Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH văn chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.62 KB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

LÊ THỊ TRANG

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH VĂN CHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

LÊ THỊ TRANG

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH VĂN CHUNG
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THẾ


Hà Nội - 2019


CAM KẾT

Tác giả cam kết những kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả của việc
lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học tập, nghiên cứu và
chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (như trích dẫn, bảng
biểu, công thức... cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa
Quản trị và Kinh doanh và trước pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Trang

LỜI CẢM ƠN

i


Trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu của các thầy, cô trong Khoa Quản trị và Kinh
doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, các thầy cô đã tận
tình dạy bảo trong quá trình theo học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Thế đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức quý báu về các môn học
Quản trị an ninh phi truyền thống.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Quản trị và Kinh doanh.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, ban giám đốc công ty TNHH Văn
Chung đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu của mình.
Cùng với sự giúp đỡ từ nhiều phía, tôi cũng đã rất nỗ lực để hoàn thành luận
văn một cách tốt nhất nhưng do những hạn chế nhất định về kiến thức, thời gian và
thông tin nên luận văn có thể không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự cảm thông, đóng góp và bổ sung của các thầy, cô và bạn đọc để đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
CAM KẾT.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...............................................................11
1.1. Khái niệm về an ninh, an ninh phi truyền thống và quản trị rủi ro nguồn
nhân lực.................................................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm về an ninh.................................................................................11
1.1.2. Khái niệm về an ninh phi truyền thống......................................................12
1.1.3. Khái niệm chung về an ninh con người......................................................22
1.1.4. Khái niệm chung về quản trị......................................................................23
1.1.5. Khái niệm chung về rủi ro..........................................................................24

1.1.6. Nguồn nhân lực..........................................................................................26
1.1.7. Rủi ro nguồn nhân lực................................................................................31
1.2. Quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp...................................34
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro nguồn nhân lực..................................................34
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp..................35
1.2.3. Nhận dạng rủi ro nguồn nhân lực..............................................................35
1.2.4. Đánh giá rủi ro...........................................................................................36
1.2.5. Quy trình quản trị rủi ro.............................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
NGUỒNNHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH VĂN CHUNG, GIAI ĐOẠN
2013-2018................................................................................................................ 40
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Văn Chung....................................................40
2.1.1. Thông tin doanh nghiệp:............................................................................40
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty..............................................40
iii


2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Văn Chung............................41
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Văn Chung 43
2.2. Tổ chức bộ máy làm công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại doanh
nghiệp..................................................................................................................... 47
2.2.1. Cơ cấu tổ chức...........................................................................................47
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................48
2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty Văn Chung
giai đoạn 2015-2018...............................................................................................49
2.3.1. Chính sách của doanh nghiệp.....................................................................49
2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro nguồn nhân lực....................................................50
2.3.3. Đội ngũ trực tiếp quản trị và các kế hoạch.................................................50
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VĂN CHUNG...............61

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển của Công ty TNHH Văn Chung giai đoạn
2019-2021 và định hướng đến năm 2030..............................................................61
3.1.1. Về quan điểm phát triển.............................................................................61
3.1.2. Về mục tiêu................................................................................................61
3.2. Một số giải pháp quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH Văn
Chung giai đoạn 2019-2021...................................................................................63
3.2.1. Các phương án...........................................................................................63
3.3. Những kiến nghị nhằm cải thiện và hỗ trợ cho công tác quản trị nhân sự 69
3.3.1. Những kiến nghị đối với công ty................................................................69
3.3.2. Những kiến nghị đối với cơ quan Nhà Nước.............................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................79
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1.

ANPTT

An ninh phi truyền thống


2.

ANTT

An ninh truyền thống

3.

ATLĐ

An toàn lao động

4.

DN

Doanh nghiệp

5.



Giám đốc

6.

NLĐ

Người lao động


7.

NN

Nhà nước

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty TNHH Văn Chung.................45
Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty TNHH Văn Chung.................45
Bảng 2.3: Bảng chi tiết thưởng lễ............................................................................59

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình phân tích 4 nhóm năng lực nền tảng cho phát triển bền vững
quốc gia................................................................................................................... 14
Hình 1.2: Quá trình quản lý rủi ro...........................................................................37
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Văn Chung.........................42
Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng tại công ty TNHH Văn
Chung...................................................................................................................... 47

vii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi tổ chức, có vai trò rất lớn
trong việc thành bại của mỗi tổ chức. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân công lao
động là lực lượng nhân sự không thể thiếu đối với mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp... Đội ngũ nhân sự này là những người thực thi chính sách của nhà
nước (đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp); là những người lao động ( đối với
công ty, doanh nghiệp…). Họ chính là nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển của các đơn vị, tổ chức nói riêng và của nền kinh tế của đất nước
nói chung.
Trong nền kinh tế của nước ta hiện nay để có thể tồn tại, phát triển và hòa
nhập vào nền kinh tế thế giới thì cần phải có một nguồn nhân lực đủ mạnh được
trang bị một lượng kiến thức phong phú, tư duy khoa học để thỏa mãn được yêu cầu
của công việc. Nguồn nhân lực này bao gồm cả nguồn nhân lực trong cơ quan hành
chính, sự nghiệp nhà nước và trong các doanh nghiệp.
Quản trị nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề cốt yếu của mọi
doanh nghiệp. Đây là một vấn đề luôn gặp khó khăn, phức tạp, nhất là quản trị rủi
ro, bởi nó được bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và nếu không làm tốt công tác
này sẽ dẫn đến những hệ lụy cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ở công
ty TNHH Văn Chung vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như: nguồn lao động
tuyển bổ sung chưa được ổn định, lao động mới tuyển tay nghề không cao, phải đào
tạo lại; bộ phận lãnh đạo vẫn còn một số những những hạn chế nhất định như thiếu
kinh nghiệm quản lý, năng lực giải quyết vấn đề khi có rủi ro xảy ra chưa được
nhanh nhạy... Nguyên nhân của những tồn tại trên bắt nguồn từ cả yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan.
Thực tế đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu quản trị rủi ro liên quan
nguồn nhân lực tại một số Công ty TNHH, nhưng chưa có công trình, đề tài nghiên
cứu về công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Văn Chung,
Chính vì vậy, việc học viên chọn nghiên cứu đề tài “Công tác quản trị rủi ro nguồn
nhân lực tại Công ty TNHH Văn Chung” làm luận văn thạc sỹ là hết sức cấp thiết, có
1



ý nghĩa cả trên phương diện nhận thức, cũng như thực tiễn công tác quản trị rủi ro
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Văn Chung đặt ra.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Do tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực là rất
lớn nên đã có rất nhiều luận án, luận văn nghiên cứu về vấn đề này.
Một số nghiên cứu liên quan đến an ninh phi truyền thống:
a. An ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu. (Tạ Minh Tuấn, 2008. Hà
Nội: Tạp chí Cộng Sản)
Nghiên cứu về vấn đề an ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu, tác
giả có đề cập đến các nhân tố cấu thành an ninh con người và phân tích rõ các mối
đe dọa toàn cầu cũng như chỉ ra các biện pháp bảo vệ an ninh con người trong điều
kiện hiện nay: Các nhân tố cấu thành an ninh con người, các mối đe dọa toàn cầu
(sự gia tăng dân số không được kiểm soát, bất bình đẳng về cơ hội kinh tế, vấn đề di
dân, ô nhiễm môi trường, các vấn đề về ma túy, khủng bố quốc tế….),
Trong khuôn khổ bài phân tích, tác giả có đề cập đến một số giải pháp như:
Phát triển có tính bền vững, bao gồm kiểm soát tăng dân số tự nhiên và bảo vệ môi
trường; Về quân sự: đóng cửa tất cả các căn cứ quân sự; giảm chi phí mua sắm vũ
khí; chấm dứt chuyển giao vũ khí; chuyển đổi viện trợ quân sự thành viện trợ kinh
tế; xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu vũ khí; đào tạo lại công nhân trong các ngành công
nghiệp quốc phòng; hợp tác chống phổ biến WMD và tiến tới loại trừ hoàn toàn
WMD. Tái cơ cấu Bắc - Nam: tiếp cận thị trường thế giới một cách công bằng cho
các nước nghèo bằng cách dỡ bỏ các rào cản thương mại (đặc biệt trong dệt may và
nông nghiệp). Về thể chế: khôi phục và cơ cấu lại IMF, WB và UN để tập trung hơn
vào phát triển con người; điều chỉnh kinh tế nhằm vào người giàu chứ không phải
người nghèo; xây dựng các mô hình quản trị mới ở mọi nơi để tạo thêm quyền lực
cho người nghèo. Dân chủ hóa đời sống xã hội: khuyến khích phát triển các thể chế
dân chủ trong từng quốc gia, tạo các điều kiện cho người dân được bảo đảm các
quyền tự do, dân chủ, quyền con người, có các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát

triển toàn diện…

2


b. An ninh con người và an ninh quốc gia với chủ quyền và trách nhiệm quốc
gia hiện nay. (Trần Kim Anh, 2017. Tạp chí Cộng sản)
Đại hội XII của Đảng xác định: “Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ
nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội”. Là thành viên của xã hội, mọi người dân có quyền được
bảo đảm an ninh để bảo đảm và thực hiện các quyền không thể thiếu về dân sự,
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và cả an ninh lãnh thổ.
Quan niệm về an ninh con người và an ninh quốc gia trong bối cảnh nhận
thức mới của Liên hợp quốc về chủ quyền và nghĩa vụ quốc gia.
Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia ở Việt Nam
trong bối cảnh quốc tế hiện nay:
Một là, bảo đảm an ninh cá nhân, an ninh tập thể, xét về bản chất, cũng
chính là bảo đảm các quyền cá nhân và quyền tập thể tương ứng, đồng thời là cơ sở
cho việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Hai là, chủ thể có trách nhiệm bảo đảm an ninh con người và an ninh quốc
gia cơ bản là Nhà nước.
Ba là, an ninh quốc gia được bảo đảm trên cơ sở cân bằng an ninh con
người và an ninh của Nhà nước.
Bốn là, phát triển đất nước và phát triển con người trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Phát triển con người, theo UNDP, là một tiến trình mở rộng các quyền lựa
chọn cho mọi người, trao cho họ những cơ hội tốt hơn trong các vấn đề giáo dục,
chăm sóc y tế, thu nhập, việc làm; do đó, cũng là tiến trình mở rộng và nâng cao
năng lực thụ hưởng các quyền con người. Điểm khác biệt cơ bản giữa phát triển đất
nước và phát triển con người là chiến lược hành động: phát triển đất nước được Nhà
nước tổ chức thực hiện theo cách tiếp cận từ trên xuống; còn phát triển con người

được tiếp cận cân bằng hơn (gồm cả Nhà nước và các cộng đồng cùng tham gia tổ
chức thực hiện).

3


c. Tập bài giảng quản trị an ninh phi truyền thống. (Hoàng Đình Phi, 2017. Hà
Nội: Khoa Quản trị & Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội)
Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS. Hoàng Đình Phi đã chỉ ra những lý luận
cơ bản về khái niệm quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực. Theo tác giả, quản
trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực được hiểu là trạng thái đảm bảo sự an toàn,
ổn định và phát triển bền vững của con người trước các mối đe dọa trong bối cảnh
cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu. Trong đó, 07 yếu tố cấu
thành, tác động đến quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực từ nhiều góc độ,
phương diện khác nhau, tùy theo hoàn cảnh không gian, thời gian, điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng người, từng cộng đồng
người nhất định, cụ thể: An ninh kinh tế,
- An ninh lương thực: bảo đảm cho con người không bị đói, cung cấp đủ chất
dinh dưỡng cho con người, bảo đảm mọi người đều có cơ hội và khả năng cung ứng
lương thực;
- An ninh sức khỏe: bảo đảm an toàn cho con người trước mọi nguy cơ đe dọa
về mặt sức khỏe thể chất (thể lực) và sức khỏe tinh thần (trí lực);
- An ninh môi trường: bảo đảm môi trường sống cho con người;
- An ninh cá nhân: bảo đảm cho mỗi cá nhân trước nguy cơ đe dọa từ hành vi
bạo lực;
- An ninh cộng đồng: bảo đảm cho từng công dân sinh sống trong một cộng
đồng an toàn;
- An ninh chính trị: bảo đảm sự ổn định chính trị- xã hội, là tiền đề để bảo
đảm, thực thi quyền con người, con người được an toàn, tự do, phát triển cả về thể
chất và tinh thần.

Theo tác giả, quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
được hiểu là quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được
hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững của con người hay nguồn nhân

4


lực trong doanh nghiệp. Đây là khái niệm hoàn toàn mới được ra đời trong bối cảnh
hội nhập, cạnh tranh và biến đổi toàn cầu, trong đó:
- Mục tiêu chính của việc đảm bảo quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp là phát triển, sử dụng an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực để
cạnh tranh bền vững;
- Tác giả xác định các mối đe dọa đến việc đảm bảo quản trị rủi ro liên quan
tới nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: (1) Mất an toàn lao động; (2) Mâu thuẫn,
xung đột, đình công và phá hoại; (3) Đối thủ câu nhân tài; (4) Nội gián;
- Các công cụ chính tác giả đề xuất đảm bảo quản trị rủi ro liên quan tới nguồn
nhân lực trong doanh nghiệp: (1) Chiến lược phát triển nguồn nhân lực; (2) Quy
trình quản trị nguồn nhân lực; (3) Quy trình giám sát nhân lực.
Đây thực sự là những điểm quan trọng, làm cơ sở lý thuyết phục vụ cho hoạt
động nghiên cứu của tác giả luận văn. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn, tác giả sẽ
sử dụng các kết quả nghiên cứu về quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực nói
chung và quản trị rủi ro liên quan tới nguồn nhân lực trong doanh nghiệp làm cơ sở
lý thuyết để giải quyết mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn.
d. Mô hình quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. (Hoàng Thị
Đào, Nguyễn Đức Minh Viện Dầu khí Việt Nam, 2018. Hà Nội: petrovietnam)
Quản trị rủi ro tốt giúp doanh nghiệp kiểm soát và hạn chế thấp nhất thiệt hại
khi các rủi ro xảy ra thông qua việc kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó đã
được chuẩn bị trước đó. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang thiếu các quy định, hướng
dẫn và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro.
 Khái niệm rủi ro và quản trị rủi ro doanh nghiệp:

Với cách hiểu thông thường, rủi ro là khả năng xảy ra thiệt hại cho doanh
nghiệp do các tình huống có thể xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của doanh
nghiệp thường xuyên phải đối mặt với thách thức và cơ hội, khi đó rủi ro đã được nhìn
nhận tổng quát hơn, trong đó gồm cả các tình huống có thể đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp nếu như có sự quản lý phù hợp. Cách hiểu này được các tổ chức tư vấn quốc tế
như ISO 31000:2009, COSO1 ERM-2004 … sử dụng để định nghĩa về rủi ro trong
5


việc đưa ra hướng dẫn xây dựng quản trị rủi ro doanh nghiệp: “Rủi ro là ảnh hưởng của
các yếu tố không chắc chắn đến mục tiêu của doanh nghiệp”, theo đó:
- Chỉ khi có mục tiêu thì mới có rủi ro, bất kỳ sự thay đổi nào của mục tiêu hoạt
động, mục tiêu kinh doanh cũng sẽ làm thay đổi về các rủi ro của doanh nghiệp;
- Rủi ro liên quan đến tính bất định, có thể ảnh hưởng đến mục tiêu doanh nghiệp
một cách tiêu cực (đe dọa) và tích cực (cơ hội). Đây là tính 2 mặt của 1 rủi ro khi có
thể làm tăng hoặc giảm giá trị doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống và
có nguyên tắc được áp dụng để hoạch định chiến lược và áp dụng trong phạm vi
toàn doanh nghiệp.
COSO ERM-2004 đã đưa ra định nghĩa về quản trị rủi ro doanh nghiệp như
sau: “Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình, chịu sự chi phối của Ban Giám
đốc, cấp quản lý và các cá nhân khác của doanh nghiệp, được sử dụng trong việc
thiết lập chiến lược và áp dụng trong toàn doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh
nghiệp được thiết kế nhằm nhận diện những sự kiện có khả năng ảnh hưởng tới
doanh nghiệp và quản lý rủi ro trong khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp,
nhằm đưa ra những đảm bảo hợp lý để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp”.
 Phân nhóm rủi ro theo yếu tố từ hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
Việc phân nhóm rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhận diện được các tác động lẫn nhau

của các rủi ro cùng loại, giúp doanh nghiệp xác định được các ảnh hưởng có thể tác
động đến chiến lược, kế hoạch hay các hoạt động kinh doanh. Căn cứ từ các mục
tiêu của doanh nghiệp, tổ chức mà rủi ro thường được chia thành 4 nhóm như sau:
rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro tuân thủ. Tùy vào đặc thù
của từng doanh nghiệp và mục tiêu quản lý rủi ro của doanh nghiệp các nhóm rủi ro
có thể khác nhau để quản lý rủi ro được tập trung và hiệu quả hơn.
- Rủi ro chiến lược, các rủi ro xuất phát từ các vấn đề liên quan đến quản trị,
môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…

6


- Rủi ro hoạt động, các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực
trong hoạt động hàng ngày, rủi ro tới từ các quy trình, hệ thống, con người và văn
hóa… hay do ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài.
- Rủi ro tài chính, các rủi ro bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính,
bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác;
- Rủi ro tuân thủ, các rủi ro có liên quan tới việc chấp hành các quy định/nội quy
của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng/cam kết..
 Các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro doanh nghiệp
Theo thống kê, trên thế giới có hơn 80 chuẩn mực/ hướng dẫn về quản trị rủi
ro doanh nghiệp. Trong đó có một số tiêu chuẩn và hướng dẫn quản trị rủi ro phổ
biến nhất, được áp dụng rộng rãi cho các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Đặc điểm chung của các chuẩn mực/hướng dẫn:
- Tiếp cận trên góc độ toàn doanh nghiệp, dựa trên sự ủng hộ của cấp quản
lý, có sự phân chia rõ ràng về các trách nhiệm giải trình;
- Các bước thực hiện, giám sát và báo cáo các rủi ro được cấu trúc rõ ràng;
- Dựa trên sự hiểu biết và phân chia trách nhiệm rõ ràng trong việc xác định
“khẩu vị” rủi ro và các giới hạn chấp nhận rủi ro;

- Các hoạt động đánh giá rủi ro và danh mục rủi ro được văn bản hóa một
cách chính thức và áp dụng trong toàn doanh nghiệp;
- Các mục tiêu, hoạt động trong quy trình quản trị rủi ro được xây dựng và
truyền thông đầy đủ;
- Xây dựng các kế hoạch ứng phó rủi ro được giám sát chặt chẽ.
Trong đó, chuẩn mực của COSO ERM-2004 và hướng dẫn ISO 31000:2009
được tham khảo và sử dụng nhiều nhất, hoặc đóng vai trò nền tảng cơ sở để một số
nước đưa ra các điều chỉnh, mở rộng phù hợp với điều kiện riêng của khu vực, quốc
gia.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp để quản trị rủi ro
liên quan tới nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Văn Chung.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị rủi ro
nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức
quản lý.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại
công ty TNHH Văn Chung, trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn và chỉ ra
những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản trị rủi
ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH Văn Chung.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty
TNHH Văn Chung, từ đó có thể thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá và thực hiện
công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại
Công ty TNHH Văn Chung.

5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực
tại Công ty TNHH Văn Chung để từ đó đánh giá công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực
trong giai đoạn 2013 – 2018 và đề xuất giải pháp áp dụng trong giai đoạn 2019 – 2021.
Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên phạm vi Công ty TNHH
Văn Chung.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về quản trị rủi ro nguồn nhân
lực tại công ty TNHH Văn Chung trong giai đoạn từ năm 2013 – 2018. Số liệu thu
thập từ Phòng Kế toán công ty TNHH Văn Chung.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý các dữ
liệu cũng như các kết quả điều tra, phỏng vấn với cán bộ phòng kế toán, phỏng vấn
người lao động về các hoạt động quản lý nhân sự, hoạt động quản trị rủi ro liên
quan tới nguồn nhân lực.

8


Để thực hiện hoạt động nghiên cứu, tác giả dự kiến kế hoạch điều tra sát khảo
cụ thể như sau:
- Đối tượng: Tác giả sẽ gặp gỡ, phỏng vấn với ban lãnh đạo công ty, phỏng vấn
các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp và phỏng vấn chuyên sâu các
cán bộ quản lý Phòng kế toán, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp.
- Phương pháp chọn mẫu: Do đặc điểm nghiên cứu của đề tài và căn cứ tình
hình thực tế ở Công ty TNHH Văn Chung nên tác giả sử dụng phương pháp điều tra
chọn mẫu ngẫu nhiên. Công tác điều tra được tiến hành ngẫu nhiên trên 50 cán bộ,
công nhân lao động cả trực tiếp và gián tiếp trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11
năm 2018 tại Công ty TNHH Văn Chung. Cụ thể là:
+ Cán bộ nhân viên lao động tại văn phòng công ty: 10 mẫu.
+ Đội công nhân lao động tại các phân xưởng sản xuất: 40 mẫu.

Thời gian tiến hành: Từ tháng 08/201 8 đến tháng 11/2018.
Các bước tiến hành nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả tiến
hành các bước như sau:
- Bước 1: Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: các văn
bản - qui chế của nhà nước, của doanh nghiệp có liên quan đến công tác quản trị rủi
ro nguồn nhân lực, sách, báo, các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa
học để xây dựng cơ sở lý luận.
Thu thập số liệu thứ cấp: Tổng hợp từ các báo cáo thống kê, báo cáo tài
chính, các bảng tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh... qua các năm 2015, 2016,
2017 do các phòng Kế Toán, phòng Kinh doanh của Công ty TNHH Văn Chung
cung cấp. Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập các thông tin thứ cấp liên quan đến vấn
đề nghiên cứu từ sách báo, tạp chí, website, các nguồn thông tin mở khác...
Thu thập số liệu sơ cấp: Để đánh giá đúng về rủi ro nguồn nhân lực tại Công
ty TNHH Văn Chung từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hơn
nữa công tác quản trị rủi ro, tác giả còn thu thập số liệu sơ cấp nhằm phát hiện
được những rủi ro thực sự đang tồn tại tại Công ty TNHH Văn Chung.
Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng việc thực hiện điều tra, khảo sát thông
qua việc phát bảng các câu hỏi đối với các cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty,
9


kết hợp với phương pháp điều tra thu thập, tổng hợp ý kiến từ các cán bộ quản lý
của Công ty TNHH Văn Chung. Quá trình điều tra tập trung vào việc tìm hiểu các
yếu tố xuất phát từ tổ chức mà theo các cán bộ nhân viên đó chính là những vấn đề,
những rủi ro mà công ty đang gặp phải.
- Bước 2: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi, phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty, cán
bộ các phòng ban để thu thập thông tin thực tế.
7. Dự kiến kết cấu luận văn:
Ngoài phần lời cảm ơn, cam đoan, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ,
danh mục từ viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Nhận thức chung về quản trị rủi ro nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại công ty TNHH Văn
Chung, giai đoạn từ năm 2013 – 2018.
Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm quản trị rủi ro nguồn nhân lực
tại công ty TNHH Văn Chung.
8. Hạn chế của đề tài
- Khảo sát được thực hiện với 50 lao động trong tổng số 216 lao động cả gián
tiếp và trực tiếp của Công ty TNHH Văn. Do mẫu khảo sát còn ít so với quy mô
tổng thể Chung (số lượng khảo sát chỉ chiếm 1/4 trên tổng số lao động) nên kết quả
khảo sát có thể chưa tổng hợp được hết toàn bộ thực trạng rủi ro nguồn nhân lực của
công ty. Tuy nhiên, kết quả cũng phần nào giúp nhận dạng và đánh giá được những
điều cơ bản về rủi ro nguồn nhân lực của công ty TNHH Văn Chung.
- Vì quá trình nghiên cứu giới hạn trong thời gian ngắn và kiến thức cũng
như tầm hiểu biết của tác giả còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm!

10


CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO NGUỒN NHÂN
LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm về an ninh, an ninh phi truyền thống và quản trị rủi ro nguồn
nhân lực
1.1.1. Khái niệm về an ninh
“An ninh trong ngôn ngữ tiếng anh được hiểu là mức độ an toàn cao nhất cho
chủ thể”. Trong nhiều nền văn hóa và ngôn ngữ khác thì an ninh và an toàn được
dùng chung một từ an toàn, bình an, ngược lại với nguy. Như vậy, có thể hiểu “ an
ninh là sự tồn tại, an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro, mối nguy, sự cố hay tổn
thất về người và của”. Trái ngược lại với an ninh là mất an ninh. Đó là những rủi ro,

nguy hiểm, mất mát, tổn thất. Theo Bellamy, an ninh là sự tự do tương đối không lo
có chiến tranh kết hợp với mong đợi tương đối cao là không bị đánh bại bởi bất kỳ
cuộc chiến tranh nào có thể xảy ra. Theo Ayoob, an ninh - mất an ninh được định
nghĩa trong mối quan hệ với các tình huống bị tổn thương, cả bên trong lẫn bên
ngoài, mà nó đe dọa hay có khả năng phá hủy hay làm suy yếu cấu trúc nhà nước,
cả về mặt lãnh thổ, thể chế và chế độ cai trị. Lịch sử đã cho thấy con người không
thể có cuộc sống ổn định và phát triển bền vững nếu như không có an ninh. Một
quốc gia cũng không thể phát triển bền vững, lâu dài nếu không đảm bảo được an
ninh cho con người, cho doanh nghiệp, cho các tổ chức, cá nhân trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, bên cạnh khái niệm an
ninh đã hình thành nên khái niệm an ninh truyền thống (ANTT). Đây là khái niệm
có ý nghĩa là an ninh quốc gia theo cách hiểu lấy quốc gia hay nhà nước làm trung
tâm. Theo Luciani, an ninh quốc gia có thể được định nghĩa là khả năng chống lại
sự xâm lược của nước ngoài. Theo Luật an ninh quốc gia Việt Nam (2014) thì “an
ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ Xã hội chủ nghĩa và
NN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

11


Như vậy có thể hiểu an ninh truyền thống chính là an ninh chính trị, an ninh
xã hội, an ninh quân sự, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng, văn hóa...
1.1.2. Khái niệm về an ninh phi truyền thống
Hiện nay trên thế giới, vấn đề mà rất nhiều quốc gia, dân tộc quan tâm đến
chính là vấn đề về an ninh phi truyền thống. Đây là một chủ đề quan trọng mà rất
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. An ninh phi truyền thống được bàn luận
trên nhiều diễn đàn quốc tế, trên các diễn đàn quan hệ song phương và đa phương.
Hầu hết các vấn đề của an ninh phi truyền thống là các vấn đề xuyên quốc

gia, quốc tế. An ninh phi truyền thống ngày càng phát triển sâu đậm và trở thành
vấn đề an ninh toàn cầu.
“An ninh phi truyền thống là sự ổn định, an toàn và phát triển bền vững cá
nhân, con người, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người
trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu.”
a. Trong Tập bài giảng quản trị an ninh phi truyền thống, 2015. Hà Nội của
PGS.TS. Hoàng Đình Phi: Chủ nhiệm Khoa Quản trị & Kinh doanh - Đại học
Quốc gia Hà Nội; Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng: Nguyên Thứ trưởng
Bộ Công an)
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ ra những lý luận cơ bản về
khái niệm an ninh phi truyền thống. Theo tác giả, “An ninh phi truyền thống được
hiểu là sự tồn tại và phát triển bền vững cá nhân, con người, doanh nghiệp, cộng
đồng, quốc gia và cả loài người trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn
cầu và biến đổi khí hậu”. Các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống được hiểu là
các vấn đề an ninh xuất hiện và có khả năng tác động tiêu cực tới sự tồn tại, an toàn,
ổn định và phát triển bền vững của cá nhân, con người, cộng đồng, quốc gia và cả
loài người trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Tác giả nhấn mạnh khi nghiên cứu các vấn đề an ninh phi truyền thống, an
ninh phi truyền thống được hiểu là các vấn đề an ninh mới xuất hiện và có tác động
trực tiếp tới sự an toàn, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững của cá nhân, con
người, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người trong bối cảnh hội nhập,
cạnh tranh, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu.
12


An ninh phi truyền thống được nghiên cứu và chia thành các cấp độ:
- An ninh phi truyền thống cấp độ quốc tế.
- An ninh phi truyền thống ở cấp độ nhà nước (quốc gia, địa phương).
- An ninh phi truyền thống ở cấp độ cộng đồng (con người).
- An ninh phi truyền thống ở cấp độ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp và

đông đảo người lao động).
An ninh phi truyền thống được nghiên cứu trong bối cảnh biến đổi toàn cầu
(Chính trị - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội) và biến đổi khí hậu:
- Các yếu tố tác động từ môi trường bên trong của chủ thể (quốc gia, cộng
đồng, doanh nghiệp)
- Các yếu tố tác động từ môi trường sống, tác nghiệp, môi trường ngành công
nghiệp,...
- Các yếu tố tác động từ môi trường quốc tế: khu vực, toàn cầu.
Xây dựng hay tìm kiếm và lựa chọn khung lý thuyết hay lý luận để phân tích
về an ninh hay an ninh phi truyền thống: từ khái niệm, định nghĩa tới so sánh, thu
thập dữ liệu, phân tích, đánh giá, ra quyết định, thay đổi, cải tiến, (Framework for
Analysis ỏ Analytical Framework)
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí khảo sát và đánh giá năng lực quản trị An
ninh phi truyền thống ở cấp độ quốc gia và ở cấp độ địa phương (tỉnh, huyện)
- Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược An ninh phi
truyền thống
- Năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện các kế hoạch đảm bảo An ninh
phi truyền thống
- Kết quả đạt được trong từng năm, từng giai đoạn?
- Nỗi sợ, rủi ro, mối nguy, nguy hiểm, tổn thất?
Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu về quản trị an ninh, tác giả chỉ
ra các cá nhân và tổ chức nghiên cứu có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau từ
chuyên ngành đến liên ngành, từ cao đến thấp, từ bao quát tới cụ thể,... sử dụng các
phương pháp nghiên cứu một cách sáng tạo theo các điểm chung và điểm riêng của
các cách tiếp cập và phương pháp nghiên cứu.
13


Tác giả mô tả An ninh quốc gia bằng công thức:
AN NINH QUỐC GIA = AN NINH TRUYỀN THỐNG + AN NINH PHI

TRUYỀN THỐNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

AN NINH QUỐC GIA = AN NINH CỨNG + AN NINH MỀM

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ AN NINH TRUYỀN THỐNG (QUỐC GIA)
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (NN, DN)
NĂNG LỰC QUẢN TRỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (NN, DN)

Hình 1.1. Mô hình phân tích 4 nhóm năng lực nền tảng cho phát triển bền
vững quốc gia
Nguồn: Hoàng Đình Phi, Nguyễn Bách Khoa, 2015
b. Theo PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hưởng – Viện Khoa học xã hội và nhân văn
quân sự, Bộ Quốc phòng thì An ninh phi truyền thống là vấn đề mang tính
toàn cầu (Tạp chí Cộng sản, ngày 30/12/2011)

14


Trong lịch sử phát triển của mình, để đạt được những bước tiến dài trên con
đường phát triển, con người cũng phải đối mặt với những nguy cơ đe dọa đến sự tồn
vong, sống còn. Việc tài nguyên bị cạn kiệt, khí hậu bị biến đổi, môi trường bị ô

nhiễm, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang
đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung tay của cả cộng đồng quốc tế
để đối phó, vì sự an nguy của mỗi quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.
An ninh phi truyền thống - khái niệm mới
Thời gian gần đây khái niệm “An ninh phi truyền thống” mới xuất hiện và
được bàn đến khá nhiều. Mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều quan tâm đến vấn
đề này. Đây là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều
nội dung của các quan hệ song phương và đa phương.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, thế giới bước
vào giai đoạn mà trong đó xu thế hợp tác và phát triển kinh tế là chủ yếu, đã và
đang mang đến sự phồn thịnh cho nhiều quốc gia, khu vực. Tuy nhiên, quá trình
hợp tác, hội nhập quốc tế này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, đe dọa đến an
ninh, chủ quyền của các quốc gia dân tộc và cuộc sống của chính con người. Khái
niệm an ninh phi truyền thống ra đời trong bối cảnh đó và được sử dụng rộng rãi,
phổ biến trên nhiều diễn đàn quốc tế thảo luận về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc
phòng, kinh tế, xã hội, trong chiến lược quốc phòng, an ninh của nhiều quốc gia dân
tộc, cũng như trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới, sau khi diễn ra
sự kiện khủng bố ngày 11-9-2001 ở Mỹ.
Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức và xác định những vấn đề an ninh phi
truyền thống vẫn chưa có sự thống nhất. Một số nghiên cứu viện dẫn quan niệm của
Liên hợp quốc về vấn đề an ninh phi truyền thống trong 7 lĩnh vực chính: kinh tế,
lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị. Một số nghiên
cứu chia vấn đề an ninh phi truyền thống vào 5 lĩnh vực cơ bản, đó là: văn hóa, xã hội,
kinh tế, chính trị và môi trường. Một quan điểm khác lại phân chia các vấn đề an ninh
phi truyền thống thành 6 nhóm chính: thiếu hụt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch
bệnh truyền nhiễm, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, và thảm họa địa chất.
15



Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa các nước ASEAN và Trung
Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia) đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về
hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống, xác định an ninh phi truyền thống là
những vấn đề: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ
em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao.
Các quan niệm nêu trên dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng đều có một
điểm chung là xác định các vấn đề an ninh phi truyền thống là gì để so sánh và qua
đó thấy được sự khác biệt với vấn đề an ninh truyền thống. Tuy nhiên, trong thời đại
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các mối quan hệ, các lĩnh vực của
đời sống xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập, đan xen, tác động
và ảnh hưởng lẫn nhau, việc tách biệt đâu là vấn đề an ninh truyền thống và đâu là
an ninh phi truyền thống chỉ mang tính tương đối bởi sự đan xen, chồng lấn nội
dung giữa chúng. Chẳng hạn, sự khủng hoảng, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nhiên liệu, đặc biệt là năng lượng, dầu mỏ... đã dẫn đến các cuộc tranh
đoạt tài nguyên, và, trong không ít trường hợp, vũ lực đã được sử dụng để phân
thắng, bại. Tội phạm công nghệ cao đột nhập, tấn công vào nhiều mục tiêu trên toàn
thế giới, xâm nhập hệ thống dữ liệu của nhiều công ty, tập đoàn, các tổ chức quốc
tế, các cơ quan chính phủ để đánh cắp các dữ liệu, hồ sơ, tài sản sở hữu trí tuệ, bí
mật quốc gia…Thiệt hại mà loại hình tội phạm này gây ra không chỉ nghiêm trọng
về kinh tế mà còn thách thức đối với an ninh của quốc gia dân tộc. Để đối phó với
nguy cơ này, trên thế giới xuất hiện những khái niệm mới, lĩnh vực hoạt động mới,
chẳng hạn “chạy đua vũ trang mạng”, “liên minh chống tội phạm mạng”… nhằm
giành quyền chủ động trong “thế giới ảo”. Hoặc, những biến động chính trị, bạo
loạn, xung đột, dẫn đến lật đổ chế độ ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông vừa
qua, bắt nguồn từ những lời kêu gọi được truyền đi trên các trang mạng xã hội. Các
cụm từ: “cách mạng từ internet” , “cách mạng xã hội trên internet” được nhắc đến
như là đặc điểm nổi bật của “phong trào” bạo loạn, biến động này.
Khái niệm an ninh phi truyền thống với những nội dung cụ thể của nó, rõ
ràng mang tính chất “động”, và, cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn tiếp
tục được mở rộng hơn. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà cách đặt vấn đề an ninh

16


×