Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Pháp luật phòng chống hoạt động du lịch tình dục trẻ em xuyên biên giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.21 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG
DU LỊCH TÌNH DỤC TRẺ EM XUYÊN BIÊN GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN QUỲNH TRANG

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG
DU LỊCH TÌNH DỤC TRẺ EM XUYÊN BIÊN GIỚI
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380101.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN

Hà Nội – 2019


2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Nguyễn Quỳnh Trang

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1.


Từ viết tắt
ACTIP

Tên tiếng việt
Tên tiếng anh
Công ước ASEAN về phòng Asean convention on
chống buôn bán người, đặc biệt prevention and fight
là phụ nữ, trẻ em

against sale people,
especially women and

2.
3.

CRC

children
Công ước Liên Hợp Quốc về Convention

CSEC

Quyền trẻ em
Khai thác tình dục trẻ em

on

Rights of the Child
Commercial Sexual
Exploitation


4.

CST

5.

ECPAT

Du lịch tình dục trẻ em
Chấm dứt mại dâm trẻ em,

Internationa khiêu dâm trẻ em, và buôn bán
l

trẻ em vì mục đích tình dục

the

of

Children
Child sex tourism
End Child Prostitution
Child Pornography
and Trafficking of
Children for
Sexual Purposes

6.


ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

International Labour
Organization

7.

IMO

Tổ chức Di cư quốc tế

Internation
oganization for

5


Migration
8.

NCCM

Uỷ ban về trẻ em và phụ nữ

National Council for
Childhood


9.

NCCPHT

10.

NCCPIM

and

Motherhood
Uỷ ban điều phối quốc gia về National Coordinating
đấu tranh, ngăn chặn nạn buôn Committee

for

người

Combating

and

Preventing

Human

Trafficking Ủy ban điều phối quốc gia về National Coordinating
phòngchống và Ngăn chặn di Committee for
cư bất hợp pháp


Combating and
Preventing
Trafficking in Persons

11.

UNODC

Văn phòng phòng chống tội
phạm và ma túy của Liên hợp
quốc

12.

UNTOC

Công ước củaLiên Hợp Quốc
về chống Tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia

United Nations Office
on Drugs and Crime

United Nations
Convention against
Transnational
Organised
Crime

6



7


DANH MỤC BẢNG , HÌNH

8


PHẦN MỞ ĐẦU
1.. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong khi ngành du lịch đã mang lại lợi ích tài chính đáng kể để phát
triển đất nước tại nhiều quốc gia trên thế giới thì nó cũng đã có rất nhiều tác
động không mong muốn đến người dân tại quốc gia đó. Ngoài việc môi
trường bị khai thác quá mức dẫn đến bị cạn kiệt và không thể tái sinh thì du
lịch cũng đã mang lại một số vấn đề không lành mạnh cho cộng đồng đặc biệt
là phụ nữ và trẻ em. Nhiều khách du lịch đến các vùng khác hoặc nước công
nghiệp tình dục để tìm kiếm quan hệ tình dục, và điều này đã dẫn đến sự hình
thành của du lịch tình dục. Tình dục đã được mang ra giao dịch trên thị trường
toàn cầu và du lịch tình dục đang dần trở thành vấn nạn cho các quốc gia có
thị trường du lịch sôi động. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ những năm
1960 đến những năm 1970, 40% tổng thu nhập xuất khẩu Thái Lan đến từ các
ngành công nghiệp du lịch, thúc đẩy bởi vui chơi giải trí liên quan đến mại
dâm [21].
Mặc dù quan hệ tình dục với gái mại dâm người lớn có thể không phải là
mộthành vi tội phạm ở một số nước nhưng quan hệ tình dục với trẻ em là một tội
ác trong bất kỳ hoàn cảnh pháp luật quốc tế [22].Tuy nhiên, một số lượng lớn trẻ
em trên thế giới đang bị mắc kẹt trong quan hệ tình dục ngành công nghiệp
[6].

Có thể nói rằng cả phụ nữ và trẻ em đều là nạn nhân trực tiếp bởi khách
du lịch tình dục nhưng đối tượng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và để lại hậu
quả nghiêm trọng nhất đó là trẻ em. Những điểm du lịch đáng đến tại nhiều
quốc gia phát triển đã và đang bị phá hủy bởi khách du lịch tình dục trẻ em.
Việt Nam, Campuchia, Costa Rica và Mông Cổ là ví dụ cho việc đã bị ảnh
hưởng xấu bởi khách du lịch tình dục trẻ em [7]. Mặc dù các chiến lược phát
triển du lịch các nước này nhằm phát huy truyền thống văn hóa độc đáo, cảnh
9


quan thiên nhiên tuyệt đẹp và các trang web di sản như các sản phẩm du lịch
cơ bản [5], các nước này đã được coi là điểm du lịch tình dục trẻ em.
Những đứa trẻ bị ảnh hưởng qua đường tình dục có thể chất lẫn tinh thần
bị hư hỏng và điều này có thể dẫn đến sống với rất ít hoặc không có tương lai.
Hơn nữa, vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) vàhội chứng suy giảm
miễn dịch (AIDS) có thể được truyền bá rộng rãi vì thiếubảo vệ.
Nhận thức sâu sắc về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi du
lịch tình dục trẻ em cũng như những diến biến phức tạo của loại hành vi này,
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy
phạm pháp luật tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc phòng, chống du lịch
tình dục trẻ em. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay hệ
thống văn bản đó đã bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót, dẫn đến hạn chế hiệu qủa
của công tá phòng, chống hành vi này. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng,
chống du lịch tình dục trẻ em nói chung, tội phạm du lịch tình dục trẻ emnói
riêng, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là cần phải tổng kết thực tiễn, tổ chức
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này; qua đó đề xuất các giải pháp góp phần
hoàn thiện pháp luật về phòng, chống du lịch tình dục trẻ em trong tình hình
hiện nay. Nhận thức như vậy, tôi đã chọn vấn đề “Pháp luật về phòng, chống
du lịch tình dục trẻ em xuyên biên giới” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tình trạng du lịch tình dục trẻ em hiện nay chưa được các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm nghiên cứu đúng mức. Cho đến
nay mới chỉ một số (không nhiều) các công trình nghiên cứu về tội mua bán
phụ nữ, trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em, bắt cóc và buôn bán phụ nữ và trẻ em
qua biên giới,… Các công trình này bao gồm:

10


- Thượng tá Đặng Xuân Khang, Phó chánh văn phòng INTERPOL Việt
Nam: “Tội mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới Việt Nam qua biên giới Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp phòng ngừa”, 2005.
- Trần Văn Thạch, Trường Đại học Luật Hà Nội: “Đấu tranh phòng
chống tội mua bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp” , 2002;
- Đỗ Thị Thơm: “Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam
hiện nay”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003
- Nguyễn Quyết Thắng, Trường Đại học Luật Hà Nội: “Đấu tranh
phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam”, 2006;
- Vũ Ngọc Bình: “Phòng, chống buôn bán và mại dâm trẻ em”, NXB
CAND 2002
- Bộ Tư pháp: “Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên
tinh thần các nghị định thư của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức
xuyên quốc gia”, NXB Tư pháp, 2004
-Nguyễn Quang Dũng: “Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên
giới nước ta và hoạt động phòng ngừa của bộ đội biên phòng”, Tạp chí
CAND số 7, 2003;
- Phạm Văn Hùng: “Quán triệt chương trình hành động phòng, chống tội
phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2004-2010”, Tạp chí CAND số 10,2004…
Các công trình, bài viết nêu trên bước đầu đã đưa ra một số kiến thức

chung khai thác tình dục phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam, đồng thời đề cập đến cơ
sở pháp lý về công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em qua đó
nêu những bất cập, thiếu sót và đề xuất các giải pháp hoàn thiện những văn bản
pháp lý này. Do cách thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các
công trình chỉ dừng lại ở các góc độ nhất định; mặt khác hiện nay tình trạng khai
thác tình dục trẻ em qua hình thức du lịch đang trở thành điểm nóng với diễn
11


biến phức tạp và thủ đoạn, cách thức tinh vi của tội phạm. Điều này chưa được
các công trình trên nhìn nhận và đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng và đưa ra
những kiến nghị, đề xuất hiệu quả nhằm giải quyết tình trạng hiện nay.
Tuy nhiên, ở trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cụ thể về du lịch tình
dục trẻ em. Có thể nhắc đến một số đề tài và sách nghiên cứu sau:
- Phouthone Sisavath“Combating Child Sex Tourism in a new tourism
destination” , 2011.
- Margaret Melrose and Jenny PearceUniversityof Bedfordshire,UK
“Critical Perspectives on Child Sexual Exploitation and Related Trafficking”,
2013
- Brandy Bang, Paige L. Baker, Alexis Carpinteri Vincent B. Van
Hasselt“Commercial Sexual Exploitation of Children”, 2014
- Angela Hawke and Alison Raphael “The Global Study Report on
Sexual Exploitation of Children in Travel and Tourism”, 2016.
Các nghiên cứu trên đã đưa ra những kiến thức cụ thể nhất không chỉ
về du lịch tình dục trẻ em mà còn các vấn đề về thi hành các điều ước quốc tế
về bảo vệ quyền trẻ em. Bên cạnh đưa ra, tổng hợp và phân tích những hình
thức, các loại tội phạm du lịch tình dục trẻ em; các nghiên cứu trên đã phân
tích tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em qua hình thức du lịch ở phạm vi trên
toàn thế giới. Đặc biệt, đã nhấn mạnh những điểm nóng về tệ nạn này ở Đông
Nam Á, Châu Âu và những quốc gia còn yếu kém về chính sách và pháp luật

bảo vệ trẻ em. Qua sự phân biệt rõ ràng, cụ thể về các loại tội phạm du lịch
tình dục trẻ em, các nghiên cứu trên đã chỉ ra cách thức, hình thức mà các loại
tội phạm thường sử dụng nhằm thoả mãn không chỉ tình dục mà còn cả tiền

12


bạc. Hiện nay trẻ em đang trở thành món hàng hoá có giá trị lớn mà các loại
tội phạm đã và đang sử dụng nhằm làm giàu cho bản thân mình.
Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề đang tồn tại trong quá trình
phòng, chống tệ nạn du lịch tình dục trẻ em ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là
nhận thức chưa đầy đủ của những người đứng đầu quốc gia, là chênh lệch giàu
nghèo, là sự yếu kém pháp luật,… Tất cả những thiếu đã làm cho công tác phòng,
chống tệ nạn này ngày càng khó khăn hơn và xuất hiện nhiều trường hợp trẻ em bị
lạm dụng.
Việt Nam là quốc gia có hoạt động du lịch mạnh mẽ trong nhiều năm
trở lại đây và tệ nạn du lịch tình dục trẻ em đã xuất hiện nhiều ở các địa
phương có nhiều khách du lịch. Một đề tài nghiên cứu do Cơ quan Phòng
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc, Văn phòng Khu vực Đông
Nam Á vàThái Bình Dương nghiên cứu tại Việt Nam đã chỉ rõ mức độ lan
rộng của tệ nạn này trên phạm vi cả nước.“Bóc lột Tình dục Trẻ em trong Du
lịch và Lữ hành: Báo cáo Phân tích Hệ thống Pháp luật Quốc gia Việt Nam”,
2014.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp
luật phòng, chống du lịch tình dục trẻ em góp phần cung cấp cơ sở lý luận,
thực tiễn để hoàn thiện pháp luật trong vấn đề này và nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống và hơn hết đẩy lùi tệ nạn này.
3.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
13


- Khái quát và nhận định cụ thể, đầy đủ về du lịch tình dục trẻ em hiện
đang diễn ra ở thế giới cũng như Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng pháp luật quốc gia và quốc tế về phòng, chống du
lịch tình dục trẻ em xuyên biên giới.
- Tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn, dự báo tình hình, đề xuất
phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật phòng, chống du lịch tình
dục trẻ em ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Những đóng góp của đề tài
Là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về
pháp luật phòng, chống du lịch tình dục trẻ em, nên kết quả nghiên cứu của luận
văn có những nội dung được đóng góp cho khoa học chuyên ngành, cụ thể là:
- Hoàn thiện khái niệm du lịch tình dục trẻ em, bao gồm: khai thác tình
dục trẻ em vì mục đích thương mại, buôn bán người,…
- Phân tích, đánh giá có hệ thống pháp luật thực định liên quan trực tiếp
dến phòng, chống du lịch tình dục trẻ em.
- Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện chính sách và pháp
luậtphòngchống du lịch tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
dến phòng, chống nạn du lịch tình dục trẻ em cũng như pháp luật phòng
chống nạn khai thác tình dục trẻ em vì mục đích thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Khai thác tình dục trẻ em là vấn đề liên quan đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: y tế, giáo dục, lao động, phúc lợi xã hội
và tư pháp. Việc phòng, chống khai thác tình dục trẻ em liên quan đến đối
tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó,

trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chủ yếu tập trung khảo sát, phân
tích, đánh giá thực trạng pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống khai
14


thác tình dục trẻ em và từ đố nêu ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
trong lĩnh vực này đề nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống khai thác tình
dục trẻ em vì mục đích thương mại.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta
về phòng, chống du lịch tình dục trẻ em; đồng thời, trong quá trình thực hiện luận
văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lý luận chung về
Nhà nước và pháp luật và các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như: phân tích,
tổng hợp, tư vấn, thông kê, so sánh, đối chiếu luật, tổng kết thực tiễn,…
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm:
Chương 1: Tổng quan về nạn khai thác tình dục trẻ em thông qua hình thức du
lịch
Chương 2: Pháp luật quốc tế và một số quốc gia về phòng chống du lịch tình
dục trẻ em
Chương 3: Tình hình phòng chống du lịch tình dục trẻ em xuyên biên giới tại
Việt Nam.

15


16



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NẠN KHAI THÁC TÌNH DỤC TRẺ
EM THÔNG QUA HÌNH THỨC DU LỊCH
1.1. Các khái niệm liên quan về nạn khai thác tình dục trẻ em thông qua
hình thức du lịch
Trẻ em là nhóm đối tượng chưa phát triển hoàn thiện và đầy đủ về thể
chất và tinh thần. Trong khuôn khổ pháp luật quốc tế về trẻ em, Công ước
Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) đã quy định “ Trong phạm vi Công
ước này, trẻ em có nghĩa là bất cứ ai ở độ tuổi dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp quy định tuổi thành niên sớm hơn[37, Điều 1]. Tuy nhiên, định
nghĩa này không phải là phổ biến và mỗi quốc gia lại có định nghĩa khác nhau
về trẻ em. Hiện naycó 56 quốc gia quy định tuổi trẻ em dưới 18 tuổi,2 quốc
gia quy định dưới 21 tuổi, còn 8 quốc gia (trong đó có Việt Nam) quy định
tuổi thấp hơn so với CRC.Theo Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 quy định Trẻ
em là người dưới 16 tuổi. Điều này cho thấy sự chênh lệch khái niệm giữa
luật quốc tế và quy định của luật Việt Nam khi xác định tuổi của trẻ em. Mặt
khác, việc giới hạn tuổi trẻ em thấp hơn luật quốc tế sẽ có một số ảnh hưởng
nhất định trong quá trình thực hiện các quyền bảo vệ trẻ em như:hạn chế
phạm vi chăm sóc, bảo vệ, giáo dục đối với người trên 16 tuổi và dưới 18
tuổi- đây là lứa tuổi bản lề, chuyển tiếp từ trẻ em trở thành người trưởng
thành, chưa ổn định và hoàn thiện về tâm sinh lý; cản trở việc thực hiện các
quyền và trách nhiệm của người dưới 18 tuổi quy định trong các luật khác.
Khai thác tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (CSEC)là thuật
ngữ dùng để chỉ việc lạm dụng tình dục trẻ em để đổi lấy tiền hoặc bồi thường
bằng hình thức khác được đưa trực tiếp cho trẻ hoặc bên thứ ba. Nạn nhân trẻ
em bị đối xử như những đối tượng tình dục và thương mại để tạo ra lợi nhuận.
Việc khai thác tình dục trẻ em tạo thành một hình thức truy bức, bạo lực đối
17



với trẻ em và số tiền để cưỡng bức lao động và là một hình thức chế độ nô lệ
hiện đại [47, tr.2]. Qua đây có thể hiểu đây là một hình thức lạm dụng trẻ em vì
mục đích thương mại; nó biến trẻ em trở thành công cụ để tìm kiếm lợi nhuận. Nó
xảy ra mọi nơi, ở mọi quốc gia trên thế giới. Việc khai thác có thể diễn ra tại một
quốc gia và được điều hành bởi một nhóm đơn lẻ hoặc nhóm các đối tượng với
một hoặc nhiều nạn nhân. Trên phạm vị rộng lớn hơn với sự tham gia của nhiều
đối tượng vào việc buôn bán và bóc lột của các nạn nhân ở quốc gia khác hoặc
xuyên quốc gia. Với mạng lưới quốc gia và quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho
việc khai thác tình dục trẻ em. Lợi nhuận của mỗi tổ chức tội phạm khai thác tình
dục trẻ em mỗi năm là từ 5 đến 7 tỷ USD mỗi năm [1].
Ngày càng nhiều tội phạm khai thác, buôn bán trẻ em và nguy hiểm hơn
việc xuất hiện các tập đoàn tội phạm có tổ chức đã và đang tham gia tích cực
trong việc buôn bán, bóc lột trẻ em. Trẻ em đã trở thành hàng hoá bất hợp pháp có
lợi nhuận đứng thứ ba chỉ sau ma tuý và vũ khí [1]. Nguy hiểm hơn, người ta tính
toán được rằng việc buôn bán tình dục nói chung là hình thức phát triển nhanh
nhất của các công ty, tập đoàn tội phạm có tổ chức [1]. Tuy nhiên, ở Đông
Nam Á – nơi mà tình trạng buôn bán người bất hợp hợp pháp diễn ra tràn lan
thì những vụ buôn bán người thường được thực hiện bởi “tội phạm không có
tổ chức”: các cá nhân hoặc nhóm nhỏ liên hệ với nhau một cách tạm thời.
Không có hồ sơ chuẩn nào đối với các tội phạm buôn bán người. Chúng có
thể là những tên lái xe tải và người trong làng, cho đến người môi giới lao
động và sĩ quan cảnh sát. Tội phạm buôn bán người cũng đa dạng như hoàn
cảnh của các nạn nhân. Mặc dù một số nạn nhân của việc buôn bán người
thường bị bắt cóc, nhưng hầu hết họ là những người tự rời bỏ nhà cửa, quê
hương mình và bị bắt cóc khi đang trên đường rời xứ.

18


CSEC bao gồm các hình thức về lạm dụng tình dục vì mục đích thương

mại như buôn bán trẻ em, mại dâm, khiêu dâm và du lịch tình dục [3].
Do tồn tại nhiều hình thức khai thác tình dục trẻ em khác nhau, nhưng
trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả sẽ đề cập đến du lịch tình dục
trẻ em xuyên biên giới. Và đối tượng khai thác chính là người nước ngoài
đến các địa điểm du lịch nhằm tìm kiếm và quan hệ tình dục với trẻ em.
Hiện nay chưa có sự thống nhất về định nghĩa về du lịch tình dục trẻ
em (CST). Vì vậy để tăng cường công tác bảo vệtrẻ em khỏi bị bóc lột tình
dục, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, thì cần phải phân biệt và xác định rõ
ràng du lịch tình dục trẻ em, du lịch tình dục người lớn cũng như du lịch nói
chung. Du lịch tình dục trẻ em chỉ là một phân khúc hẹp củavấn đề rộng lớn
hơn của du lịch tình dục, trong khi du lịch tình dục người lớn là hợp pháp ở
một số quốc gia, trong khi đó du lịch tình dục trẻ em là một tội phạm quốc tế
mà chưa một quốc gia nào hợp pháp hóa [22].
Trong khi chưa có định nghĩa theo khung pháp luật quốc tế về CST thì
có thể hiểu du lịch tình dục trẻ em là việc “Bóc lột tình dục trẻ em bởi một
người di chuyển từ khu vực nhà của mình để có quan hệ tình dục với trẻ
em”[14]. Đơn giản hơn nó là hình thức du lịch mà ở đó các cá nhân đi du lịch
đến nước khác, thường là nước kém phát triển hơn để tham gia vào hành vi
tình dục với trẻ em – là một hiện tượng đang nổi lên gần đây. Hệ quả là trẻ em
bị buôn bán và tham gia mại dâm. [30, tr.11].
Định nghĩa do ECPAT International đề xuất được UNODC công nhận
mô tả CST là:
“… hành vi bóc lột tình dục trẻ em của một hoặc nhiều người đã di
chuyển khỏi địa bàn tỉnh nơi họ sinh sống, hoặc khỏi vùng địa lý nơi họ sinh
sống, hoặc khỏi quốc gia nơi họ sinh sống, để có quan hệ tình dục với trẻ em.
Đối tượng du lịch tình dục trẻ em có thể là khách du lịch trong nước hoặc
19


khách du lịch nước ngoài. (Du lịch tình dục trẻ em) thường bao gồm việc sử

dụng các dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ khác liên quan đến du
lịch để tiếp xúc với trẻ em và để giúp giữ kín tung tích của thủ phạm đối với
người dân và môi trường bên ngoài[6].
Nhằm ngăn chặn và giải quyết nạn du lịch tình dục trẻ em có thể chia
khách du lịch tình dục trẻ em thành ba loại: thứ nhất là situational child sex
tourists; thứ hai là preferential child sex tourists; thứ ba là ấu dâm [11].
Thuật ngữ “situational child sex tourists” đề cập đến đối tượng khách
du lịch tình dục vãng lai với trẻ vị thành niên. Những người này không có
mục đích chủ yếu đi du lịch chỉ để quan hệ tình dục với trẻ em.Tuy nhiên, nếu
có cơ hội họ sẽ tìm cách khai thác tình dục ở nơi họ có thể mua bán tình dục
với trẻ em, bất kể dưới hoặc trên 18 tuổi [6].
Khác với “situational child sex tourists”, thuật ngữ “preferential child
sex tourists "- khách du lịch mục đích tình dục hoặc “ấu dâm" đề cập đến
những du khách đi du lịch với mục đích tìm kiếm khai thác tình dục với trẻ vị
thành niên hoặc trẻ chưa dậy thì. Sự khác biệt giữa hai dạngkhách du lịch tình
dục này là những kẻ “preferential child sex tourists " chỉ chú trọng tới giới
tính của trẻ em và chỉ nhắm tới đối tượng trẻ em trong giai đoạn dậy thì hoặc
vị thành viên; ngược lại với dạng khách du lịch phạm tội ấu dâm không quan
tâm nhiều tới giới tính và chỉ có mục đích quan hệ tình dục với trẻ chưa đến
tuổi dậy thì [6].
Từ nghiên cứu toàn cầu đã được thực hiện, các mối liên kết sau đây có
thể được thực hiện giữa ấu dâm và CSEC:
- Trẻ em từng là nạn nhân của ấu dâm thường tham gia vào CSEC, đặc
biệt là mại dâm, như một phương tiện sinh tồn;
- Nam giới và thành viên gia đình là thủ phạm chính và / hoặc người hỗ
trợ của CSEC và ấu dâm.
20


- Ấu dâm và CSEC xảy ra ở cả khu vực nông thôn và thành thị - không

có dấu hiệu phổ biến ở một khu vực khác.
Các nghiên cứu ở Thái Bình Dương đã xác định một số nạn nhân của
lạm dụng tình dục trẻ em chuyển sang các hình thức CSEC, như mại dâm,
như một phương tiện mua sắm những thứ như thức ăn và nơi trú ẩn để đáp
ứng nhu cầu cơ bản của chúng để sinh tồn [9, tr5].
Có một số yếu tố thúc đẩy du lịch tình dục trẻ em, và việc xác định, hiểu
biếtvà xác định những yếu tố chính góp phần vào sự tồn tại của CST là rất quan
trọng. Các yếu tố cần phải được xác định là toàn cầu hóa và nghèo đói [20].
1.2. Tác động của du lịch đến nạn du lịch tình dục trẻ em
Du lịch và du lịch tình dục trẻ em có mối liên hệ nhất định. Trong khi
ngành du lịch đã đóng góp về mặt kinh tế với các nước, đặc biệt là các nước
phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, nó cũng được sử dụng như một phương
tiện của các khách du lịch tình dục trẻ em để có thể tiếp cận với mọi trẻ em
trên thế giới. Trước đây các hình thức du lịch cơ bản bao gồm du lịch ẩm
thực; du lịch khám phá, trải nghiệm; du lịch giao lưu văn hoá;… Phần lớn
khách du lịch đều là những người giàu có, họ đến các khu du lịch nổi tiếng
của các nước phát triển. Tuy nhiên, không lâu sau du lịch nhanh chóng trở
thành một ngành công nghiệp màu mỡ trên toàn thế giới. Sự phát triển nhanh
chóng của ngành du lịch là nhờ vào sự gia tăng đáng kể lượng khách du lịch
tình dục. Các cơ sở cung cấp dịch vụ tình dục ngày càng mở rộng. Điều này
đã dẫn đến tình trạng thương mại hoá các dịch vụ mua bán tình dục, mại dâm
trong vài thập kỷ qua trên toàn thế giới. Trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới đã
dần trở thành nạn nhân của du lịch tình dục. Toàn cầu hoá đã khiến du lịch trở
nên rẻ hơn và dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều này đã khuyễn khích số lượng
lớn khách du lịch từ mọi tầng lớp xã hội đến các địa điểm du lịch không chỉ
để khám phá thế giới thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được thoả mãn tình dục.
21


Mặt khác, chính chiến tranh đã góp phần phát triển ngành du lịch tình

dục cho đến thời điểm hiện tại. Những năm 1960, 1970 khi Mỹ xâm lược Việt
Nam, câu chuyện du lịch tình dục bắt đầu khi các quân nhân Mỹ được phép
dành thời gian rãnh rỗi của họ để mua bán tình dục hoặc du lịch tình dục trẻ
em tại Việt Nam, Thái Lan, Philippine.
1.2.1.Những tác động trực tiếp của du lịch đến nạn du lịch tình dục trẻ em
Khi phát triển du lịch sẽ góp phần tạo việc làm tại địa bàn có tài nguyên
du lịch. Không phải chỉ có những người trong độ tuổi lao động, mà cả những
người ngoài tuổi lao động như trẻ em, người già và những người khuyết tật
đều có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Nhiều trẻ em dễ tìm được việc làm
trong du lịch hơn so với các ngành khác, ngay từ khi xây dựng cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đến khi các điểm, khu du lịch đi vào hoạt
động. Có thể khẳng định: Du lịch mang lại lợi ích kinh tế, sự độc lập và tạo ra
nguồn kinh tế ổn định là rất quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển của chính
họ và phá vỡ vòng nghèo đói, nhờ tạo thêm thu nhập của dân cư địa phương.
Tuy nhiên, chính điều này đã góp phần làm cho nạn du lịch tình dục tăng
nhanh và khó kiểm soát.
Số lượng lao động tăng nhanh chóng mặt đã gây ra sự mất cân đối và
mất ổn định trong việc sử dụng lao động do một số ngành du lịch có tính thời
vụ. Mặt khác, nó gây ra một số tệ nạn xã hội và các tác hại đến đời sống tinh
thần của người dân do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh.
Đây chính là tác động tiêu cực và để lại hậu quả nghiêm trọng nhất của du
lịch đến người dân.
Ngành du lịch phát triển đã tạo ra thuận lợi cho khách du lịch đến tham
quan, nghỉ dưỡng tại những điểm du lịch hấp dẫn. Không chỉ cung cấp các
dịch vụ tiện nghi, đầy đủ phù hợp với mọi loại đối tượng khách du lịch mà
còn níu chân khách du lịch bằng cách hình thức mới mẻ, thu hút. Song song
22


với đó là sự thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các nạn nhân bị buôn bán, khai thác

tình dục của các tội phạm tình dục. Bên cạnh sự mọc lên và phát triển các
sòng bạc, quan bar, vũ trường, tiệm karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, và các
phòng xông hơi, mát-xa thì sự tham gia làm việc tại các cơ sở kinh doanh gia
đình, cửa hàng bán lẻ tại các điểm du lịch của phụ nữ và trẻ em đã tăng nguy
cơ bị vi phạm tại đây[47]. Hơn nữa, ngày càng có nhiều các hình thức mới
như du lịch kết hợp làm công tác tình nguyện; hoặc khách du lịch tự sắp xếp
chỗ ở với chủ nhà là người bản xứ nơi đến. Khi lượng người đi lại và du lịch
nhiều hơn thì sự cạnh tranh nhằm tăng thu nhập trong ngành du lịch cũng tăng
lên, và do vậy nguy cơ trẻ em bị bóc lột cũng tăng lên [47, tr3].
Như đã nói ở trên, du lịch tình dục trẻ em đang ngày càng phát triển và
vấn nạn này đang nóng dần lên khi nhiều vụ việc tội phạm tình dục tìm đến
các nước có ngành du lịch phát triển để tìm kiếm và thực hiện hành vi phạm
tội của mình. Điều này đồng nghĩa có nhiều trẻ em bị buôn bán và tham gia
mại dâm. Năm 2014, Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về du
lịch trên toàn thế giới. Mặc dù điểm đến truyền thống của đối tượng phạm tội
tình dục trẻ em là Thái Lan và Philippines, nhưng các quốc gia như Việt Nam
cũng đang trở thanh điểm đến chính [47, tr3].
1.2.2.Những tác động gián tiếp của du lịch đến nạn du lịch tình dục trẻ em
Theo ILO, ngành du lịch nổi tiếng thường có điều kiện làm việc nghèo
nàn do một số yếu tố: đó là một ngành công nghiệp phân tán với hầu hết là
doanh nghiệp nhỏ và vừa với độ liên kết thấp; công việc đặc trưng với mức
lương thấp và yêu cầu kỹ năng thấp, và chủ yếu làm việc theo ca và làm về
đêm [47, tr3].Hơn nữa, số liệu cho thấy công nhân nhập cư thường làm việc
trong ngành dịch vụ, bao gồm vận tải và đón khách. Đó là những loại hình
công việc thuộc khu vực tư nhân và hầu hết là các công việc phi chính
thức[41, tr29].Nhiều công việc chỉ mang tính tạm thời và không có hợp đồng
23


lao động chính thức. Đối với người di cư, điều này có nghĩa là họ đang làm

việc ngoài pháp luật mà không có bảo trợ xã hội và do đó người sử dụng lao
động không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm y tế cũng
như đảm bảo điều kiện làm việc và thời gian làm việc thích hợp.Một điều rõ
ràng là những người di cư đang phải sống trong những điều kiện dưới mức tối
thiểu. Chẳng hạn, nhà trọ thường chỉ là phòng phụ trong các căn nhà mà chủ
nhà cho thuê theo ngày. Đi liền với khó khăn này là những vấn đề liên quan
tới thiếu nước, điện, ăn uống không đảm bảo, mất vệ sinh. Người di cư
thường ít được sử dụng nước sạch và không có điều kiện vệ sinh tốt như
người không di cư. Những người di cư sống ngay tại nơi làm việc dựng chỗ
ngủ tạm, mua thức ăn và những vật dụng cần thiết từ những người bán hàng
rong [38, tr29].
Trong nhóm di cư, những người lớn tuổi và những người không có
trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn thấp thường lo lắng về vấn đề nhà ở,
điện, nước nhiều hơn so với những người trẻ tuổi và những người có trình độ
học vấn cao. Bởi lẽ do trình độ học vấn thấp, không có tay nghề, người di cư
chủ yếu làm những công việc chân tay nên nguồn thu nhập của họ khá ít ỏi,
trong khi còn phải tiết kiệm chi phí để gửi về gia đình ở quê nên họ chí có thể
bỏ ra một phần thu nhập ít ỏi cho nơi ở của mình, hoặc nếu không thì không
phải chi trả là tốt nhất. Do vậy, điều kiện sống cơ bản của họ thường không
được đảm bảo. Trong khi đó tiếp cận điện, nước dường như là vấn đề nhỏ với
nhiều người có trình độ học vấn cao do họ có khả năng huy động những
nguồn lực cần thiết, họ hiểu về các thủ tục, đơn từ xin cấp điện, nước tốt hơn,
do họ có công việc tốt hơn và vì vậy được sống ở những khu nhà tốt hơn.
Như vậy, vấn đề rất lớn mà người di cư gặp phải là cuộc sống tạm bợ,
điều kiện ăn ở thiếu thốn, thiếu vệ sinh. Trong nhóm người di cư này, trẻ em
cũng là một đối tượng di cư, các em thường phải tham gia lao động sớm, làm
24


các công việc nặng nhọc, giúp việc, rửa bát, phục vụ cửa hàng, mua bán phế

thải vụn, đánh giầy, bán xổ số, bán hàng rong… và các em là đối tượng chịu
nhiều thiệt thòi, khó khăn nhất về việc làm như bị trả lương thấp hơn, bị bóc
lột sức lao động,..
Không chỉ phải sống trong điều kiện không ổn định, người di cư còn
không được hưởng lợi từ bất kỳ một chính sách xã hội đặc biệt nào, không có
công đoàn, không được hưởng bảo hiểm y tế và cũng không được hưởng bảo
hiểm xã hội.
Mặc dù người lao động di cư phải làm những công việc khó khăn, nặng
nhọc nhưng họ không nhận được bất kỳ một sự bảo trợ xã hội nào như chăm
sóc sức khỏe hay bảo hiểm. Hơn nữa với nguồn thu nhập thấp, do vậy khả
năng tiếp cận với các dịch vụ y tế của họ gặp rất nhiều khó khăn. Đây là mối
quan tâm và khó khăn gặp phải của tất cả người di cư.
Đối với những người di cư có con cái thì vấn đề khó khăn rất lớn họ
gặp phải là không có trường học cho con. Muốn cho con học trường công, họ
phải có hộ khẩu nhưng điều này là không thể. Còn nếu muốn học trường tư
thì khả năng kinh tế của họ rất khó đảm bảo cho con theo học được.
Như vậy, trong quá trình di cư, trẻ em là một trong những nhóm đối tượng
gặp nhiều khó khăn và rất dễ bị tổn thương. Khi cha mẹ, những người bảo trợ cho
các em bị hạn chế các cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội thì bản
thân các em là người chịu ảnh hưởng trực tiếp vì liên quan đến cơ hội chăm sóc
sức khỏe, cơ hội học tập, cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
1.3. Thực trạng nạn du lịch tình dục trẻ em trên toàn cầu
1.3.1 Du lịch tình dục trẻ em tại các nước Châu Á
Đông Nam Á cũng là khu vực khai thác tình dục trẻ emtruyền thống
cho tội phạm tình dục trẻ em nước ngoài từ phương Tây, đặc biệt là Thái Lan
25


×