơn vị

1

Carotenoid

57,37

μg/100g

2

Protein thô

6,19

g/100g

3

Xơ trung tính

67,73

g/100g

4


Xơ acid

41,37

g/100g

5

Khoáng tổng

14,3

g/100g

6

Phosphorus

200

mg/100g

Từ bảng số liệu kết quả khảo sát thành phần
dưỡng chất cho thấy, rễ cây Bồ công anh Việt
Nam mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng (tính trên
100 g nguyên liệu khô): hàm lượng carotenoid
56,37 μg/100 g; protein thô 6,19 g/100 g; xơ trung
tính 67,73 g/100 g; xơ acid 41,37 g/100 g; khoáng
tổng 14,3 g/100 g; và phosphorus 200 mg/100 g.


phần dưỡng chất tương tự ở khoai lang được thể
hiện trong bảng thành phần thực phẩm Việt Nam
(Nguyễn Công Khẩn & cs., 2007).
3.2 Hoạt tính sinh học
3.2.1 Khả năng kháng oxy hóa DPPH
Kết quả khả năng kháng oxy hóa DPPH của đối
chứng vitamin C và các cao chiết (cao tổng, nHex, DC, EA) lần lượt được thể hiện qua các Biểu
đồ 1, 2, 3, 4, 5 như sau:

Đối với mẫu Rễ bồ công anh, hàm lượng protein
thô cao gấp 7,7 lần, khoáng tổng cao gấp 11,9 lần
và phosphorus gấp 4 lần hàm lượng các thành

Biểu đồ 1. Khả năng kháng oxy hóa DPPH của vitamin C.

41


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

Biểu đồ 2. Khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao tổng.

Biểu đồ 3. Khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao n-Hex.

Biểu đồ 4. Khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao DC.

42


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46


Biểu đồ 5. Khả năng kháng oxy hóa DPPH của cao EA.

Từ kết quả, ta thu được đường thẳng tuyến tính biểu diễn khả năng ức chế của các cao chiết, từ đó suy ra
giá trị IC50 được biểu diễn trong Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa DPPH.

Giá trị IC50 của các cao chiết (μg/mL)
Gốc tự do
DPPH

Cao tổng

Cao n-Hex

Cao DC

Cao EA

Vitamin C

69,53

36,38

83,38

28,79

3,97


Từ bảng số liệu kết quả khảo sát khả năng kháng
oxy hóa DPPH cho thấy, các cao phân đoạn có
khả năng kháng oxy hóa ở mức độ trung bình,
thấp. Các giá trị tương ứng với cao tổng, n-Hex,
DC, EA lần lượt là: 69,53; 36,38; 83,38 và 28,79
μg/mL.

khuẩn và nấm ở nồng độ mẫu thử cao hơn, nên
xem là không có giá trị ứng dụng.
3.2.3 Khả năng gây độc tế bào ung thư
Các cao chiết được thử nghiệm in vitro độc tính
với các tế bào ung thư ở người gồm: Hela (ung
thư cổ tử cung), A549 (ung thư phổi), PANC-1
(ung thư tuyến tuỵ) và Hep-G2 (ung thư gan); sử
dụng đối chứng dương là Ellipticine trong thí
nghiệm với Hep-G2 và 5-Fluorouracil đối với các
thí nghiệm còn lại.

So sánh với vitamin C thì nồng độ có thể ức chế
50% góc tự do DPPH của các cao chiết (cao tổng,
n-Hex, DC, EA) lần lượt cao gấp 17,5; 9,2; 21 và
7,3 lần.
3.2.2 Khả năng kháng khuẩn, nấm
Kết quả: các cao chiết từ rễ Bồ công anh Việt
Nam không kháng các chủng vi sinh vật đã kiểm
định ở nồng độ thử 128 μg/mL, tuy có diệt

43



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46
Bảng 3. Kết quả khảo sát khả năng gây độc tế bào ung thư.

TT

Các dòng ung
thư

Giá trị IC50 của các cao chiết (μg/mL)
Cao tổng

Cao n-Hex

Cao DC

Cao EA

Đối chứng
dương (μM)

1

HeLa

>100

71,6

65,2


>100

5,3c

2

A549

>100

93,7

98,1

96,2

4,7c

3

PANC-1

>100

>100

>100

>100


3,25c

4

Hep-G2

>128

>128

>128

>128

0,63d

Ghi chú: c5-Fluorouracil; dEllipticine.

Từ bảng số liệu nồng độ có thể diệt 50% tế bào
với các dòng tế bào ung thư được thử nghiệm nói
trên, rõ ràng các cao của rễ cây Bồ công anh có
khả năng ức chế một cách chọn lọc đến sự phát
triển ung thư ở người, tuy nhiên kết quả ở mức
trung bình yếu. Kết quả có sự chọn lọc như: chỉ
gây độc tế bào ung thư HeLa - cổ tử cung và
A549 - phổi: cao chiết n-Hex và DC có khả năng
gây độc tế bào ung thư HeLa, A549 với IC50 lần
lượt là 71,6 và 65,2 μg/mL, cũng 2 loại cao chiết
này gây độc tế bào ung thư phổi với IC50 lần lượt

là 93,7 và 98,1 μg/mL. Riêng cao chiết EA chỉ
diệt 50% tế bào ung thư A549 ở nồng độ 96,2
μg/mL.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, rễ cây Bồ công
anh Việt Nam có khả năng ức chế yếu trên tế bào
ung thư cổ tử cung và phổi. Cao chiết n-Hex có
khả năng diệt 50% tế bào ung thư HeLa, A549 ở
giá trị nồng độ lần lượt là 71,6; 93,7 μg/mL. Cao
chiết DC có khả năng diệt 50% tế bào ung thư
HeLa, A549 ở giá trị nồng độ lần lượt là 65,2;
98,1 μg/mL. Cao chiết EA có khả năng diệt 50%
tế bào ung thư A549 ở nồng độ 96,2 μg/mL. Kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây
trên thế giới và là đóng góp mới của nhóm.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các cao chiết
phân cực khác nhau của Bồ công anh thu tại Đà
lạt có giá trị không cao về hoạt tính sinh học, vẫn
có hoạt tính ức chế tế bào ung thư phát triển, nhất
là ung thư cổ tử cung. Kết quả này cần được khảo
sát tiếp thêm về tách chất và thử hoạt tính trên
từng chất cụ thể. Tuy là nguyên liệu rễ cây, Bồ
công anh vẫn bao hàm lượng dinh dưỡng đáng kể,
giúp nâng cao thể trạng người sử dụng, có thể với
lý do này giúp người bệnh chịu đựng được các đợt
trị liệu hoá học và xạ trị, phần nào giải thích về
khả năng thần kỳ trị ung thư như những thông tin
mà nhân dân đã truyền tai nhau trong thời gian
qua.


Các cao có khả năng gây độc yếu với tế bào ung
thư tuyến tuy và gan, vì IC50 lớn hơn 100 μg/mL.
3.3 Thảo luận
Các cao của Lactuca indica có tác dụng bảo vệ
gan (Kim Ki Hyun & cs., 2007; 2008; 2010). Cao
của cây cũng đã thể hiện tính kháng oxy hoá tốt
(Wang, Sheng-Yang. & cs. 2003). Yi-Hsuan Chen
và cs. (2007) đã đánh giá tác dụng của dịch chiết
ethanol của Lactuca indica với dòng tế bào HL-60
gây ung thư bạch cầu ở người. Từ giá trị IC50 là
313 µg/mL, bài báo đánh giá là dịch chiết có tác
dụng gây độc mạnh đối với tế bào HL-60. Dịch
chiết này chứa 5% các hợp chất phenolic, như
quercetin, acid caffeic, rutin, và acid chlorogenic.
Dịch chiết của rễ cây Lactuca indica thử nghiệm
về khả năng gây hiện tượng apoptosis trên tế bào
leukemia, dẫn đến có thể trị được ung thư bạch
cầu (Ovadje, P. & cs., 2010).

Nguyên liệu cho đề tài là cây thu hoạch ở thời kỳ
đang phát triển, đang có hoa. Nghiên cứu chỉ thực
hiện trên nguyên liệu được thu hái trong khu vực
thành phố Đà Lạt vào thời gian mùa mưa, là mùa
cây phát triển dễ. Do những điều kiện khác nhau
về thổ nhưỡng cũng như thời tiết cho nên vẫn
chưa thể đánh giá được rễ Bồ công anh Việt Nam
là có hoạt tính yếu.
44



An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

Chai, W., & Udén, P. (1998). An alternative oven
method combined with different strengths in
the analysis of neutral detergent fibre. Animal
Feed Science and Technology, 74 (4), 281 288.

4. KẾT LUẬN
Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy, rễ Bồ công
anh Việt Nam mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng
như: carotenoid 56,37 μg/100 g; protein thô 6,19
g/100 g; xơ trung tính 67,73 g/100 g; xơ acid
41,37 g/100 g; khoáng tổng 14,3 g/100 g;
phosphorus 200 mg/100 g.

Choi, Chang Ik., & Eom, Hee Jeong., & Kim, Ki
Hyun. (2016). Antioxidant and α-glucosidase
Inhibitory Phenolic Constituents of Lactuca
indica L.. Russian Journal of Bioorganic
Chemistry, 42 (3), 310 - 315.

Các cao chiết (cao tổng, n-Hex, DC, EA) có nồng
độ ức chế gốc tự do DPPH thấp. Các cao không
kháng các dòng khuẩn (Staphylococcus aureus,
Bacillus subtilis, Lactobacillus fermentum,
Salmonella
enterica,
Escherichia
coli,
Pseudomonas aeruginosa và nấm Klebsiella

pneumoniae, Candida albican) ở mức nồng độ
thấp hơn 128 μg/mL nên chúng tôi xem là cây Bồ
công anh không có khả năng kháng vi sinh kiểm
định có thể ứng dụng.

Đỗ Huy Bích., Đặng Quang Chung., Bùi Xuân
Chương., Nguyễn Thượng Dong., Đỗ Trung
Đàm., Phạm Văn Hiển., Vũ Ngọc Lộ., Phạm
Duy Mai., Phạm Kim Nhã., Đoàn Thị Thu., &
Trần Đoàn. (2006). Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật.

Cao của rễ cây Bồ công anh có hoạt tính gây độc
chọn lọc các dòng tế bào ung thư: ức chế trung
bình yếu tế bào ung thư cổ tử cung - Hela, ức chế
yếu với tế bào ung thư phổi - A649. Các loại tế
bào ung thư tuyến tuỵ và gan có thử nghiệm chưa
thể ứng dụng.

Đỗ Tất Lợi. (1999). Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam (Xuất bản lần thứ 8). Hà Nội: Nhà
xuất bản Y học.

Rõ ràng Bồ công anh Việt Nam là một thảo dược
có ứng dụng tốt trong lĩnh vực thực phẩm và chế
biến thực phẩm chức năng.

Kim, Ki Hyun., & Kim, Young Ho., & Lee, Kang
Ro. (2007). Isolation of quinic acid derivatives

and flavonoids from the aerial parts of Lactuca
indica L. and their hepatoprotective activity in
vitro. Bioorganic & Medicinal Chemistry
Letters, 17 (24), 6739 - 6743.

Hội đồng dược điển Việt Nam. (2009). Dược
Điển Việt Nam IV. Hà Nội: Nhà xuất bản Hà
Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ văn bản – pháp quy: Các tiêu chuẩn Việt Nam,
gồm:
-

TCVN 8940:2011. Chất lượng đất - Xác
định Phospho tổng số - Phương pháp so
màu.

-

TCVN 9042-2:2012, ISO 6558-2:1992.
Rau quả và sản phẩm rau quả - Xác định
hàm lượng caroten - Phần 2: Phương pháp
thông dụng.

-

-

Kim, Ki Hyun., & Lee, Kyu Ha., & Choi, Sang

Un., & Kim, Young Ho., & Lee, Kang Ro.
(2008). Terpene and Phenolic Constituents of
Lactuca indica L.. Archives of Pharmacal
Research, 31 (8), 983 – 988.
Kim, Ki Hyun., & Kim, Young Ho., & Lee, Kang
Ro. (2010). Isolation of Hepatoprotective
Phenylpropanoid from Lactuca indica. Natural
Product Sciences, 16, 6 - 9.

TCVN 10791:2015. Malt - Xác định hàm
lượng Nitơ tổng số và tính hàm lượng
protein thô - Phương pháp Kjeldahl.

Liu, Xiaoli., & Zhoa, Mouming., & Wang,
Jinshui., & Yang, Bao., & Jiang, Yueming.
(2008). Antioxidant activity of methanolic
extract of emblica fruit (Phyllanthus emblica

TCVN 4327:2007. Thức ăn chăn nuôi Xác định tro thô.

45


An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 37 – 46

L.) from six regions in China. Journal of Food
Composition and Analysis, 21 (3), 219 - 228.

Van Soest, P.J., & Robertson, J.B., & Lewis B.A.
(1991). Methods for dietary fiber, neutral

detergent
fiber,
and
non-starch
polysaccharides in relation to animal nutrition.
Journal of Dairy Science, 74 (10), 3583 3497.

Lüthje, Petra., & Dzung, Dang Ngoc., & Brauner,
Annelie.(2011a). Lactuca indica extract
interferes with uroepithelial infection by
Escherichia
coli.
Journal
of
Ethnopharmacology, 135 (3), 672 - 677.

Wang, Sheng-Yang., & Chang, Hsing-Ning., &
Lin, Kai-Ti., Lo, Chiu-Ping., & Yang, NingSun., & Shyur, Lie-Fen. (2003). Antioxidant
Properties and Phytochemical Characteristics
of Extracts from Lactuca indica. Journal of
Argicultural and Food Chemistry, 51 (5), 1506
- 1512.

Nguyễn Công Khẩn. & Nguyễn Thị Lâm. & Hà
Thị Anh Đào. & Lê Hồng Dũng. & Lê Bạch
Mai. & Nguyễn Văn Sĩ. (2007). Bảng thành
phần thực phẩm Việt Nam (Vietnamese food
composition table). Hà Nội: Nhà xuất bản Y
học.


Yi-Hsuan Chen, & Hui-Yin Chen, & Chin-Lin
Hsu, & Gow-Chin Yen. (2007). Induction of
Apoptosis by the Lactuca indica L. in Human
Leukemia Cell Line and Its Active
Components. Journal of Agriculture and Food
Chemítry, 55 (5), 1743 – 1749.

Ovadje, P., & Chatterjee, S., & Grifin, C., & Tran,
C., & Hamm, C., & Pandey, S. (2010).
Selective induction of apoptosis through
activation of caspase-8 in human leukemia
cells (Jurkat) by dandelion root extract.
Journal of Ethnopharmacology, 133 (1), 86 91.
Sachindra, N.M., & Bhaskar, N., & Mahendrakar,
N.S. (2005). Recovery of carotenoids from
shrimp waste in organic solvents. Waste
Management, 26 (10), 1092 - 1098.

46



×