Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phong cách thiết kế industrial công nghiệp cho nhà ở hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 19 trang )

Phong cách thiết kế Industrial công nghiệp đặc trưng với trần nhà thô ráp, để lộ hệ
thống đường ống với màu sơn đen sánh đặc hoặc ánh bạc với những ô cửa sổ khung
sắt rộng lớn – là cách trang trí nhà lấy cảm hứng từ những khu công nghiệp, sử dụng
vật liệu thô ráp tương tự như những nhà máy sản xuất, khéo léo phân bổ vào không
gian sống hiện đại và mạnh mẽ.

Phong cách thiết kế industrial công nghiệp


Không như những phong cách thiết kế truyền thống khác, phong cách industrial phô
bày những chi tiết “trần trụi”, bộ khung sườn sắc nét cùng những trang thiết bị nội thất
chắc chắn, tinh gọn.

Trong vài năm qua, phong cách thiết kế công nghiệp ngày càng phổ biến nhờ những
hiệu quả tích cực khi kết hợp sự thô mộc, tinh giản vào không gian sống hiện đại. Tuy
nhiên, dù nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới trẻ nhưng phong cách industrial
vẫn không thể giữ vai trò chủ đạo, chỉ chiếm thị phần rất nhỏ so với những phong cách
khác.
Nguyên nhân chính yếu là do phần lớn các gia đình đều ưa thích một môi trường sống
thân thiện, ấm áp hơn là cảm giác có phần “lạnh và cứng” đặc trưng của những căn


phòng công nghiệp. Có thể thấy Industrial không thành công ở thị phần nhà ở nhưng lại
khá được ưa chuộng đối với hình thức văn phòng khi có thể mang sự tích cực thúc đẩy
công việc.

Nguồn gốc hình thành phong cách industrial công
nghiệp

Phong cách thiết kế industrial công nghiệp
Sự thiếu hụt nhà ở giá rẻ ở các thành phố lớn đã khiến những người dám nghĩ dám


làm tìm ra cách tận dụng và biến tấu những không gian công nghiệp bị bỏ hoang thành
những căn hộ tiện ích. Xu hướng này được cho là bắt đầu ở Lower Manhattan, vào
cuối những năm 1960 khi những người làm nghệ thuật thuê các không gian làm xưởng
vẽ, chế tác sản phẩm và sau đó biến chúng thành nhà của họ.


Chỉ dừng ở việc cải tạo nên những nghệ sĩ giữ lại những hầu như toàn bộ các bộ phận
cấu thành nên không gian công nghiệp bao gồm hệ thống đường ống, tường gạch trần,
bê tông trần, … công việc cải tạo đơn giản và nhanh chóng bằng cách bổ sung vách
ngăn để phân chia chức năng như một ngôi nhà thực thụ.

Hình ảnh công nghiệp đặc trưng trong phong cách thiết
kế industrial



Một không gian industrial tạo cảm giác như bị bỏ dỡ và chưa hoàn thành, tuy nhiên đó
là thành quả của sự chọn lọc và kết hợp chặt chẽ các chi tiết cấu thành, đề cao hình
ảnh môi trường sống hiện đại lấy ý tưởng từ những ngôi nhà xưởng hay các xưởng cơ
khí.
Industrial đề cao tính tiện dụng và tinh gọn trong việc lựa chọn, bày biện vật dụng nội
thất, vì thế hầu như mỗi món đồ đều đóng vai trò cụ thể nào đó thông qua chức năng
hoặc chí ít mang đến hiệu ứng thẩm mỹ có chủ đích. Ví dụ, những chiếc giá, kệ chế tác
từ sắt hoặc gỗ sơn đen sẫm ngoài chức năng là vật dụng trang trí còn kiêm nhiệm chức
năng cất giữ đồ vật nhằm giữ hình ảnh gọn gàng cho không gian nội thất.



Bức tranh sắc nét của môi trường sống đậm chất công nghiệp theo phong cách
industrial còn được thể hiện qua các loại vật liệu, bao gồm những thứ thô ráp đến

những món đồ hiện đại được trau chuốt tỉ mỉ. Phổ biến nhất là những mảng tường gạch
trần, bê tông trần thậm chí một số gia chủ mạnh dạn cách tân ngôi nhà với vách tôn tận
dụng từ thùng container cũ.
Các sản phẩm bàn ghế, tủ bếp hiện đại được sơn bóng nhẵn khi kết hợp cùng các chi
tiết thô ráp hoàn toàn ăn nhập, không gây chút khó khăn nào trong việc lựa chọn đồ
dùng nội thất.



Trong một căn phòng industrial gây chú ý nhất chính là trần nhà, đây cũng là chi tiết đặc
trưng làm nên thương hiệu riêng cho nhà ở công nghiệp. Trần nhà phải đóng vai trò
chủ đạo trong việc phơi bày sự trần trụi, thô mộc nên bê tông trần cùng các thanh dầm,
xà gồ sẽ để lộ, bên cạnh đó là hệ thống đường ống được phơi bày cụ thể thay vì che
đậy như những phong cách thiết kế truyền thống khác.
Gỗ và sắt thép là 2 loại vật liệu trái ngược nhau về nguồn gốc, gỗ hình thành tự nhiên
và sắt thép là sản phẩm nhân tạo, gỗ mang đến cảm giác ấm áp, ngược lại sắt thép
không khỏi gây ớn lạnh mỗi khi chạm vào. Vậy nhưng industrial đã mang 2 loại vật liệu
tương phản nhau và kết hợp chúng một táo bạo.



Màu sắc của không gian công nghiệp tương đối đa dạng, từ sơn trắng thông thường,
nâu của gạch nung trần, xám của bê tông trần, màu bạc ánh kim sáng bóng của thép
cho đến màu sơn đen tuyền đều có thể sử dụng tùy thuộc vào sở thích của mỗi cá
nhân, các gam màu nóng như đỏ, cam hay lạnh như xanh lá, tím đều có thể tự do triển
khai, chỉ cần đảm bảo nguyên tắc tinh giản, hạn chế sự pha trộn quá nhiều màu sắc
khác nhau.




Sàn nhà cũng được xây dựng trên các loại vật cơ bản, một số gia chủ tận dụng luôn
sàn bê tông, đánh bóng chúng để làm nổi bật đồ dùng nội thất, ngược lại một số gia
chủ ưa sự ấm áp sẽ dùng sàn gỗ hoặc các loại đá để nêu bật cái tôi hoang dại.


Vấn đề chiếu sáng cũng khá được lưu tâm trong thiết kế industrial, các loại đèn thả
thường được sử dụng với bóng đèn dây tóc và kiểu chụp cổ điển. Ánh sáng tự nhiên
được tận dụng nhờ hệ thống cửa kính lớn đặc trưng của phong cách công nghiệp.



Dù đề cao hình ảnh, không khí công nghiệp nhưng thảm lót sàn, lò sưởi vẫn được sử
dụng để mang đến sự ấm áp, vì dù sao đi nữa, phong cách thiết kế hình thành dựa trên
nền tảng phục vụ nhu cầu, mang tính thiết thực khi ứng dụng vào thực tế.



Vì đặc trưng về cấu trúc, vật liệu mà phong cách industrial mang nặng hình ảnh công
nghiệp chỉ được ưa chuộng đối với một bộ phận dân số. Sau ngày dài mệt mỏi, đa số
chúng ta đều muốn được thư giãn đầu óc trong một căn phòng ấm áp, thân thiện hơn
là bị bao quanh bởi những thứ ánh kim lạnh buốt, sắt nét. Dù vậy, bạn hoàn toàn có thể
tự do sáng tạo, biến tấu một không gian sống công nghiệp trở nên thân thiện hơn bằng
cách phân bổ lại tỉ lệ các thành phần.

Phong cách industrial hiện nay khá phổ biến tại những không gian công cộng như quán
ăn, quán cafe hay văn phòng cần sự năng động, thúc đẩy sự quan sát, sáng tạo và tích
cực bên trong mỗi người.
CTY CP TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG TAKA
Địa chỉ: 33 đường 6D, Phường Phước Bình, Quận 9, Tp.HCM
Hotline: 0971.620.697 | 0777.882.711

Email:
Website:



×