Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, Chứng minh rằng Cơ quan hành chính là chủ thể quản lí hành chính nhà nước quan trọng nhất..doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.43 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
1
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước 1
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước 1
2.1. Đặc điểm chung của cơ quan HCNN với các cơ quan
nhà nước
1
2.2. Đặc điểm đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước 2
II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH QUAN TRỌNG NHẤT
4
1. Cơ quan HCNN tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội
4
2. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan HCNN
ban hành rất lớn
6
III. NHẬN XÉT CHUNG 7
KẾT LUẬN 7
1
LỜI MỞ ĐẦU
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ
quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành
chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan HCNN là bộ phận hợp thành
của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí HCNN. Chủ
thể quản lý HCNN là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực HCNN, nhân danh
nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và có thể khẳng


định rằng chủ thể quản lí HCNN quan trọng nhất là cơ quan hành chính.
Để làm rõ nhận định trên, trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng hai, chúng
em chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan
hành chính nhà nước, Chứng minh rằng: Cơ quan hành chính là chủ thể quản lí
hành chính nhà nước quan trọng nhất.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước,
trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có
phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành- điều hành, có cơ cấu tổ
chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
2.1. Đặc điểm chung của cơ quan HCNN với các cơ quan nhà nước.
Thứ nhất, cơ quan HCNN có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích
hướng tới lợi ích công. Cơ quan HCNN là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh
nhà nước tức là được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước và được ban hành các VBQPPL có hiệu lực bắt buộc thực
hiện đối với các chủ thể để thực hiện chức năng quản lý HCNN với mục đích vì lợi
2
ích tập thể, lợi ích công cộng. Ví dụ: chủ tịch UBND huyện X kí hợp đồng xây mới
trụ sở UBND với công ty xây dựng Y thì chủ tịch UBDN là người kí kết hợp đồng
không phục vụ lợi ích cá nhân mà vì lợi ích tập thể, công cộng.
Thứ hai, cơ quan quản lý HCNN được pháp luật quy định cụ thể về cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Mỗi cơ quan HCNN đều được đều
được một Luật nhất định quy định cụ thể. Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định
cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ tại điều 2 hay từ điều
9 đến điều 18 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ trong từng
lĩnh vực cụ thể như kinh tế, khoa học, công nghệ và một trường, văn hoá, giáo dục,

thông tin, thể thao và du lịch…
Thứ ba, nguồn nhân sự chính của cơ quan HCNN là đội ngũ cán bộ, công
chức và viên chức. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức được hình thành từ
tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của luật cán bộ, công chức 2008.
Chẳng hạn, điều 23, 24 quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm, phê duyệt cán bộ vào
các chức danh của Đảng và các cơ quan nhà nước, khoản 1 điều 37 quy định về
phương thức tuyển dụng công chức, đó là việc thông qua thi tuyển…
Thứ tư, cơ quan quản lý HCNN cũng thực hiện quyền lực theo nguyên tắc:
Quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phối hợp giữa quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Giống như cơ quan nhà nước, cơ quan HCNN có quyền ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật hành chính; có quyền thực hiện các biện pháp mang
tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật trên thực
tế; có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm…
2.2. Đặc điểm đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước
Một là, cơ quan quản lý HCNN có chức năng quản lý HCNN. Các cơ quan
HCNN thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành. Hoạt động chấp hành - điều
hành được hiểu là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và áp dụng luật vào
thực tế đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý HCNN. Đây là phương
diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN, cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cơ
3
quan HCNN và cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước tiến hành các hoạt động quản
lý nhà nước nhằm hoàn thành chức năng cơ bản của mình. Ví dụ: Chủ tịch nước ra
quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Vương vào chức viện trưởng viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Hoạt động này nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức của hệ thống tư
pháp nhằm thực hiện chức năng kiểm sát tốt hơn…
Hai là, hệ thống các cơ quan HCNN nước được thành lập từ trung ương đến
cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức
theo thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết với nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực
thi quyền quản lý HCNN.
Các cơ quan HCNN được thành lập tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ

trung ương đến địa phương. Cơ quan HCNN được tổ chức theo thứ bậc. Đứng đầu
là Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp. Giữa các cơ quan hành
chính các cấp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cơ quan hành chính cấp dưới phải
phục tùng cơ quan hành chính cấp trên. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa chính phủ
với bộ và cơ quan ngang bộ như sau: Bộ và cơ quan ngang bộ phải chịu sự quản lý
của chính phủ. Chính phủ lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ, quy định
về cơ cấu tổ chức, cách thức, phương pháp thực hiện của bộ và cơ quan ngang bộ.
Các cơ quan HCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người đứng đầu.
Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ đã quy định hết sức rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn
của Thủ tướng chính phủ.
Ba là, thẩm quyền của các cơ quan HCNN được pháp luật quy định trên cơ
sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Chính phủ có
thẩm quyền chung đối với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước. UBND các cấp chỉ
có thẩm quyền trong phạm vi mà mình quản lý. Ví dụ: Quyết định của UBND tỉnh
Lào Cai chỉ có hiệu lực trong phạm vi mà mình quản lý, nếu ra ngoài phạm vi của
mình quản lý thì quyết định đó không còn hiệu lực.
Bốn là, các cơ quan HCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan
quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan
quyền lực nhà nước. Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:
4
“UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.”
Như vậy, mối quan hệ giữa HĐND và UBND rất chặt chẽ, đó cũng là mỗi quan hệ
giữa cơ quan HCNN và cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, tại nghị quyết của
UBTV Quốc hội số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/1/2009 điều chỉnh nhiệm vụ,
quyền hạn của HĐND, UBDN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy UBND huyện, quận, phường nơi không tổ
chức HĐND huyện quận, phường có đề cập đến vị trí pháp lý của UBND. Theo đó,
UBND huyện, quận không tổ chức HĐND là cơ quan HCNN trực thuộc UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND phường nơi không tổ chức HĐND là

cơ quan HCNN trực thuộc UBND quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Năm là, các cơ quan HCNN có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn cơ
sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã
hội. Ví dụ: các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các đơn vị công
an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng…
II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
QUAN TRỌNG NHẤT
1. Cơ quan HCNN tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Cơ quan HCNN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấp
hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan
nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất
định. Ví dụ: quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có
chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm tra, giám sát. Chỉ các
cơ quan HCNN thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như
kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn xã hội... Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh có: tổng công ty, tập đoàn, công ty, nhà máy, xí
nghiệp…; trong lĩnh vực hành chính chính trị có: Bộ công an, bộ quốc phòng, bộ
tài chính…; trong lĩnh vực văn hóa xã hội có: các học viện, các bệnh viện, các viện
5

×